Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà - 14

trình khuyến mại cho khách du lịch tham gia tour du lịch Đảo Yến như: Các chương trình giảm giá, khuyến mại tour đảo Yến cho những đoàn khách du lịch có số lượng người tham gia đông như trên 20 người, trến 30 người, hay trên 50 người. Đồng thời, các công ty nên liên kết với các công ty dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, các showroom của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hoà để giảm giá các dịch vụ, giá phòng cho khách du lịch tham gia tour Đảo Yến. Ngoài ra, các công ty lữ hành có thể tổ chức sinh nhật cho thành viên trong đoàn nếu ngày sinh nhật nằm trong hành trình du lịch hôm đó, hoặc có các chương trình tri ân khách hàng như tặng quà lưu niệm hay miễn phí dịch vụ chụp ảnh kỷ niệm, dịch vụ hành lý.

3.3. Một số kiến nghị

Bên cạnh việc khai thác tài nguyên du lịch thì chúng ta phải có trách nhiệm tôn tạo, bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở Đảo Yến - Khánh Hòa đó được xem như là giải pháp hàng đầu để phát triển du lịch biển bền vững.

Xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên du lịch, quản lý môi trường, xử lý chất thải một cách có hiệu quả tại địa điểm du lịch. Xây dựng tốt các chính sách tài chính để nâng cao tính trách nhiệm của các đơn vị hoạt động du lịch nhằm kiểm soát được hoạt động của các dơn vị này.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sử dụng công nghệ xanh, tiết kiệm năng lượng trong hoạt động du lịch của mình bằng cách miễn giảm thuế, cho vay ưu đãi.

Khuyến khích các dự án du lịch mới nhưng có những cam kết về bảo tồn tài nguyên cũng như bảo vệ môi trường du lịch biển.

Các doanh nghiệp lớn không chỉ có trách nhiệm trong việc quảng bá hoạt động kinh doanh của mình mà phải có trách nhiệm trong việc truyền thông, quảng bá chung của Đảo. Ngoài ra, các doanh nghiệp này nên tạo ra công ăn việc làm cho bà con nào không trực tiếp kinh doanh du lịch, hoặc trỗ trợ bà con trong việc phát triển kinh tế.

Du khách cũng nên tự rèn cho mình thái độ tích cực khi du lịch và ý thức bảo vệ môi trường. Ý thức và trách nhiệm của du khách đóng một phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển du lịch bền vững của địa phương. Bên cạnh đó, du khách còn đóng góp rất lớn trong việc giới thiệu Đảo Yến đến bạn bè của mình và những du

khách khác. Đó là những điều mà du khách có thể làm để đóng góp cho sự phát triển bền vững của du lịch Đảo Yến Khánh Hòa.

3.4. Tiểu kết chương 3

Trong nội dung chương 3, tác giả trình bày những quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa nói chung và Đảo Yến nói riêng giai đoạn 2018-2030. Cùng với việc phân tích thực trạng phát triển du lịch tại chương 2, tác giả đã đề xuất 7 nhóm giải pháp để phát triển du lịch Đảo Yến bền vững gồm:

(1) Giải pháp về tổ chức quản lý du lịch;

(2) Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Đảo Yến;

(3) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực du lịch Đảo Yến;

(4) Giải pháp về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phát triển du lịch;

(5) Giải phát phát triển du lịch gắn với việc bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường;

(6) Giải pháp liên kết cộng đồng địa phương với phát triển tour du lịch;

(7) Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch Đảo Yến;

Bên cạnh đó, tác giả cũng có một số kiến nghị, đề xuất với các sở, ban ngành liên quan để các giải pháp trên có thể thực hiện một cách thuận lợi và thành công.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Đảo Yến, tác giả rút ra được một số kêt luận như sau:

Đảo Yến là một địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế bởi tài nguyên du lịch phong phú:

Tài nguyên tự nhiên ở Đảo Yến đa dạng trong đó nổi bật nhất là tổ yến, tài nguyên biển đảo với các vịnh, biển, đảo có phong cảnh tự nhiên đẹp thu hút lòng người. Bên cạnh đó thời tiết khí hậu cũng được ưu ái bởi nhiệt độ ôn hòa quanh năm, tạo điều kiện cho phát triển du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn cũng được kể đến với nhiều lễ hội, phong tục tập quán của người dân địa phương. Ngoài ra Đảo Yến tài nguyên di tích lịch sử cũng tạo thêm sự phong phú cho tài nguyên du lịch Đảo Yến.

Cở sở hạ tầng phục vụ cho du lịch Đảo Yến đang được củng cố và gây dựng. Theo đó số lượng các khu lưu trú ngày càng tăng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, truyền tin ngày càng được củng cố để phục vụ cho phát triển du lịch.

Với những điều kiện đó, ngành du lịch đã phát triển nhanh qua các năm, số lượng du lịch ngày càng nhiều, tăng thu nhập và góp phần cải thiện đời sống người dân ở địa phương, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân và đặc biệt là đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn người lao động.

Tuy nhiên, ngoài những mặt đạt được, du lịch Đảo Yến còn một số hạn chế như sau:

Kinh tế xã hội địa phương tuy phát triển hơn nhưng ô nhiễm môi trường lại trở thành mối đe dọa cho người dân địa phương và khách du lịch tham quan Đảo Yến. Tình trạng săn bắt động vật quý hiếm để kinh doanh lấy lợi nhuận cao làm tổn hại đến tài nguyên du lịch vẫn còn xảy ra. Chất lượng dịch vụ tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn kém do trình độ của người lao động trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế.

Với những hạn chế đó, trên cơ sở định hướng phát triển ngành du lịch Đảo Yến, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch một cách bền vững. Trong

đó bao gồm các giải pháp về đầu tư phát triển du lịch, quảng bá xúc tiến, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường, bảo vệ môi trường, tổ chức quản lý hoạt động du lịch. Ngoài ra còn có các giải pháp liên kết giữa các tác nhân trong xã hội và sự tham gia của cộng đồng để phát triển du lịch bền vững.

Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn do vậy có thể còn có một số thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học và kỹ thuật, TP. HCM.

2. Bộ Văn Hóa – Thể thao và Du lịch (2008), Quyết định số 91/2008/QĐ- BVHTTDL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020, Hà Nội.

3. Lê Chí Công (2013), "Luận bàn về quan điểm phát triển du lịch bền vững và không bền vững", Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang - Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, tr.3-5.

4. Công ty Sanest Tourist, Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa (2014-2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2014 đến năm 2018, Khánh Hòa.

5. Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa (2014-2018), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2014-2018, tỉnh Khánh Hòa.

6. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, Nxb Quốc gia, Hà Nội.

7. Ngô Thắng Lợi (2000), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

8. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Phạm Trung Lương (2005), Phát triển du lịch bền vững, Tài liệu tập huấn Quản lý nhà nước về du lịch, Tổng cục Du lịch, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Mạnh (2008), "Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Phát triển Kinh tế.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch,

Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

12. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch,

Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường, Hà Nội.

14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật DN, Nxb Chính trị Quốc Gia.

15. Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa (2014-2018), Báo cáo du lịch tỉnh Khánh hóa năm 2014-2018, tỉnh Khánh Hòa.

16. Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

17. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ - TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030".

18. Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

19. UBND tỉnh Khánh Hòa (2008), Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, tỉnh Khánh Hòa.

20. UBND tỉnh Khánh Hòa (2018), Dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”, tỉnh Khánh Hòa.

II. Tiếng Anh

21. Butler R.W., Nelson J. G. & Wall G.(eds.) (1993), Tourism and Sustainable Development: Mornitoring. Planning, Managing, Waterloo: Heritage Resources Centre, University of Waterloo.

22. Debra Lam (2014), Vietnam’s Sustainable Development Policies: Vision VS Implementation, World Scienctific Book.

23. Hens L. (1998). Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium.

24. Jenni Stauffer-Korte (2014), Customer service professional & Service Motivator at Finnai.

25. John Swarbrooke (1999), Sustainable Tourism Management, CABI Publishing Series.

26. Inskeep (1995), Nautical tourism, Published by CABI, 243p

27. Machado A. (2003). Tourism and Sustainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam.

28. Murphy, P. E. (1994), „Tourism and sustainable development‟, in: W.F. Theobald (ed.), Global Tourism, Butterworth-Heinemann, Oxford, pp. 173-190.

29. Tosun, C. (1998a). Roots of unsustainable tourism development at the ocal level: The case of Urgup in Turkey, Tourism Management, 19 (6), 595-610.

30. WTO (2002). Sustainable Development of Tourism: A Compilation of Good Practices, Madrid.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA


TT

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐƠN VỊ CÔNG

TÁC

1

Ông Nguyễn Văn Ty

Trưởng Phòng Lữ hành

Sở Du lịch tỉnh

Khánh Hòa

2


Ông Nguyễn Văn Dần

Phó giám đốc, thành viên Ban chỉ đạo phát triển du

lịch Khánh Hòa

Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa

3

Ông Lâm Duy Anh

Cường

Giám đốc, Chủ tịch Hiệp

hội du lịch tỉnh Khánh Hòa

Công ty Sovico

4

Ông Nguyễn Ngọc Hải

Giám đốc

Sanest Tourist

5

Ông Phan Tiến Thảo

Hướng dẫn viên du lịch

Khách sạn Sunrise

Đảo Yến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà - 14

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 09/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí