Khuyến Cáo Các Chiến Lược Phát Triển Và Tư Vấn Phát Triển.

1.3.4. Phân tích nguồn lực.

Mục tiêu của phân tích nguồn lực là nhằm đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của chính doanh nghiệp cũng như của địa điểm du lịch. Từ những kết quả của sự phân tích, nhà điều hành tour phải tận dụng và phát huy được những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của doanh nghiệp song song với việc khai thác các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.

1.3.5. Nguyên tắc định giá.

Một sản phẩm tour du lịch có thể được địnhgiá theo 4 nguyên tắc:

- Định giá theo chi phí.

- Định giá theo cạnh tranh.

- Định giá theo nhu cầu.

- Định giá cho sản phẩm mới: định giá cao vàđịnh giá thấp.

1.3.6. Khuyến cáo các chiến lược phát triển và tư vấn phát triển.

Một chương trình du lịch có thể được xác định và thiết lập các chiến lược phát triển cụ thể phụ thuộc vào thời điểm tung ra thị trường cũng như tùy thuộc vào địa điểm thực hiện chương trình. Các ý kiến tư vấn phát triển được xác định là giai đoạn điều chỉnh của một chương trình du lịch sau khi đã bán cho khách và nhận các thông tin phản hồi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Các cơ quan nghiên cứu, các cá nhân doanh nghiệp trong quá trình tìm hiểu, kinh doanh cần đưa ra các khuyến cáo với các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp hay cộng đồng dân cư về chiến lược phát triển du lịch của địa phương hay tư vấn chiến lược phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp để khai thác và phát huy tối ưu tiềm năng của các địa phương, các doanh nghiệp.

1.3.7. Một số điểm cần chú ý khi xây dựng chương trình du lịch

Những nguyên tắc chủ yếu khi xây dựng chương trình du lịch là:

- Chương trình phải có tốc độ thực hiện hợp lý, không nên quá nhiều gây mệt mỏi. Trừ những trường hợp bắt buộc, việc di chuyển phải phù hợp với khả năng chịu đựng về tâm lý, sinh lý của từng loại du khách, cần có thời gian nghỉ ngơi thích hợp.

- Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tăng cường các trải nghiệm trong tiêu dùng dịch vụ tránh sự đơn điệu tạo cảm giác nhàm chán cho du khách.

- Chú ý các hoạt động đón tiếp đầu tiên và các hoạt động tiễn khách khi chương trình kết thúc.

- Chú ý các hoạt động vào buổi tối trong chương trình. Trong những điều kiện cho phép có thể đưa ra các chương trình tự chọn cho du khách. Trong một khoảng thời gian (một ngày, một buổi) nào đó của chương trình, khách có thể tự chọn một trong các chương trình được tổ chức. Nói chung, chương trình tự chọn thường được tính vào trong mức giá trọn gói của cả chương trình. Tuy nhiên, cũng có những chương trình tự chọn ( thường kéo dài trong một ngày) tách rời khỏi nội dung của chương trình đã mua trước Khách du lịch khi mua các chương trình tự chọn này mặc nhiên là họ đã kéo dài thời gian du lịch.

- Phải có sự cân đối giữa khả năng về thời gian, tài chính,… của khách với nội dung và chất lượng của chương trình du lịch, đảm bảo sự hài hòa giữa mục đích kinh doanh của công ty với yêu cầu du lịch của du khách.

Tóm lại, một tuyến hành trình hoàn chỉnh là khi đọc lên du khách đã có thể cảm nhận được sự lôi cuốn, hấp dẫn và yên tâm khi mọi chi tiết dù là nhỏ nhất cũng đã được cân nhắc để đảm bảo cho sự thành công của chuyến đi.

Sơ đồ 1.1. Hành vi mua chương trình của khách du lịch được thể hiện theo mô hình của Mathieson và Wall [36,tr90]


1 4 Quy trình thiết kế một chương trình du lịch lịch sử văn hóa trọn gói 1 4 1 1

1.4. Quy trình thiết kế một chương trình du lịch lịch sử- văn hóa trọn gói

1.4.1. Những điểm lưu ý khi xây dựng chương trình du lịch

- Phù hợp với đặc điểm tiêu dùng.

- Chương trình du lịch phải có tốc độ hoạt động hợp lý.

- Chương trình du lịch phải có tính hấp dẫn.

- Chương trình phải có tính khả thi.

- Chương trình phải đúng mục đích lữ hành.

- Đa dạng hóa các loại hình hoạt động, tránh sự nhàm chán.

1.4.2. Quy trình xây dựng một chương trình du lịch lịch sử- văn hóa trọn gói.

Tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói là các hoạt động đặc trưng và cơ bản của các doanh nghiệp lữ hành. Các chương trình có nội dung độc đáo, hấp dẫn, có mức giá hợp lý và tính khả thi cao đem lại lợi nhuận và uy tín cho các doanh nghiệp lữ hành. Chính vì lẽ đó, thị trường kinh doanh du lịch trọn gói bao giờ cũng sôi động và khốc liệt. Vì vậy khi xây dựng chương trình du lịch cần phải tuân theo các bước trong quy trình thiết kế chương trình du lịch sau đây [31,tr35]:

(1) Nghiên cứu nhu cầu của thị trường ( khách du lịch).

(2) Nghiên cứu khả năng đáp ứng.

(3) Xác định khả năng và vị trí của doanh nghiệp lữ hành.

(4) Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch.

(5) Quỹ giới hạn thời gian và mức giá tối đa.

(6) Xây dựng tuyến hành trình cơ bản, bao gồm những điểm du lịch chủ yếu, bắt buộc của chương trình.

(7) Xây dựng phương án vận chuyển.

(8) Xây dựng phương án lưu trú, ăn uống.

(9) Những điều chỉnh nhỏ, bổ sung tuyến hành trình. Chi tiết hóa chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí.

(10) Xác định giá thành và giá bán của chương trình.

(11) Xây dựng những quy định của chương trình du lịch.

Tuy nhiên không phải bất cứ khi nào xây dựng một chương trình du lịch trọn gói phải lần lượt trải qua tất cả các bước nói trên. Những nhà xây dựng chương trình giàu kinh nghiệm là những người dựa trên những kiến thức về cung cầu du lịch, am hiểu tường tận nhu cầu, sở thích, thị hiếu của khách du lịch, có khả năng phát kiến ra những hình thức du lịch mới nội dung độc đáo dựa trên những hiểu biết về tài nguyên và các cơ sở kinh doanh du lịch.

1.4.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nhu cầu của khách du lịch với nội dung của chương trình du lịch (nhằm đảm bảo thỏa mãn mong đợi của khách)

Trong các ấn phẩm khoa học về du lịch người ta thừa nhận rằng, nếu xét trên tổng thể các nhu cầu của con người, về thực chất nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Do vậy, để có thể hiểu một cách tổng quát, đầy đủ nhu cầu du lịch trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem thế nào là “nhu cầu” nói chung của con người.

Theo các chuyên gia tâm lý học, nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nếu được thỏa mãn sẽ gây cho con người những cảm xúc dương tính, trong trường hợp ngược lại sẽ gây nên những ấm ức, khó chịu ( xúc cảm âm tính). Từ trước tới nay, trong lĩnh vực tâm lý học có rất nhiều lý thuyết khác nhau nghiên cứu về nhu cầu của con người. Một trong số đó phải kể tới đó là lý thuyết Maslow. Theo “Lý thuyết về động lực của con người” nhà bác học nổi tiếng người Anh này đã đưa ra nhu cầu của người theo 5 thứ bậc như sau [36,tr35]:

- Nhu cầu sinh lý ( Physiological needs): nhu cầu về thức ăn, nước uống, ngủ, nghỉ ngơi;

- Nhu cầu về an toàn, an ninh cho tính mạng ( safety, securtiy, freedom from fear and anxiety);

- Nhu cầu về hòa nhập và tình yêu ( Belongging and love-affcetion, giving and receiving love);

- Nhu cầu tự tôn trọng và được tôn trọng ( Self-esteeem and esteem from others);

- Nhu cầu hoàn thiện ( Self- actualization- personal growth, self- fulfillment).

Sau đó, do sự phát triển không ngừng của xã hội nhu cầu của con người ngày càng trở nên phong phú, đa dạng hơn và thang cấp bậc nhu cầu của con người cũng được bổ sung thêm 2 thang bậc cho phù hợp đó là nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp (Aesthetics, appreciation of beauty) và nhu cầu hiểu biết (Knowledge and understanding).

Từ đó, có thể trên nền tảng của của bậc thang Maslow xây dựng khi những nhu cầu cơ bản của con người được đáp ứng họ sẽ có những nhu cầu cao hơn, không chỉ là “ăn ngon mặc đẹp”, mà họ còn muốn hướng tới sự hiểu biết về thế giới bên ngoài, là sự cảm nhận và hưởng thụ về cái đẹp bên ngoài cuộc sống. Những nhu cầu đó của con người cũng chính là động lực chủ yếu để các nhà xây dựng chương trình du lịch đưa ra các chương trình du lịch phù hợp với cuộc sống hiện tại của con người ngày nay.

Để nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch các nhà xây dựng chương trình du lịch thường phải phân đoạn thị trường, lựa chọn các thị trường mục tiêu và tiến hành các hoạt động điều tra khảo sát và nghiên cứu thị trường. Thông thường các công ty lữ hành thường xác định mong muốn tiêu dùng của

thị trường khách du lịch mục tiêu bằng cách

- Nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu về thị trường thông qua các công trình nghiên cứu, ý kiến chuyên gia, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê.... Đây là phương pháp ít tốn kém song đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và xử lý thông tin, mức độ tin cậy, phù hợp thường không cao. Đây được coi là nguồn dữ liệu thứ cấp.

- Thông qua các doanh nghiệp lữ hành gửi khách và các chuyến du lịch làm quen: Hai doanh nghiệp lữ hành (gửi khách và nhận khách) sẽ trao đổi các

đoàn chuyên gia, đại biểu để tìm hiểu thị trường và xác định khả năng của mỗi bên cũng như triển vọng hợp tác. Điển hình là các chuyến du lịch giới thiệu hoặc làm quen, doanh nghiệp lữ hành sẽ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch, hiểu rõ hơn nhu cầu sở thích của họ. Mặt khác sự trao đổi giữa hai bên sẽ làm cho các ý kiến đưa ra có sức thuyết phục hơn.

- Các hình thức như khảo sát trực tiếp bằng cách phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý kiến, thuê các công ty marketing.

Ngoài ra khi xây dựng một chương trình du lịch cũng cần phải chú ý tới nội dung tiêu dùng du lịch khá phong phú và đa dạng:

- Động cơ, mục đích chuyến đi của khách.

- Khả năng thanh toán nói chung và khả năng chi tiêu trong du lịch của khách.

- Thói quen sử dụng, thị hiếu thẩm mỹ và yêu cầu về chất lượng của các dịch vụ vận chuyển, lưu trú. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội, lối sống và tập quán tiêu dùng của du khách ở mỗi thị trường mục tiêu.

- Các chỉ tiêu về thời gian dành cho du lịch, những thời điểm mà khách có thể đi du lịch. Có những điểm khác biệt lớn về quỹ thời gian giữa khách du lịch công vụ thường xuyên bận rộn, còn khách du lịch thuần túy quỹ thời gian chủ yếu để nghỉ ngơi, thư giãn và hưởng thụ.

- Các nội dung khác như tần số đi du lịch, thời gian trung bình cho một chuyến du lịch, các tuyến điểm du lịch ưa thích...

1.4.4. Nghiên cứu khả năng đáp ứng

Mối quan hệ này nhằm đảm bảo tính khả thi của chương trình du lịch. Khả năng đáp ứng thường thể hiện ở hai lĩnh vực cơ bản là giá trị tài nguyên và khả năng sẵn sàng đón tiếp phục vụ khách du lịch.

Để lựa chọn các giá trị của tài nguyên du lịch đưa vào khai thác, sử dụng trong các chương trình, người ta thường căn cứ vào những yếu tố sau đây:

- Giá trị đích thực của tài nguyên du lịch, uy tín của các tài nguyên, sự nổi tiếng của nó là những căn cứ ban đầu. Vấn đề cốt lõi là giá trị của tài nguyên du

lịch phải thỏa mãn các nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, sức khỏe.... cho khách du lịch. Giá trị của tài nguyên du lịch chính là sự công nhận của xã hội. Bao gồm công nhận của UNESCO, của quốc gia, của địa phương và truyền miệng.

- Sự phù hợp của giá trị tài nguyên du lịch đối với mục đích của chương trình du lịch. Những giá trị mà tài nguyên du lịch đem lại phải đáp ứng những trông đợi của du khách và khoảng cách cũng như các yếu tố khác cần tương ứng với những giới hạn ràng buộc của khách du lịch.

- Điều kiện phục vụ đi lại, an ninh trật tự và môi trường tự nhiên xã hội của khu vực có tài nguyên du lịch.

Yếu tố cuối cùng trong khả năng cung ứng là cần dựa vào mối quan hệ của công ty lữ hành với các nhà cung ứng dịch vụ. Khi chương trình sử dụng dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, mua sắm... có thể lựa chọn những nhà cung ứng nào để có dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và hưởng giá thành cạnh tranh nhất. Muốn như vậy, mối quan hệ của công ty lữ hành với các nhà cung cấp dịch vụ phải là mối quan hệ uy tín và hợp tác vì lợi ích của hai bên.

Sơ đồ 1 2 Mối quan hệ giữa nội dung của chương trình du lịch với nhu cầu 2

Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa nội dung của chương trình du lịch với nhu cầu của khách

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023