Giải Pháp Để Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Theo Dấu Chân Hồ Chí Minh Tại Quảng Tây, Trung Quốc.

2.1. Giới thiệu về Quảng Tây, Trung Quốc.

2.2. Giới thiệu sơ lược về Hồ Chí Minh

2.3. Hoạt động cách mạng và những năm tháng bị tù đẩy của Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây ,Trung Quốc những năm 1939-1945.

2.4. Các chuyến thăm Trung Quốc và đề lại dấu ấn trên đất Quảng Tây, Trung Quốc của Hồ Chí Minh.

2.5. Các hệ thống di tích lịch sử gắn liền với Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây, Trung Quốc

2.6. Nghiên cứu thị trường cung du lịch

2.7. Nghiên cứu thị trường cầu du lịch

Chương 3: Giải pháp để xây dựng chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc.

3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh.

3.2. Nghiên cứu chính sách của chính phủ Trung Quốc thu hút nguồn khách du lịch Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

3.3. Chọn điểm đến

3.4. Thu thập thông tin về các điểm đến chính trong chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 3

3.5. Phân bố thời gian chương trình.

3.6. Xây dựng lịch trình chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây ,Trung Quốc.

3.7. Công tác hướng dẫn và hướng dẫn viên cho chương trình.

3.8. Phân tích chi phí và lợi nhuận chương trình.

3.9. Kiểm tra vận hành thực tế và điều chỉnh chương trình cho phù hợp. Tiểu kết chương 3.

- Kết luận

- Đề xuất một số kiến nghị

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1. Lịch sử và Di tích lịch sử

1.1.1.1. Lịch sử

Theo giải thích đơn giản, Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người. Với ý nghĩa này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đa diện và khó định nghĩa chính xác đầy đủ.

Theo Sue. Peabody thì: “Lịch sử là một câu chuyện chúng ta nói chúng ta là ai?”1.

Nhà bác học người La Mã Cicéron (106-45TCN) đưa ra quan điểm “Historia magistra vitae” (Tạm dịch: “Lịch sử chính yếu của cuộc sống” với yêu cầu đạt tới “Lux veritatis” (Ánh sáng của sự thật).2

Theo Hà Văn Tấn có viết: “Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau”. [5,tr31]

Do vậy, Lịch sử có thể được hiểu là:

- Việc diễn ra trong quá khứ: Những sự kiện (biến cố) diễn ra trong quá khứ cho đến thời điểm hiện tại; không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang tính chất tuyệt đối và khách quan.

- Ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: Con người muốn nắm bắt quá khứ, diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.

- Làm thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: Cách làm hoặc quá trình tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối với hiện tại.


1 Tiến sĩ Sue Peabody, Khoa Lịch sử - Đại học Washington State Vancouver, Nguyên văn: “History is a story we tell ourselves who we are”, theo:http://directory.vancouver.wsu.edu/people/sue-peabody

2 Tên ông được phiên âm sang tiếng Anh là Cicero, xem thêm trên trang:http://en.wikipedia.org/wiki/Cicero

1.1.1.2. Di tích lịch sử

Theo từ điển Hán Việt: “Di” có nghĩa là để lại, “Tích” là dấu vết.“Di tích là dấu vết của quá khứ còn để lại có ý nghĩa lịch sử và văn hóa”. [19,tr25]

Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Song, nơi có di tích trong lòng đất hoặc tại các hang động là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ. Thế nên, khái niệm di tích thường để gọi các dấu vết trên mặt đất, như các kiến trúc cổ, các địa danh hay hiện tượng tự nhiên có gắn với các sự kiện hoặc diễn biến lịch sử.

Di tích lịch sử còn là nơi ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương. Đây là nơi ghi dấu những kỷ niệm, ghi dấu chiến công chống xâm lược, ghi dấu tội ác của phóng kiến và đế quốc.

Từ những năm 1970, việc định nghĩa và nhận dạng di tích, đặc biệt là ở phạm vi đô thị đã được xem xét bằng những tiêu chí mở rộng hơn. Giá trị di tích không còn đóng khung trong những chuẩn mực lịch sử và nghệ thuật chính thống mang tính hàn lâm. Khái niệm di tích bắt đầu được nhìn nhận trên một góc độ nhận thức toàn diện, vượt ra khỏi giới hạn của những sản phẩm mỹ thuật hay lịch sử đơn lẻ để tích tụ thêm hàng loạt các yếu tố mới, vốn “được nhận dạng từ những hình thái và chức năng mà đô thị được thừa hưởng từ quá khứ, đóng vai trò làm chỗ dựa cho cuộc sống hàng ngày và toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội của một đô thị đương đại”. [5tr35]

Đại hội Quốc tế lần thứ hai các Kiến trúc sư và các Kỹ thuật gia chuyên về các di tích lịch sử, họp tại Venice từ ngày 25-31/5/1964 đã thông qua Hiến chương Venice. Theo đó Di tích “không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một sự tiến hóa có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử”.

Theo Giáo trình Bảo tồn Di tích Lịch sử- Văn hóa của Trường Đại học Văn hóa đưa ra một khái niệm khoa học về Di tích như sau:“Là không gian vật

chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể hoặc các nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại”. [25,tr16]

Như vậy, Di tích lịch sử có thể hiểu là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó có chứa đựng các điển hình lịch sử, do tập thể hoặc cá nhân con người trong lịch sử sáng tạo ra. Ở một mức độ hẹp hơn có thể thấy rằng Di tích lịch sử là những dấu tích, dấu vết hoạt động của con người trong quá trình lịch sử còn sót lại. Tuy nhiên, Di tích lịch sử- văn hóa thì hoàn toàn khác. Theo Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam, Di tích lịch sử- văn hóa được công bố ngày 4/4/1984 có quy định: “Di tích lịch sử- văn hóa là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa- xã hội.”. [9,tr34]

Do vậy, có thể thấy Di tích lịch sử- văn hóa đã ghép cả di tích lịch sử và di tích văn hóa. Một số di tích lịch sử có giá trị văn hóa, trong khi một số di tích không có hoặc có rất ít giá trị lịch sử. Ngược lại hầu hết các di tích văn hóa đều mang giá trị lịch sử. Bởi thế, khái niệm di tích lịch sử- văn hóa là khái niệm kép, giúp chúng ta xử lý được mối quan hệ vừa chặt chẽ vừa có điểm rất “mong manh” của hai nội dung “ Lịch sử và Văn hóa”.

Mỗi quốc gia đều có những quan niệm về những di tích lịch sử. Để các quan niệm được thống nhất với nhau thì cần có những quy định chung như sau:

- Di tích lịch sử là những nơi ẩn dấu một bộ phận giá trị văn hóa khảo cổ.

- Những địa điểm khung cảnh ghi dấu về dân tộc học.

- Những nơi diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa thúc đẩy lịch sử đất nước, lịch sử địa phương phát triển.

- Những địa diểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, áp bức.

- Những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên bài trí sẵn và có bàn tay con người tạo dựng thêm vào, được xếp là một trong các loại hình di tích lịch sử- văn hóa.

1.1.1.3. Phân loại các di tích lịch sử.

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử liên tục chống giặc ngoại xâm và giặc thiên nhiên. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn tổ tiên, nên nhiều di tích lịch sử ghi dấu những chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm, gắn liền với các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước cũng như cuộc đời và sự nghiệp của các danh nhân, các vị anh hùng dân tộc đã được nhiều thế hệ người Việt Nam xây dựng, giữ gìn tới ngày nay.

Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh[1,tr10]. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.

Theo Luật Di sản Văn hóa, Di tích được phân loại như sau:

Thứ nhất, nếu căn cứ vào giá trị tiêu biểu nhất mà di tích chứa đựng thì Di tích được phân loại thành 4 loại :

- Loại hình di tích lịch sử- văn hóa: Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.

- Loại hình di tích kiến trúc, nghệ thuật: Là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.

- Loại hình di tích khảo cổ học: Là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hoá khảo cổ. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này như Hoàng thành Thăng Long, hang Con Moong, di chỉ Đông Sơn, động Người Xưa, thánh địa Mỹ Sơn

- Loại hình di tích danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học

- Di tích cách mạng - kháng chiến: Là một bộ phận cấu thành hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá, tuy nhiên, nó có những điểm khác với các di tích tôn giáo tín ngưỡng như đình, đền, chùa, miếu… ở chỗ đó là những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn (nhà ở, đường phố…), là những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng (địa đạo, hầm bí mật…) gắn liền với những sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể mà trở thành di tích. Loại hình di tích này rất đa dạng, phong phú, có mặt ở khắp mọi nơi, khó nhận biết, đồng thời cũng rất dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng, theo thời tiết và theo thời gian. Bởi vậy các di tích này vừa khó bảo tồn vừa khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm đặc biệt.

Thứ hai, theo đầu mối quản lý và giá trị của Di tích, danh thắng thì Di tích danh thắng được chia thành 3 loại:

- Di tích quốc gia đặc biệt.

- Di tích quốc gia.

- Di tích cấp tỉnh.

Thứ ba, dựa vào hình thức quản lý, Di tích được chia làm 3 loại:

- Di tích do nhà nước trực tiếp quản lý.

- Di tích do cộng đồng dân cư (dưới hình thức tập thể) trực tiếp quản lý.

- Di tích do cá nhân, gia đình trực tiếp quản lý.

Thứ tư, theo điều kiện khai thác của di tích thì di tích được phân thành 2 loại:

- Di tích có khả năng khai thác.

- Di tích chưa có khả năng khai thác.

Ngoài ra còn phải kể đến các Di tích khác như:

- Di tích ghi dấu về dân tộc học.

- Di tích ghi dấu ấn sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của đất nước, của địa phương.

- Di tích ghi chiến công xếp loại.

- Di tích ghi dấu những kỷ niệm.

- Di tích ghi dấu sự vinh quang trong lao động.

- Di tích ghi dấu tội ác và phong kiến.

Do vậy, thông qua các khái niệm đã trình bày ở trên, có thể thấy di tích lịch sử nói riêng và di tích lịch sử văn hóa nói chung là những tài nguyên quan trọng trong việc phát triển du lịch cũng như góp phần phát triển kinh tế địa phương. Qua đó phần nào có thể khẳng định rằng những dấu ấn của Hồ Chí Minh để lại trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) chính là những di tích lịch sử - văn hóa. Do đó, các di tích lịch sử - văn hóa này cần phải được khai thác, phát huy các giá trị và được khách du lịch Việt Nam biết đến.

1.1.2. Di sản văn hóa

Trên thế giới có nhiều học giả đã nghiên cứu khái niệm Di sản văn hóa. Abraham Moles (Mỹ) quan niệm Di sản văn hóa như một “mã di truyền xã hội”, một thứ “ký ức tập thể”. Feredico Mayor (Mỹ) hình dung Di sản văn hóa như một “hệ thống các giá trị”, những nhân tố hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc.

Người Nhật quan niệm giá trị văn hóa như một thứ tài sản- “tài sản Văn hóa” và họ chia Di sản văn hóa thành hai loại: tài sản văn hóa “hữu hình” và tài sản văn hóa “vô hình. Các thuật ngữ vật thể, phi vật thể, vô hình, hữu hình giờ đây được sử dụng rộng rãi trên thế giới khi nói về Di sản văn hóa.

Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Di sản là cái của thời trước để lại” [26,tr254]. Di sản văn hóa theo nghĩa Hán Việt là “Những tài sản Văn hóa có giá trị của quá khứ còn tồn tại trong cuộc sống đương đại và tương lai”. Di là để lại, còn lại, dịch chuyển, chuyển lại. Sản là tài sản, là những gì quý giá, có giá trị. Di sản văn hóa được hiểu bằng sự tổng hợp của các ý nghĩa nói trên.

Khái niệm di sản văn hóa trong tư cách là một thuật ngữ khoa học đã có một quá trình hình thành khá lâu dài. Điểm mà ít ai ngờ tới nhất, chính là thuật

ngữ này lại được hình thành và được biết đến từ cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Quá trình tịch thu được tài sản của tầng lớp quý tộc, tăng lữ, nhà thờ giáo hội để tập trung tất cả lại thành tài sản quốc gia sau cách mạng tư sản Pháp đã dần dần hình thành khái niệm di sản. Để tránh sự thất thoát và phá hoại tài sản này, nhà nước Pháp lúc bấy giờ đã tiến hành kiểm kê, mô tả sắp xếp, phân loại các công trình lịch sử để xác định thứ tự ưu tiên nhằm khôi phục và bảo tồn di sản quốc gia. Di sản lúc đó được hiểu như “ý niệm về một tài sản chung, tài sản của mọi công dân, chứ không phải của riêng một ai đó, đó là ý niệm đã tạo thành cái ý thức về di sản quốc gia”. [7,tr90-92]

Năm 1983, Hội nghị Di sản toàn quốc của Vương quốc Anh đã định nghĩa: “Di sản là những gì thuộc về thế hệ trước, giữ gìn và chuyển giao cho thế hệ hiện nay và những gì mà một nhóm người quan trọng trong xã hội hiện nay mong muốn chuyển giao cho thế hệ tương lai”.

Như vậy, di sản văn hóa được hiểu như là tài sản, là báu vật của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau. Nó có thể là các tác phẩm nghệ thuật dân gian, các công trình kiến trúc, các tác phẩm điêu khắc, các tác phẩm văn học...

Luật Di sản Văn hóa của nước ta quy định:“Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. [21,tr35]

Khái niệm di sản là một khái niệm tiến triển, vận động thay đổi theo thời gian. Ngày nay khái niệm di sản không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm tài sản từ quá khứ nữa. Bởi lẽ không phải bất cứ cái gì của quá khứ cũng được coi là di sản. Di sản là sản phẩm của quá khứ nhưng đó là quá khứ đã được lựa chọn theo nhu cầu của xã hội hiện đại. Do đó, sự ra đời của Luật Di sản Văn hóa năm 2001 cùng với các văn bản hướng dẫn đi kèm đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng, nhằm tăng cường nhận thức và hành động cho toàn xã hội, tăng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023