DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Sơ đồ 1.1. Hành vi mua chương trình của khách du lịch được thể hiện theo mô hình của Mathieson và Wall 39
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa nội dung của chương trình du lịch với nhu cầu của khách 44
Bảng 2.1. Số liệu thống kê tình hình nguồn khách chủ yếu của Trung Quốc giai đoạn 2014-2015 87
Bảng 2.2. Các khu vực khách du lịch Việt Nam đến Quảng Tây du lịch giai đoạn 2014-2015 88
Bảng 2.3. Mục đích tới Quảng Tây của các du khách Việt Nam giai đoạn 2014- 2015 89
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà cách mạng, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Người là hình tượng sống mãi trong lòng người dân Việt Nam và cộng đồng những người yêu chuộng hòa bình.Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, với cương vị là lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc, là Chủ tịch nước, Người đã từng sống, hoạt động, làm việc và đến thăm 56 quốc gia trên thế giới. Dấu ấn của Người để lại đối với đất nước, người dân những nơi Người đi qua là vô cùng sâu sắc. Trong số những quốc gia đó có lẽ những dấu chân trên đất Quảng Tây, Trung Quốc là những dấu ấn lịch sử có giá trị đặc biệt quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước của Người.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 1
- Giải Pháp Để Xây Dựng Chương Trình Du Lịch Theo Dấu Chân Hồ Chí Minh Tại Quảng Tây, Trung Quốc.
- Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 4
- Nguyên Tắc Xây Dựng Một Chương Trình Du Lịch Mới
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Những dấu chân đó đã được ghi lại trên mảnh đất này bằng những di tích lịch sử, những hiện vật mà nước bạn vẫn ngày gìn giữ và bảo tồn từ hơn nửa thế kỷ nay. Những hiện vật đó còn là chứng cứ cho sự ngoan cường không lùi bước trong hành trình tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc, là minh chứng hào hùng cho sự đấu tranh không mệt mỏi vì nền độc lập nước nhà. Nơi đây Người đã gieo những hạt giống đầu tiên của tình hữu nghị Việt –Trung, đánh dấu sự phát triển của mối quan hệ thắm thiết tình anh em, tình hữu nghị láng giềng- “sông liền sông- núi liền núi”.
Mảnh đất này đã chứng kiến những bước dài trong hành trình đi tìm độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh. Do vậy tìm về ngọn nguồn trên hành trình cứu nước cũng như tìm về nơi khởi nguồn cho mối quan hệ Việt- Trung chính là lý do để người viết muốn xây dựng lên chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây -Trung Quốc. Việc xây dựng chương trình du lịch này không chỉ giúp các thế hệ thanh thiếu niên tiếp tục trân trọng, gìn giữ và kế thừa phát huy tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Trung, mà đây còn là chương trình du lịch có ý nghĩa đưa chúng ta trải nghiệm về thời kỳ đi tìm con đường giải phóng dân tộc của Người trên đất Quảng Tây (Trung Quốc), giúp chúng ta có
cái nhìn nhận đúng đắn và khách quan hơn nữa về người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn “Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc” có những ý nghĩa và giá trị thực tiễn sau:
- Lần đầu tiên xây dựng một chương trình du lịch outbound có định hướng liên quan đến một nhân vật lịch sử lớn, nhằm kết hợp giữa mục tiêu kinh tế du lịch và mục tiêu giáo dục lịch sử.
- Đây là ý tưởng nghiên cứu và phát triển chương trình du lịch mới chưa được triển khai trong các chương trình du lịch trước đó ở nước ta. Tuy nhiên có những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, phát triển du lịch outbound theo hướng này khi chúng ta đã nhận thức được không chỉ ở Quảng Tây, Trung Quốc mà ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là các nước láng giềng giống như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan đều có các di tích lịch sử có liên quan đến Hồ Chí Minh, đến Việt Nam.
- Đề tài luận văn có tác dụng củng cố, gắn kết hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hòa bình, hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc Việt Nam- Trung Quốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Để xây dựng được chương trình du lịch này, tác giả tập trung vào 3 nhóm đối tượng nghiên cứu chủ yếu:
- Nghiên cứu hệ thống các di tích có liên quan đến Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) từ năm 1939-1945, nghiên cứu chủ yếu tại 4 địa điểm chính là Quế Lâm- nơi Nguyễn Ái Quốc làm việc trong văn phòng Bát Lộ Quân; Tĩnh Tây- Nơi Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc bắt và giam giữ; Nam Ninh- nơi hoạt động cách mạng chủ yếu khi người ra tù; Liễu Châu- nơi Người được chính quyền Tưởng Giới Thạch thả tự do sau hơn một năm bị giam giữ.
- Thực tế các hoạt động du lịch đang diễn ra tại khu vực biên giới của hai nước Việt- Trung và thực tế các chương trình du lịch outbound từ Việt Nam sang Trung Quốc.
- Thực tế hoạt động khai thác du lịch tại các điểm tham quan có di tích Hồ Chí Minh ở Quảng Tây (Trung Quốc).
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Hệ thống các di tích có liên quan đến Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) từ năm 1939 đến trước khi Người mất (1969).
- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến nay (2015).
4. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu tìm hiểu dấu chân Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm nắm bắt, hệ thống hóa các giá trị lịch sử văn hóa gắn với Hồ Chí Minh và mảnh đất Quảng Tây, phát huy truyền thống yêu nước, trân trọng những giá trị mà ông cha ta đã để lại đồng thời phát huy mối quan hệ hữu nghị Việt- Trung được xây dựng từ ngàn đời, từ đó xây dựng lên chương trình du lịch tìm về cội nguồn của mối quan hệ Việt- Trung. Bởi lẽ mỗi dấu chân của Người trên đất Trung Quốc đều gắn liền với những sự kiện quan trọng của cách mạng Việt Nam và ghi dấu ấn quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị Việt- Trung. Việc xây dựng chương trình du lịch theo dấu chân nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây sẽ giúp thế hệ thanh thiếu niên trân trọng, kế thừa và không ngừng phát huy tình hữu nghị Việt- Trung- tài sản quý giá của nhân dân hai nước.
* Nội dung nghiên cứu
Luận văn“Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc” tập trung vào bốn nội dung nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu rõ về thực trạng du lịch ở hai nước Việt Nam- Trung Quốc qua đó phân tích đánh giá, tổng hợp thông tin để xây dựng bản đồ chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh.
- Tiếp đến phân tích đánh giá thị trường cung cũng như nhu cầu du lịch của dòng khách Việt Nam khi đi du lịch ở Quảng Tây (Trung Quốc) đặc biệt là hoạt động du lịch quốc tế tại các địa phương có cửa khẩu chính sang Quảng Tây (Trung Quốc) như Hữu Nghị Quan, Đông Hưng, Hà Khẩu...
- Làm rõ chính sách của chính phủ Trung Quốc nhằm thu hút nguồn khách du lịch Việt Nam đặc biệt là những chính sách về xuất nhập cảnh, chính sách xúc tiến và chính sách giá cả. Đó là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng chương trình du lịch này.
- Thực trạng di tích và hoạt động khai thác du lịch tại các di tích có liên quan đến Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây. Đồng thời, xây dựng chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) cho khách du lịch outbound.
5. Lịch sử nghiên cứu
Con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh cùng với tư tưởng của Người có ảnh hưởng sâu đậm trong nền văn hóa nước nhà.Việc nghiên cứu về con đường tìm đường cứu nước cũng như hoạt động cách mạng của Người trên đất Quảng Tây (Trung Quốc) đã trở thành chủ đề của nhiều chuyên luận, bài nghiên cứu của không chỉ các học giả trong nước mà còn thu hút được sự chú ý đối với các học giả nước ngoài. Đặc biệt là các học giả Trung Quốc.
Tiêu biểu phải kể đến như :
Tác phẩm “Hồ Chí Minh với Trung Quốc” của Hoàng Tranh nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc), cùng với cuốn “Hồ Chí Minh với Quảng Tây” là hai tác phẩm tâm huyết nhất của Hoàng Tranh khi nghiên cứu về cuộc đời của Người trên đất Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung, cuốn sách đã cho chúng ta có cách nhìn nhận nhiều chiều và những góc khuất ẩn sâu trong cuộc đời của Người trong thời gian hoạt động cách mạng tại Trung Quốc.
Trong tác phẩm“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Dân Tiên. Một cuốn sách kể về cuộc đời cách mạng của Người, cuốn sách này đã được nhiều nhà nghiên cứu tham khảo là một nguồn tư liệu quý giá về cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh.
Không chỉ các tác giả trong nước, có rất nhiều học giả nước ngoài đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về cuộc đời của Hồ Chí Minh. Tiêu biểu phải kể đến một nữ học giả người Mỹ Sophie Quinn- Judge đã dành 10 năm để nghiên cứu về những tháng ngày buôn ba, hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, cuốn sách mang tên Hồ Chí Minh- The Missing Years ( tạm dịch là Hồ Chí Minh- Những năm tháng chưa được biết đến) và cuốn sách “ Hồ Chí Minh: Một cuộc đời” của Wiliam J.Duiker
Tất cả những tác phẩm kể trên, mỗi tác phẩm lại mang đến cho chúng ta một cái nhìn khác về cuộc đời của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy “Nghiên cứu về chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc” là một vấn đề còn tương đối mới và hiện nay chưa có công trình nào được công bố một cách rộng rãi. Do đó, không có mấy tác phẩm hay bài nghiên cứu nào nói về các chương trình du lịch- lịch sử gắn liền với các di tích hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh tại Quảng Tây , Trung Quốc.
Chính vì vậy, thông qua bài viết “Dấu tích hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Trung Quốc” của Nguyễn Thị Tình đăng trên tạp chí của Bảo tàng Hồ Chí Minh số 29 tháng 12 năm 2010 đã cho chúng ta cái nhìn khái quát nhất trên quãng đường bôn ba tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt hơn 10 năm sống và hoạt động tại Trung Quốc.
Đây được coi là bài viết có tính chuyên sâu và được nghiên cứu trong một thời gian tương đối dài bao gồm cả khảo sát thực tiễn và nghiên cứu trao đổi giữa hai nước. Qua bài viết này, phần nào đã cho thấy những di tích này còn là minh chứng và tài sản vô giá về mối tình hữu nghị của hai dân tộc.
Hay bài viết của Nguyễn Đình Dĩnh đăng trên tạp chí của Bảo tàng Hồ Chí Minh số 40- 2013“Các công trình tôn vinh chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện Tĩnh Tây- Quảng Tây (Trung Quốc)” cũng là một trong những bài viết đề cập đến các di tích lịch sử cũng như việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích của Hồ Chí Minh ở Tĩnh Tây- Quảng Tây (Trung Quốc).
Một nguồn tài liệu nữa mà tác giả được tiếp cận đó là bản tập hợp các bài luận án của hội thảo nghiên cứu học thuật “Hồ Chí Minh với Tĩnh Tây” ngày 21 tháng 05 năm 2013 của thư viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Bộ sưu tập này là một biên soạn tổng hợp bởi tổ công tác chuẩn bị hồ sơ cho nghiên cứu đối với các tài liệu luận văn do các học giả Việt Nam- Trung Quốc và các cơ quan ban ngành liên quan cung cấp, do đó đây có thể coi là một trong những nguồn tài liệu quan trọng để tác giả có thể bước đầu tiếp cận và triển khai đề tài luận văn.
Tác giả cũng hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này của mình sẽ góp một tiếng nói trong hành trình khám phá các di tích lịch sử của Hồ Chí Minh không chỉ trên đất Trung Quốc mà còn vươn xa ra các nước láng giềng như Thái Lan, Campuchia, Lào…. Từ đó góp phần thúc đẩy và vun đắp mối quan hệ hữu nghị giữa các nước láng giềng với Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công trình nghiên cứu của mình tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
6.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu
Đây là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới đề tài nghiên cứu. Người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những tư liệu cần thiết phục vụ nghiên cứu
Trong bài luận văn nghiên cứu của mình tác giả đã tiến hành thu thập và kế thừa tài liệu, các công trình đã được công bố, tạp chí, sách, mạng internet, báo cáo về nguồn khách đi du lịch Trung Quốc cũng như các báo cáo giao lưu hợp tác hoạt động du lịch giữa hai quốc gia.
6.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này sử dụng nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của đối tượng nghiên cứu nhằm chỉnh sửa và cập nhật những thông tin mới nhất để bổ sung cho các vấn đề lý luận hoàn chỉnh hơn. Phương pháp nghiên cứu này giúp tác giả có cái nhìn đánh giá sâu sắc hơn về các điểm đến du lịch qua đó có thể xây dựng chương trình du lịch này. Đó cũng là cơ sở thực tế giúp tác giả có thể đề xuất một số giải pháp nhằm đưa chương trình du lịch này ứng dụng vào thực tế. Từ những đánh giá đó người viết sẽ dễ dàng tạo dựng lên bản đồ cho điểm đến của chương trình du lịch này. Khảo sát thực địa của đề tài được tiến hành làm 2 đợt theo lộ trình bao quát phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đợt 1 tiến hành vào tháng 10 năm 2015 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, đợt hai tiến hành vào tháng 06 năm 2016 tại Quảng Tây (Trung Quốc).
6.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu và áp dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học như lịch sử, logic, nghiên cứu văn hóa, bảo tàng học... để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn. Điều này giúp cho đề tài đạt được những mục tiêu chung trong nhận thức đối tượng nghiên cứu.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì bố cục của luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3. Nguyên tắc để xây dựng một chương trình mới
1.4. Quy trình thiết kế một chương trình du lịch lịch sử- văn hóa trọn gói Tiếu kết chương 1.
Chương 2: Điều kiện để xây dựng chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc.