Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 4

cường sự hiểu biết về di sản và quá trình bảo vệ, phát huy kho tàng di sản văn hóa của dân tộc.

1.1.3. Du lịch danh nhân văn hóa

Hiện nay, chưa có văn bản chính thức nào nêu rõ định nghĩa hay khái niệm về danh nhân văn hóa cũng như những tiêu chí để xác định tôn vinh là danh nhân văn hóa. Theo từ điển Tiếng Việt thì “danh nhân” là những người nổi tiếng, có nhiều cống hiến và được mọi người thừa nhận. Còn “Văn hóa” là lĩnh vực, phạm vi biểu trưng. Do đó, theo cách hiểu của chúng tôi có thể đưa ra khái niệm danh nhân văn hóa: “Là những con người, những nhân vật kiệt xuất có tiếng tăm, có cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc biết đến, ghi nhận và đánh giá cao; đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa”.

Theo Hồ Sỹ Vịnh cho rằng: “Danh nhân văn hóa là nhân vật có phẩm chất đạo đức trong sáng, chiều sâu về trí tuệ, chiều rộng về danh tiếng và uy tín để lại tấm gương cho hậu thế. Danh nhân văn hóa thường có 3 cấp độ: anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa tiêu biểu và danh nhân văn hóa”.

Theo Bách khoa tri thức thì: “Danh nhân văn hóa là những con người, những nhân vật kiệt xuất có tiếng tăm có cống hiến lớn lao cho nền văn hóa dân tộc, được lịch sử, dân tộc, người dân biết đến, ghi nhận và đánh giá cao, đại diện, tiêu biểu, biểu trưng cho một nền văn hóa”.3

Cũng theo Bách khoa tri thức thì: “Danh nhân văn hóa thế giới là những danh nhân văn hóa có tiếng tăm trên thế giới, những nhân vật có đóng góp xuất sắc không chỉ cho sự phát triển văn hóa dân tộc mà còn cho sự phát triển văn hóa chung của nhân loại, là đại diện, biểu trưng cho một nền văn hóa thế giới đa bản sắc, vừa thấm đẫm văn hóa dân tộc, vừa thắm đượm tinh hoa văn hóa nhân loại”.


3Trích từ http://www.bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1705-1776-633438562631992500/100-loi-giai-dap-ve-van-hoa-Viet-Nam/Danh-nhan-van-hoa-danh-nhan-van-hoa-the-gioi-Cac-danh-nhan-van-hoa-the-gioi-cua-Viet- Nam.htm

Mỗi một dân tộc, một nền văn hóa dân tộc có nhiều danh nhân văn hóa, song có rất ít người đạt tới tầm cỡ danh nhân văn hóa thế giới.

Sự công nhận danh nhân văn hóa thế giới này được thông qua Ủy ban Khoa học Giáo dục Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), là sự đánh giá cao nhất đối với con người như một biểu trưng văn hóa, con người văn hóa, nhân cách văn hóa.... ở tầm quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Ở nước ta có 3 người được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Đó là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du và Hồ Chí Minh.

Do đó, khái niệm Du lịch danh nhân văn hóa là một khái niệm còn khá mới mẻ, chưa thực sự được đề cập. Theo cách hiểu của chúng tôi, du lịch danh nhân văn hóa là loại hình du lịch tìm về cội nguồn cũng như dấu chân hoạt động của một danh nhân tiêu biểu nào đó.

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 4

Nổi bật trong loại hình du lịch này phải kể đến tỉnh Vĩnh Long- vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của nhiều danh nhân danh tướng nổi tiếng, Vĩnh Long có nhiều tiềm năng phát triển du lịch gắn với tìm hiểu các di tích danh nhân trên địa bàn. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, 6 tháng đầu năm 2015, trên 238.000 lượt khách tham quan các di tích và phòng truyền thống trên địa bàn tỉnh, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng đón 35.400 lượt, khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đón 45.000 lượt và khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa đón hơn 1.000 lượt khách. Những con số này được dự báo là sẽ còn tăng trong thời gian tới, khi ngày càng nhiều công ty du lịch quan tâm, mở nhiều tour du lịch tại các điểm di tích này, như tour du lịch tham quan, học tập ngoại khóa tại khu tưởng niệm Phạm Hùng – khu du lịch Vinh Sang; hành trình về nguồn và tham quan du lịch sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long với chủ đề “Vĩnh Long – khu tưởng niệm Phạm Hùng – khu du lịch Vinh Sang”; chương trình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn và tham quan khu tưởng niệm, nhà thân sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng…

1.1.4. Du lịch văn hóa- lịch sử

Có thể hiểu du lịch văn hóa-lịch sử bao gồm tất cả những chuyến du lịch thăm lại những khu di tích lịch sử của vùng, thăm những ngôi nhà của các anh hùng lịch sử dân tộc, tham quan nơi làm việc của các vĩ nhân… Theo thống kê năm 2004 chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích là các đình chùa, lăng, miếu trong đó có 2741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia, gồm có 1322 di tích lịch sử, 1263 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng cảnh. [3] Du khách còn có thể thăm viếng 117 bảo tàng lịch sử văn hóa, trong đó có những bảo tàng quan trọng như: Bảo tàng Dân tộc học, bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bảo tàng Văn hóa Chăm ở Đà Nẵng… Mỗi di tích có một lý do riêng với biết bao câu chuyện liên quan cùng các nhân chứng, kỷ vật. Tất cả những cái đó nếu được khai thác tốt sẽ trở thành sản phẩm du lịch đáng kể.

1.1.5. Tuyến du lịch

1.1.5.1. Khái niệm

Theo Luật Du lịch Việt Nam điều 4 và điều 25, tuyến du lịch là:“Lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không”. [17,tr12]

Do vậy có thể hiểu tuyến du lịch là sự tập hợp các điểm thu hút, các hệ thống cơ sở cung ứng dịch vụ trên tuyến hành trình tạo nên các chương trình du lịch phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.

Các tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc biệt dựa vào các điểm hút, các cửa khẩu kinh tế quan trọng; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy; hệ thống đô thị; các cơ sở lưu trú cũng như giá trị đặc biệt của các điểm du lịch để hình thành nên các chương trình du lịch theo tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong vùng, trong nước và quốc tế. Do vậy, có thể xem tuyến du lịch là đơn vị tổ chức không gian du

lịch được tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tượng du lịch khác nhau trên một lãnh thổ.

Cơ sở tiền đề cho tuyến du lịch là điểm du lịch và hệ thống giao thông bao gồm tuyến đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không.

Về mặt lãnh thổ trong một số quốc gia, tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng hoặc tuyến liên vùng. Trong một tỉnh có tuyến du lịch nội tỉnh và tuyến du lịch ngoại tỉnh.

1.1.5.2. Điều kiện để công nhận là tuyến du lịch [3,tr36]

* Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch quốc gia:

- Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế;

- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

* Tuyến du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là tuyến du lịch địa phương:

- Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương.

- Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

1.1.6. Chương trình du lịch Outbound

1.1.6.1. Khái niệm

Chương trình du lịch là sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp lữ hành, đồng thời đây cũng là sản phẩm cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh. Mỗi một chương trình du lịch là một sản phẩm độc đáo và có những đặc thù của riêng nó. Tuy nhiên đến nay trong các nghiên cứu về du lịch thì chưa có định nghĩa thống nhất về chương trình du lịch.

Theo David Wright định nghĩa trong cuốn tư vấn về nghề nghiệp lữ hành:“Chương trình du lịch là các dịch vụ trong lộ trình du lịch thông thường bao gồm giao thông vận tải, nơi ăn ở, sự di chuyển và tham quan ở một hoặc nhiều

hơn các quốc gia, vùng, lãnh thổ hay thành phố. Sự phục vụ này phải được đăng ký đầy đủ hoặc hợp đồng trước với một doanh nghiệp lữ hành. Khách du lịch phải thanh toán đầy đủ trước khi các dịch vụ được thực hiện.”

Theo quy định về du lịch lữ hành trọn gói của các nước liên minh Châu Âu (EU) và hội lữ hành của Vương quốc Anh thì cho rằng: “Chương trình du lịch là sự kết hợp được sắp xếp từ trước của ít nhất hai trong số các dịch vụ nơi ăn ở, các dịch vụ lữ hành khác sinh ra từ dịch vụ giao thông, nơi ăn ở và nó được bán với mức giá gộp. Thời gian của chương trình nhiều hơn 24 giờ”.

Theo Gagnon và Ociepka trong cuốn phát triển nghề lữ hành tái bản lần thứ VI lại cho rằng: “Chương trình du lịch là một sản phẩm lữ hành được xác định mức giá trước, khách có thể mua lẻ hoặc mua theo nhóm và có thể tiêu dùng riêng lẻ hoặc tiêu dùng chung với nhau. Một chương trình du lịch có thể bao gồm và theo các mức độ chất lượng khác nhau của bất kỳ hoặc tất cả các dịch vụ vận chuyển như: hàng không, đường thủy, đường sắt, nơi ăn ở, tham quan và vui chơi giải trí”.

Theo Luật Du lịch (điều 4) định nghĩa:“Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi”. [17,tr15]

Do vậy, chương trình du lịch có thể hiểu là những nguyên mẫu, để căn cứ vào đó người ta tổ chức các chuyến du lịch với mức giá đã được xác định trước, nội dung của chương trình thể hiện lịch trình chi tiết các hoạt động từ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, tham quan… Mức giá của chương trình bao gồm hầu hết các dịch vụ hàng hóa phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình.

Chương trình du lịch Outbound là hoạt động du lịch bao gồm du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Trong đó du lịch quốc tế bao gồm du lịch đón khách quốc tế (Du lịch inbound) và du lịch gửi khách quốc tế (Du lịch outbound).

Trong dó, du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó diểm xuất phát và diểm đến của khách nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Ở hình thức

này khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Bản thân du lịch quốc tế được phân thành:

- Du lịch quốc tế chủ động: Là hình thức du lịch của những người từ nước ngoài dến một quốc gia nào dó và tiêu ngoại tệ ở đó.

- Du lịch quốc tế thụ động: Là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào đó và của những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó di ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước cư trú.

Trong cuốn nhập môn khoa học du lịch của tác giả Trần Đức Thanh có định nghĩa về du lịch outbound như sau:“Du lịch outbound (hay còn gọi là du lịch gửi khách) là loại hình du lịch quốc tế phục vụ và tổ chức đưa khách từ trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi, tham quan các đối tượng du lịch ở nước ngoài”. [35,tr35]

Trong một số tài liệu Tiếng Việt có liên quan đến du lịch trước đây, du lịch gửi khách còn được gọi là du lịch bị động.

Có thể thấy có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về chương trình du lịch. Tuy nhiên, có một điểm chung thống nhất giữa các chương trình du lịch chính là nội dung của các chương trình du lịch, còn điểm tạo nên sự khác biệt xuất phát từ giới hạn, những đặc điểm và phương thức tổ chức các chương trình du lịch.

Chương trình du lịch là sự kết hợp nhiều thành phần và là yếu tố cần thiết đối với sự hoạt động có hiệu quả của công nghệ du lịch trên toàn thế giới. Chương trình du lịch cũng đóng góp đáng kể đối với nền kinh tế của một đất nước, một vùng nơi mà chương trình đó được thực hiện. Ngoài ra, các chương trình du lịch còn là nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho một quốc gia.

Chuyến Du lịch (tour): Theo quy định của Tổng cục Du lịch chuyến du lịch là chuyến đi được chuẩn bị trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành. Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan và các dịch vụ bổ sung khác.

Có sự khác biệt giữa một chuyến du lịch và một chương trình du lịch. Đó là một chuyến du lịch phải có chương trình du lịch, nhưng một chương trình du lịch không chỉ tổ chức một lần, một chuyến. Nội dung cơ bản của chương trình phải thể hiện được lịch trình hoạt động chi tiết của các buổi, các ngày có trong chương trình, mức giá là mức giá trọn gói của hầu hết các dịch vụ. [31,tr26]

Chương trình du lịch là lịch trình của chuyến du lịch (lịch trình từng buổi, từng ngày), các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi.

Nhìn chung, chương trình du lịch gồm các dịch vụ trong lịch trình của khách đã được lên kế hoạch đặt trước và được khách du lịch thanh toán đầy đủ. Chương trình du lịch được chia làm 2 loại cơ bản là: Tour trọn gói và Tour địa phương.

Tour trọn gói (Package tour): Là các dịch vụ được cung cấp trong lịch trình của khách du lịch thường bao gồm việc vận chuyển, lưu trú, đi lại và tham quan ở một hay nhiều nước, không giới hạn đối với khu vực địa lý hay các thành phần và thường kéo dài từ hai ngày trở lên.

Tour địa phương (Local tour): Là một chương trình được cung cấp cho khách du lịch thường bao gồm: Dịch vụ vận chuyển, vé vào cửa và thuyết minh hướng dẫn tại điểm đến. Tham quan thường không kéo dài hơn 1 ngày, bị giới hạn về mặt địa lý thường là tại một điểm du lịch, một thành phần và vùng lân cận.

Từ những định nghĩa và nhận xét nêu trên ta có thể rút ra một vài đặc trưng tiêu biểu của chương trình du lịch:

- Chương trình du lịch như là văn bản hướng dẫn việc thực hiện các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khi đi du lịch của con người theo một không gian, thời gian xác định trước.

- Mỗi chương trình du lịch phải có ít nhất một dịch vụ đặc trưng và được sắp xếp theo trình tự nhất định theo thời gian, không gian và làm tăng giá trị của chúng.

- Giá cả đưa ra phải là giá tổng hợp các dịch vụ chính có trong chương trình và phải ghi rõ giá đó đã bao gồm những dịch vụ nào.

- Chương trình du lịch phải được bán trước và khách du lịch phải thanh toán trước khi chuyến du lịch được thực hiện.

Một chương trình du lịch có thể sử dụng để tổ chức nhiều chuyến du lịch vào các thời điểm kế tiếp nhau. Nhưng cũng có chương trình du lịch chỉ sử dụng một hoặc vài ba chuyến với khoảng thời gian xa nhau. Do đó, cần có sự phân biệt giữa chuyến du lịch và chương trình du lịch. Một chương trình du lịch này có thể có nhiều chuyến du lịch được thực hiện với số khách tham gia đông. Nhưng một chương trình du lịch khác chỉ thực hiện được một vài chuyến với một số lượng khách tham gia ít. Vì vậy có rất nhiều loại chương trình du lịch khác nhau, cần phải phân biệt chúng để đảm bảo tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành. Nếu so sánh chương trình du lịch như một vở kịch thì chuyến du lịch như là xuất diễn của vở kịch đó.

Ngoài ra nếu ta dựa trên cơ sở lý thuyết về bậc thang nhu cầu của Maslow, có thể chia động cơ du lịch thành 4 nhóm:

- Động cơ đáp ứng nhu cầu tự nhiên: Như nghỉ ngơi, thể thao và các nhu cầu có liên quan đến sức khỏe của con người. Động cơ này khá phổ biến

- Động cơ văn hóa: Được thể hiện qua nguyện vọng của du khách muốn được tìm hiểu, học hỏi về đất nước đến du lịch, về nghệ thuật, tôn giáo, văn hóa,…

- Động cơ giao tiếp: Trong đó có nhu cầu làm quen với đời sống dân cư địa phương, trốn tránh môi trường thường nhật.

- Động cơ phô bày vị thế: Thể hiện thông qua nhu cầu muốn được mọi người xung quanh đề cao, quan tâm, thể hiện quyền lực…

Qua đây có thể nhận thấy ba trong bốn nhóm động cơ đi du lịch của con người có liên quan đến việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, càng khẳng định tầm quan trọng của các chương trình du lịch văn hóa. [37,tr15]

1.1.6.2. Phân loại các chương trình du lịch. [31,tr35]

* Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh

- Chương trình du lịch chủ động: Là loại chương trình do các công ty lữ hành chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng các chương trình, ấn định ngày

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023