Nghiên cứu phân tích CVP cũng được nhiều học giả trong nước quan tâm. Các công trình tập trung vào phân tích CVP trong các ngành nghề kinh doanh cụ thể như vận tải, may mặc, sản xuất thép, sản xuất nhựa,...
Đối với doanh nghiệp sản xuất thép, tác giả Mạc Thị Thu Hiền (2007) đề xuất phân loại chi phí trong phân tích CVP thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Tác giả cho rằng việc phân loại chi phí theo hình thái là cần thiết, để từ đó có thể phân tích được biến động chi phí và xác định nguyên nhân tăng giảm chi phí.
Đối với dịch vụ vận tải, tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) đã chỉ ra vai trò của phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên chi phí của doanh nghiệp vận tải Việt Nam cũng chưa được nhìn nhận dưới góc độ chi phí biến đổi và chi phí cố định mà xác định giá bán của dịch vụ vận tải dựa trên chi phí đầy đủ, do đó chưa thể xác định được lợi nhuận góp của sản phẩm cung cấp. Giá bán dịch vụ cung cấp cho khách hàng mới chỉ dựa trên cơ sở dự toán chi phí mà chưa cụ thể cho từng phương án kinh doanh khác nhau, với mục tiêu lợi nhuận khác nhau.
Đối với ngành may mặc, Hồ Mỹ Hạnh (2013) gửi phiếu khảo sát tới 20 doanh nghiệp may trong cả nước với số phiếu trả lời là 20 phiếu chiếm 100%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong các doanh nghiệp may ở Việt Nam không thực hiện việc theo dòi tách biệt chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp theo chi phí biến đổi và cố định dẫn đến nhiều khó khăn trong việc phân tích CVP, phân tích điểm hòa vốn.
Nguyễn Thị Mai Anh (2014) điều tra về các công ty nhựa được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã chỉ ra rằng các công ty chưa thực sự sử dụng số liệu kế toán để phân tích điểm hòa vốn, tuy nhiên các nhà quản lý doanh nghiệp vẫn ước tính doanh thu hòa vốn và sản lượng hòa vốn thông qua kinh nghiệm của họ. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra những hạn chế khi chưa sử dụng thông tin từ phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị trong đó có khuyến nghị doanh nghiệp nên phân tích CVP để cung cấp thông tin đầy đủ về giá bán, khối lượng tiêu thụ, chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định để đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.
Trong nghiên cứu của Đào Thúy Hà (2015), một số doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam đã lập dự toán chi phí theo chi phí biến đổi và chi phí cố định. Dự toán chi phí cố định được lập cho kỳ hạn 6 tháng và phân bổ đều cho từng tháng. Dự toán chi phí biến đổi được lập theo định mức chi phí và kế hoạch sản lượng hàng tháng. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thép khác dù đã phân loại chi phí theo hình thái, nhưng thể hiện chưa rò các yếu tố chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Thực tế này gây khó khăn cho việc cung cấp thông tin chi phí phục vụ ra quyết định.
Đối với ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, nhiều nhà tác giả quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.
Năm 2013, Trần Thị Dự đã thực hiện nghiên cứu tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam về nội dung chi phí để từ đó tăng cường kế toán quản trị chi phí. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả tiến hành gửi phiếu khảo sát tới 52 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của thông tin chi phí giúp các nhà quản trị thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết và hữu ích trong việc ra quyết định kinh doanh. Theo kết quả điều tra thì các doanh nghiệp đã bước đầu thực hiện xác định điểm hòa vốn với 47/52 doanh nghiệp chiếm 90,4% thực hiện tính toán điểm hòa vốn, trong đó, điểm hòa vốn về sản lượng có 43/52 doanh nghiệp chiếm 82,7%, điểm hòa vốn về doanh thu có 21/52 doanh nghiệp chiếm 40,4% và điểm hòa vốn về công suất 9/52 doanh nghiệp chiếm 17,3%. Như vậy điểm hòa vốn về sản lượng được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm xác định, là cơ sở để xác định sản lượng tiêu thụ hợp lý. Tác giả Trần Thị Dự cũng nghiên cứu điểm hòa vốn theo quy mô doanh nghiệp, theo đó 100% doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn và 86,8% doanh nghiệp có quy mô nhỏ thực hiện xác định điểm hòa vốn. Việc phân tích điểm hoà vốn cũng là một trong những nội dung của phân tích CVP. Như vậy, bước đầu nghiên cứu của tác giả Trần Thị Dự (2013) đã cho thấy sự cần thiết sử dụng thông tin kế toán. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu cụ thể chi phí trong mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, với lợi nhuận. Hay nói cách khác, nghiên cứu chưa đi sâu phân tích cụ thể mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 1
- Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 2
- Tổng Quan Công Trình Nghiên Cứu Về Vận Dụng Phân Tích Cvp Tại Các Doanh Nghiệp
- Những Vấn Đề Cơ Bản Về Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận (Cvp)
- Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 6
- Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận Trong Việc Ra Quyết Định Kinh Doanh
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam là của Hoàng Khánh Vân (2017), tác giả nghiên cứu về định giá sản phẩm. Tuy nhiên luận án nghiên cứu nội dung vận dụng phương pháp KTQT chi phí trong việc định giá bán sản phẩm tại các DN này. Luận án chỉ ra rằng các DN CBTACN có quy mô lớn ưa chuộng phương pháp định giá trên cơ sở chi phí, còn các DN có qui mô vừa và nhỏ thì ưa chuộng định giá bán trên cơ sở kết hợp hai phương pháp là phương pháp định giá trên cơ sở chi phí và phương pháp định giá trên cơ sở thị trường. Tuy nhiên, tác giả đã không dựa vào phân tích CVP để đưa ra quyết định về định giá bán, không đề cập đến việc định giá trong các tình huống ra quyết định.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trong nước cũng đã đề cập đến phân tích CVP ở nghiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, phân tích CVP chưa được các tác giả nghiên cứu sâu, chưa đề cập chi tiết mối quan hệ tác động của các yếu tố trong phân
tích CVP như tính toán các chỉ tiêu trong mối quan hệ CVP như chi phí biến đổi hay chi phí cố đinh thay đổi thì tác động thế nào đến giá bán, xác định giá bán sau điểm hòa vốn như thế nào để đạt mục tiêu kinh doanh,... Đặc biệt trong ngành CBTACN thì phân tích CVP cũng chưa được tác giả nào đề cập đầy đủ có hệ thống trong nghiên cứu của mình.
Như vậy, từ nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong ngước và nước ngoài liên quan đến phân tích CVP và vận dụng phân tích CVP trong các doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau, tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự phát triển của mô hình phân tích CVP, các chỉ tiêu trong mối quan hệ CVP được nghiên cứu riêng ở mỗi công trình, vận dụng phân tích CVP trong các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đi sâu phân tích tổng thể các yếu tố trong mối quan hệ CVP nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu nội dung này trong ngành CBTACN. Với đặc thù là quy trình sản xuất đơn giản, chi phí chủ yếu là chi phí trực tiếp liên quan đến từng mẻ chế biến, việc phân bổ chi phí chung thường theo khối lượng, áp lực cạnh tranh của ngành cao, nhà quản trị luôn phải đưa ra các quyết định về giá bán hay phương án tiêu thụ tối ưu, nên các DN CBTACN cần có công cụ không quá phức tạp và dễ sử dụng như phân tích CVP để hỗ trợ cho việc cung cấp thông tin giúp nhà quản trị ra quyết định. Đây là cơ sở cần thiết để tác giả nghiên cứu về phân tích CVP và vận dụng phân tích trong các DNCB TACN ở Việt Nam.
Ngoài ra, từ nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy phân tích CVP có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, phân tích CVP chỉ phát huy được vai trò khi nhà quản trị chấp nhận vận dụng phân tích CVP, sử dụng thông tin do phân tích CVP cung cấp trong việc ra quyết định kinh doanh. Mức độ chấp nhận chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Để các doanh nghiệp chấp nhận vận dụng và vận dụng triệt để phân tích CVP, nhằm xây dựng hệ thống thông tin tài chính và phi tài chính chất lượng và có độ tin cậy cao, phục vụ hiệu quả cho việc ra quyết định kinh doanh, các doanh nghiệp cần nhận biết được các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong quá trình vận dụng. Vì vậy, tác giả thực hiện đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận vận dụng và hành vi phân tích CVP của nhà quản trị, từ đó đưa ra các khuyến nghị có cơ sở và khách quan.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Kế toán quản trị được chia thành hai nhóm: kế toán quản trị truyền thống và kế toán quản trị hiện đại, trong đó kế toán quản trị truyền thống cho đến nay vẫn được sử
dụng phổ biến (Abdel-Kader và Luther, 2006; Uyar, 2010; Yalcin, 2012). Phân tích CVP là một công cụ nền tảng của kế toán quản trị truyền thống. Do đó, trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị, tác giả kế thừa và xây dựng mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP.
Haldma và Laats (2002) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất ở Estonia. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống (trong đó bao gồm phân tích CVP) được vận dụng phổ biến, nhân tố nhận thức và năng lực của nhân viên kế toán có ảnh hưởng cao nhất đến việc tăng cường vận dụng kế toán quản trị (mean = 4,25).
Trong một nghiên cứu khác về vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm, nước giải khát ở Anh Quốc, Abdel-Kader và Luther (2008) đã thực hiện khảo sát 658 doanh nghiệp để đánh giá sự tác động của các nhân tố đến việc việc vận dụng kế toán quản trị. Tác giả chỉ ra sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nhân tố nhận thức của DN, đặc điểm DN, kỹ thuật sản xuất đến việc chấp nhận vận dụng của nhà quản trị.
Nghiên cứu của Cades, S., & Guilding, C. (2008) đã xem xét tác động của nhân tố chiến lược, định hướng thị trường, đặc điểm doanh nghiệp, công nghệ thông tin trên hai khía cạnh khác nhau đến phương pháp kế toán quản trị, trong đó có phân tích CVP. Từ đó, tác giả xem xét tác động trung gian của phương pháp này đến hiệu quả ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của bốn nhân tố đến việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị. Tác giả sử dụng mô hình công thức cấu trúc, dữ liệu thu được từ mẫu gồm 193 công ty lớn của Slovenia. Tính hợp lệ của các kết quả dữ liệu định lượng đã được đánh giá bằng cách sử dụng dữ liệu định tính thu thập được trong 10 cuộc phỏng vấn. Nghiên cứu đã chỉ ra yếu tố đặc điểm doanh nghiệp như quy mô và chiến lược của công ty có ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng thành công phương pháp kế toán quản trị. Điều đáng chú ý là các phương pháp kế toán quản trị được kiểm tra trong nghiên cứu này đều thể hiện các kỹ thuật kế toán gần đây, bao gồm kỹ thuật phân tích CVP. Mức độ vận dụng các phương pháp kế toán quản trị khác nhau mang lại hữu ích khác nhau cho từng doanh nghiệp. Một số nhân tố đã được kiểm tra liên quan đến các phương pháp kế toán quản trị bao gồm cường độ cạnh tranh, sự không chắc chắn về môi trường, công nghệ, cấu trúc và văn hóa tổ chức (Chenhall, 2003).
Kosaiyakanont (2011) nghiên cứu mối quan hệ của nhân tố nhận thức về KTQT và nhu cầu thông tin KTQT của nhà quản trị tại các doanh nghiệp ở miền Bắc Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhà quản trị nhận thức được tầm quan trọng và tính hữu ích của kế toán quản trị càng cao thì nhu cầu vận dụng kế toán quản trị càng cao. Nhận thức của nhà quản trị cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiêp khác nhau, dẫn đến việc vận dụng kế toán quản trị cũng khác nhau.
Ahmad K. (2012) khi tiến hành khảo sát thực trạng vận dụng các công cụ kế toán quản trị tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia, tác giả đã chỉ ra rằng các công cụ kế toán quản trị truyền thống, trong đó có công cụ phân tích CVP, được sử dụng phổ biến hơn các công cụ kế toán quản trị hiện đại, và việc vận dụng kế toán quản trị được đánh giá cao trong vai trò quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị, trong đó nhân tố nhận thức tham gia (vận dụng) của nhà quản lý có ảnh hưởng mạnh đến tính khả thi của vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Malaysia.
Albu (2012) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị truyền thống thông qua khảo sát 109 doanh nghiệp tại Rumania. Kết quả cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng bao gồm: nguồn vốn, mức độ cạnh tranh, niêm yết cổ phiếu, và đặc biệt là nhận thức của nhân viên kế toán về tính hữu ích của việc vận dụng.
Trong điều kiện cạnh tranh, việc vận dụng phân tích CVP trong quá trình ra quyết định kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng, giúp nhà quản trị gia tăng giá trị doanh nghiệp. Nghiên cứu thực nghiệm của Mia & Clare, (1999); O’Conner và cộng sự (2004) cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa mức độ cạnh tranh với mức độ vận dụng các phương pháp kế toán quản trị.
Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả đã khảo sát trên 220 doanh nghiệp đã chỉ ra sự hiểu biết của nhà quản trị đối với thông tin mang lại từ kế toán quản trị, trong đó có đề cập đến công cụ phân tích CVP (gọi tắt là sự hiểu biết của nhà quản trị), trình độ của người phụ trách kế toán, quy mô doanh nghiệp, chiến lược, phân cấp quản lý là những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phương pháp kế toán quản trị chiến lược. Khi doanh nghiệp sử dụng càng nhiều công cụ của kế toán quản trị chiến lược thì thành quả đạt được về cả mặt tài chính và phi tài chính càng cao.
Nguyễn Phong Nguyên và Đoàn Ngọc Quế (2016) đã chỉ ra ảnh hưởng của nhân tố áp lực cạnh tranh và định hướng thị trường đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị. Hai tác giả đã nghiên cứu vai trò truyền dẫn của mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị, vai trò điều tiết của nhân tố áp lực cạnh tranh đối với sự ảnh hưởng của nhân tố định hướng thị trường đến mức độ sử dụng thông tin kế toán quản trị.
Năm 2016, tác giả Trần Ngọc Hùng đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, trong đó đề cập đến phân tích CVP là một trong các kỹ thuật ra quyết định của nhà quản trị Tác giả đã thực hiện khảo sát tại 290 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam. Các nhân tố tác giả nghiên cứu gồm: các nhân tố thuộc về doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, chi phí tổ chức), nhân tố thuộc về con người (trình độ nhân viên, nhận thức về kế toán quản trị của người điều hành doanh nghiệp), các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (mức độ sở hữu của nhà nước, mức độ cạnh tranh của thị trường). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố nhận thức về vận dụng kế toán quản trị của người điều hành doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh tới việc vận dụng kế toán quản trị, đánh giá tính hữu ích của các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị, trong đó có phân tích CVP. Tác giả cũng đề xuất vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định ngắn hạn hoặc các trường hợp đột xuất khi các nhà quản trị phải quyết định liên quan đến giá bán của những đơn hàng đặc biệt hoặc các chính sách bán hàng trong những trường hợp liên quan đến bán hàng cạnh tranh trực tiếp.
Tác giả Đào Thúy Hà (2017) đề cập đến việc sử dụng thông tin chi phí trong phân tích CVP tại các doanh nghiệp thép ở Việt Nam. Tác giả nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin chi phí phục vụ việc ra quyết định quản tri trong các doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra nhân tố cơ cấu tổ chức tạo ra sự khác biệt về nhu cầu sử dụng thông tin chi phí phục vụ nhà quản trị trong việc ra quyết định. Nhân tố cơ cấu trong nghiên cứu này được đo lường thông qua các mô hình tổ chức bộ phận, thang đo là thang đo định danh 5 cấp độ. Các doanh nghiệp sản xuất thép Việt Nam có cơ cấu tổ chức khác nhau có nhu cầu sử dụng thông tin chi phí khác nhau.
Thái Anh Tuấn (2019) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: áp lực cạnh tranh, mức độ phân quyền, tình trạng áp dụng công nghệ thông tin, nhận thức của nhà quản trị, trình độ chuyên môn của kế toán. Trong
nghiên cứu này, phân tích CVP là một nội dung của các kỹ thuật hỗ trợ ra quyết định, chịu ảnh hưởng mạnh nhất bởi nhân tố tình trạng áp dụng công nghệ thông tin – một trong các nội dung của điều kiện thuận lợi để vận dụng phân tích CVP hiệu quả.
Nguyễn Thị Ngọc Oanh (2016) nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ý định vận dụng kế toán quản trị môi trường tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam Việt Nam. Tác giả đã dựa vào lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM, mô hình kết hợp lý thuyết hành vi dự định và lý thuyết chấp nhận công nghệ (C-TAM-TPB) làm cơ sở xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng. Theo tác giả, ý định vận dụng kế toán quản trị môi trường chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: nhận thức sự hữu ích của kế toán quản trị môi trường, áp lực cưỡng chế, áp lực mô phỏng, áp lực tuân thủ quy chuẩn, nhân thức về rào cản khi áp dụng kế toán quản trị môi trường.
Cao Thị Huyền Trang và Nguyễn Thị Thủy (2018) nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Nhóm tác giả tiến hành khảo sát 125 doanh nghiệp, và sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích, đồng thời sử dụng lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989) kết hợp lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) và TRA (Fishbein và Ajzen, 1967) để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng, bao gồm: áp lực, nhận thức tính hữu ích, nhận thức sự tín nhiệm, rào cản áp dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố nhận thức tính hữu ích, nhận thức về sự tín nhiệm có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường.
Lê Thị Tú Oanh và Nguyễn Quốc Hưng (2020) đã vận dụng lý thuyết kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định vận dụng kế toán quản trị của các nhà quản lý. Các tác giả đã gửi 542 phiếu khảo sát cho kế toán và nhà quản trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến ý định vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam gồm: (1) Kỳ vọng kết quả (nhận thức tính hữu ích); (2) Kỳ vọng nỗ lực (nhận thức tính dễ sử dụng); (3) Nhận thức lòng tin; và (4) Định mức chủ quan. Nghiên cứu cho thấy các nhân tố ảnh hưởng giải thích được 60,618% sự khác nhau về ý định vận dụng kế toán quản trị, trong đó nhân tố Định mức chủ quan có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cần nâng cao nhận thức của nhà quản trị và kế toán về vai trò của kế toán quản trị, cải thiện sự hiểu biết và trình độ của kế toán, tăng tính hữu ích của các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp đối với các nhà quản trị là cần thiết cho việc tăng cường vận dụng kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Từ tổng quan công trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị trong đó có phân tích CVP, tác giả nhận thấy các công trình này có đóng góp nhất định trong việc phản ánh sự đa dạng nhân tố tác động đến vận dụng kế toán quản trị. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị theo lý thuyết kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT và lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM.
Khoảng trống nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã được tác giả hệ thống theo nội dung bao gồm: phân tích CVP phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh; vận dụng phân tích CVP trong các doanh nghiệp với ngành nghề khác nhau; nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị trong đó có phân tích CVP nhằm cung cấp thông tin hữu ích, tin cậy cho quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.
Thứ nhất, từ tổng quan công trình nghiên cứu về phân tích CVP và vận dụng phân tích CVP, các tác giả đã phát triển mô hình phân tích CVP từ giản đơn đến mở rộng, từ trong môi trường kinh doanh một sản phẩm đến môi trường kinh doanh đa sản phẩm. Các chỉ tiêu chi phí, giá bán, sản lượng, lợi nhuận trong mối quan hệ CVP được đề cập riêng lẻ trong từng công trình. Việc vận dụng phân tích CVP cũng được nghiên cứu trong các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, với các ngành nghề kinh doanh đa dạng như vận tải, bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, công nghiệp thực phẩm, may mặc, sản xuất nhựa,... Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu phân tích tổng thể các chỉ tiêu trong mối quan hệ CVP, vấn đề này chỉ được đề cập đến như một nội dung có liên quan trong các công trình nghiên cứu trong nước. Đặc biệt trong ngành CBTACN, các công trình nghiên cứu trước đó cũng chỉ đề cập đến chi phí hay giá bán mà chưa đề cập đến sự liên quan tổng thể giữa các chỉ tiêu trong mối quan hệ CVP. Có thể thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu phân tích CVP và vận dụng phân tích CVP trong các doanh nghiệp CBTACN.
Thứ hai, từ tổng quan các công trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị, tác giả nhận thấy một số nhân tố ảnh hưởng được nhắc đến trong mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM và mô hình lý thuyết kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT, là hai mô hình phân tích nhân tố ảnh hưởng đến dự định vận dụng và hành vi vận dụng trong các lĩnh vực kinh tế và công nghệ. Các nhân tố đó là: nhận thức của nhà quản trị, nhận thức của kế toán, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức lòng tin, đặc điểm doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, phân cấp