quản lý, cơ cấu tổ chức, môi trường xã hội, áp lực cạnh tranh. Từ tổng quan, tác giả nhận thấy chưa có công trình nào vận dụng mô hình lý thuyết TAM và UTAUT để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP. Vì vậy, tác giả cho rằng có thể kế thừa các nhân tố và tổng hợp thành các nhóm theo lý thuyết TAM và UTAUT như sau: (1) nhận tính tính hữu ích (nhận thức của nhà quản trị, nhận thức của kế toán), (2) nhận thức tính dễ sử dụng (kỳ vọng nỗ lực), (3) điều kiện thuận lợi (công nghệ thông tin, cơ cấu tổ chức), (4) ảnh hưởng xã hội (nhận thức sự tín nhiệm, định mức chủ quan). Đây là cơ sở để tác giả xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp.
Từ hai kết luận tổng quan ở trên, tác giả đã tìm thấy khoảng trống nghiên cứu cho đề tài của mình là nghiên cứu vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp CBTACN ở Việt Nam, đồng thời tác giả kế thừa các nhân tố ảnh hưởng trong mô hình lý thuyết TAM và UTAUT để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP tại các doanh nghiệp CBTACN ở Việt Nam.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích CVP. Các công trình này được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất gồm các nghiên cứu về mô hình phân tích CVP, các chỉ tiêu trong mối quan hệ CVP, phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Nhóm thứ hai gồm các công trình nghiên cứu vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định trong các ngành nghề khác nhau như sản xuất thép, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống, dịch vụ y tế, may mặc, vận tải… trên thế giới và tại Việt Nam. Bên cạnh đó, phân tích CVP là kỹ thuật của kế toán quản trị, nên để xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP, tác giả thực hiện tổng quan các công trình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị, trong đó đáng chú ý là các công trình phân tích nhân tố ảnh hưởng theo lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM và lý thuyết kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT. Đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vận dụng phân tích CVP, đồng thời cũng chưa có công trình nào nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP tại các DNCB TACN ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 2
- Tổng Quan Công Trình Nghiên Cứu Về Vận Dụng Phân Tích Cvp Tại Các Doanh Nghiệp
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Về Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận
- Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 6
- Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận Trong Việc Ra Quyết Định Kinh Doanh
- Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận Cung Cấp Thông Tin Trong Việc Ra Quyết Định Sau Khi Quá Trình Kinh Doanh Kết Thúc
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
2.1. Những vấn đề cơ bản về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP)
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của phân tích CVP
Khái niệm phân tích CVP
Lập kế hoạch lợi nhuận là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của nhà quản trị. Theo James A. Yunker và Penelope J. Yunker (1982), lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi 5 yếu tố là: giá bán, sản lượng tiêu thụ, chi phí biến đổi đơn vị, tổng chi phí cố định và cơ cấu tiêu thụ sản phẩm nên giá trị trong tương lai của 5 yếu tố này sẽ quyết định giá trị tương lai của lợi nhuận. Trong quá trình đó, nhà quản trị phải giải quyết mối quan hệ tốt nhất giữa chi phí, quy mô hoạt động và lợi nhuận mong muốn. Tuy nhiên có một số chi phí biến động tỷ lệ thuận với quy mô hoạt động, nhưng cũng có những chi phí không thay đổi khi quy mô hoạt động thay đổi. Vì vậy, để quyết định lựa chọn những phương án hoạt động tối ưu cần phải xem xét quy mô hoạt động trong mối quan hệ với chi phí và lợi nhuận.
Adenji (2008) nói rằng phân tích CVP là chi phí được xác định trước, lên kế hoạch và kiểm soát chi phí nhằm đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình sản xuất. Theo Adenji, phân tích CVP là phương pháp phân tích lợi nhuận theo sự biến đổi chi phí và sản lượng.
Abdullahi (2017) mô tả phân tích CVP như một ước tính về sự thay đổi sản lượng tiêu thụ, giá bán ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Như vậy, phân tích CVP là phân tích cho phép đánh giá sự biến động bên trong và mối quan hệ tối ưu giữa giá bán sản phẩm, tổng chi phí cố định, chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm, cơ cấu chi phí, số lượng sản xuất và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, cũng như ảnh hưởng của sự thay đổi đó đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên những dự báo về doanh thu hoạt động, doanh nghiệp xác định cơ cấu chi phí phù hợp để đạt được lợi nhuận tối đa.
Mặt khác, phân tích CVP cũng là một kỹ thuật xem xét các thay đổi về lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ, chi phí và giá bán, là công cụ có giá trị trong việc xác định phạm vi và quy mô về vấn đề kinh tế mà doanh nghiệp phải đối mặt. Phân tích CVP được sử dụng để cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch và ra quyết định như lựa
chọn các phương án trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất, khai thác năng lực sản xuất phù hợp trong điều kiện nền kinh tế suy thoái hay tăng trưởng. Vì vậy để lập kế hoạch cho tương lai, kế toán cần thu thập thông tin về: sản phẩm hay dịch vụ có ảnh hưởng đến tối đa hóa lợi nhuận; sản lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận mục tiêu; thu nhập cần thiết để tránh lỗ; lãi góp có thể bù đắp chi phí cố định để tránh rủi ro; doanh nghiệp có nên tự động hóa thay cho nhân công; doanh nghiệp có nên tăng cường quảng cáo để tăng doanh thu.
Ý nghĩa của phân tích CVP trong quản trị doanh nghiệp
Phân tích CVP có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng cung cấp thông tin đa chiều và chính xác về mọi sự biến động của quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích CVP cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị cho toàn bộ quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước quá trình kinh doanh, các nhà quản trị cần có thông tin ngân sách dự toán, kế hoạch tiêu thụ cũng như lợi nhuận mục tiêu. Để có được những thông tin này, trước hết doanh nghiệp phải xác định điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, nhưng phân tích điểm hoà vốn, xác định doanh thu, sản lượng và thời gian để hoà vốn là cần thiết cho doanh nghiệp. Bởi căn cứ vào điểm hoà vốn, doanh nghiệp sẽ tránh lỗ và cung cấp các thông tin hữu ích trong việc ứng xử chi phí tại các mục tiêu khác nhau nhằm khai thác tối đa các yếu tố sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh cũng như đưa ra các quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn.
Mục tiêu lợi nhuận luôn được các nhà quản trị trong doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, phân tích CVP là cơ sở để doanh nghiệp xác định lợi nhuận kế hoạch hay lợi nhuận mong muốn. Hay nói cách khác, các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xác định mức tiêu thụ sản phẩm với số lượng như thế nào, cơ cấu sản phẩm ra sao để đạt được lợi nhuận mong muốn (Hilton R.W, 2002).
Phân tích CVP là căn cứ để nhà quản trị xác định giá bán phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu nhập tối đa. Ngoài ra, phân tích CVP còn là căn cứ giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định ngắn hạn như có nên thay đổi giá bán, thay đổi chi phí biến đổi, chi phí cố định hay thay đổi cơ cấu tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu chi phí…. có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Adenji (2008).
Dựa trên các mục tiêu chiến lược, kế hoạch tiêu thụ, các nhà quản trị đưa ra các quyết định thực hiện các bản kế hoạch đó. Quá trình kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục thông qua các quyết định của nhà quản trị.
Các nhà quản trị sẽ ra quyết định dựa trên những thông tin có được từ phân tích CVP. Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh, các nhà quản trị cũng cần giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quyết định. Phân tích CVP là một công cụ quan trọng của quản trị doanh nghiệp, nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi khả năng tiềm tàng về các nguồn nhân lực, vật lực hiện có của doanh nghiệp sau khi ra các quyết định mức sản lượng tiêu thụ, hoặc định giá bán để đạt được lợi nhuận mục tiêu, hay đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu có yếu tố nào biến động do điều kiện khách quan của thị trường hay do điều kiện chủ quan của doanh nghiệp, các nhà quản tri dựa trên phân tích CVP để xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đó đến lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp.
Xuyên suốt quá trình kinh doanh luôn gắn liền với quyết định của các nhà quản trị, hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không phụ thuộc và các quyết định quản trị. Do đó, sau khi kết thúc quá trình kinh doanh, doanh nghiệp cần đánh giá được tình hình thực hiện so với chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Phân tích CVP sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị đánh giá được điều này.
Phân tích CVP giúp cho các nhà quản trị đánh giá được mức độ biến động giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận mục tiêu, giữa sản lượng tiêu thụ và sản lượng hoà vốn, để từ đó đánh giá các quyết định đưa ra có đúng đắn, đánh giá tình hình thực hiện có đạt được lợi nhuận mục tiêu. Thông qua việc đánh giá đó, DN tìm ra các nguyên nhân để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như rút ra được những bài học trong việc đưa ra quyết định điều hành kinh doanh. Mặt khác, từ việc phân tích độ nhạy của giá bán, độ nhạy của chi phí, doanh nghiệp tìm được xu hướng hoạt động kinh doanh, xác định được yếu tố nào có ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi của lợi nhuận để có những quyết định kinh doanh phù hợp.
2.1.2. Các chỉ tiêu trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận
Chi phí
Chi phí là nhân tố quan trọng trong phân tích CVP. Thông tin hữu ích về chi phí giúp nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh trên cơ sở độ nhạy của thị trường.
Do được xem xét dưới nhiều khía cạnh khác nhau nên tồn tại nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về chi phí. Nhưng quan điểm chung nhất là nghiên cứu chi phí gắn với hoạt động của một bộ phận, một tổ chức xác định.
Trên góc độ của kế toán quản trị, theo tác giả Ngô Thế Chi (2010) “Chi phí có thể được coi là những khoản phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động khi tổ chức thực
hiện, kiểm tra, ra quyết định, hoặc chi phí có thể là dòng phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những lợi ích mất đi do lựa chọn phương án, hi sinh cơ hội kinh doanh”. Nhận thức về chi phí theo quan điểm kế toán quản trị chú trọng đến sự lựa chọn sự so sánh, liên hệ với mục tiêu (kết quả) của hoạt động hơn là chú trọng vào chứng từ, chứng từ ghi nhận phát sinh.
Theo Dugdale và Jones (2003), khi đưa ra quyết định ngắn hạn, nhà quản trị sử dụng chi phí biến đổi hoặc chi phí trực tiếp và phân tích sự biến đổi của chi phí theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu cơ bản của phân tích CVP. Chi phí biến đổi được nghiên cứu một cách nghiêm túc khi có quan điểm khác nhau giữa phương pháp chi phí truyền thống và phương pháp chi phí đầy đủ
Trong mối quan hệ CVP, chi phí được nhìn nhận dưới góc độ chi phí biến đổi và chi phí cố định (Walther, Skousen, 2009). Đây là cách thức phân loại chi phí theo hình thái biến đổi của chi phí. Trong luận án, tác giả tiếp cận chi phí theo cách thức phân loại này.
Hình thái biến đổi của chi phí là thuật ngữ để biểu thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với các mức độ hoạt động đạt được. Các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động cũng rất đa dạng. Trong doanh nghiệp sản xuất ta thường gặp các chỉ tiêu thể hiện mức độ hoạt động như: khối lượng công việc đã thực hiện, khối lượng sản phẩm sản xuất, số giờ máy hoạt động…. Khi xem xét hình thái biến đổi của chi phí, cũng cần phân biệt rò phạm vi hoạt động của doanh nghiệp ở mức độ hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong từng kỳ. Phạm vi hoạt động chỉ rò các năng lực hoạt động tối đa như công suất máy móc thiết bị, số giờ công lao động của công nhân,… mà doanh nghiệp có thể khai thác, còn mức độ hoạt động chỉ các mức hoạt động cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ trong giới hạn của phạm vi hoạt động đó.
Khi nói đến hình thái biến đổi của chi phí, chúng ta thường hình dung đến một sự thay đổi tỉ lệ giữa chi phí với các mức độ hoạt động đạt được: mức độ hoạt động càng cao thì lượng chi phí phát sinh càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, loại chi phí có hình thái biến đổi như vậy chỉ là một bộ phận trong tổng số chi phí của doanh nghiệp. Một số loại chi phí có tính chất cố định, không phụ thuộc theo mức độ hoạt động đạt được trong kỳ, và ngoài ra, cũng có một số các chi phí khác mà hình thái biến đổi của chúng là sự kết hợp của cả hai loại chi phí kể trên. Chính vì vậy, xét theo hình thái biến đổi, chi phí của doanh nghiệp được chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định và chi phí hỗn hợp (Hess, 1903).
- Chi phí biến đổi: là những chi phí, xét về lý thuyết có sự thay đổi tỉ lệ với các mức độ hoạt động. Chi phí biến đổi chỉ phát sinh khi có các hoạt động xảy ra. Tổng số
chi phí biến đổi sẽ tăng (hoặc giảm) tương ứng với sự tăng (hoặc giảm) của mức độ hoạt động, nhưng chi phí biến đổi tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi.
- Chi phí cố định: xét về lý thuyết, là các chi phí không có sự thay đổi theo các mức độ hoạt động đạt được trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Vì tổng số chi phí cố định là không thay đổi nên khi mức độ hoạt động tăng thì chi phí cố định tính theo đơn vị các mức độ hoạt động sẽ giảm và ngược lại.
Chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong doanh nghiệp sản xuất là các chi phí liên quan đến cơ sở vật chất tạo ra năng lực hoạt động cơ bản của doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc thiết bị, do đó, với xu hướng tăng cường hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của các doanh nghiệp như hiện nay thì tỉ trọng chi phí cố định ngày càng tăng cao trong tổng số chi phí của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao, tuy nhiên cũng nhiều rủi ro. Việc nắm bắt và kiểm soát được tỷ trọng chi phí cố định trong tổng chi phí của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp quản trị tốt các hoạt động cũng như đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả.
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí cố định. Hiểu theo một cách khác, phần chi phí cố định trong chi phí hỗn hợp là bộ phận chi phí cơ bản để duy trì các hoạt động ở mức độ tối thiểu, còn phần chi phí biến đổi là bộ phận chi phí sẽ phát sinh tỉ lệ với mức độ hoạt động tăng thêm. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chi phí hỗn hợp cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong các chi phí như: chi phí điện thoại, chi phí bảo trì,…. Để quản lý và kiểm soát chi phí, cần nắm bắt được yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định trong chi phí hỗn hợp.
Theo Theo Fong-Ching Yuan (2009), các nhà quản trị có thể ra quyết định sai lầm nếu các phân tích về lợi nhuận không chính xác do không đầy đủ dữ liệu. Để xác định đầy đủ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến lợi nhuận, chúng ta cần phân tích ảnh hưởng một cách riêng biệt. Tác giả cũng chỉ ra rằng lợi nhuận cao nhất chỉ khi giá cao và chi phí biến đổi thấp, từ đó cho thấy chi phí biến đổi có tác động đáng kể đến lợi nhuận. Tác giả mô tả biến đổi của lợi nhuận liên quan đến sự biến đổi đồng thời của chi phí cố định, chi phí biến đổi đơn vị và sản lượng tiêu thụ.
Như vậy, yếu tố chi phí tác động đến lợi nhuận trong mối quan hệ CVP là chi phí liên quan đến sản lượng tiêu thụ chứ không phải chi phí liên quan đến sản lượng sản xuất.
Cơ cấu chi phí
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa ra quyết định xác định cơ cấu chi phí cho phù hợp có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều cách tiếp cận đến cơ cấu chi phí nhưng trong phân tích CVP, cơ cấu chi phí đề cập đến tỷ trọng giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp
Tổng chi phí biến đổi
= Tổng chi phí cố định
Không có mô hình cơ cấu chi phí chuẩn nào cho mọi doanh nghiệp. Vì vậy, để xác định cơ cấu chi phí hợp lý cho một doanh nghiệp, cần dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đó, xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tình hình biến động của thị trường (Garrison & Noreen, 2003).
Phân tích cơ cấu chi phí giúp cho doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sử dụng chi phí từ đó có những quyết định điều chỉnh chi phí sao cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Cơ cấu chi phí cũng tác động tới mức độ an toàn hay rủi ro hoạt động của doanh nghiệp.
Nhìn chung, doanh nghiệp có cơ cấu chi phí cố định càng cao thì doanh nghiệp càng rủi ro. Tuy nhiên, cơ cấu chi phí cố định cao có thể đem lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh và tỷ lệ lợi nhuận góp càng cao.
Sản lượng tiêu thụ
Ngay khi lần đầu được nghiên cứu mối quan hệ CVP của Hess cũng đã chỉ rò yếu tố sản lượng tiêu thụ sản phẩm có mối quan hệ với chi phí. Do đó, khi phân tích CVP cũng cần nghiên cứu đến sản lượng tiêu thụ, và yếu tố sản lượng tiêu thụ thay đổi ảnh hưởng đến chí phí và lợi nhuận. Do vậy, phân tích CVP trong việc ra quyết định sẽ là căn cứ để doanh nghiệp xác định được mức sản lượng tiêu thụ cũng như cơ cấu sản lượng tiêu thụ để doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận tối đa.
Theo Neil Kokemuller (2013), sản lượng tiêu thụ là sản lượng mà doanh nghiệp bán ra tạo nên một lợi ích kinh tế trong một kỳ nhất định. Ví dụ: doanh nghiệp có thể bán 500 đơn vị sản phẩm với tổng doanh số là 10.000 đô la trong một tháng nhất định. Khi doanh nghiệp tiêu thụ được mức sản lượng đạt được doanh thu bù đắp được chi phí thì mỗi sản phẩm bán thêm sẽ tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến doanh thu và duy trì cùng một khối lượng bán hàng, lợi nhuận sẽ tăng lên.