Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận Trong Việc Ra Quyết Định Kinh Doanh


Phân tích mối quan hệ này có ý nghĩa đối với quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận, kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả hoạt động phục vụ việc ra các quyết định kinh doanh.

2.2. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh

2.2.1. Khái quát về quyết định kinh doanh

Theo quan điểm của quản trị học, quyết định kinh doanh là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm đưa ra chương trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề trên cơ sở hiểu rò quy luật vận động khách quan của đối tượng quản trị.

Theo quan điểm của kế toán quản trị, quyết định là sự lựa chọn từ nhiều phương án cụ thể khác nhau.

Ra quyết định là sự lựa chọn một trong số các phương án hành động. Các nhà quản trị xem việc ra quyết định là công việc trung tâm của họ. Trong thực tế đôi khi quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng, ít đòi hỏi về thời gian hay sự nỗ lực hay có khi nó chỉ chi phối hành động trong ít phút. Nhưng cũng có khi những quyết định có ảnh hưởng lâu dài đối với doanh nghiệp, đòi hỏi nhiều công sức của người ra quyết định. Ra quyết định là một công việc đầy khó khăn và thách thức đối với nhà quản trị khi môi trường tác động vào tổ chức ngày càng phức tạp và thay đổi nhanh, đòi hỏi nhà quản trị phải nắm vững lý thuyết ra quyết định. Quá trình ra quyết định quản trị mang tính khoa học. Do vậy, để ra quyết định có hiệu quả, các nhà quản trị phải có đầy đủ các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích thông tin thích hợp (Weygandt, Kimmel, Kieso, 2009)

Có thể phân loại các quyết định kinh doanh theo nhiều tiêu thức khác nhau.

- Theo tính chất của các quyết đinh:

Quyết định chiến lược: thường do các nhà quản trị cấp cao thực hiện, có tầm quan trọng đặc biệt, xác định phương hướng và đường lối hoạt động của tổ chức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Quyết định chiến thuật: thường do những nhà quản trị cấp giữa thực hiện, giải quyết vấn đề bao quát trong một lĩnh vực hoạt động, liên quan đến mục tiêu của các bộ phận chức năng trong một thời kỳ nhất định và triển khai từ quyết định chiến lược.

Quyết định tác nghiệp: thường do các nhà quản trị cấp thấp thực hiện, liên quan đến việc điều hành các công việc hàng ngày, giải quyết những vấn đề mang tính chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ phận, cá nhân trong tổ chức.

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 7


- Theo phạm vi thực hiện:

Quyết định toàn cục: có tầm ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận trong tổ chức và thường được ra bởi nhà quản trị cấp cao.

Quyết định bộ phận: chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một vài bộ phận trong tổ chức và do nhà quản trị cấp thấp quyết định.

- Theo thời gian thực hiện:

Quyết định dài hạn: thường do nhà quản trị cấp cao đưa ra, được thực hiện trong khoảng thời gian dài.

Quyết định trung hạn: thường do nhà quản trị cấp trung đưa ra, thực hiện trong thời gian tương đối dài.

Quyết định ngắn hạn: thường do nhà quản trị cấp thấp đưa ra. Quyết định này được giải quyết tức thì, nhanh chóng và thường mang tính chuyên môn, nghiệp vụ thuần tuý.

- Theo chức năng quản trị:

Quyết định kế hoạch: xoay quanh vấn đề phân tích, xây dựng và lựa chọn phương án hay kế hoạch hành động.

Quyết định về tổ chức: liên quan đến xây dựng cơ cấu tổ chức hay vấn đề nhân sự.

Quyết định điều hành: xoay quanh đến việc đánh giá kết quả, tìm nguyên nhân hay biện pháp nhằm điều chỉnh, khắc phục vấn đề.

Các quyết định quản trị phải đảm bảo được các yêu cầu: (1) Có căn cứ khoa học; (2) Bảo đảm tính pháp lý; (3) Bảo đảm tính thống nhất; (4) Bảo đảm tính cụ thể;

(5) Chỉ rò thời gian thực hiện; (6) Phải được đưa ra kịp thời.

Để đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả, các nhà quản trị cần có thông tin một cách đầy đủ về chi phí, giá bán, cơ cấu tiêu thụ và lợi nhuận. Phân tích mối quan hệ CVP là một công cụ hữu ích giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu (Fong-Ching Yuan, 2009).

2.2.2. Nội dung phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh

Phân tích mối quan hệ CVP cung cấp thông tin hữu ích giúp các nhà quản trị ra quyết định kinh doanh từ trước, trong và sau quá trình kinh doanh. Ở mỗi thời điểm của quá trình kinh doanh, các nhà quản trị cần những thông tin khác nhau. Phân tích CVP sẽ cung cấp thông tin theo từng thời điểm của quá trình kinh doanh.


2.2.2.1. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cung cấp thông tin trong việc ra quyết định trước quá trình kinh doanh

Thông tin mà doanh nghiệp cần có trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh là xác định được mục tiêu, chiến lược từ đó lập các kế hoạch kinh doanh cụ thể. Mục tiêu của doanh nghiệp luôn tối đa hoá lợi nhuận, để xác định lợi nhuận tối ưu, trước hết doanh nghiệp cần phân tích điểm hoà vốn.

Phân tích điểm hoà vốn (BEP- Breakeven Point)

Phân tích điểm hòa vốn là nội dung quan trọng trong phân tích CVP. Điểm hòa vốn là điểm mà thu nhập từ hoạt động kinh doanh đủ bù đắp chi phí, tổng doanh thu bằng chi phí cố định cộng tổng chi phí biến đổi. Kết quả phân tích cung cấp thông tin cho nhà quản trị về mức sản lượng tiêu thụ tối thiểu để tránh lỗ, sản lượng tiêu thụ cần thiết để đạt mức lợi nhuận mong muốn và xác định giá bán cạnh tranh. Phân tích điểm hòa vốn là phân tích khởi đầu trong việc lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Gonzales, 2001; Konstaintinos and Basil, 2008).

Trong lý thuyết kinh tế và thực tiễn, phân tích CVP được vận dụng để xác định điểm tới hạn hoặc ngưỡng sinh lời. Đây là công cụ hiệu quả để phân tích rủi ro, từ đó điểm hòa vốn có thể được định nghĩa như là thước đo tính linh hoạt trong mối quan hệ với những biến động của hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố không lường trước được trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Vì vậy, phân tích rủi ro được hiểu là phân tích tính linh hoạt. Bất kể năng lực tài chính ở mức nào, tính linh hoạt có thể được xác định theo khả năng thích ứng và phản ứng một cách hiệu quả của doanh nghiệp với những thay đổi của môi trường kinh doanh (Gabriela Busan, Claudia Dina, 2009)

Điểm hòa vốn có thể được xác định bằng thước đo hiện vật (sản lượng hòa vốn), bằng thước đo giá trị (doanh thu hòa vốn) hoặc thước đo thời gian (thời gian hòa vốn), tính cho từng sản pẩm hoặc một nhóm các sản phẩm hoặc toàn bộ sản phẩm của doanh nghiệp. Các giả định ngầm trong phân tích là: không thể thay đổi giá mua của các yếu tố sản xuất, không thể tác động đến giá của hàng hóa sản xuất và tiêu thụ, chi phí cố định không thay đổi theo thời gian, các chi phí biến đổi thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động.

Phân tích điểm hòa vốn tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm

Các phương pháp để xác định điểm hòa vốn gồm: Phương pháp phương trình, phương pháp lợi nhuận góp và phương pháp đồ thị.


Sản lượng hòa vốn

(1) Phương pháp phương trình: liên quan đến sự biểu diễn kết quả lợi nhuận theo phương trình sau:

PE = (P*QS) – (vc*QS) – FC

Phương pháp này đưa ra cách chung nhất để tiếp cận phân tích hòa vốn.

(2) Phương pháp lợi nhuận góp: là cách tiếp cận thứ hai để xác định điểm hòa vốn, liên quan đến cải thiện phương pháp phương trình như sau:

PE = (P – vc)*QS – FC (P – vc)*QS = PE + FC

vc * QS = PE + FC

PE + FC

Q =

P - vc


Tại điểm hòa vốn thì lợi nhuận bằng không do đó sản lượng hòa vốn được xác định như sau:


QHV =

FC

P - vc


(3) Phương pháp đồ thị: biểu diễn mối liên quan giữa chi phí và tổng doanh thu ở bên phải của đồ thị, chỉ ra điểm mà hai đường thẳng này giao nhau tại ngưỡng sinh lời. Tại điểm này, tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Sự thay đổi của doanh thu và tổng chi phí thể hiện ở đồ thị sau:


Đường doanh thu

Đường chi phí

BEP

Vùng lỗ

y

Vùng lãi


Chi phí biến đổi


Chi phí cố định


0


Hình 2.1. Đồ thị điểm hoà vốn


x Sản lượng tiêu thụ


Doanh thu hòa vốn : Doanh thu hòa vốn là doanh thu tiêu thụ tại mức sản lượng hòa vốn.


DT = P FC = FC

HV PV - vc


DThv = FC CMR

(P - vc) P


Trong đó: CMR: Tỷ lệ lợi nhuận góp

Thời gian hoà vốn

Thời gian hoà vốn là thời gian cần thiết để doanh nghiệp tiêu thụ đến mức sản lượng hòa vốn và đạt doanh thu hòa vốn.

DTHV


THV =

Trong đó: DT

x Thời gian kỳ phân tích

THV: Thời gian hoà vốn DTHV: Doanh thu hoà vốn

DT: Doanh thu đạt được kỳ phân tích


Việc xác định thời gian hoà vốn có ý nghĩa trong công tác hoạch định hàng năm, liên quan thời điểm thích hợp trong năm để lập các chương trình khuyến mại, hay điều chỉnh chính sách kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ nhằm tăng thêm doanh số và lợi nhuận. Trong trường hợp thời gian hoà vốn lớn, doanh nghiệp cần xem xét các giải pháp phù hợp để tránh nguy cơ có thể kinh doanh thua lỗ do những biến động bất thường từ thị trường trong năm tới.

Theo Fong-Ching Yuan (2009), phân tích điểm hòa vốn dựa trên lãi góp được chú trọng nghiên cứu trong môi trường kinh doanh hiện đại, công cụ phân tích CVP, gọi chung là phân tích hòa vốn, được sử dụng rộng rãi trong việc ra quyết định quản trị. Khi phân tích điểm hoà vốn cho thấy giá bán và sản lượng hoà vốn có mối quan hệ ngược chiều. Khi giá bán tăng thì sản lượng hoà vốn giảm và ngược lại.

Phân tích điểm hòa vốn tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm

Trong thực tế, các doanh nghiệp thường sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro. Việc phân tích điểm hoà vốn trong những tổ chức như vậy thường phức tạp hơn, đặc biệt là liên quan đến chi phí cố định, tính không tương đương về cách ứng xử chi phí và đơn vị đo lường của các sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn, chi phí cố định nếu liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ và hoạt động thì không thể phân bổ cho từng hoạt động được vì việc phân bổ theo một tiêu thức nào đó đều không đảm bảo đánh giá đúng đắn về hoà vốn. Có thể một hoạt động được phân bổ chi phí cố định chung cao, nhưng trên thực tế hoạt động đó lại ít gánh chịu chi phí cố định này. Trong trường hợp đơn vị đo lường khác nhau thì khổng thể thực hiện phép cộng để tính chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm. Do vậy, khi phân tích điểm hoà vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh đa sản phẩm xác định trên lợi nhuận góp bình quân và tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân. (Stefan Daniel, 2012)

FC

QHV =


c m



DThv =

FC



Trong đó: c m : Lơi nhuận góp đơn vị sản phẩm bình quân

CMR: Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân

Từ phân tích điểm hoà vốn, các nhà quản trị có căn cứ để đưa ra quyết định xác định cơ cấu sản lượng và giá bán tối ưu của từng sản phẩm trong tổng thể để đạt được lợi nhuận mục tiêu.


Phân tích lợi nhuận mục tiêu

Một trong những nội dung của phân tích CVP là xác định doanh thu và sản lượng sản phẩm tiêu thụ để đạt được lợi nhuận mục tiêu. Kế hoạch lợi nhuận có thể biểu hiện dưới hình thức tổng mức lợi nhuận hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Kế hoạch lợi nhuận cũng chú ý đển ảnh hưởng của nhân tố thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để phân tích đúng đắn mức doanh thu và sản lượng cần thiết để đạt mức lợi nhuận mục tiêu. Việc phân tích lợi nhuận mục tiêu sẽ giúp cho các nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh tối ưu (Glautier, M., & Underdown, B. 2001)

Xuất phát từ công thức xác định lợi nhuận, sản lượng tiêu thụ cần thiết và doanh thu cần thiết để đạt lợi nhuận mục tiêu được xác định:

PE = (P*QS) – (vc*QS) – FC FC + PEmt

Qct =

Cm

FC + PEmt

DTct =

CMR

Trong đó:

Qct: Số lượng sản phẩm tiêu thụ cần thiết DTct: Doanh thu cần thiết

PEmt : Tổng lợi nhuận mục tiêu

Ngoài ra, phân tích CVP cũng giúp cho doanh nghiệp xác định giá bán để đạt được lợi nhuận mục tiêu.

FC + PEmt

P =

QS


+ vc


Sau điểm hòa vốn, do chi phí cố định đã được bù đắp toàn bộ nên giá bán tối thiểu là giá bán đủ để bù đắp chi phí biến đổi, khi đó giá để đạt được lợi nhuận mục tiêu là:

P = vc + pemt Trong đó: pemt là lợi nhuận mục tiêu đơn vị sản phẩm

2.2.2.2. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định trong quá trình kinh doanh

Sau khi doanh nghiệp xác định được chiến lược phát triển cũng như các kế


hoạch kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện thông qua các quyết định cụ thể. Để đưa ra các quyết định kinh doanh, các nhà quản trị căn cứ trên các yếu tố phi tài chính và yếu tố tài chính. Phân tích CVP cung cấp thông tin tài chính giúp nhà quản trị xác định mức biến động lợi nhuận của từng phương án kinh doanh và đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh khi mức biến động của lợi nhuận lớn hơn 0 (R>0).

(1) Đối với những doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm

Lựa chọn phương án kinh doanh khi chi phí biến đổi đơn vị và sản lượng tiêu thụ thay đổi

Khi có sự thay đổi về giá cả các yếu tố đầu vào hoặc doanh nghiệp có chiến lược khuyến mãi,… thì sẽ làm thay đổi sản lượng tiêu thụ, gây ảnh hưởng đến doanh thu và tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều đó ảnh hưởng đến quyết định của các nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương án kinh doanh.

Trong trường hợp chi phí cố định không thay đổi, thì mức thay đổi của lợi nhuận chính là mức thay đổi của lợi nhuận góp. Vì vậy, thay vì phải xác định mức thay đổi của lợi nhuận, doanh nghiệp xác định mức thay đổi của lợi nhuận góp. Mức thay đổi của lợi nhuận góp được xác định như sau:

Xuất phát từ công thức xác định lợi nhuận góp: CM = (P – vc)*QS

Tại mức ban đầu, ta có sản lượng tiêu thụ là QS0, giá bán đơn vị ban đầu là P0, chi phí biến đổi đơn vị ban đầu là vc0, lợi nhuận góp ban đầu là: CM0 = (P0 – vc0)* QS0

Khi yếu tố chi phí biến đổi đơn vị thay đổi thành CVU1, yếu tố sản lượng tiêu thụ cũng thay đổi là QS1, với giá bán đơn vị không thay đổi, lợi nhuận góp được xác định:

CM1 = (P0 – vc1)*QS1

Từ đó, mức thay đổi của lợi nhuận góp được xác định là: Δ CM = CM1 – CM0 Kết quả sẽ xảy ra một trong hai khả năng:

- Δ CM 0: Lợi nhuận không tăng, với quyết định ngắn hạn thì không nên thay đổi chi phí biến đổi đơn vị, với quyết dịnh dài hạn thì tuỳ thuộc vào dự báo tương lai

- Δ CM > 0: Lợi nhuận tăng, với quyết định ngắn hạn thì nên thay đổi chi phí biến đổi đơn vị.

Lựa chọn phương án kinh doanh khi tổng chi phí cố định và sản lượng tiêu thụ thay đổi

Khi doanh nghiệp có kế hoạch thay đổi máy móc thiết bị, tăng chi phí quảng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022