Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 2


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ


Hình 2.1. Đồ thị điểm hoà vốn 44

Hình 2.2. Mô hình lý thuyết chấp nhận và công nghệ TAM 52

Hình 2.3. Mô hình lý thuyết UTAUT 54

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 60

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 61

Hình 4.1. Sản lượng thức ăn công nghiệp tại Việt Nam những năm gần đây 82

Hình 4.2. Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam 2017 – 2019 83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Hình 4.3. Thị phần doanh nghiệp TACN trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam 84

Hình 4.4. Kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam từ 2017 - 2019 85

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 2

Hình 4.5. Thị trường xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 2018 85

Hình 4.6. Quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi 87

Hình 4.7. Mô hình tổ chức bộ phận đơn giản 89

Hình 4.8. Mô hình tổ chức bộ phận chức năng của Công ty cổ phần Việt Long 90

Hình 4.9. Mô hình tổ chức bộ phận chức năng của Công ty TNHH Thương mại VIC 90

Hình 4.10. Mô hình tổ chức chiến lược của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Trung

Ương 91

Hình 4.11. Mô hình tổ chức chiến lược của Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco ...92 Hình 4.12. Tỷ lệ doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi xác định điểm hoà vốn...104 Hình 4.13. Sơ đồ chuẩn hóa CFA mô hình nghiên cứu 115

Hình 4.14. Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 119


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Lý do chọn đề tài

Để tăng khả năng cạnh tranh trong các doanh nghiệp nói chung, trong ngành công nghiệp sản xuất nói riêng, các nhà quản lý cần sử dụng đa dạng các công cụ kế toán quản trị khác nhau. Trong đó, phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng và lợi nhuận (CVP) là một công cụ giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh tối ưu (Fong-Ching Yuan, 2009), nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng trong hoạt động tài chính là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Phân tích CVP đề cập đến mối quan hệ kinh tế cơ bản thể hiện sự liên quan của chi phí cố định, chi phí biến đổi, khối lượng bán hàng, đơn giá, doanh thu, lợi nhuận. Thông qua việc nghiên cứu và nắm vững mối quan hệ CVP, nhà quản trị có thể khai thác tối đa các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, sử dụng và phát huy hiệu quả mọi nguồn lực trong doanh nghiệp nhằm thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định lựa chọn hay điều chỉnh phương thức sản xuất kinh doanh… nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), phân tích CVP nằm ở giai đoạn phát triển thứ hai của kế toán quản trị, thuộc kế toán quản trị truyền thống và vẫn được sử dụng phổ biến ở các quốc gia (Abdel-Kader và Luther, 2006; Uyar, 2010; Yalcin, 2012). Nội dung phân tích về chi phí, doanh thu và lợi nhuận là những vấn đề cơ bản luôn được các nhà quản trị quan tâm ở mọi thời đại. Vì thế, phân tích CVP được sử dụng xuyên suốt nhằm cung cấp thông tin phù hợp trong các giai đoạn kinh doanh, đóng góp vào hệ thống thông tin kế toán quản trị và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp (Horngren, 2011). Tuy nhiên, vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp sản xuất là khác nhau bởi đặc điểm của doanh nghiệp (ngành nghề, cơ cấu tổ chức, năng lực cạnh tranh,…) và nhận thức của nhà quản trị về tầm quan trọng của sử dụng thông tin kế toán.

Để phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi thì thức ăn cho ngành này chính là nhân tố mắt xích quan trọng vốn đang được coi là giải pháp đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Theo dự báo của các chuyên gia đến từ Grand View Research, đến năm 2020 thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ đạt quy mô khoảng 10,55 tỉ USD. Nhu cầu của thị trường khi đó có thể tăng lên từ 25 đến 26 triệu tấn thức ăn nên những năm gần đây ngành này đang có sự tăng trưởng và phát triển ổn định với tốc độ tăng đạt từ 13 đến 15%/năm. Tuy nhiên, theo Cục chăn nuôi Việt Nam, hoạt động sản xuất TACN trong nước hiện nay gần như không đáp ứng được nhu cầu nội địa mà chủ yếu vẫn là nguồn ngoại nhập. Điều đó cho thấy thị trường thức ăn chăn


nuôi ở Việt Nam là một thị trường nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp chế biến thức ăn của ngành này. Bên cạnh những cơ hội đối với các doanh nghiệp sản xuất TACN thì thách thức đặt ra trong hoạt động kinh doanh của ngành này là không nhỏ. Bởi, áp lực cạnh tranh của ngành khá cao, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn đứng trước việc phải ra quyết định kinh doanh như xác định giá bán, lựa chọn phương án tiêu thụ tối ưu khi các yếu tố của quá trình hoạt động kinh doanh thay đổi,... Vì vậy, doanh nghiệp CNTACN cần có một hệ thống thông tin phù hợp giúp cho các nhà quản trị ra quyết định chính xác và kịp thời. Với đặc trưng của ngành là quy trình sản xuất đơn giản, chi phí chủ yếu là chi phí trực tiếp liên quan đến từng mẻ chế biến, việc phân bổ chi phí chung thường theo khối lượng, nên việc vận dụng phân tích CVP để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị là điều cần thiết

Hơn nữa qua quá trình khảo sát sơ bộ, tác giả nhận thấy việc vận dụng phân tích CVP tại các DN CBTACN ở Việt Nam còn nhiều vướng mắc và chưa triệt để nên việc khai thác tính hữu ích của thông tin do phân tích CVP cung cấp cho việc ra quyết định kinh doanh còn hạn chế. Việc vận dụng phân tích CVP trong các DN CBTACN ở Việt Nam chịu sự tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, có thể làm gia tăng ý định vận dụng và tính khả thi của vận dụng phân tích CVP trong các DN CBTACN ở Việt Nam hoặc ngược lại. Từ những lý do nêu trên, tác giả nhận thấy cần có nghiên cứu chuyên sâu về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh cũng như nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Vì vậy, trong bối cảnh đó, đề tài luận án: “Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam” mang tính thời sự và cấp thiết, Theo đó, tác giả đi sâu nghiên cứu phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh cả về mặt thực trạng vận dụng và nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ CVP và thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể gồm:

- Hệ thống hóa và làm rò cơ sở lý luận về phân tích CVP

- Nghiên cứu thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.


- Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.

- Khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết

định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam

3. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

(1) Phân tích CVP có ý nghĩa như thế nào trong việc ra quyết định kinh doanh?

(2) Thực trạng phân tích CVP trong các DN CBTACN ở Việt Nam như thế nào?

(3) Các nhân tố ảnh hưởng tới vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam như thế nào?

(4) Cần những giải pháp nào để tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Để đánh giá được thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của đề tài là:

- Tổng quan nghiên cứu phân tích CVP và nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP.

- Cơ sở lý luận về phân tích CVP trong doanh nghiệp sản xuất và lý thuyết nền tảng liên quan mô hình nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP.

- Thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.

- Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung nghiên cứu:

Luận án nghiên cứu phân tích CVP nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh của các DN CBTACN ở Việt Nam trên các nội dung cụ thể sau: (1) nghiên cứu tổng quan phân tích CVP và các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân


tích CVP; (2) tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh và lý thuyết nền tảng liên quan đến mô hình nhân tố ảnh hưởng; (3) đánh giá, luận giải các kết quả nghiên cứu trước đây, đánh giá thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng phân tích CVP; (4) đưa ra giả thuyết nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu trên khung cảnh là các DN CBTACN, đồng thời đưa ra các khuyến nghị tới các chủ thể liên quan.

Về phạm vi không gian:

Nghiên cứu lựa chọn các DN CBTACN ở Việt Nam tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam.

Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu của các DN CBTACN ở Việt Nam từ năm 2017 đến 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Nghiên cứu định tính được thực hiện gồm phỏng vấn kết hợp xin ý kiến chuyên gia và nghiên cứu trường hợp điển hình.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phát phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu bằng cách chọn mẫu và gửi bảng khảo sát trực tiếp đến các đối tượng liên quan đến việc vận dụng phân tích CVP trong các DN CBTACN ở Việt Nam, sau đó dùng công cụ phần mềm SPSS và AMOS để kiểm định dữ liệu, đo lường và khẳng định nhân tố ảnh hưởng.

6. Kết quả nghiên cứu

Về hình thức, luận án được chia thành 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận và khuyến nghị

Ngoài ra, luận án còn bao gồm các sơ đồ, bảng biểu và phụ lục kèm theo.


Về nội dung, luận án đã giải quyết triệt để các mục tiêu nghiên cứu đề ra và đã có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn.

7. Đóng góp mới của luận án

Thông qua nghiên cứu của mình, tác giả có một số đóng góp tri thức mới về mặt lý luận và thực tiễn cho lĩnh vực kế toán quản trị, cụ thể như sau:

7.1. Về mặt lý luận

Luận án đã trình bày khái quát tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích CVP tại các doanh nghiệp sản xuất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích CVP tại các doanh nghiệp sản xuất.

Trên cơ cở tổng quan các công trình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị và lý thuyết hành vi, luận án đề xuất xây dựng mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh phù hợp với các DN CBTACN ở Việt Nam.

7.2. Về mặt thực tiễn

Luận án đã phản ánh và làm rò thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam, xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Luận án đã đưa ra mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP tại DN CBTACN ở Việt Nam.

Trên cơ sở định hướng phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi, luận án đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1 Tổng quan công trình nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận.

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận (phân tích CVP) là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố giá bán, khối lương tiêu thụ, chi phí biến đổi đơn vị, tổng chi phí cố định và cơ cấu tiêu thụ, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp (Mc Watters và cộng sự, 2001). Phân tích CVP không chỉ giúp cho doanh nghiệp định giá bán sản phẩm, xây dựng chiến lược tiêu thụ nhằm khai thác hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn giúp ích cho việc xem xét rủi ro của doanh nghiệp, cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định (Garrison và Noreen, 2003).

Trên thế giới, nhiều học giả đã quan tâm nghiên cứu về phân tích CVP. Các công trình tập trung vào hai hướng: (i) nghiên cứu về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh; (ii) nghiên cứu vận dụng phân tích CVP cung cấp thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp với ngành nghề khác nhau.

1.1.1. Tổng quan công trình nghiên cứu về phân tích CVP trong việc ra quyết

định kinh doanh

Nghiên cứu đầu tiên về phân tích CVP được thực hiện bởi Hess (1903). Trong nghiên cứu của mình, Hess đã chỉ ra rằng: yếu tố chi phí ít nhiều tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là nhận định đầu tiên trong mối quan hệ CVP. Đồng thời, Hess cũng cho rằng, để nghiên cứu được rò mối quan hệ giữa sản lượng và chi phí thì doanh nghiệp cần tách chi phí thành yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định. Hess tiến hành nghiên cứu tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một sản phẩm cơ bản trong điều kiện sản xuất kinh doanh bất định. Bốn năm sau, Mann đã phát triển mô hình CVP của Hess thành mô hình mới có khả năng áp dụng cho nhiều sản phẩm và trong điều kiện sản xuất kinh doanh thay đổi. Charnes, Cooper, & Ijiri (1963) cũng chứng minh rằng phân tích CVP với các điều kiện bất định là không tồn tại trong môi trường kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của Charnes, Cooper, & Ijiri đã khẳng định vai trò của phân tích CVP không chỉ trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với điều kiện bất định mà còn có ý nghĩa trong điều kiện sản xuất kinh doanh thay đổi.


Jaedicke & Robichek (1964) là những người đầu tiên nghiên cứu phân tích CVP trong điều kiện kinh doanh thay đổi bằng cách coi lợi nhuận như một biến ngẫu nhiên trong hai mô hình định dạng khác nhau. Nghiên cứu này khắc phục được nhược điểm trong nghiên cứu của Charnes, Cooper, & Ijiri (1963). Cụ thể, trong mô hình thứ nhất, khối lượng tiêu thụ thay đổi trong khi giá bán và chi phí cố định là không đổi, khi đó lợi nhuận kỳ vọng sẽ thay đổi theo sản lượng và không phụ thuộc vào giá bán, chi phí biến đổi và chi phí cố định. Trong mô hình thứ hai, bốn yếu tố sản lượng, giá bán, chi phí biến đổi và chi phí cố định đều biến đổi, lợi nhuận thay đổi theo sự thay đổi của cả 4 biến ngẫu nhiên này. Nghiên cứu này chỉ ra nền tảng cho mô hình phân tích CVP mở rộng và ứng dụng của CVP trong việc lựa chọn các phương án thay thế trong điều kiện không chắc chắn. Ismail & Louderback (1979), Liao (1975) cũng nghiên cứu sự phát triển của mô hình phân tích CVP ngẫu nhiên. Các tác giả đi sâu phân tích CVP trong điều kiện kinh doanh thay đổi với các yếu tố cơ bản là sản lượng, giá bán, chi phí biến đổi, chi phí cố định, lợi nhuận góp. Các tác giả cho rằng khi một trong các yếu tố trên thay đổi sẽ ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu các tác giả chưa phân biệt rò mức sản lượng tiêu thụ và mức sản lượng sản xuất. Khắc phục hạn chế trong nghiên cứu của Ismail & Louderback (1979), Liao (1975), trong nghiên cứu của Shih (1979) chỉ ra có sự khác biệt giữa nhu cầu về sản lượng tiêu thụ và sản lượng sản xuất. Khi sản lượng sản xuất lớn hơn nhu cầu về sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận tính theo phương pháp CVP truyền thống thường vượt quá thực tế, đặc biệt là khi sản phẩm tồn kho là hàng hóa dễ hư hỏng. Mặt khác, Shih cũng cho chỉ ra mối quan hệ giữa sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ với chi phí cũng như lợi nhuận của doanh nghiêp.

Trong mối quan hệ CVP, Flora Guidry và cộng sự (1998) xem xét chi phí dưới góc độ cấu trúc chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cố định cao trong tổng chi phí thì có rủi ro hoạt động cao hơn, sự thay đổi sản lượng sản xuất và tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần nhiều hơn các doanh nghiệp có chi phí cố định thấp hơn. Khi phân tích CVP, một cấu trúc chi phí khác được đề xuất sẽ tạo ra mức rủi ro hoạt động mới. Lợi nhuận góp là biến chính trong phân tích này. Đó là dòng thu nhập có sẵn tương ứng với mức chi tiêu cố định và lợi nhuận mục tiêu. Độ lớn đòn bẩy hoạt động cho thấy lợi nhuận góp là một dòng thu nhập thay đổi tỉ lệ với sản lượng bán hàng.

Sản lượng tiêu thụ trong mối quan hệ CVP được nghiên cứu riêng ở một số công trình. Hes (1903) chỉ rò yếu tố sản lượng tiêu thụ có mối quan hện với chi phí. Nếu doanh nghiệp có thể giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến doanh thu với cùng

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí