Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 6


Khi phân tích CVP, sản lượng tiêu thụ được xem xét gồm sản lượng tiêu thụ thực tế, sản lượng hòa vốn và sản lượng tiêu thụ để đạt lợi nhuận mục tiêu. Nhân tố giá bán và chi phí sẽ tác động trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ, giá tăng có thể làm sản lượng tiêu thụ giảm, tăng chi phí quảng cáo có thể làm sản lượng tiêu thụ tăng. Sản lượng tiêu thụ thay đổi tác động trực tiếp lên lợi nhuận. Sản lượng tiêu thụ tăng có thể làm lợi nhuận tăng, tuy nhiên cũng có thể làm lợi nhuận giảm. Điều này xảy ra khi tăng sản lượng tiêu thụ của những sản phẩm có lợi nhuận góp thấp. Tất cả tác động của sản lượng tiêu thụ lên lợi nhuận sẽ được thấy rò khi phân tích CVP (Hansen, Mowen và Guan, 2006).

Mặt khác, khi doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản phẩm có khả năng tạo ra lợi nhuận khác nhau, do đó khi nghiên cứu mối quan hệ CVP sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được cơ cấu tiêu thụ phù hợp. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm có thể là cơ cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc cơ cấu doanh thu tiêu thu. Cơ cấu tiêu thụ được xác định như sau:

Cơ cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ:


dQi =


Cơ cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm:


dDTi =

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.


Trong đó:

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 6

QSi

Σ QSi


DTi

Σ DTi

QSi: Sản lượng tiêu thụ của sản phẩm loại i DTi: Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm loại i dQi : Cơ cấu sản lượng sản phẩm tiêu thụ dDTi : Cơ cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm Giá bán

Việc nghiên cứu giá bán trong mối quan hệ CVP sẽ giúp cho các nhà quản trị có căn cứ để đưa ra quyết định định giá bán sản phẩm.

Theo Ray H.Garrison (1991) quyết định giá sản phẩm là một trong những quyết định quan trọng nhất mà người quản lý phải thực hiện. Vì quyết định về giá không chỉ là một quyết định quá trình tiếp thị hay một quyết định có tính chất tài chính, nó là quyết định ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Giá của một sản


phẩm quyết định khối lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ đó đồng thời ảnh hưởng đến dòng thu nhập thuần của doanh nghiệp. Nếu thu nhập không đủ bù đắp chi phí thì dù các chi phí được kiểm soát chặt chẽ, người quản lý có sáng tạo trong việc thực hiện công việc thì vẫn ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động bền vững của doanh nghiệp.

Hinterhuber (2003) cho rằng phân tích CVP là một công cụ hữu ích để tạo ra một chiến lược giá vì nó cung cấp thông tin về mức độ tổn thất tối đa mà công ty có thể chi trả. Giá bán của một sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trên mỗi đơn vị bán ra. Quyết định định giá hợp lý là phương tiện toàn diện ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Quyết định giá bán là bài toán có ảnh hưởng rấttích cực đến lợi nhuận. Đánh giá giá bán phải được kiểm soát và phân tích cẩn thận, có tính đến khách hàng và thị phần tiềm năng, đối thủ cạnh tranh và chi phí sản xuất.

Các công ty định giá theo nhiều cách, trong các công ty nhỏ giá thường do chính giám đốc đặt ra. Trong những công ty lớn, việc định giá được đảm bảo bởi một giám đốc bộ phận và dòng sản phẩm. Định giá bán sản phẩm trong doanh nghiệp thường là những quyết định chiến lược dài hạn, đôi khi là những quyết định điều chỉnh trong ngắn hạn của các nhà quản trị. Do vậy các quyết định về định giá bán sản phẩm thường phù hợp với chiến lược chung của doanh nghiệp và thể hiện tính linh hoạt, thay đổi của thị trường. Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm vừa đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mà vừa đảm bảo được tính cạnh tranh về giá của sản phẩm trên thị trường. Để đưa ra được mức giá bán phù hợp, doanh nghiệp cần phải phân tích thông tin chi phí trong mối quan hệ CVP để định ra mức giá sàn, đồng thời dựa trên đánh giá sản phẩm của khách hàng để định ra mức giá trần. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải xem xét giá cả của đối thủ cạnh tranh, giá cả của sản phẩm thay thế và những yếu tố liên quan khác để tìm ra mức giá phù hợp nhất giữa hai thái cực đó. (Noble và Gruca, 1999).

Theo Viitala (2013), giá bán là nền tảng của lợi nhuận. Quyết định về giá là một trong những quyết định quan trọng nhất của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận. Những thay đổi nhỏ nhất về giá bán cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Giá bán quá thấp thì không đủ để trang trải tất cả các chi phí phát sinh, trong khi giá quá cao sẽ làm mất khách hàng. Các doanh nghiệp có thể ước tính giá bán của sản phẩm bằng cách sử dụng các phương pháp định giá khác nhau. Cơ sở xác định giá bán có thể được thực hiện theo giá của đối thủ cạnh tranh hoặc dựa trên chi phí sản phẩm. Tuy nhiên, giá cả luôn phụ thuộc vào thông tin chi phí vì nguồn cung bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chi phí. Khi phát triển một sản phẩm mới, điều cần thiết là xác định một mức giá chính xác bao gồm tất cả các chi phí và tạo ra số tiền lãi cần thiết.


Như vậy, phân tích CVP giúp doanh nghiệp xác định giá bán để đạt được lợi nhuận mục tiêu, giúp nhà quản trị ra quyết định về các phương án tiêu thụ. Mặt khác, khi giá bán thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận góp của doanh nghiệp. Do vậy khi phân tích CVP thường được phân tích trong giả định giá bán không đổi.

Thay đổi về giá sẽ tác động ngay đến lợi nhuận, nên khi nhà quản trị đưa ra các quyết định về giá cần cân nhắc trong mối quan hệ giá bán – sản lượng – lợi nhuận.

Lợi nhuận

Phân tích lợi nhuận là nội dung quan trọng và chủ yếu của phân tích CVP. Mục tiêu của doanh nghiệp luôn là tối đa hoá lợi nhuận. Trong điều kiện chi phí cố định không đổi, tối đa hóa lợi nhuận tức là tối đa hóa lợi nhuận góp của từng sản phẩm hoặc của tổng thể các sản phẩm trong doanh nghiệp.

Lợi nhuận góp (CM – Contribution Margin)

Lợi nhuận góp là phần còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các chi phí biến đổi, dùng để trang trải chi phí cố định và là nguồn để mang lại lợi nhuận trong kỳ. (Drury, 2004; Garrison, Noreen và Brewer, 2010)

Nếu tổng lợi nhuận góp lớn hơn tổng chi phí cố định đồng nghĩa doanh nghiệp kinh doanh có lãi và ngược lại.

Lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm (cm): cm = P – vc

Lợi nhuận góp của một loại sản phẩm tiêu thụ: CM = QS (P – vc) Tổng lợi nhuận góp: ΣCM = Σ QSi(Pi – vci) với i = 1…n

Trong đó:

Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i

vci: chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm loại i QSi: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm loại i

Lợi nhuận góp thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận. Khi giá bán, chi phí biến đổi đơn vị, chi phí cố định không đổi, doanh nghiệp tiêu thụ thêm một đơn vị sản phẩm sẽ làm lợi nhuận tăng một lượng chính bằng lợi nhuận góp đơn vị.

Đối với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, để xác định khả năng sinh lời của sản phẩm được tính thông qua lợi nhuận góp bình quân:


ΣCMi

=

Σ Qsi


Σ QSi* cmi

=

Σ Qsi


=>CM= ΣdQi* cmi


Trong đó:: Lợi nhuận góp bình quân cmi: Lợi nhuận góp sản phẩm i dQi: cơ cấu tiêu thụ sản phẩm i

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, nếu cùng tăng một mức sản lượng như nhau, sản phẩm nào có lợi nhuận góp đơn vị cao hơn thì mức độ tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp là lớn hơn. Hoặc trong các điều kiện khác không đổi, nếu giá bán đơn vị tăng làm cho lợi nhuận góp đơn vị tăng và ngược lại (Jormakka, Koivusalo, Lappalainen, Niskanen, 2015).

Tỷ lệ lợi nhuận góp (CMR – Contribution Margin Ratio)

Tỷ lệ lợi nhuận góp là lợi nhuận góp được thể hiện bằng phần trăm doanh thu (Drury, 2004)

CMR =


CMR =

CM DT

P – cv P

x 100


x 100

Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận góp thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận góp và giá bán hoặc doanh thu tiêu thụ. Khi doanh nghiệp bán thêm một đơn vị sản phẩm thì lợi nhuận tăng lên chính bằng lợi nhuận góp đơn vị. Sự ảnh hưởng của tổng doanh thu đối với lợi nhuận có thể được tính một cách đơn giản bằng cách áp dụng tỷ lệ lợi nhuận góp cho sự thay đổi của doanh thu. Tỷ lệ lợi nhuận góp đặc biệt hữu ích trong các trường hợp doanh thu của một sản phẩm phải được đánh đổi bằng doanh thu của một sản phẩm khác. Trong trường hợp này, các sản phẩm mà thu được số lợi nhuận góp lớn nhất trên một đơn vị doanh thu thì nên được doanh nghiệp chú trọng. Tỷ lệ lợi nhuận góp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các phương án đầu tư.


Trong doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, tỷ lệ lợi nhuận góp được xác định như sau:

CMR= ΣCMi x 100

ΣDTi


CMR= ΣDTi *CMRi x 100

ΣDTi


=>CMR= ΣdDTi*CMRi

Trong đó:

CMR: Tỷ lệ lợi nhuận góp bình quân

CMRi: Tỷ lệ lợi nhuận gớp từng loại sản phẩm i dDTi: cơ cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm i

Phân tích tỷ lệ lợi nhuận góp trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa

sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn cơ cấu tiêu thụ để đạt lợi nhuận tối đa. Sản phẩm có tỷ lệ lợi nhuận góp càng cao sẽ càng được ưu tiên để tiêu thụ vì sản phẩm đó sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh càng cao.

Có thể thấy rằng, các nhân tố trong mối quan hệ CVP có quan hệ mật thiết, khi một trong các yếu tố này thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố còn lại, và ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng phương án, từ đó ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những rủi ro trong kinh doanh. Khi phân tích CVP cũng giúp cho doanh nghiệp xác định được mức độ rủi ro của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động là một công cụ tài chính quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định trong doanh nghiệp. Đòn bẩy hoạt động là việc sử dụng chi phí cố định nhằm hy vọng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROA). Nói cách khác, đây là cách thức sử dụng chi phí cố định kinh doanh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh với kỳ vọng gia tăng EBIT hay ROA.

Đòn bẩy hoạt động là sự đánh giá phạm vi mà các chi phí cố định được sử dụng trong doanh nghiệp. Mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Một


doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định kinh doanh cao thể hiện rằng doanh nghiệp

đó có đòn bẩy kinh doanh lớn và ngược lại (Flora Guidry và cộng sự, 1998).

Độ lớn đòn bẩy hoạt động (DOL) là tỷ số giữa tổng lợi nhuận góp và lợi nhuận của doanh nghiệp :


DOL =

ΣQSi (Pi - vci)


ΣQSi Pi – ΣQSi(Pi-vci) – FC


Trong đó: FC: Tổng chi phí cố định

Mức độ tác động của đòn bẩy hoạt động đo lường mức độ thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế do sự thay đổi của doanh thu bán hàng. Đây cũng là thước đo mức độ rủi ro của doanh nghiệp

Đòn bẩy hoạt động cao cũng cho thấy, một sự thay đổi nhỏ về doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi lớn hơn về lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Như vậy, thông qua đòn bẩy hoạt động, nhà quản trị có thông tin nhanh chóng về sự ảnh hưởng của biến động doanh thu đến lợi nhuận (Garrison & Noreen, 2003).

DOL = %∆P

%∆DT

Trong đó:

%∆P: Tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước lãi vay và thuế

%∆DT: Tỷ lệ thay đổi của doanh thu tiêu thụ

Nghiên cứu đòn bẩy hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng đối với những nhà quản lý. Việc nghiên cứu giúp cho nhà quản lý thấy được mối liên hệ giữa thị trường yếu tố đầu ra với quyết định quy mô kinh doanh và quyết định đầu tư vào các loại tài sản, từ đó ra quyết định đầu tư một cách hợp lý, gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế, tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS).

Tuy vậy, sử dụng đòn bẩy hoạt động cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bởi lẽ, khi đòn bẩy kinh doanh cao, đồng nghĩa rằng sản lượng hoà vốn kinh tế cũng lớn. Do vậy, nếu doanh thu của doanh nghiệp giảm sút sẽ làm cho lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm sụt nhanh hơn, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì sẽ càng thua lỗ nặng nề hơn so với doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh thấp hơn.

Mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận


Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố trong mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận được thiết lập trong nghiên cứu của James A. Yunker và Penelope J. Yunker vào năm 1982. Tác giả cho rằng sự thống nhất toàn diện và hợp lý đối với các quan điểm về kế toán và kinh tế trong việc ra quyết định kinh doanh là hết sức cần thiết, việc vận dụng phân tích CVP phải tính đến yếu tố rủi ro trong điều kiện bất định. Khi đó, mô hình phân tích CVP truyền thống như sau:

Pr (x) = px - (bx + a) = (p – b)x - a Trong đó: Pr (x) = lợi nhuận

p: Đơn giá bán x: Số lượng được bán b: Chi phí biến đổi đơn vị a: Chi phí cố định

Mục đích chính của mô hình truyền thống này là xác định sản lượng hoà vốn, là mức sản lượng mà doanh thu bằng với chi phí, lợi nhuận bằng không. Khi đó, nhà quản lý xem xét dể đưa ra quyết định sản xuất hàng hoá. Phân tích CVP được xem như công cụ cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh, trọng tâm là hướng đến tương lai. Lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi các yếu tố là: giá bán, sản lượng bán hàng, chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm và chi phí cố định nên giá trị trong tương lai của các yếu tố này sẽ quyết định giá trị tương lai của lợi nhuận. Tuy nhiên trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất nhiều loại sản phẩm vì vậy cần phải mở rộng mô hình phân tích CVP truyền thống với sự bổ sung của nhiều loại sản phẩm.

Năm 2012, Stefan Daniel 2012 đã phát triển mô hình CVP mở rộng trong môi trường tiêu thụ đa sản phẩm (n sản phẩm) như sau:

Pr (x1, x2, .., xn) = pi xi - (bi xi + ai) = (pi - bi) xi – a Với i = 1….n

Thông qua mô hình phân tích CVP nhà quản trị có thể lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu thông qua việc thay đổi các biến số trong mô hình như thay đổi định phí, biến phí, giá bán, kết cấu sản phẩm tiêu thụ.

- Mối quan hệ chi phí – sản lượng:

Theo hình thái biến đổi của chi phí đối với sản lượng của doanh nghiệp, chi phí được xem xét dưới góc độ chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi tỷ lệ thuận với sản lượng.

CV = vc * Qs

Như vậy, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên sẽ dẫn đến tăng chi phí biến đổi và ngược lại khi sản lượng tiêu thụ giảm sẽ làm chi phí biến đổi giảm. Dựa vào mối quan


hệ này, các nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định lựa chọn mức sản lượng tiêu thụ phù hợp với năng lực hoạt động cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

- Mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ - lợi nhuận:

PE = QS*(P – vc ) – FC

Trong đó:

PE: Lợi nhuận P : Giá bán

Trong mối quan hệ CVP, yếu tố lợi nhuận được xem xét qua chỉ tiêu Lợi nhuận góp, do yếu tố chi phí cố định không thay đổi trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Đặc biệt là trong các quyết định ngắn hạn, yếu tố chi phí cố định thường không tác động đến lợi nhuận. Do vậy, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận có nghĩa là xem xét mối quan hệ giữa sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận góp.

CM = QS *(P – vc)

Đối với doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm, Lợi nhuận góp

được xác định:

CM =CM* QS

CM: Lợi nhuận góp bình quân

Có thể thấy, khi sản lượng tiêu thụ tăng có thể làm cho lợi nhuận góp tăng. Tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại mặt hàng thì việc tăng sản lượng tiêu thụ còn phụ thuộc vào tăng sản lượng tiêu thụ của mặt hàng như nào, hay nói cách khác là xem xét đến cơ cấu sản lượng tiêu thụ.

CM= Σ(dQi * cmi)

Như vậy, khi tăng sản lượng tiêu thụ của những mặt hàng có lợi nhuận góp đơn vị càng cao thì làm cho lợi nhuận góp bình quân tăng và ngược lại. Dựa trên mối quan hệ này, doanh nghiệp sẽ đưa ra quyết định lựa chọn cơ cấu sản lượng tiêu thụ để mang lại mức lợi nhuận lớn nhất.

- Mối quan hệ giữa giá bán – lợi nhuận:

CM =(P – vc) * Qs

Khi giá bán tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận góp đơn vị tăng lên, tuy nhiên việc tăng giá bán sản phẩm có thể lại ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Do vậy, phân tích mối quan hệ CVP giúp doanh nghiệp có thể định ra giá bán phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí