Tổng Quan Công Trình Nghiên Cứu Về Vận Dụng Phân Tích Cvp Tại Các Doanh Nghiệp


mức sản lượng được duy trì, lợi nhuận sẽ tăng lên. Phân tích CVP bao gồm phân tích cơ cấu sản lượng tiêu thụ để doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận tối đa (Neil Kokemuller, 2013). Theo Hansen, Mowen (2006), mặc dù phân tích CVP có lợi nhất khi sản xuất một sản phẩm đơn lẻ, nhưng vẫn có thể được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau. Khi đó, việc xác định cơ cấu sản phẩm tiêu thụ rất quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Kee (2007) đánh giá sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận trong một hỗn hợp sản phẩm xác định có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phân tích CVP. Do đó, các nhà quản lý cần lựa chọn được một hỗn hợp sản phẩm với cơ cấu thiêu thụ phù hợp vì nó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty (Walther, Skousen, 2009). Với sự kết hợp đúng đắn của các sản phẩm được bán, lợi nhuận hoạt động có thể tăng lên, giúp cho việc mở rộng và phát triển sản phẩm mới hoặc gia tăng đầu tư.

Nghiên cứu của Kee, Robert (2007) cũng làm rò mối quan hệ giữa giá bán, doanh thu sản phẩm và các loại chi phí trong mô hình phân tích CVP, được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng có tính chất tài chính trên phạm vi rộng đến những hoạt động và quyết định chiến lược. Ví dụ, phân tích CVP được dùng để xác định các ảnh hưởng tài chính của kinh doanh đa sản phẩm, định giá, ra quyết định cải thiện sản phẩm và cải thiện quy trình sản xuất. Quan trọng không kém, phân tích CVP đo lường sự thay đổi khả năng tạo ra lợi nhuận của sản phẩm với thay đổi của một hay nhiều tham số cơ bản. Cuối cùng, phân tích CVP còn được sử dụng để xác định lợi ích thương mại về khả năng sinh lợi và chấp nhận rủi ro từ việc quyết định sản xuất sản phẩm thay thế và khả năng sản xuất. Phân tích CVP là một mô hình định lượng chứa đựng nhiều thông tin tài chính liên quan đến việc đánh giá các quyết định phân bổ nguồn lực.

Nhóm tác giả Jormakka, Koivusalo, Lappalainen, Niskanen, (2015) nghiên cứu định giá dựa trên lợi nhuận góp, đây là nội dung cơ bản của phân tích CVP. Trong phương pháp này, lợi nhuận dự kiến được thêm vào chi phí biến đổi của sản phẩm. Số tiền dự kiến phải đạt được đủ lớn để trang trải tất cả các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận. Nếu mục tiêu hoặc ước tính quá thấp, khi đó không trang trải được tất cả các chi phí liên quan đến sản phẩm, sử dụng định giá dựa trên lợi nhuận góp có thể dẫn đến giá bán quá thấp và doanh nghiệp thua lỗ. Ngoài ra, cần tính thêm thuế giá trị gia tăng vào giá bán (Alhola, Lauslahti, 2002).

Ramarathnam Ravichandran (1993) nghiên cứu phân tích CVP như một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết định. Phân tích CVP được nghiên cứu trong việc ra quyết định sản xuất đa sản phẩm gồm cả hàng hóa và dịch vụ nhằm tìm ra được một hỗn hợp sản phẩm sao cho đạt được mục tiêu kinh doanh với những điều kiện ràng buộc nhất


định. Trước tiên, tác giả coi như đóng góp của mỗi sản phẩm là không đổi và tối đa hóa số đóng góp từ tất cả các sản phẩm, hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Theo cách này, tổng đóng góp của sản phẩm hỗn hợp sẽ thay đổi theo sự đóng góp của từng sản phẩm. Các nghiên cứu trước đây cho rằng đóng góp của sản phẩm thường độc lập với nhau, sau này thì sự đóng góp được liên kết với nhau trong một tổng thể hỗn hợp. Mục đích là để hỗ trợ người ra quyết định sử dụng nhiều mô hình và các nguồn dữ liệu để đạt được những mục tiêu khác nhau.

Kim, Abdolmohammadi và Klein (1996) cho rằng người ra quyết định (nhà quản trị) mong muốn tối đa hóa lợi ích của mình khi quyết định đầu tư vào tài sản rủi ro. Kết quả nghiên cứu thu được: (1) Chi phí cố định không chỉ ảnh hưởng đến quyết định về sản xuất, mà còn về tài sản rủi ro, (2) Đối với các nhà quản lý lo sợ rủi ro, thì sự kết hợp tối ưu của các tài sản rủi ro và phi rủi ro là không đổi cho dù chi phí cố định thay đổi. Nghiên cứu này cung cấp thông tin chi tiết về hành vi đầu tư của các nhà quản lý, trong đó phân tích CVP cung cấp thông tin phù hợp cho việc ra quyết định. Đây là điểm mà các nghiên cứu trước đó chưa chỉ ra được.

Flora Guidry và cộng sự (1998) xem xét rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí cố định trong tổng chi phí và tài sản cố định trong tổng tài sản cao hơn thì có rủi ro hoạt động cao hơn, sự thay đổi sản lượng sản xuất và tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần nhiều hơn các doanh nghiệp có chi phí và tài sản cố định thấp hơn. Khi phân tích CVP, một cấu trúc tài sản và chi phí khác được đề xuất sẽ tạo ra mức rủi ro hoạt động mới. Lãi góp là biến chính trong phân tích này. Đó là dòng thu nhập có sẵn tương ứng với mức chi tiêu cố định và lợi nhuận mục tiêu. Độ lớn đòn bẩy hoạt động cho thấy lãi góp là một dòng thu nhập thay đổi tỉ lệ với doanh thu bán hàng. Chi phí cố định là biến quan trọng tạo ra mức độ của đòn bẩy hoạt động, chi phí cố định càng lớn, độ lớn đòn bẩy hoạt động càng cao. Nếu các điều kiện khác không đổi, độ lớn đòn bẩy của doanh nghiệp càng cao thì rủi ro hoạt động của doanh nghiệp càng lớn. Một doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy cao hơn thì có khả năng tạo ra lợi nhuận thuần lớn hơn, đồng thời kéo theo chi phí vốn cao hơn, nghĩa là mức độ lợi nhuận mục tiêu trong phân tích CVP sẽ cao hơn tương đối và khó khăn hơn để đạt được.

Gonzalez (2001) nghiên cứu phân tích CVP trong môi trường kinh doanh đa sản phẩm, khi đó phân tích CVP đòi hỏi xây dựng một quy tắc đóng góp phù hợp với đặc điểm hoạt động của môi trường kinh doanh cũng như sự đánh giá của người sử dụng về mức độ đóng góp khác nhau của các sản phẩm khác nhau, góp phần vào việc thu hồi chi phí sao cho đáp ứng được mức lợi nhuận mục tiêu. Khi không có áp lực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.


trong sản xuất thì sẽ không có giải pháp tối ưu duy nhất được đưa ra. Nghiên cứu này đưa ra mô hình thay thế là phân tích CVP trong môi trường đa ngành nghề, đa sản phẩm, sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi phương pháp ABC được thiết kế để theo dòi các chi phí biến đổi và chi phí cố định, tỷ lệ đóng góp của các sản phẩm sao cho phải đạt được lợi nhuận mục tiêu. Từ đó, nhà quản trị sẽ biết được cơ cấu tiêu thụ sản phẩm tối ưu để đạt được mức lợi nhuận tối đa.

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 3

Nghiên cứu của James A.Yunker (2001) phát triển phân tích CVP truyền thống bằng cách kết hợp đường cầu dốc và đường cong chi phí trung bình, điều này thực tế hơn kết quả của các nghiên cứu trước đó. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra được sự liên kết giữa phân tích CVP và lý thuyết ra quyết định, đưa ra quan điểm về mối liên hệ giữa mô hình CVP và đường cầu, lợi nhuận không chỉ biến động theo giá (Jaedicke & Robichek, 1964) mà còn theo số lượng. Phần lớn các nghiên cứu trước không chứng minh được các chức năng kinh tế liên quan đến số lượng sản xuất, giá cả và hoặc chi phí trung bình. Kết quả được xác định với năm mức sản lượng đặc biệt: (1) số lượng tối thiểu xác định khả năng hòa vốn bằng với mức chấp nhận tối thiểu, (2) số lượng tối đa hóa khả năng hoà vốn,

(3) số lượng tối đa hóa một chức năng tiện ích Cobb Douglas được xác định dựa trên lợi nhuận kỳ vọng và khả năng hoà vốn, (4) số lượng tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng, và (5) số lượng lớn nhất xác định khả năng hòa vốn bằng mức chấp nhận tối thiểu. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra một mô hình phân tích CVP phát triển sự kết hợp giữa lợi nhuận kỳ vọng và khả năng hòa vốn.

Stefan Daniel (2012) đã phát triển phân tích CVP trong môi trường đa sản phẩm. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là giải thích làm thế nào để có thể sử dụng phân tích một cách hợp lý trong việc ra các quyết định liên quan đến quá trình sản xuất. Trên cơ sở tổng hợp kết quả của các nhà nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của sự thay đổi đến phân tích CVP và dựa trên các biến độc lập, nghiên cứu này chứng minh rằng mỗi loại thông tin có thể tạo nên sự phát triển hơn nữa của phân tích CVP theo giả thuyết hoạt động thực. Nghiên cứu này cho thấy sự phát triển bền vững hơn của mô hình nghiên cứu tình huống sản xuất và tiêu thụ đa sản phẩm, từ đó chỉ ra hạn chế của mô hình truyền thống khi có ảnh hưởng cơ cấu doanh thu, mô hình truyền thống chỉ có thể áp dụng được khi cơ cấu tiêu thụ không đổi khi tổng số lượng bán ra thay đổi.

Marjanovic P., Riznic D., Ljnom B., (2013) đề cập đến vai trò của phân tích CVP trong đó phân tích điểm hoà vốn là công cụ quan trọng và phổ biến trong quá trình ra quyết định ngắn hạn. Nhóm tác giả cho rằng việc phân tích CVP dựa trên cơ sở hình thái chi phí ngắn hạn thì cốt lòi là chi phí biến đổi. Trong một giới hạn phù


hợp thì chi phí, thu nhập và khối lượng hoạt động tiệm cận gần đến quan hệ tuyến tính khi đó chi phí được chia thành chi phí biến đổi, chi phí cố định. Do đó việc đưa ra giả thuyết về mối quan hệ tuyến tính của chi phí trong ngắn hạn mang lại nhiều thông tin hữu ích: giúp nhà quản trị xác định tổng chi phí ở các mức độ hoạt động một cách nhanh chóng, biến phí đơn vị là bằng nhau cho dù mức độ hoạt động khác nhau. Bên cạnh những thông tin hữu ích, nghiên cứu cũng đưa ra những điểm hạn chế khi phân tích dựa trên chi phí biến đổi và hạn chế cần lưu ý khi sử dụng thông tin từ việc phân tích CVP. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết và là nghiên cứu chung chưa ứng dụng thực tế vào phân tích tại một lĩnh vực hoặc loại hình doanh nghiệp cụ thể nào.

Đối với quyết định dài hạn, Horngen và cộng sự (1994) đã cho rằng phân tích CVP cung cấp khái quát thông tin tài chính và phi tài chính cho quá trình lập kế hoạch. Tổng quan đó cho phép nhà quản lý đánh giá các ảnh hưởng có thể tác động đến việc ra quyết định chiến lược ở phạm vi rộng. Những quyết định này gồm các lĩnh vực chủ yếu như chính sách giá, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường hay thu hẹp qui mô, hợp đồng thuê ngoài, sử dụng chi phí nhàn rỗi, kế hoạch chi tiêu cần thiết và rất nhiều những xem xét quan trọng khác trong quá trình lập kế hoạch. Khi nghiên cứu về việc sử dụng CVP, người ta thường chú ý tới sự đơn giản của phương pháp này. Nhà phân tích chỉ sử dụng 3 yếu tố đầu vào là giá bán, chi phí biến đổi đơn vị sản phẩm và chi phí cố định để đánh giá ảnh hưởng của những quyết định có khả năng làm thay đổi bản chất cơ bản của doanh nghiệp.

Horngren và cộng sự (2000) nghiên cứu về việc vận dụng phân tích CVP giản đơn giúp cho việc ra quyết định lập kế hoạch chiến lược và dài hạn trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp. Phân tích CVP có tác dụng rộng rãi nhất trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Bên cạnh đó, Horngren và cộng sự (2000) cũng cảnh báo rằng, nếu doanh thu và chi phí không phù hợp với giả định đơn giản của phân tích CVP thì nhà quản lý nên sử dụng cách tiếp cận tinh xảo hơn trong phân tích tài chính. Mối quan hệ giữa doanh thu sản phẩm và các loại chi phí trong mô hình CVP được sử dụng để đánh giá kết quả tài chính của các quyết định mang tính chiến lược. Mô hình phân tích mối quan hệ CVP dựa trên lợi ích kinh tế cho phép các nhà quản lý xác định được sản lượng hòa vốn, để đánh giá lợi nhuận của sản phẩm trong phạm vi bán hàng của mình và để xác định tỷ lệ thay đổi của khả năng sinh lời. Phân tích CVP cũng là cơ sở đánh giá sự cân bằng trong đầu tư thay thế và các cơ cấu chi phí, cải tiến qui trình để tối đa hóa lợi nhuận.

Như vậy, theo tổng quan công trình nghiên cứu về phân tích CVP, các tác giả đã phát triển mô hình phân tích CVP từ giản đơn đến mở rộng, từ phân tích trong môi trường


một sản phẩm đến môi trường đa sản phẩm. Các chỉ tiêu chi phí biến đổi, chi phí cố định, sản lượng tiêu thụ, giá bán, doanh thu trong mối quan hệ với lợi nhuận cũng được các tác giả nghiên cứu riêng ở từng công trình. Nội dung phân tích CVP đề cập trong mỗi công trình phù hợp với thực tế hoạt động kinh doanh. Các công trình nghiên cứu khái quát được vai trò của phân tích CVP trong việc cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị.

1.1.2. Tổng quan công trình nghiên cứu về vận dụng phân tích CVP tại các doanh nghiệp

Về vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh, nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện trong các doanh nghiệp với các ngành nghề cụ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phân tích CPV được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định.

Theo kết quả nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất ở Ấn Độ của Anand, Sahay và Saha (2004), phân tích CVP được vận dụng nhiều nhất và phổ biến nhất (77,3%). Kết quả này thu được khi tác giả tiến hành khảo sát 579 kế toán trưởng các công ty. Tại Anh, Abdel-Kader và Luther (2006) đã nghiên cứu mức độ vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị tại các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp thực phẩm. Tác giả đã sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu theo mẫu khảo sát là 122 công ty, kết quả cho thấy các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống trong đó có phân tích CVP vẫn được sử dụng rộng rãi và đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin. Uyar (2010) nghiên cứu vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị tại 61 doanh nghiệp sản xuất tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả cho thấy, các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống vẫn được coi trọng và phát huy tác dụng. Kỹ thuật được vận dụng nhiều nhất là phân tích CVP, trong đó đa số các doanh nghiệp thực hiện lập dự toán, lập báo cáo theo cách phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định, sử dụng thông tin để ra quyết định về giá bán. Kết luận này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Yalxin (2012) – là nghiên cứu cũng được thực hiện thông qua khảo sát các doanh nghiệp sản xuất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Nội dung phân tích CVP được nhiều tác giả nghiên cứu vận dụng trong các ngành nghề cụ thể. Hall và Hitch (1939) đã tiến hành nghiên cứu phân tích CVP tại các công ty sản xuất ở Anh. Nghiên cứu của Hall và Hitch đã tập trung vào chỉ tiêu giá bán trong mối quan hệ CVP. Nhóm tác giả cho rằng, để định giá được sản phẩm cần dựa trên chi phí. Khi yếu tố chi phí thay đổi sẽ tác động đến yếu tố giá bán. Kết quả nghiên cứu cho thấy đến 80% các công ty trong cuộc khảo sát phân tích giá bán dựa trên chi phí, bao gồm chi phí biến đổi và chi phí cố định phân bổ. Mặt khác, các tác giả cũng đưa ra quan điểm về lợi nhuận mong muốn.


Năm 1983, Govindarajan và Anthony đã nghiên cứu vận dụng phân tích CVP tại các công ty công nghiệp lấy từ Fortune 1000. Công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa chi phí và giá bán trong mối quan hệ CVP. Trong số 505 phiếu trả lời, 83% công ty đã dựa vào chi phí để xác định giá bán. Tác giả giải thích cho sự biến động chi phí đầy đủ ảnh hưởng đến giá bán. Mặt khác, trong nghiên cứu, tác giả cũng chỉ ra sự giới hạn của nguồn lực sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh khi phân tích CVP.

Nghiên cứu của Huda Al-Hussari (2006) đã khảo sát 1000 doanh nghiệp được lựa chọn ngẫu nhiên từ dữ liệu của viện kế toán quản trị trong ngành chế biến thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của Anh. Tác giả đã nghiên cứu về chỉ tiêu giá trong phân tích CVP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khi xác định giá bán thì thông tin chi phí biến đổi được các nhà quản trị sử dụng nhiều hơn bởi vì sử dụng các thông tin chi phí đầy đủ có thể dẫn đến những sai lầm khi tính đến chi phí cố định. Vì vậy nghiên cứu của Huda đã cung cấp thông tin chuẩn đối sánh quan trọng cho các nhà quản lý về những loại thông tin chi phí mà công ty đang sử dụng trong các thiết lâp giá của họ. Nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp chi phí đầy đủ không được sử dụng phổ biến như các nghiên cứu trước đó đã đưa ra, xác định giá bán theo chi phí biến đổi là phương pháp có thể được sử dụng rộng rãi.

Năm 2011, Mustafa Z. Younis và cộng sự nghiên cứu vận dụng phân tích CVP vào việc tính toán lợi ích mong đợi của các dịch vụ y tế sức khỏe, cụ thể trong dịch vụ thông tim mạch ở Palestine. Nghiên cứu này xem xét chi phí đơn vị thông tim mạch tại một trong những bệnh viện lớn nhất ở Palestine. Nghiên cứu tập trung vào chi phí của một đơn vị thông tim mạch và số ca tử vong do các bệnh về tim mạch ngày càng tăng trong thập kỷ qua. Nghiên cứu vận dụng phân tích CVP để xác định điểm hòa vốn của bệnh viện, xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi của đơn vị thông tim mạch của bệnh viện, xem xét các lợi ích dự kiến của các khoản trợ cấp chính phủ Palestine cho bệnh viện. Tác giả nghiên cứu phân tích CVP của đơn vị thông tim mạch điển hình ở bệnh viện Ramallah năm 2003. Các chi phí của đơn vị thông tim được chia thành hai yếu tố: chi phí cố định và chi phí biến đổi. Chi phí cố định là những chi phí có xu hướng không đổi trong suốt nhiều kỳ kế toán và không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về khối lượng hoặc cường độ dịch vụ. Do đó, chi phí cố định phát sinh bất kể dịch vụ là bao nhiêu cung cấp. Chi phí biến đổi là những chi phí liên quan đến chi phí chăm sóc trực tiếp và được biểu thị bằng chi phí cho mỗi đơn vị dịch vụ được phân định. Chi phí biến đổi tăng và giảm theo sự thay đổi về mức độ hoạt động. Chi phí biến đổi có thể được trả từ thu nhập từ đơn vị thông tim hoặc từ trợ cấp của chính phủ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí biến đổi chiếm 56%, chi phí


cố định chiếm 44% tổng chi phí của bệnh viện. Dựa trên ba chức năng của đơn vị thông tim, kết quả cũng chỉ ra rằng số lượng bệnh nhân nhận dịch vụ vượt quá điểm hòa vốn trong mỗi bộ phận, cho dù bệnh viện nhận được trợ cấp của chính phủ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phân tích CVP giúp các nhà quản lý bệnh viện nhận ra các tác động của thay đổi giá bán, hỗn hợp dịch vụ hoặc khối lượng bán hàng, tầm quan trọng của chi phí đơn vị để đưa ra quyết định tài chính sáng suốt. Như vậy, trong nghiên cứu của Mustafa

Z. Younis và cộng sự (2011) đã vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định tại Bệnh viện. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, các tác giả mới chủ yếu tập trung vào sự biến động chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trong ngành công nghiệp khách sạn, nghiên cứu vận dụng phân tích CVP được Georgiev thực hiện vào năm 2014. Tác giả thu thập thông tin khảo sát từ 86 khách sạn được xếp hạng đánh giá cao ở vùng Đông Bắc Bulgari, chiếm 44,16% trên toàn lãnh thổ Đông Bắc Bulgari. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua bảng hỏi về các câu hỏi liên quan đến mức độ vận dụng phân tích CVP, sử dụng phần mềm thống kê SPSS để đánh giá mức độ vận dụng. Phân tích chỉ ra rằng, trong số các kỹ thuật kế toán quản trị được dùng để phân tích lợi nhuận thì phân tích CVP được sử dụng đến 78,3%, phân tích CVP được coi là công cụ thiết yếu trong kế toán quản trị khách sạn. Các doanh nghiệp khách sạn thực hiện phân tích mối quan hệ giữa sự thay đổi của sản lượng tiêu thụ, doanh thu hán hàng và chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Mặt khác, dựa vào bộ dữ liệu đã được lựa chọn, doanh nghiệp khách sạn tính toán độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở mức 34,8%. Ba nội dung của phân tích CVP được các doanh nghiệp khách sạn vân dụng thường xuyên là phân tích độ nhạy dựa trên CVP của lợi nhuận hoạt động (77,9%), phân tích sản lượng tiêu thụ cần thiết để đạt lợi nhuận mục tiêu (69,5%), phân tích cơ cấu sản phẩm tiêu thụ trong kinh doanh đa sản phẩm (78,1%). Hầu hết các doanh nghiệp khách sạn được khảo sát (82,5%) vận dụng phân tích CVP trong việc ra các quyết định trong các giai đoạn kinh doanh bao gồm bắt đầu quá trình kinh doanh, trong quá trình thực hiện kinh doanh và kết thúc quá trình kinh doanh. Các nội dung của phân tích CVP được vận dụng trong tất cả các tình huống kinh doanh có thể xảy ra. Chẳng hạn trong việc ra quyết định kinh doanh khách sạn theo mùa, tùy thuộc vào các nhân tố bên ngoài như yếu tố thời tiết mà doanh nghiệp có thể ra quyết định cho thuê mặt bằng hay vận hành hệ thống bán lẻ. Phân tích CVP cũng được các doanh nghiệp khách sạn ở Đông Bắc Bulgari vận dụng trong việc thiết lập chính sách giá cho các dịch vụ cơ bản và phụ trợ. Nghiên cứu kết luận rằng, phân tích CVP là một trong những công cụ phổ biến và hiệu quả được các doanh nghiệp khách sạn vận dụng để phân tích thông tin hữu ích. Tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu là chỉ giới hạn khảo sát đối với các nhà quản trị của các doanh nghiệp khách sạn ở vùng Đông Bắc Bulgari.


Theo nghiên cứu của Toni và cộng sự (2017), mẫu khảo sát được thực hiện đối với trên 150 công ty trong lĩnh vực cơ khí kim loại nằm ở vùng Đông Bắc của Bang Rio Grande, Brasil. Trong nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng yếu tố giá bán trong CVP ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trên mỗi đơn vị bán ra. Quyết định định giá hợp lý là phương tiện toàn diện ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Quyết định giá bán là bài toán có ảnh hưởng rất tích cực đến lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, chính sách giá phải được kiểm soát và phân tích cẩn thận, có tính đến khách hàng và thị phần tiềm năng, đối thủ cạnh tranh và chi phí sản xuất vì có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho rằng việc định giá dựa vào chi phí biến đổi là một nội dung của phân tích CVP đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

Nghiên cứu vận dụng phân tích CVP trong ngành dịch vụ ăn uống ở Trung Quốc được Yan Jiang thực hiên vào năm 2017. Tác giả thực hiện nghiên cứu điển hình tại một nhà hàng, nội dung nghiên cứu gồm phân tích bản chất chi phí của nhà hàng, phân tích hòa vốn, phân tích mức độ hoạt động an toàn, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thay đổi của lợi nhuận. Việc vận dụng phân tích CVP cho phép các nhà quản trị ngành dịch vụ ăn uống dự đoán và kiể soát chi phí, doanh số, sản lượng tiêu thụ, số lượng khách hàng, lợi nhuận và các yếu tố khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc vận dụng hiệu quả phân tích CVP cung cấp hệ thống thông tin tài chính tốt cho việc ra quyết định kinh doanh của các nhà quản lý ngành dịch vụ ăn uống, chẳng hạn như nếu doanh nghiệp muốn điều chỉnh thực đơn nhưng món ăn mới có chi phí nhân công và giá nguyên liệu cao hơn, thì sự biến động của điểm hòa vốn như thế nào, cách xác định hệ thống giá với điểm hòa vốn mới, lượng khách hàng sẽ biến động thế nào với hệ thống giá mới,… Tác giả nghiên cứu về phân tích chi phí theo sự thay đổi của chi phí với khối lượng kinh doanh của nhà hàng, làm cơ sở để kiểm soát chi phí và phân tích lợi nhuận. Lãnh đạo cấp cao nhất ưu tiên kiểm soát chi phí cố định, quản lý cấp thấp và cấp trung bình ưu tiên kiểm soát chi phí biến đổi và chi phí có thể kiểm soát được, từ đó có biện pháp giảm chi phí tối đa, cải thiện lợi ích kinh tế.

Từ tổng quan các công trình về vận dụng phân tích CVP, có thể thấy, phân tích CVP được nghiên cứu đa dạng trong các ngành nghề ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên chưa có công trình nước ngoài nào nghiên cứu trong ngành thức ăn chăn nuôi. Với mỗi ngành, các tác giả đề cập đến từng chỉ tiêu trong mối quan hệ CVP, phân tích sự thay đổi của chỉ tiêu chi phí, sản lượng, giá bán ảnh hưởng đến lợi nhuận mục tiêu, phân tích chỉ tiêu giá được xác định theo chi phí hay lợi nhuận góp. Việc nghiên cứu tổng thể các chỉ tiêu trong mối liên quan với lợi nhuận thì chưa được đề cập đến khi nghiên cứu vận dụng phân tích CVP trong các công trình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022