Các Yếu Tố Môi Trường Ảnh Hưởng Đến Doanh Nghiệp Bán Lẻ


Nghiên cứu của các tác giả Brodie & cộng sự (2017), Barrales-Molina & cộng sự (2014), Najafi-Tavani & cộng sự (2016) đã cho thấy sự tác động nhất định của năng lực hấp thụ đến Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu. Các nghiên cứu định tính của Brodie & cộng sự (2017), Barrales-Molina & cộng sự (2014) đã lập luận về sự tác động đáng kể của năng lực hấp thụ đến Brodie & cộng sự (2017), Barrales-Molina & cộng sự (2014) . Trong khi đó, nghiên cứu kiểm định của Najafi- Tavani & cộng sự (2016) mặc dù cho thấy sự tác động đáng kể của năng lực hấp thụ đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu nhưng khách thể nghiên cứu lại là các DN trong lĩnh vực sản xuất. Thêm vào đó, mối quan hệ về năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu đến kết quả hoạt động kinh doanh được củng cố bởi Morgan & cộng sự (2009), Wang & Sengupta (2016), Odoom & cộng sự (2017). Các nghiên cứu này đã cho thấy sự tác động đáng kể của năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu đến cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Như vậy, năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu có thể được xem là biến trung gian điều tiết mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ và kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H9 như sau:

Giả thuyết H9: Tồn tại biến trung gian là năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu trong mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ và kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

Năng lực hấp thụ được các nghiên cứu chỉ ra rằng có ảnh hưởng tích cực đến năng lực tích hợp đa kênh (Costa, 2008; Murray & cộng sự, 2011). Năng lực hấp thụ cho phép DN thu nhận và sử dụng các tri thức mới của đối thủ đển nghiên cứu, ứng dụng các phương thức bán lẻ mới cũng như tạo dựng cơ chế phối tích hợp giữa các kênh bán lẻ của DN. Thêm vào đó, một DN triển khai và ứng dụng hiệu quả năng lực tích hợp đa kênh cho phép việc tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn (Pentina & Hasty, 2009), gia tăng doanh số bán hàng tốt hơn Oh & cộng sự (2012) hay cải thiện đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh của DN Cao & Li (2015), (2018); Tagashira & Minami (2019). Như vậy, có thể thấy có mối quan hệ mang tính trung gian của năng lực tích hợp đa kênh đến năng lực hấp thụ và kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Cụ thể, năng lực tích hợp đa kênh đóng vai trò là yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ và kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu H10 như sau:

Giả thuyết H10: Tồn tại biến trung gian là năng lực tích hợp đa kênh trong mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ và kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

Mối quan hệ tác động gián tiếp của năng lực đổi mới sáng tạo tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ:


Theo Abbing (2010), Halliday & Trott (2010), Flikkema & cộng sự (2019) và Paswan & cộng sự (2020), NL đổi mới sáng tạo được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của các DN. Mỗi nội dung đổi mới sáng tạo có thể ảnh hưởng đến những khía cạnh khác nhau của năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu. Thêm vào đó, quan điểm về sự tác động tích cực của năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu đến kết quả hoạt động kinh doanh đã được các tác giả Morgan & cộng sự (2009), Wang & Sengupta (2016), Odoom & cộng sự (2017) chỉ ra. Theo đó, việc sáng tạo và nuôi dưỡng hiệu quả năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu cho phép các DN cải thiện đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh. Từ những nghiên cứu và nhận định đó, tác giả nhận thấy có mối quan hệ giữa ba nhóm yếu tố: năng lực đổi mới sáng tạo – năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu – kết quả hoạt động kinh doanh của các DN; cụ thể: Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu đóng vai trò là yếu tố trung gian ảnh hưởng đến mối quan hệ của NL đổi mới sáng tạo đến kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, giả thuyết H11 về mối quan hệ giữa NL đổi mới sáng tạo với NL xây dựng & phát triển thương hiệu và kết quả hoạt động kinh doanh được phát biểu như sau:

Giả thuyết H11: Tồn tại biến trung gian là năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu trong mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

Các nghiên cứu trước đây đã thực hiện kiểm định và tìm ra mối quan hệ đồng thuận giữa NL đổi mới sáng tạo với năng lực tích hợp đa kênh của DN. Điển hình như một số nghiên cứu của Wilson & Daniel (2007), Cao & Li (2018), Du & cộng sự (2018). Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc DN có được khả năng đổi mới, cải tiến các quy trình và hoạt động kinh doanh cũ cũng như sáng tạo các quy trình và phương thức kinh doanh mới cho phép DN cải thiện được khả năng tích hợp đa kênh của mình. Xét trong mối quan hệ giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả hoạt động kinh doanh gắn với nhóm DN trong ngành bán lẻ thì thấy, các nghiên cứu của Xia & Zhang (2010); Yan & cộng sự (2010); Zhang & cộng sự (2010) chỉ ra rằng năng lực tích hợp đa kênh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL. Thông qua việc đa dạng hóa phương thức bán lẻ cũng như phối kết hợp các hình thức bán lẻ, các DN có thể đạt được các kết quả hoạt động kinh doanh như kỳ vọng. Từ các nhận định trên, tác giả nhận thấy có thể tồn tại sự điều tiết trung gian của năng lực tích hợp đa kênh trong mối quan hệ giữa NL đổi mới sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H12 về mối quan hệ này như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Giả thuyết H12: Tồn tại biến trung gian là của năng lực tích hợp đa kênh


Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 9

trong mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo và kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

2.3.2.4 Biến kiểm soát (Control variable)

Trong nghiên cứu này, biến kiểm soát được sử dụng như là một biến để xác định mức độ khác biệt của sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN bán lẻ căn cứ vào các đặc điểm về “Quy mô và loại hình kinh doanh của DN bán lẻ”. Do vậy, nghiên cứu sử dụng biến kiểm soát là “Quy mô và loại hình kinh doanh của DN bán lẻ”. Các tiêu chí được sử dụng cho biến kiểm soát “Quy mô và loại hình kinh doanh của DN bán lẻ” bao gồm: số năm hoạt động của DN bán lẻ, quy mô của DN bán lẻ và loại hình kinh doanh của DN bán lẻ. Số năm hoạt động của DN bán lẻ được tính từ thời điểm DN đó thành lập cho đến thời điểm thu thập số liệu của nghiên cứu. Quy mô của DN được xác định bởi số lượng người lao động của DN bán lẻ căn cứ theo xếp loại quy mô DN của World Bank. Loại hình kinh doanh của DN bán lẻ được thực hiện phân loại theo bốn nhóm: DN bán lẻ dưới hình thức đại siêu thị và siêu thị tổng hợp; DN bán lẻ dưới hình thức siêu thị/ cửa hàng chuyên doanh, và DN bán lẻ dưới hình thức cửa hàng tiện lợi, và các loại hình DN khác. Biến kiểm soát “Quy mô và loại hình kinh doanh của DN bán lẻ” được kế thừa và phát triển từ nghiên cứu của (Danneels, 2008).

2.4 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến doanh nghiệp bán lẻ

Việc phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến DN nói chung và đến các DNBL nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố cơ hội và các thách thức có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp (Rothaermel, 2016). Theo David (2016), để phân tích môi trường bên ngoài, trước hết doanh nghiệp cần thu thập các thông tin về các yếu tố từ môi trường vĩ mô như yếu tố kinh tế, chính trị - luật pháp, văn hóa – xã hội, công nghệ. Bên cạnh đó, các thông tin về cạnh tranh từ môi trường ngành như đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối là những thông tin từ môi trường ngành mà DN cũng cần đặc biệt quan tâm và phân tích (David, 2016).

2.4.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô

Việc phân tích môi trường vĩ mô được thực hiện thông qua đánh giá một cách toàn diện và đầy đủ về các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính trị, luật pháp (Pan & công sự, 2019). Ở mỗi khía cạnh, các DNBL cần xem xét trên phương diện rà soát và đánh giá lần lượt các từng yếu tố để chỉ ra mức độ và tính chất tác động của các yếu tố đó tới DN (David, 2016).

Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế trong môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng đến


toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia hay một khu vực (Rothaermel, 2016). Do vậy, nhà quản trị của DNBL cần thực hiện rà soát, phân tích và xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế tới doanh nghiệp của mình. Một số chỉ tiêu quan trọng được khuyến nghị cần xem xét gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tình hình tăng trưởng/ biến động của toàn ngành.

Yếu tố chính trị - luật pháp

Yếu tố chính trị luậ pháp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược (David, 2016) của doanh nghiệp nói chung và DNBL nói riêng. Theo Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt (2015), các yếu tố chính trị - luật pháp cần được xem xét bao gồm: sự ổn định chính trị; vai trò và thái độ của chính phủ trong kinh doanh quốc tế; hệ thống văn bản, chính sách điều tiết/hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của các DNBL nói riêng.

Yếu tố văn hóa – xã hội

Các yếu tố văn hóa – xã hội liên quan nhiều tới đặc điểm văn hóa, giá trị, tiêu chuẩn và các yếu tố nhân khẩu học của một quốc gia. Theo Rothaermel (2016), vì có sự khác biệt nhất định về các đặc điểm văn hóa – xã hội giữa các nhóm dân cư tại mỗi quốc gia nên các DN nói chung các DNBL nói riêng cần phân tích và rà soát thật kỹ lưỡng để đảm bảo hiểu rõ xu hướng, đặc điểm của từng nhóm dân cư và từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Theo David (2016), một số chỉ tiêu quan trọng cần được đánh giá gồm các yếu tố nhân khẩu học như dân số, tốc độ tăng trưởng dân số, cơ cấu dân số, thu nhập bình quân đầu người, đặc điểm nguồn lao động và thói quen mua sắm.

Yếu tố công nghệ

Yếu tố công nghệ phản ánh việc ứng dụng các tri thức mới vào việc sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ và quy trình hoạt động mới của DN (Rothaermel, 2016). Với DNBL, việc xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ có thể xem xét dựa trên khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp (David, 2016), trong đó điển hình là thành tựu từ CMCN

4.0 như Internet vạn vật, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ Big Data…

Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên là những yếu tố khách quan gây tác động lớn tới mọi doanh nghiệp và mọi quốc gia (Rothaermel, 2016). Các yếu tố tự nhiên có thể tác động tới các DNBL nói riêng gồm vấn đề ô nhiễm môi trường; vấn đề về tự nhiên như thiên tai, hạn hán; hay các vấn đề về dịch bệnh và sự lây lan nguy hiểm của dịch bệnh cũng được xem là những yếu tố thuộc môi trường tự nhiên gây tác động tới DNBL.


2.4.2 Các yếu tố môi trường ngành

Theo David (2016), phân tích môi trường ngành là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi DN. Việc phân tích môi trường ngành cho phép các DN nói chung và DNBL nói riêng xác định các đặc điểm và cấu trúc cạnh tranh của ngành, từ đó nhận dạng được cường độ cạnh tranh và mức độ hấp dẫn của ngành. Kỹ thuật phân tích môi trường ngành được sử dụng phổ biến hiện nay là phân tích môi trường ngành dựa trên phân tích Năm lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của Porter (1985). Theo đó, việc phân tích ngành được thực hiện dựa trên đánh giá và rà soát c lực lượng thuộc môi trường ngành, gồm: (1)- Cạnh tranh giữa các DN hiện tại trong ngành; (2)- Đe dọa gia nhập mới; (3)- Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp; (4)- Quyền lực thương lượng của khách hàng.

Cạnh tranh giữa các DN hiện tại trong ngành

Đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng giúp định hình cấu trúc cạnh tranh của ngành (David, 2016). Đồng thời, cạnh tranh giữa các DN hiện tại trong ngành cũng là yếu tố chịu tác động bởi tất cả bốn lực lượng còn lại. Porter (1985) và Rothaermel (2016) đã chỉ ra một số yếu tố được xem là làm tăng sự cạnh tranh từ các DN hiện tại trong ngành gồm: cấu trúc cạnh tranh ngành thông qua xác định số lượng, quy mô và đặc điểm kinh doanh của các DN hiện tại; tốc độ tăng trưởng ngành; các rào cản rút lui khỏi ngành; và mức độ khác biệt hóa giữa các DN trong ngành.

Đe dọa gia nhập mới

Đe dọa gia nhập mới đề cập đến những rủi ro, khó khăn mà các DN hiện tại trong ngành có thể gặp phải khi các DN tiềm năng có thể gia nhập thị trường. Một ngành càng mà sự đe dọa gia nhập mới càng lớn sẽ càng làm tăng cường độ cạnh tranh do sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN hiện tại với các DN gia nhập mới (Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt, 2015). Để xác định mức độ ảnh hưởng của đe dọa gia nhập mới, Porter (1985) cho rằng cần thiết phải xem xét khả năng thiết lập các hàng rào gia nhập của các DN hiện tại trong ngành. Nếu hàng rào gia nhập càng cao thì đe dọa gia nhập mới càng giảm, từ đó làm giảm cường độ cạnh tranh trong ngành. Một số yếu tố được xem là rào cản gia nhập hiệu quả gồm: tính kinh tế theo quy mô; chi phí chuyển đổi doanh nghiệp của khách hàng; yêu cầu về vốn đầu tư và các quy định của chính phủ.

Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp

Quyền lực thương lượng của nhà cung cấp cho biết mức độ ảnh hưởng tới lợi nhuận của các DN trong ngành từ những áp lực mà nhà cung cấp đặt ra (Rothaermel, 2016). Những áp lực này càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng của ngành càng giảm, dẫn tới sự cạnh tranh trong ngành càng trở nên gay gắt. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyền


lực thương lượng của nhà cung cấp gồm: mức độ đa dạng của nguồn cung, sự khác biệt hóa của nhà cugn cấp hay mức độ khan hiếm của nguyên vật liệu (Rothaermel, 2016).

Quyền lực thương lượng của khách hàng

Tương tự như quyền lực thương lượng của nhà cung cấp, quyền lực thương lượng của khách hàng tác động trực tiếp đến lợi nhuận của các DN hiện tại và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, khiến cường độ cạnh tranh trong ngành tăng lên. Một số yếu tố làm tăng quyền lực thương lượng của khách hàng như: chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng thấp, mức độ đa dạng và sự khác biệt hóa trong sản phẩm, dịch vụ mà DNBL cung ứng cho khách hàng (Nguyễn Hoàng Long & Nguyễn Hoàng Việt, 2015).


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương 2, tác giả đã thực hiện hệ thống hóa các lý thuyết nền tảng cho nghiên cứu về năng lực động. Trên cơ sở đó, tác giả đã hệ thống hóa 1 số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực động nói chung và thiết lập các luận cứ về năng lực động của doanh nghiệp bán lẻ. Trên cơ sở đó, chương 2 đã nhận dạng các thành tố năng lực động năng lực động của DN và phân định sự khác biệt giữa hai nhóm thành tố là năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể của DNBL. Dựa trên các tổng hợp lý thuyết, chương 2 đã thiết lập mô hình nghiên cứu và đưa ra các luận điểm để cho thấy: (1)- Khả năng tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa các thành tố năng lực động, cụ thể là giữa nhóm năng lực động tổng quát tới nhóm năng lực động cụ thể của DNBL; (2)- Khả năng tồn tại mối quan hệ trực tiếp của nhóm năng lực động cụ thể đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL; và (3)- Khả năng tồn tại mối quan hệ gián tiếp của nhóm năng lực động tổng quát tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL thông qua biến trung gian là nhóm năng lực động cụ thể. Để để xác định mức độ khác biệt của sự ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN bán lẻ, biến kiểm soát được thiết lập gồm đặc điểm của DNBLVN với 3 biến quan sát được xác định. Chương tiếp theo sẽ tập trung xác định phương pháp nghiên cứu và thu thập dữ liệu, phục vụ cho việc kiểm định mô hình giả thuyết được thiết lập ở chương 2.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để trả lời được câu hỏi nghiên cứu, luận án sử dụng đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nội dung của từng phương pháp nghiên cứu được nêu cụ thể trong chương 3 này.

3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như là một trong hai phương pháp quan trọng giúp luận giải và trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính cho phép tác giả thẩm định bộ thang đo nghiên cứu và đánh giá sự phù hợp của bảng hỏi (pre-test) thông qua phỏng vấn các chuyên gia. Đồng thời, cùng với kết quả nghiên cứu định lượng và dữ liệu thứ cấp, kết quả nghiên cứu định tính giúp làm rõ hơn và sâu hơn thực trạng năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN. Để thực hiện được hai nhiệm vụ này, quy trình nghiên cứu định tính được thực hiện gồm hai phần: Một là tiền thẩm định bảng hỏi (Pre-test) và hai là phỏng vấn chuyên sâu nhà quản trị của các DNBLVN để hỏi sâu hơn và cụ thể hơn về thực trạng năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBLVN.

3.2.1 Tiền thẩm định bảng hỏi (pre-test)

Tiền thẩm định bảng hỏi được xem là bước quan trọng, tiền đề cho nghiên cứu định lượng. Bộ thang đo lường sau khi được chọn lọc cần phải được tiền thẩm định nhằm đảm bảo phù hợp với nội dung và bối cảnh nghiên cứu. Mục đích tiền thẩm định này là xem xét mức độ phù hợp của các thang đo và tìm ra các ý kiến phản đối/chỉnh sửa/bổ sung các thang đo cho từng nhân tố để đảm bảo mức độ phù hợp với khách thể nghiên cứu là các DNBLVN. Để tiền thẩm định bảng hỏi, tác giả liên hệ và hẹn lịch phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về quản trị kinh doanh và các chuyên gia am hiểu sâu trong lĩnh vực bán lẻ. Tổng số chuyên gia được mời cho việc tiền thẩm định là 25 chuyên gia (danh sách chuyên gia được đính kèm ở Phụ lục 5). Thời gian thực hiện phỏng vấn chuyên gia là từ giữa tháng 6/2020 đến đầu tháng 7/2020. Các chuyên gia được mời phỏng vấn sẽ thực hiện đánh giá về mức độ phù hợp của từng câu hỏi/ nội dung cho từng nhân tố trên thang điểm 10. Trên cơ sở tổng hợp mức độ đánh giá của hai nhóm chuyên gia là nhóm giảng viên và nhóm chuyên gia trong lĩnh vực bán lẻ, câu hỏi/ nội dung nào có điểm trung bình dưới 5 điểm sẽ cần xem xét loại bỏ. Bên cạnh đó, một số câu hỏi/nội dung có thể được chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với văn phong và bối cảnh nghiên cứu. Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ phỏng vấn, tác giả tiến hành hiệu đính, chỉnh sửa và bổ sung (nếu cần) để có được bảng câu hỏi hoàn thiện. Các nội dung hiệu đính, chỉnh sửa và bổ sung sẽ được trình bày cụ thể trong phần 3.3.1. Tiếp đó, bảng câu hỏi một lần nữa được gửi lại đến các chuyên gia để đánh giá và đưa ra các quyết định lựa chọn

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí