Người Lập Di Chúc Hoàn Toàn Tự Nguyện

Chương 2‌

CÁC ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA DI CHÚC


2.1. NGƯỜI LẬP DI CHÚC

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 thì người lập di chúc phải đáp ứng được những điều kiện nhất định thì di chúc mới có hiệu lực. Người lập di chúc phải đảm bảo được những điều kiện sau đây:

Điều 650 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 647 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định về người lập di chúc:

1- Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

2- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

Như vậy, pháp luật dân sự đã quy định cụ thể về người được lập di chúc.

Theo quy định tại các điều luật trên có thể nhận thấy hai yêu cầu về người lập di chúc, đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc.

- Yêu cầu về nhận thức của người lập di chúc.

Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam - 6

2.1.1. Yêu cầu về độ tuổi của người lập di chúc

Pháp luật dân sự quy định chỉ người thành niên mới có quyền lập di chúc, còn người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi muốn lập di chúc phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Có quy định trên bởi vì chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì con người mới có đủ nhận thức để điều chỉnh hành vi của mình.

Đối với những người đã thành niên, nhưng bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của

mình thì những người đó không có quyền lập di chúc. Trong trường hợp những người này lập di chúc, thì di chúc đó vô hiệu.

Như vậy, những người thành niên bị mất quyền lập di chúc khi họ là người:

- Mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác;

- Không thể nhận thức được hành vi của mình;

- Không thể là chủ được hành vi của mình;

Pháp luật dân sự của Nhà nước ta cũng quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý (khoản 2 Điều 647). Như vậy, theo quy định này thì người từ chưa đủ 15 đến 18 tuổi có thể lập di chúc miệng nếu cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tuy nhiên, pháp luật không quy định về thủ tục riêng lập di chúc miệng trong trường hợp này. Bàn về quy định này còn có những ý kiến khác nhau do chưa có sự hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý là đồng ý về việc cho phép người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi để lại di chúc miệng hay là đồng ý về nội dung di chúc?

- Sự đồng ý của cha hoặc mẹ hay là cả cha và mẹ. Trường hợp nào thì cần đến sự đồng ý của người giám hộ?

Về vấn đề thứ nhất, chúng tôi cho rằng chỉ là việc đồng ý cho phép người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi để lại di chúc miệng vì nếu hiểu là đồng ý với nội dung di chúc thì vô hình chung pháp luật đã can thiệp đến quyền tự định đoạt, đến ý chí tự nguyện của để lại di chúc miệng, trong khi ý chí tự nguyện là một trong những điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp. Như chúng ta đã biết về pháp luật quy định về điều kiện cho việc để lại di chúc bằng miệng là: “Trong trường hợp một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản, thì có thể lập di chúc miệng. “Do đó cha mẹ không thể có thời gian, suy

nghỉ để đồng ý về mặt nội dung mà chỉ đồng ý cho để lại di chúc miệng.

Về vấn đề thứ hai, căn cứ vào cách hành văn của điều luật thì chỉ cần một trong hai người là cha hoặc mẹ đồng ý là đủ, mà không cần thiết phải được sự đồng ý của hai người. Pháp luật dân sự cũng đã quy định rõ ràng về việc giám hộ tại Mục 5 Chương II, Phần thứ nhất Bộ luật dân sự 1995 và Mục 4 Chương III Bộ luật dân sự 2005. Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước (gọi là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (gọi là người được giám hộ). Trong quan hệ pháp luật thừa kế theo di chúc, thì người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi chỉ có quyền lập di chúc khi được sự đồng ý của người giám hộ trong trường hợp người chưa thành niên này không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu.

Một vấn đề cần đặt ra khi nghiên cứu về sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ đối với việc để lại di chúc miệng của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, đó là: Sự đồng ý này phải được thể hiện dưới hình thức như thế nào? Có bắt buộc việc đồng ý phải được thể hiện bằng văn bản riêng hay chỉ cần xác nhận vào di chúc, hay chỉ cần bằng miệng? Sự đồng ý đó có cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hay không? Sự đồng ý được thể hiện trước hay sau khi người chưa thành niên lập di chúc?... Đây cũng là vấn đề cần có những văn bản pháp luật hướng dẩn cụ thể.

Theo khoản 5 Điều 652 thì di chúc miệng phải có hai người làm chứng và một người ghi lại nội dung di chúc, sau đó hai người cùng ký vào di

chúc...Nếu văn bản ghi nội dung di chúc trên không có sự đồng ý của cha, me. hoặc người giám hộ thì di chúc sẽ vô hiệu. Vì vậy văn bản ghi nội dung di chúc miệng cần phải có xác nhận của cha, mẹ hoặc người làm chứng ngay sau khi văn bản ghi nội dung di chúc được hoàn thành. Đồng ý về mặt hình thức, cho nên sự đồng ý thông qua chữ ký của cha hoặc mẹ trong văn bản di chúc miệng. Đây là vấn đề cần phải được làm rỏ.

2.1.2. Yêu cầu về nhận thức

Kết quả nghiên cứu về y học cho thấy độ tuổi và nhận thức có quan hệ mật thiết với nhau. Con người chỉ khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì mới có đủ nhận thức để điều chỉnh được hành vi dân sự của mình (trong đó có hành vi lập di chúc), trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Pháp luật dân sự nước ta quy định người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, độ tuổi và khả năng nhận thức là hai tiêu chí để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

Tại khoản 1 Điều 655 Bộ luật dân sự 1995 và điểm a, khoản 1 Điều 652 Bộ luật dân sự 2005 có quy định như nhau về nhận thức của người lập di chúc: "Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc…".

Tuy nhiên, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt đến mức độ nào? Người lập di chúc có phải giám định sức khỏe trước khi lập di chúc hay không? Nếu người lập di chúc phải giám định sức khỏe trước khi lập di chúc thì cơ quan nào có thẩm quyền giám định? Có cần hay không cần kết quả giám định sức khỏe thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được chứng thực vào di chúc ?...

Trên thực tế người lập di chúc ít khi đi giám định sức khỏe, khám sức

khỏe trước khi lập di chúc. Vì vậy, tình trạng sức khỏe của người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc không được thể hiện. Khi có tranh chấp xảy ra, bên đương sự nào cho rằng người lập di chúc không đủ sức khỏe, ảnh hưởng đến sự minh mẫn của người lập di chúc trong khi lập di chúc thì họ phải có nghĩa vụ chứng minh. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân cho thấy tình trạng này diễn ra tương đối phổ biến. Bên yêu cầu chia thừa kế theo di chúc có nghĩa vụ xuất trình trước Tòa án các chứng cứ liên quan đến việc người lập di chúc hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc. Ngược lại, bên yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật có nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ để chứng minh người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt để bác bỏ yêu cầu chia thừa kế theo di chúc.

2.2. Ý CHÍ CỦA NGƯỜI LẬP DI CHÚC

2.2.1. Người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện

Nguyên tắc tự nguyện trong việc tham gia các giao dịch dân sự là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận tại Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005. Trong giao dich dân sự, các bên đều phải hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.

Lập di chúc là giao dịch dân sự, là hành vi pháp lý đơn phương của người lập di chúc. Vì vậy, cũng như các giao dịch dân sự khác, việc lập di chúc cũng phải thể hiện ý chí tự nguyện của người lập di chúc. Tự nguyện được hiểu theo nghĩa khái quát chính là việc thực hiện một việc gì đó hoàn toàn theo ý mình, do mình nghĩ ra và thực hiện. Về mặt bản chất, tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Vì vậy, khi đánh giá ý chí của một người về một vấn đề nào đó có phải tự nguyện hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất biện chứng giữa hai phạm trù: Ý chí và sự bày tỏ ý chí.

Ý chí là cái bên trong, là cái mà người khác khó có thể nhận biết được, nếu ý chí đó chưa được thể hiện ra ngoài bằng hành động thực tiễn. Để người

khác nhận biết được mong muốn của mình, con người phải thể hiện ý chí bằng những hành vi cụ thể. Ý chí và sự bày tỏ ý chí là hai mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết, gắn bó khăng khít với nhau.

Trong việc lập di chúc, người lập di chúc thể hiện ý chí của mình thông qua hành vi lập di chúc. Thông qua việc cho người này nhiều, người kia ít… người lập di chúc thể hiện tâm tư, tình cảm… với người thừa kế. Vì vậy, muốn xác định một di chúc có phải là ý chí tự nguyện của người lập di chúc hay không, cần phải dựa vào sự thống nhất giữa ý chí của người lập di chúc và sự thể hiện ý chí đó trong nội dung của di chúc. Chỉ khi nào di chúc phản ánh một cách trung thực, khách quan những mong muốn của người lập di chúc thì sự định đoạt đó mới được coi là tự nguyện.

Trong trường hợp, chứng thực, công chứng di chúc, sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc được xác định thông qua hai phương thức sau đây:

Thứ nhất, người công chứng, chứng thức xác định sự minh mẫn, sáng suốt thông qua việc yêu cầu người lập di chúc cung cấp giấy chứng nhận sức khỏe trong thời hạn 6 tháng. Đây được coi là căn cứ pháp lý nhằm chứng minh tính hợp pháp của di chúc trong trường hợp có yêu cầu hủy di chúc vì cho rằng bị lừa dối, cưỡng ép khi mở thừa kế.

Thứ hai, trong trường hợp không có giấy chứng nhận sức khỏe hoặc có giấy chứng nhận sức khỏe nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật, người thực hiện công chứng, chứng thực có thể kiểm tra thực tế tình hình sức khỏe để xác định sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc.

Chúng tôi cho rằng, việc kiểm tra thực tế ý chí của người lập di chúc thông qua những câu hỏi thự tế của người công chứng, chứng thực về tình hình sức khỏe của người lập di chúc là không đủ căn cứ và tính xác thực nhằm xác định sự minh mẫn, sáng suốt của người lập di chúc hay không?

2.2.2. Người lập di chúc không bị đe dọa

Đe dọa trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên làm cho bên kia sợ hãi mà phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của những người thân thích.

Cũng như các loại giao dịch dân sự khác, đe dọa trong việc lập di chúc trước hết phải được thực hiện bằng hành vi cố ý. Hành vi cố ý này phải có sự toan tính từ phía người đe dọa về việc đe dọa người lập di chúc như thế nào, hình thức, địa điểm đe dọa, phương tiện để thực hiện việc đe dọa… Hậu quả của việc thực hiện hành vi đe dọa là người lập di chúc phải sợ hãi đến mức phải lập di chúc theo ý muốn của người đe dọa. Việc phải lập di chúc đó có thể không gây thiệt hại cho người lập di chúc về tính mạng, sức khỏe, tài sản vì việc đe dọa mới ở mức độ nhẹ. Thực tế cho thấy, người lập di chúc không bao giờ bị thiệt hại về tài sản cả, vì khi chết, họ không thể mang theo được tài sản mà họ đang có và chỉ khi người để lại di sản chết thì di chúc mới phát sinh hiệu lực. Vì vậy, đối với đe dọa trong việc lập di chúc thì người lập di chúc luôn luôn không bị thiệt hại về tài sản. Người bị thiệt hại về tài sản sẽ là những người thân thích của người lập di chúc vì khối tài sản của người lập di chúc có hạn, nên cho người này hưởng rồi thì đương nhiên những người khác không còn để hưởng. Tuy nhiên, do bị đe dọa nên người lập di chúc phải viết di chúc theo ý kiến của người đe dọa, nên sẽ có ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người lập di chúc. Vì vậy, trong trường hợp người lập di chúc bị đe dọa thì di chúc đó bị vô hiệu, không phát sinh hiệu lực pháp luật.

2.2.3. Người lập di chúc không bị lừa dối

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó (Điều 142 Bộ luật dân sự năm

1995). Lừa dối là thủ đoạn có tính toán trước của người này (người lừa dối) đối với người khác (người bị lừa dối) nhằm làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề, dẫn đến quyết định một việc gì đó theo mục đích đã định sẵn của người lừa dối. Thủ đoạn của người lừa dối có thể bằng lời nói, có thể bằng hành động. Mục đích của người lừa dối là làm cho người bị lừa dối hiểu sai vấn đề, dẫn đến những quyết định không đúng, có lợi cho người lừa dối.

Trong việc lập di chúc, người lừa dối làm cho người lập di chúc hiểu sai lệch về những người thừa kế, dẫn đến quyết định phân chia di sản theo ý muốn của người lừa dối.

Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, nó chỉ thể hiện ý chí của người lập di chúc. Ý chí của người lập di chúc phải hoàn toàn tự do, tự nguyện, tự định đoạt trong khi minh mẫn và sáng suốt. Mọi hành vi lừa dối, đe dọa, cưỡng ép… người lập di chúc đều bị coi là trái pháp luật.

Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc, hầu như không có việc các đương sự tranh chấp về di chúc có bị lừa dối hay không. Trường hợp nếu có tranh chấp, thì việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng là vấn đề khó vì việc chứng minh rằng người lập di chúc bị lừa dối là việc không đơn giản.

Đối với di chúc miệng thì việc lừa dối hoặc đe doạ khó có thể xảy ra, bởi lẽ trong những trường hợp đặc biệt mới được lập di chúc và khi lập di chúc phải có hai người làm chứng. Vì vậy hành vi đe doạ lừa dối sẽ thường xảy ra đối với các trường hợp lập di chúc bằng văn bản.

2.3. VỀ NỘI DUNG CỦA DI CHÚC

2.3.1. Ngày, tháng, năm lập di chúc

Đây là một vấn đề mà hầu hết các loại văn bản đều yêu cầu thực hiện. Việc ghi ngày, tháng, năm lập di chúc là việc làm đơn giản, nhưng nó lại rất quan trọng. Trong những trường hợp nhất định, việc ghi ngày, tháng, năm lập

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí