Mô Hình Nghiên Cứu Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu Về Ảnh Hưởng Của Năng Lực Động Đến Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Bán Lẻ


vậy, việc sáng tạo, nuôi dưỡng năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu đảm báo tính hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế. Nghiên cứu của Ni & Wan (2008); Odoom & cộng sự (2017) cũng đã chỉ ra giá trị tài sản thương hiệu là một yếu tố giúp doanh nghiệp đạt tính hiếm, tình có giá trị, khó bắt chước và không thể thay thế.

Từ những phân tích và nhận định trên, có thể thấy năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu là một dạng năng lực có khả năng mang lại giá trị cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thích ứng với các điều kiện và sự kiện của môi trường; đồng thời cũng là một dạng năng lực đặc biệt, mang lại sự khác biệt và đảm bảo tính duy nhất trên thị trường mà các đối thủ cạnh tranh khó có thể sao chép hoặc bắt chước.

Gắn với tính bất ổn và biến động của thị trường, để tạo ra một thương hiệu tốt, doanh nghiệp cần lưu ý xem xét nuôi dưỡng và tận dụng tối ưu đồng thời cả hai nhóm năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu từ nội bộ doanh nghiệp và từ bên ngoài – các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực xây dựng thương hiệu nội bộ giúp doanh nghiệp đạt được sự thống nhất trong phát triển các năng lực sản phẩm và dịch vụ độc đáo. Các nghiên cứu của Wong & Merrilees (2008); Merrilees & cộng sự (2011) đã chỉ ra việc nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu nội bộ giúp doanh nghiệp cải thiện đáng kể kết quả hoạt động kinh doanh. Tương tự, năng lực xây dựng thương hiệu từ bên ngoài đề cập đến việc thiết lập, nuôi dưỡng và phát triển thương hiệu dựa trên các hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh khác. Năng lực này giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa lợi ích từ quá trình hợp tác với bên ngoài để thiết lập năng một thương hiệu tốt, giúp cải thiện kết quả kinh doanh (Odoom & cộng sự, 2017). O’Cass & Ngo (2011) đã chỉ ra ba thành tố đo lường cho năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu; gồm năng lực tương tác của thương hiệu với các bên liên quan; năng lực đồng xây dựng thương hiệu; và năng lực phát triển thái độ và tình cảm tích cực về thương hiệu.

2.2.2.4 Năng lực tích hợp đa kênh

Năng lực tích hợp đa kênh là khả năng của DN mà tại đó có thể kết hợp đồng thời và nhất quán nhiều loại hình kênh khác nhau, bao gồm cả những kênh mà DN đang có và cả những kênh mà DN sẽ mở rộng trong tương lai. Agnihotri (2015) cho rằng việc mở rộng và phối kết hợp nhiều loại hình kênh bán lẻ là một trong những yếu tố quan trọng tạo lập lợi thế cạnh tranh cho DN. Gắn với đặc thù của DNBL, Cao & Li (2015) cho rằng một DN nếu có được năng lực tích hợp đa kênh hiệu quả có thể cải thiện hiệu suất hoạt động của từng thành viên kênh dựa trên việc cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm liên tục và liền mạch, thông qua đó tạo nên hiệu suất vượt trội cho DN. Frasquet & cộng sự (2018) xem việc quản trị hiệu quả đồng thời các kênh bán lẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các DNBL. Oh &


cộng sự (2012) chỉ ra vai trò và tầm quan trọng của năng lực tích hợp đa kênh trong việc phối tích hợp các hoạt động trên tất cả các kênh để hoàn thành hệ thống phân phối của DN. Một doanh nghiệp chỉ được coi là triển khai có hiệu quả đồng thời tích hợp đa kênh khi tất cả các kênh bán lẻ của doanh nghiệp có sự phối hợp linh hoạt và bổ trợ cho quá trình bán hàng và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng mục tiêu (Goraya & cộng sự, 2020). Từ những phân tích trên, luận án tiếp cận năng lực tích hợp đa kênh theo quan điểm của Oh & cộng sự (2012), Cao & Li (2015) và gắn với khách thể nghiên cứu là các DN bán lẻ như sau: Năng lực tích hợp đa kênh là khả năng phối kết hợp đồng thời, linh hoạt và hiệu quả tất cả các kênh bán hàng của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng”.

Việc mở rộng và phối hợp kênh có thể mang lại nhiều lợi thế mới cho DN trong việc dễ dàng tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của khách hàng (Zhang & cộng sự, 2010). Năng lực tích hợp đa kênh cho phép các kênh trong cùng một hệ thống cùng tương tác lẫn nhau theo những mức độ tích hợp khác nhau (Herhausen & cộng sự, 2015). Bên cạnh đó, tích hợp đa kênh cũng cho thấy những thách thức đặt ra cho các DN nói chung và DN bán lẻ nói riêng do phải cân bằng lợi ích cho các thành viên kênh một cách hợp lý, tránh tình trạng xung đột và triệt tiêu kênh để từ đó đạt được hiệu suất hợp lực giữa các thành viên kênh (Verhoef, 2012 trích dẫn trong Cao & Li, 2015).

Năng lực tích hợp đa kênh quan tâm nhiều đến khả năng phối kết hợp giữa các kênh bán lẻ vật lý và kênh bán lẻ trực tuyến. Năng lực tích hợp đa kênh cho phép các kênh trong cùng một hệ thống cùng tương tác lẫn nhau theo những mức độ tích hợp khác nhau (Herhausen & cộng sự, 2015). Tùy thuộc vào từng xuất phát điểm về loại hình kênh của mỗi DN khác nhau mà tích hợp kênh có thể có xuất phát điểm ban đầu từ kênh offline đến kênh online và ngược lại.

Các DN có thể phối kết hợp các hệ thống bán hàng qua cửa hàng (kênh bán hàng vật lý); bán hàng qua catalogs; bán hàng trực tuyến, bán hàng qua tổng đài điện thoại hay bán hàng trên nền tảng công nghệ… để đồng sáng tạo thống nhất hình ảnh, thương hiệu DN; thống nhất cung ứng cùng một loại hàng hóa tương tự nhau, thực hiện tích hợp các quy trình xử lý đơn hàng, hoàn thành đơn hàng và phân phối phù hợp với từng yêu cầu khách hàng để tạo dựng được uy tín và lòng trung thành với khách hàng (Pentina & Hasty, 2009). Tùy thuộc vào từng xuất phát điểm về loại hình kênh của mỗi DN khác nhau mà tích hợp kênh có thể có xuất phát điểm ban đầu từ kênh offline đến kênh online và ngược lại. Cách xuất phát điểm này sẽ tạo thành hai cách tiếp cận khác nhau: một là cho phép khách hàng tìm kiếm và thu lượm được các thông tin, kiến thức cần thiết về kênh bán hàng online tại các kênh bán hàng qua cửa hàng vật


lý (tích hợp kênh offline – online); và hai là cho phép khách hàng truy cập kênh bán hàng online có được các thông tin cần thiết về kênh bán lẻ qua cửa hàng từ các trang bán hàng online này (tích hợp kênh online – offline). Cách thức tích hợp kênh phụ thuộc vào đặc điểm các loại hình có sẵn và cách thức phối hợp kênh của từng DN.

Các nghiên cứu của Pentina & Hasty (2009); Frasquet & cộng sự (2018); Oh & cộng sự (2012); Cao & Li (2015), (2018) đặt bối cảnh nghiên cứu năng lực tích hợp đa kênh trên nền tảng của thị trường động và coi đây là một trong những yếu tố được hấp thụ tốt bởi các năng lực động tổng quát của DN. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc phát triển năng lực tích hợp đa kênh giúp DN thích ứng tốt với các yếu tố thay đổi của môi trường bên ngoài, tận dụng các cơ hội và tối thiểu hóa các thách thức, từ đó giúp cải thiện kết quả kinh doanh (Pentina & Hasty, 2009; Xia & Zhang, 2010; Oh & cộng sự, 2012). Mỗi doanh nghiệp tùy vào mục tiêu và phương thức tích hợp mà sẽ hình thành các mức độ tích hợp đa kênh khác nhau (Cao & Li, 2015). Việc hình thành năng lực tích hợp đa kênh phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và cách thức phối kết hợp các kênh bán hàng của doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp sẽ có được những năng lực tích hợp kênh riêng, khác biệt với các doanh nghiệp đối thủ (Xia & Zhang, 2010). Năng lực tích hợp đa kênh được hình thành dựa trên những kinh nghiệm đã được tích lũy từ trước đó của mỗi doanh nghiệp (Xia & Zhang, 2010) và tạo nên những bản sắc riêng và các doanh nghiệp đối thủ nếu muốn sao chép và bắt chước sẽ cần phải tái cấu trúc lại toàn bộ doanh nghiệp, thay đổi các thói quen và có thể phải chịu những tổn thất rất lớn về tài chính mà hiệu quả đạt được năng lực tích hợp đa kênh tương tự khó có thể đạt được (Yan & cộng sự, 2010). Năng lực tích hợp đa kênh mang lại những hiệu quả rõ ràng trong cải thiện kết quả kinh doanh thông qua việc phối kết hợp linh hoạt tất cả các kênh bán hàng mà DN có. Điều này chỉ có thể đạt được khi DN triển khai đồng thời việc tích hợp ở mọi loại hình kênh mà không phải DN đối thủ nào cũng có thể tìm ra được những cách thức phối hợp bán hàng nào khác hiệu quả hơn (Zhang & cộng sự, 2010; Herhausen & cộng sự, 2015).

2.3 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Từ các luận cứ được xác lập nhằm nhận dạng các thành tố năng lực động, luận án thực hiện việc xây dựng mô hình giả thuyết nghiên cứu. Với cách tiếp cận năng lực động của DNBL dưới lăng kính của năng lực động tổng quát và các năng lực động cụ thể, cần thiết phải làm rõ cơ chế và cách thức các năng lực động tổng quát tác động đến các năng lực động cụ thể (Banjongprasert, 2013; Frasquet & cộng sự, 2018). Bên cạnh đó, như đã đề cập về đặc điểm của năng lực động ở phần 2.2.2, năng lực động


của DN nói chung và DNBL nói riêng là những năng lực đặc biệt, cho phép DN cải thiện và duy trì kết quả hoạt động kinh doanh như kỳ vọng. Chính vì vậy, cần làm rõ mức độ tác động của các năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL. Do có thể tồn tại cơ chế tác động giữa các năng lực động tổng quát tới các năng lực động cụ thể, việc xem xét sự ảnh hưởng của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL cần phải được thực hiện trên cả hai khía cạnh: tác động trực tiếp của tất cả bốn thành tố năng lực động và tác động gián tiếp của nhóm năng lực động tổng quát tới kết quả hoạt động kinh doanh thông qua nhóm năng lực động tác nghiệp cụ thể của DNBL. Bên cạnh đó, xét về đặc điểm của DNBL, do có sự khác biệt đáng kể về quy mô và loại hình DNBL nên cần thiết phải sử dụng các biến kiểm soát để đánh giá mức độ khác biệt từ các nhóm DNBL đến kết quả nghiên cứu.

Từ các lập luận trên, mô hình nghiên cứu về năng lực động của DNBL được xây dựng như hình 2.1:

H5

NL hấp thụ

(AC)

H9 H11

NL xây dựng & phát triển thương hiệu (BC)

Kết quả hoạt động kinh doanh của DN

(Firm Performance)

NL tích hợp đa

kênh (CC)

NL đổi mới

sáng tạo (IC)

H10

H12

Quy mô và loại hình kinh doanh của DNBL

H6

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết

Nguồn: Tác giả tự đề xuất

Trong đó:


Giả thuyết H1 H4

: Mối quan hệ trực tiếp giữa các năng lực động tổng

quát và năng lực động cụ thể của DNBL

Giả thuyết H5 H8

: Mối quan hệ tác động trực tiếp của năng lực động

đến kết quả hoạt động kinh doanh

Giả thuyết H9 H12

: Mối quan hệ tác động gián tiếp của năng lực động

đến kết quả hoạt động kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 8


2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết được xác lập trong nghiên cứu gồm:

2.3.2.1 Mối quan hệ giữa năng lực động tổng quát và năng lực động cụ thể củadoanh nghiệp bán lẻ

Mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của DNBL:

Các nghiên cứu về năng lực hấp thụ với năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu được đặt trong bối cảnh nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực marketing nói chung của DN. Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của năng lực hấp thụ và NL marketing, Brodie & cộng sự (2017) đã cho thấy có mối quan hệ đáng kể và mạnh mẽ của năng lực hấp thụ tới một trong các NL thuộc NL marketing

– NL xây dựng & phát triển thương hiệu. Các nghiên cứu của Barrales-Molina & cộng sự (2014), Najafi-Tavani & cộng sự (2016) về năng lực hấp thụ với NL xây dựng & phát triển thương hiệu cũng đã cho thấy sự thay đổi và phát triển tích cực của năng lực hấp thụ sẽ thúc đẩy sự phát triển của NL xây dựng & phát triển thương hiệu trong DN. Xuất phát từ những nhận định đó, luận án đưa ra giả thuyết tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực hấp thụ với năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu như sau:

Giả thuyết H1: Năng lực hấp thụ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của DNBL.

Mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh:

Xét về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với năng lực tích hợp đa kênh, nghiên cứu của Costa & cộng sự (2018) đã cho thấy sự tác động đáng kể và tích cực của năng lực hấp thụ tới năng lực tích hợp đa kênh của DN thông qua việc coi năng lực tích hợp đa kênh như là một thành tố của năng lực phân phối – vốn thuộc một trong bốn biến số của marketing-mix. Ngoài ra, nghiên cứu của Zahra & Geogre (2002) về năng lực hấp thụ cũng cho thấy rằng việc một DN có được năng lực hấp thụ tốt, nghĩa có được khả năng lĩnh hội, đồng hóa, chuyển đổi và ứng dụng các tri thức từ bên ngoài vào hoạt động kinh doanh của DN cho phép DN đó có thể sáng tạo và ứng dụng các loại hình kinh doanh bán lẻ mới trên cơ sở đồng khai thác các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện tại. các phương thức kinh doanh mới trên cơ sở đồng thời sử dụng các phương thức kinh doanh hiện tại, từ đó tạo nên sự phát triển chung cho toàn DN. Murray & cộng sự (2011) cũng đã cho thấy có sự ảnh hưởng nhất định của năng lực hấp thụ đến việc triển khai và mở rộng hệ thống bán hàng của DN. Như vậy, luận án đưa ra giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ và năng lực tích hợp đa kênh như sau:

Giả thuyết H2: Năng lực hấp thụ có ảnh hưởng tích cực đến năng lực tích


hợp đa kênh của DNBL.

Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu:

Xét về các nghiên cứu về mối quan hệ giữa NL đổi mới sáng tạo với năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu thì có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình của Abbing (2010); Halliday & Trott (2010); Flikkema & cộng sự (2019) hay Paswan & cộng sự (2020). Trong đó, Paswan & cộng sự (2020) đã chỉ ra mối quan hệ tích cực và đáng kể của NL đổi mới sáng tạo tới năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu thông qua việc đổi mới sáng tạo các sản phẩm của DN. Các nghiên cứu của Halliday & Trott (2010); Flikkema & cộng sự (2019) lại tập trung nghiên cứu sự đổi mới sáng tạo của sản phẩm dịch vụ với các DN kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và đã chỉ ra được mối quan hệ mạnh mẽ và cùng chiều của NL đổi mới sáng tạo đến Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu. Abbing (2010) cũng cho thấy rằng NL đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát triển của năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu. Từ các nhận định trên, tác giả xin đưa ra giả thuyết nghiên cứu về sự tác động của NL đổi mới sáng tạo đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của các DNBLVN như sau:

Giả thuyết H3: Năng lực đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu của DNBL.

Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo đến năng lực tích hợp đa kênh:

Việc đổi mới sáng tạo sản phẩm dịch vụ được xem là giúp các DNBL có thể mở rộng và đa dạng hóa các hình thức bán lẻ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nhận định này đã được củng cố bởi các nghiên cứu của Wilson & Daniel (2007), Cao & Li (2018), Du & cộng sự (2018). Trong khi Wilson & Daniel (2007), Cao & Li (2018) cho rằng nếu một DN càng có được khả năng đổi mới sáng tạo thì việc ứng dụng và phát triển mô hình tích hợp đa kênh càng dễ dàng và mang lại hiệu quả cao hơn, thì Du & cộng sự (2018) lại gắn việc đổi mới sáng tạo với khía cạnh ứng dụng và sáng tạo DN và các sản phẩm kinh doanh của DN dựa trên nền tảng Internet và CNTT. Từ đó nhóm tác giả này đã chỉ ra rằng việc đổi mới cải tiến DN trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ hơn CNTT và Internet vào hoạt động KD giúp cải thiện đáng kể và mạnh mẽ năng lực tích hợp đa kênh của DN. Như vậy, có thể thấy có thể tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa năng lực đổi mới sáng tạo với năng lực tích hợp đa kênh của DN. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

Giả thuyết H4: Năng lực đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến năng lực tích hợp đa kênh của DNBL.


2.3.2.2 Mối quan hệ tác động trực tiếp giữa năng lực động với kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ

Mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ:

Đề cập đến mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ với kết quả hoạt động kinh doanh, một số công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động tích cực của năng lực hấp thụ với kết quả hoạt động kinh doanh của DN (Zahra & George, 2002; Lane & cộng sự, 2006). Liu & cộng sự (2013) đã khẳng định sự ảnh hưởng tích cực và đáng kể của năng lực hấp thụ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng quan điểm đó, các kết quả nghiên cứu của của Tzokas & cộng sự (2015), Latukha & Veselova (2019) đã cho thấy mối quan hệ trực tiếp và mạnh mẽ của năng lực hấp thụ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những nghiên cứu trên đã củng cố cho quan điểm về việc tồn tại sự tác động tích cực của năng lực hấp thụ đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Chính vì vậy, để khẳng định mối quan hệ này, giả thuyết nghiên cứu H5 được đưa ra là:

Giả thuyết H5: Năng lực hấp thụ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

Mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ:

Với vai trò là một thành tố của năng lực động, một số nghiên cứu thời gian qua đã thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nghiên cứu của Terziovski (2010), Saunila & cộng sự (2014) đã cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo đóng vai trò là yếu tố tác động cùng chiều tới kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Hilman & Kaliappen (2015) và Maldonado-Guzmán & cộng sự (2019) cũng cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo quy trình hoạt động và năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm dịch vụ là hai yếu tố quan trọng tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Davila & cộng sự (2019) cũng khẳng định sự ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ của năng lực đổi mới sáng tạo trong cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Những nghiên cứu trên đều cho thấy việc tồn tại mối quan hệ cùng chiều của năng lực đổi mới sáng tạo trong việc nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Do vậy, giả thuyết nghiên cứu H6 được đưa ra ở đây là:

Giả thuyết H6: Năng lực đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

Mối quan hệ giữa năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ:


Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu với kết quả hoạt động kinh doanh của DN đã chỉ ra rằng việc một DN xây dựng thành công giá trị tài sản thương hiệu thông qua xây dựng & phát triển thương hiệu có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đến kết quả kinh doanh (Morgan & cộng sự, 2009; Wang & Sengupta, 2016; Odoom & cộng sự, 2017). Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu giúp DN cải thiện hiệu quả các chỉ số tài chính (Wang & Sengupta, 2016). Năng lực này cũng giúp DN tăng khả năng hấp thụ và quản trị các tri thức thị trường mới để thay đổi và cải tiến sản phẩm, dịch vụ và các quy trình quản trị chuỗi cung ứng, từ đó cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh (O’Cass & Ngo, 2011). Các nghiên cứu trong thời gian qua đã cho thấy sự cần thiết của việc nuôi dưỡng năng lực và phát triển thương hiệu để giúp cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H7: Năng lực xây dựng & phát triển thương hiệu có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

Mối quan hệ giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ:

Đề cập đến mối quan hệ giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả hoạt động kinh doanh của DN, thời gian qua đã được một số tác giả tập trung nghiên cứu. Nghiên cứu của Pentina & Hasty (2009) trong nghiên cứu về phối kết hợp đa kênh (tích hợp đa kênh) cũng chỉ ra mối quan hệ thuận chiều và đáng kể giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Xia & Zhang (2010); Yan & cộng sự (2010); Zhang & cộng sự (2010) đã cho thấy sự ảnh hưởng tích cực giữa tích hợp đa kênh với kết quả kinh doanh của DN. Đồng quan điểm đó, nghiên cứu của Oh & cộng sự (2012) cũng cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực và cùng chiều của tích hợp kênh bán lẻ với kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Cao & Li (2015), (2018); Tagashira & Minami (2019) đã chỉ ra mối quan hệ đáng kể và tích cực giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong đó tập trung vào chỉ số tăng trưởng doanh thu của các DN bán lẻ. Như vậy, có thể thấy khả năng tồn tại mối quan hệ giữa năng lực tích hợp đa kênh với kết quả hoạt động kinh doanh của các DNBL. Do đó, giả thuyết nghiên cứu được chỉ ra là:

Giả thuyết H8: Năng lực tích hợp đa kênh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của DNBL.

2.3.2.3 Mối quan hệ tác động gián tiếp của năng lực động tới kết quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ:

Mối quan hệ gián tiếp của năng lực hấp thụ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bán lẻ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2024