Năng Lực Động Có Ảnh Hưởng Gián Tiếp Tới Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp


độ cá nhân; năng lực sắp xếp cấp độ cá nhân và năng lực quản trị cấp độ cá nhân. Đáng chú ý là các yếu tố năng lực động tiếp cận trong luận án được nhận dạng trên hai khía cạnh: các năng lực động tổng quát năng lực động cụ thể gắn với khách thể nghiên cứu của luận án. Trong đó, năng lực thích ứng và hấp thụ thuộc nhóm năng lực động tổng quát; năng lực sắp xếp và năng lực quản trị cấp độ cá nhân là nhóm năng lực cụ thể ở cấp độ cá nhân với khách thể là các DN dịch vụ mới (NSD – New service Development) (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1). Trên cơ sở điều tra các nhà quản trị phụ trách hoạt động bán hàng và marketing (giám đốc bán hàng và marketing, thư ký giám đốc bán hàng và marketing, trợ lý giám đốc marketing); các nhà quản trị phát triển hoạt động kinh doanh; trợ lý giám đốc điều hành; trưởng và phó phòng quản trị….của 227 khách sạn ở Thái Lan, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích AMOS để thiết lập mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy các năng lực động tổng quát có ảnh hưởng tới việc phát triển các năng lực động cụ thể; đồng thời đều là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất và kết quả kinh doanh của các DN trong ngành dịch vụ mới.

Nghiên cứu của Tseng & Lee (2014) được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi về mối quan hệ giữa năng lực quản trị tri thức – năng lực động –kết quả kinh doanh của DN. Trên cơ sở tổng quan về cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra ba giả thuyết cho nghiên cứu này gồm: (1)- năng lực quản trị tri thức có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN; (2)- năng lực động có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN; (3)- năng lực quản trị tri thức có ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh của DN (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1). Biến năng lực động là biến bậc 2 (2nd-order construct) và được đo lường bởi bốn biến bậc 1: Năng lực chuyển đổi tri thức; năng lực bảo vệ tri thức, năng lực cảm nhận và năng lực tích hợp. Biến kết quả kinh doanh được đo lường bởi cả các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính; các chỉ tiêu của biến kết quả kinh doanh được kế thừa của Bolat & Yilmaz (2009). Để kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả lựa chọn khách thể nghiên cứu là các nhà quản trị cấp cao trong các DN SMEs có thực hiện công tác quản trị tri thức tại các ngành công nghiệp dịch vụ, kỹ thuật và sản xuất ở Trung Quốc, với quy mô mẫu là 232 nhà quản trị. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiêm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các giả thuyết nghiên cứu là phù hợp; trong đó, năng lực động có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến kết quả kinh doanh của DN. Đáng chú ý là năng lực động được xem là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp, tích cực và mạnh mẽ nhất tới kết quả hoạt động kinh doanh với hệ số R2adj đạt 73.5% (giả thuyết H2). Kết quả nghiên cứu một lần nữa làm dày thêm các kiểm định về mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của DN.


Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hồ Trung Thanh (2012) đã chỉ ra năm tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh động và cũng là năm biến độc lập trong giả thuyết gồm: năng lực sáng tạo, định hướng học hỏi, sự hội nhập toàn diện, năng lực marketing và định hướng kinh doanh. Biến phụ thuộc được xác định trong giả thuyết nghiên cứu là kết quả kinh doanh. Nghiên cứu tiến hành kiểm định mối tương quan giữa các biến số và sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Mẫu nghiên cứu gồm 100 DN thuộc ngành dệt may Việt Nam. Dựa trên các nghiên cứu định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay các tiêu chí trong giả thuyết nghiên cứu đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Áp vào thực tế ngành dệt may Việt Nam thì thấy: các DN có định hướng áp dụng các tiêu chi năng lực động trong hoạt động kinh doanh và phát triển của mình; hiện đã có 20% DN áp dụng thành công. Tiêu chí năng lực sáng tạo được các DN đánh giá rất quan trọng, tuy nhiên các DNVN chưa có định hướng rõ rệt cho việc đầu tư, phát triển năng lực này do thiếu nhân lực và kinh phí. Tiêu chí định hướng kinh doanh ở các DNVN còn hạn chế, hiện mới chỉ 22% DN đi đúng định hướng kinh doanh đã đề ra. Tiêu chí năng lực marketing rất được các DNVN chú trọng với tỷ lệ áp dụng để thành công là 52%. Tiêu chí sự hội nhập toàn cầu hiện mới được khoảng 20% DN tận dụng được. Về kết quả kinh doanh thì hiện có khoảng 30% DNVN hài lòng với kết quả kinh doanh đạt được. Tiêu chí định hướng học hỏi được 20% DN áp dụng và tận dụng tốt. Nhìn chung, nghiên cứu của Hồ Trung Thanh (2012) đã phần nào khái quát được các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh động. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc điều tra, kiểm định ở 100 DN ngành Dệt may Việt Nam nên tính khái quát hóa thành thực trạng năng lực cạnh tranh động của các DN ngành công thương nước ta còn chưa cao. Do còn nhiều nhóm các DN kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau: như thương mại, công nghiệp nặng, dịch vụ, các lĩnh vực đòi hòi công nghệ cao….

Nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến (2017) đã chỉ ra các yếu tố cấu thành năng lực động của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành này với nhau và mối quan hệ với kết quả kinh doanh. Các thành tố của năng lực động của Viettel được xác định gồm năng lực marketing; năng lực thích nghi; năng lực sáng tạo; định hướng kinh doanh; định hướng học hỏi và danh tiếng của DN. Biến “kết quả kinh doanh” được đo lường thông qua các chỉ số: (1)- Thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng; (2)- Đơn vị đạt được sự tăng trưởng như kỳ vọng; (3)- Các sản phẩm, dịch vụ mới có tỷ lệ thành công cao; (4)- Đơn vị đem đến sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường nhanh hơn các nhà cung cấp khác; (5)- năng suất của đơn vị cao hơn các đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn; (5)- Nhìn chung đơn vị có kết quả kinh doanh tốt hơn các nhà cung cấp khác. Dựa trên tổng


quan tình hình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1). Tác giả thực hiện nghiên cứu với khách thể nghiên cứu là Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Với số lượng mẫu là 565 nhà quản trị đảm nhiệm vị trí giám đốc và phó giám đốc kinh doanh của các SBU cấp huyện hoặc tương đương trên các thị trường kinh doanh của Viettel, nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu định lượng SEM với phần mềm AMOS. Kết nghiên cứu đã cho thấy sự ảnh hưởng thuận chiều của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này lại cho thấy những khác biệt nhất định, cụ thể: năng lực thích nghi, danh tiếng của DN là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh; trong khi đó, các yếu tố định hướng học hỏi, định hướng kinh doanh, năng lực sáng tạo và năng lực marketing lại cho thấy sự ảnh hưởng gián tiếp thông qua các biến trung gian – cũng chính là các năng lực động của DN. Ngoài ra, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng khác nhau đáng kể. Danh tiếng của DN được xem là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất và định hướng kinh doanh lại là yếu tố có ảnh hưởng ít nhất đến kết quả hoạt động kinh doanh của Viettel. Nghiên cứu của Bùi Quang Tuyến (2017) đã cho thấy sự tác động thuận chiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu là mới tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của các thành tố năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh, trong đó kết quả kinh doanh được đo lường bởi các chỉ tiêu định tính. Thêm vào đó, nghiên cứu mặc dù đưa ra sáu thành tố của năng lực động nhưng nhìn chung là những thành tố mang tính tổng quát, chưa cho thấy những thành tố được xem là điển hình đối với ngành viễn thông nói chung và đối với Viettel nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu mới kiểm định giả thuyết với khách thể là tập đoàn viễn thông quân đội Viettel với đặc thù kinh doanh khác biệt với các DN trong các ngành kinh doanh khác, đặc biệt là ngành bán lẻ.

Bên cạnh các nghiên cứu chỉ rõ mối quan hệ trực tiếp và tích cực của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh, một số nghiên cứu trong thời gian qua cũng chỉ ra rằng năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh khi tồn tại sự tác động của các yếu tố mang tính điều tiết. Nói cách khác, sự ảnh hưởng trực tiếp của năng lực động tới kết quả hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của các biến điều tiết. Một số tác giả ủng hộ cho quan điểm này như Drnevich & Kriauciunas (2011) và Wilden & cộng sự (2013).

Nghiên cứu của Drnevich & Kriauciunas (2011) đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực tổ chức vận hành thông thường của DN và năng lực động của tổ chức với kết quả kinh doanh của DN trong điều kiện thị trường động. Dựa trên hệ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.


thống hóa cơ sở lý thuyết, bài viết đưa ra mô hình giả thuyết nghiên cứu (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1) với biến ngoại sinh được xác lập là biến Năng lực tổ chức vận hành thông thường và năng lực động có tác động trực tiếp tới biến nội sinh là kết quả kinh doanh – được đo lường bởi 2 chỉ tiêu: lợi nhuận (tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận trên tổng tài sản; tỷ suất lợi nhuận ròng so với đối thủ cạnh tranh) và hiệu suất thị trường (thị phần, khối lượng hàng bán và mức độ tăng trưởng thị phần và doanh số). Biến cơ chế động của thị trường (environmental dynamism) và tính phức tạp của các năng lực trong DN (hetergeneity of capability) đóng vai trò là biến điều tiết (moderator variables) đến mối quan hệ của năng lực tổ chức vận hành thông thường và năng lực động tới kết quả kinh doanh của DN. Khách thể nghiên cứu của bài viết là các DN ở thị trường Chile với đặc điểm là thị trường đang phát triển và nhiều biến động bất thường; số lượng mẫu nghiên cứu được lựa chọn là 700 DN. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của DN là không đáng kể. Tuy nhiên, với sự tồn tại của một trong hai biến điều tiết là Cơ chế động của môi trường và tính phức tạp của các năng lực nội bộ thì mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh lại được thể hiện rõ hơn. Cụ thể, cơ chế động của môi trường càng mạnh mẽ thì càng tác động tích cực và đáng kể đến mối quan hệ thuận chiều của năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh. Tương tực, tính phức tạp của năng lực nội bộ càng cao thì càng tác động thuận chiều đến mối quan hệ tích cực và đáng kể của năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động và kết quả hoạt động kinh doanh chưa được khẳng định.

Nghiên cứu năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam - 4

Nghiên cứu của Wilden & cộng sự (2013) tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN thông qua sự điều tiết trung gian của hai tác động bên ngoài là cường độ cạnh tranh (competitive intensity) và bên trong là cấu trúc tổ chức của DN (organizational structure), mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1. Biến năng lực động được xác định trong nghiên cứu là biến bậc 2 và là loại biến hỗn hợp (reflective-formative type), được đo lường bởi ba biến bậc 1: năng lực cảm nhận; năng lực nắm bắt và năng lực tái định dạng. Để kiểm định mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát khách thể là 228 nhà quản trị cấp cao của các DN có quy mô lớn ở Australia với quy mô nhân sự từ 150 người trở lên và có doanh thu bán hàng từ $20 triệu/ năm trở lên. Phương pháp phân tích dữ liệu mà nghiên cứu này sử dụng là kỹ thuật phân tích PLS-SEM. Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy năng lực động không ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của DN.


Tuy nhiên, sự tác động của năng lực động tới kết quả kinh doanh lại chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các yếu tố tác động khác. Cụ thể, các yếu tố tác động bên trong (cấu trúc tổ chức) được xem là yếu tố có vai trò điều tiết tích cực vào mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh; các yếu tố tác động bên ngoài (cường độ cạnh tranh) được xem là chỉ báo quan trọng ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng và phát triển mạnh mẽ các năng lực động để thích ứng với điều kiện bên ngoài đó, thông qua đó làm cải thiện đáng kể kết quả kinh doanh của DN. Như vậy, nghiên cứu của Wilden & cộng sự (2013) đã một lần nữa khẳng định cho giả thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa năng lực động tới kết quả kinh doanh của DN là không đáng kể.

1.2.1.2 Năng lực động có ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trong các công trình nghiên cứu định tính, các tác giả Eisenhardt & Martin (2000); Winter (2003); Zahra & cộng sự (2006) đã chỉ ra mối quan hệ gián tiếp giữa năng lực động với kết quả kinh doanh. Các tác giả này cho rằng năng lực động góp phần tác động tích cực và trực tiếp tới các năng lực tổ chức vận hành thông thường, từ đó các năng lực này trực tiếp tạo ra lợi thế cạnh tranh và trực tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của DN đó. Căn cứ từ các luận điểm này, các công trình nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mối quan hệ tích cực và gián tiếp giữa năng lực động và kết quả kinh doanh đã được thực hiện. Một số công trình nghiên cứu điển hình về mối quan hệ này có thể kể đến như các nghiên cứu của Protogerou & cộng sự (2012); Rehman & Saeed (2015); Torres & cộng sự (2018); Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009).

Nghiên cứu của Protogerou & cộng sự (2012) trả lời câu hỏi năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến kết quả kinh doanh của DN. Bài viết đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó về năng lực động nói chung và về mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN. Bài viết cũng chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa năng lực động với các năng lực tổ chức vận hành thông thường. Trên cơ sở các phân tích và tổng quan, tác giả bài viết kế thừa các quan điểm trước đó về mối quan hệ gián tiếp giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN và đã chỉ ra ba giả thuyết lớn về mối quan hệ giữa năng lực động và kết quả kinh doanh cụ DN, cụ thể: (1)- năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực tới hai nhóm năng lực tổ chức vận hành của DN là năng lực marketing và năng lực kỹ thuật; (2)- hai nhóm năng lực tổ chức vận hành này có ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả kinh doanh của DN; và (3)- năng lực động có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến kết quả kinh doanh của DN. Từ các giả thuyết trên, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định giả thuyết và mức độ tác động (mô hình nghiên cứu được trình bày trong


Phụ lục 1). Trong đó, năng lực động có cấu trúc là biến bậc 2 và được đo lường bởi ba biến bậc 1: năng lực phối hợp, năng lực học hỏi và khả năng phúc đáp với cạnh tranh. Khách thể nghiên cứu được chọn là các DN thuộc lĩnh vực sản xuất của Hy Lạp; số lượng mẫu nghiên cứu được thực hiện là 271 DN. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra việc năng lực động có tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh là không được khẳng định. Đáng chú ý là mối quan hệ giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN là mối quan hệ tích cực nhưng gián tiếp, cụ thể: nhóm năng lực tổ chức vận hành của DN (gồm năng lực marketing và năng lực kỹ thuật) có vai trò là năng lực trung gian trong mối quan hệ tác động tích cực của năng lực động đến kết quả kinh doanh của các DN. Kết quả nghiên cứu này một mặt cho thấy vai trò và tầm quan trọng của năng lực động với hoạt động kinh doanh của DN, mặt khác cũng cho thấy sự phát triển của năng lực động sẽ cải thiện các năng lực quan trọng khác trong DN.

Nghiên cứu của Rehman & Saeed (2015) tập trung vào nghiên cứu tác động của năng lực động đến kết quả kinh doanh của DN với vai trò điều tiết là các năng lực của tổ chức. Nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm thành tố năng lực động gồm: năng lực cảm nhận, năng lực học hỏi, năng lực phối hợp mạnh mẽ và khả năng phúc đáp với cạnh tranh. Kết quả kinh doanh được đo lường bởi 11 chỉ tiêu định tính. Tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu (được trình bày trong Phụ lục 1) gồm hai giả thuyết chính với bốn giả thuyết nhỏ cho mỗi giả thuyết chính đó. Nghiên cứu thực hiện kiểm định mô hình và giả thuyết với khách thể nghiên cứu là các nhà quản trị cấp trung và cấp cao trong các DN trong ngành giấy tại Pakistan. Với số lượng mẫu tham gia khảo sát là 104 DN, nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính và ANOVA để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự ảnh hưởng trực tiếp, đáng kể và thuận chiều của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN. Trong đó, cả bốn năng lực động được xác định trong bài đều ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh với năng lực cảm nhận và năng lực tích hợp được xem là có ảnh hưởng mạnh hơn so với năng lực học hỏi và năng lực phối hợp. Với vai trò là biến điều tiết, năng lực tổ chức (organizational competences) có tác động thuận chiều và tích cực đến mối quan hệ của năng lực động đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN.

Nghiên cứu của Torres & cộng sự (2018) được thực hiện nhằm tìm kiếm câu trả lời cho mối quan hệ giữa năng lực động – năng lực phân tích và tình báo kinh doanh

– kết quả kinh doanh của DN (mô hình nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 1). Dựa trên các lý thuyết về năng lực động, năng lực phân tích và tình báo kinh doanh và kết quả kinh doanh của DN cũng như tổng quan các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các biến số này, … năng lực động trong nghiên cứu này được đo lường bởi ba thành tố: năng lực cảm nhận, năng lực nắm bắt và năng lực chuyển đổi. Kết


quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tích cực và gián tiếp giữa năng lực động với kết quả kinh doanh của DN; theo đó năng lực động tác động lên kết quả kinh doanh thông qua việc củng cố và phát triển năng lực phân tích và tình báo kinh doanh.

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2009) được thực hiện dựa trên tổng hợp các nghiên cứu trước đó về năng lực động, bài viết đã đưa ra bốn yếu tố tạo thành năng lực động để nghiên cứu, bao gồm: định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing, năng lực sáng tạo và kỳ vọng WTO. Trên cơ sở đó, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra các năng lực động này có mối quan hệ với nhau và cùng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DN. Dựa trên giả thuyết nghiên cứu được xây dựng, bài viết thực hiện nghiên cứu chính thức với khách thể nghiên cứu là các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, kích thước mẫu được chọn là n= 233. Nghiên cứu này lựa chọn phân tích cấu trúc tuyến tính với kỹ thuật phân tích AMOS để kiểm định mô hình giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố năng lực marketing có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả kinh doanh của DN. Tiếp đến lần lượt là định hướng kinh doanh và năng lực sáng tạo. Đáng chú ý là trong năm năng lực tạo thành năng lực động được chỉ ra trong nghiên cứu thì chỉ có năng lực marketing và năng lực sáng tạo có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các năng lực còn lại như định hướng kinh doanh, năng lực học hỏi và Kỳ vọng WTO cho thấy sự ảnh hưởng gián tiếp tới kết quả kinh doanh. Hạn chế của nghiên cứu này là kết quả chỉ được kiểm định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa nghiên cứu chỉ kiểm định tổng quát, không phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, do đó không thể phát hiện các khác biệt nhất định về vai trò của các yếu tố năng lực động đối với lợi thế cạnh tranh và kết quả kinh doanh. Thêm vào đó, nghiên cứu mới chỉ tập trung kiểm định bốn nhóm yếu tố của năng lực động, trong khi còn nhiều yếu tố khác chưa được đề cập đến trong bài viết.

1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu về ngành bán lẻ nói chung và năng lực động của các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng

Trên thế giới, nghiên cứu về ngành bán lẻ là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và phân tích. Tổng hợp các công trình nghiên cứu ngành bán lẻ nói chung có thể kể đến như Evans & Mavondo (2002); Aoyama (2007); Tokatli (2008); Swoboda & cộng sự (2015); Guercini & Runfola (2016); Mohr & Batsakis (2017) (trích dẫn trong Frasquet & cộng sự, 2018). Có thể thấy các công trình chủ yếu tập trung vào các nghiên cứu thống kê mô tả về mức độ và cách thức mở rộng thị trường của các DN bán lẻ đồng thời xem xét cách thức thành công của các DN bán lẻ ở thị trường nước ngoài, dựa trên các tiếp cận về học thuyết trước đây để giải thích cách


thức và quy trình cạnh tranh của các DN bán lẻ quốc tế.

Nghiên cứu cụ thể về năng lực động của các DN bán lẻ hiện nay được coi là một chủ đề khá mới mẻ. Tổng hợp các công trình nghiên cứu cụ thể về năng lực động của các DN bán lẻ hiện nay còn khá sơ sài. Tính đến nay mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về đề tài này với cách tiếp cận và khách thể nghiên cứu khác nhau như Cao (2011); Frasquet & cộng sự (2013); Frasquet & cộng sự (2018).

Nghiên cứu của Cao (2011) được thực hiện nhằm điều tra cách thức các DN bán lẻ nước ngoài xây dựng và phân loại các năng lực động thông qua việc triển khai các chiến lược của DN trong điều kiện thị trường biến động mạnh. Dựa trên các nghiên cứu trước đó, tác giả đã chỉ ra ba nhóm nhân tố năng lực động là năng lực cảm nhận, năng lực định hình và năng lực chuyển đổi & tái định dạng của các DN bán lẻ. Mặc dù bài viết đã nhận dạng các thành tố năng lực động tới ngành bán lẻ Trung Quốc nhưng có thể thấy nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên sâu nhằm nhận dạng các thành tố năng lực động. Thêm vào đó, nghiên cứu đặt trong bối cảnh thị trường biến động của Trung Quốc với khách thể nghiên cứu là các DN bán lẻ nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại thị trường này mà chưa tập trung nghiên cứu vào các DN bán lẻ nội địa.

Nghiên cứu của Frasquet & cộng sự (2013) đã tổng hợp và hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về năng lực động và đưa ra các giả thuyết về các thành tố năng lực động tại nhóm ngành bán lẻ hàng thời trang. Với khách thể nghiên cứu là các DN bán lẻ thời trang có hoạt động quốc tế hóa và xâm nhập thị trường nước ngoài, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tìm ra kết quả nghiên cứu. Bài viết tiến hành phỏng vấn chuyên gia các nhà quản trị cấp cao của năm DN bán lẻ hàng may mặc có quy mô vừa và có hoạt động bán lẻ quốc tế của Anh Quốc, đồng thời phỏng vấn năm nhà phân tích tài chính của London – là những chuyên gia trong phân tích tài chính cho các DN bán lẻ may mặc có quy mô vừa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bảy thành tố năng lực động trong ngành bán lẻ may mặc quốc tế, gồm: khả năng học hỏi và tiếp nhận tri thức mới (thuộc nhóm năng lực chung của năng lực động); năng lực thích ứng (thuộc nhóm năng lực chung của năng lực động); tầm nhìn của nhà quản trị (thuộc nhóm năng lực chung của năng lực động); năng lực xây dựng và phát triển thương hiệu (thuộc nhóm năng lực cụ thể cho ngành bán lẻ may mặc); năng lực tìm kiếm điểm bán và quản trị kho hàng (thuộc nhóm năng lực cụ thể cho ngành bán lẻ may mặc); năng lực quản trị và mở rộng kênh (thuộc nhóm năng lực cụ thể cho ngành bán lẻ may mặc); và năng lực quản trị quan hệ khách hàng (thuộc nhóm năng lực cụ thể cho ngành bán lẻ may mặc). Nghiên cứu đã chỉ ra các thành tố năng lực động gắn với khách thể nghiên cứu là các DN bán lẻ nói chung và DNBL hàng may mặc có

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 23/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí