+ Thứ năm, chính quyền thành phố đã đầu tư lớn cho nhân lực của ngành thông qua các hoạt động như xây dựng mở rộng trường cao đẳng nghề, mời các chuyên gia du lịch của thế giới đến tập huấn, hướng dẫn, đầu tư kinh phí cho dự án đào tạo nhân lực chất lượng cao như chọn người giỏi đưa đi đào tạo ở nước ngoài. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp có từ 100 lao động trở lên đã xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị mình. Thành phố có ban hành chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch đi đào tạo. Các doanh nghiệp đã đào tạo người lao động bằng kinh phí của đơn vị đặc biệt là ở doanh nghiệp FDI.
Các nhân tố trên đây đã tạo ra lợi thế cạnh tranh của Du lịch Đà Nẵng trong việc đào tạo NNL du lịch so với các điểm đến du lịch khác trong phạm vi quốc gia.
1.3.3. Một số bài học rút ra cho phát triển nguồn nhân ịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ kinh nghiệm phát triển NNL trong ngành DL ở một số quốc gia và địa phương nói trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong việc phát triển NNL DL cho tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
Thứ nhất, đầu tư vào giáo dục – đào tạo, theo kinh nghiệm của các nước và các địa phương trên, nền kinh tế họ phát triển, chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch ngày càng cao là do họ đầu tư mạnh về giáo dục, các cơ sở đào tạo nghề. Chính vì vậy, tỉnh Thừa Thiên Huế muốn có một đội ngũ lao động trong ngành du lịch có trình độ, có tay nghề thì phải đầu tư mạnh về giáo dục, đào tạo nguồn lao động có chiều sâu, đảm bào được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Thứ hai, tăng cường đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi tích lũy đầu tư để phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch. Chú trọng công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức thích hợp nhằm bổ sung đội ngũ những người lao động được đào tạo, có chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu cho các lĩnh vực trong nền kinh tế.
Thứ ba, lãnh đạo ban, ngành cần sát thực hơn với người lao động, để biết được lao động thiếu gì cần gì kịp thời đưa ra những biện pháp cụ thể có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch. Không chỉ cần nâng
cao chất lượng lao động trực tiếp mà chất lượng cán bộ quản lý du lịch cũng cần phải được nâng cao để có thể đưa ra những quyết sách thiết thực, chỉ đạo hoạt động có hiệu quả.
Thứ tư, cần nâng cao nhận thức của xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế mặc dù có lợi thế, tiềm năng về du lịch nhưng lại thiếu đội ngũ lao động du lịch có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, thiếu những lao động du lịch có kỹ năng, kinh nghiệm quản lý giỏi, ngôn ngữ giao tiếp thành thạo để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời đại ngày nay, khi du lịch trở thành một nhu cầu không thể thiếu của bất cứ quốc gia nào thì việc nâng cao chất lượng NNL du lịch cần phải được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi cấp, mọi ngành và người dân đều nhận thức rõ vấn đề này. Vì vậy, tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho toàn xã hội mà trước hết là các cấp quản lý; đổi mới tư duy về phát triển nguồn nhân lực du lịch theo hướng chuẩn hóa quốc tế để đáp ứng tốt du khách trong và ngoài nước, tạo nên vị thế vững chắc của ngành du lịch.
Thứ năm, phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch, cần có những kế hoạch đột phá vào phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao: xây dựng, bồi dưỡng và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý có năng lực và có phẩm chất đạo đức tốt; nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, khảo sát du lịch như: tạo ra môi trường thuận lợi cho họ sáng tạo; đầu tư ngân sách cho các công trình nghiên cứu, khám phá các loại hình du lịch mới; nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần cho đội ngũ này để họ yên tâm công tác; lựa chọn đội ngũ du lịch, kể cả cán bộ du lịch hoặc các em sinh viên du lịch chuẩn bị ra trường có năng lực, có phẩm chất tốt gửi đi đào tạo ở các nước phát triển ngành du lịch;
Thứ sáu, xây dựng chiến lược thu hút nhân tài. Đến thời điểm này, tỉnh chưa có chính sách để thu hút người tài, ngay cả việc giữ chân người tài vẫn chưa có chính sách thoả đáng. Tình trạng sinh viên Huế mới ra trường là phải chuẩn bị khăn gói lên đường để vào miền Nam tìm việc ngày càng tăng. Do đó, trong thời gian tới, trước
hết tỉnh cần hình thành và phát triển hệ thống tổ chức phát triển nhân tài từ khâu phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo từ các trường, lớp giáo dục năng khiếu trẻ em, đến các trường, lớp đại học, trên đại học; cần cải tiến khâu tuyển dụng đảm bảo nguyên tắc phải phù hợp với chuyên môn được đào tạo, khách quan chính xác nhưng công bằng; việc bố trí cán bộ phải hợp lý dựa trên năng lực chuyên môn, phù hợp với công việc và các chức danh; hoàn thiện quy hoạch đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ đảm bảo đúng người, đúng việc và kịp thời; thực hiện cải cách chế độ tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp xứng đáng với khả năng đóng góp, trách nhiệm và hiệu quả trong công việc để khuyến khích người lao động không ngừng sáng tạo; hỗ trợ tiền thuê nhà, xây dựng nhà chung cư trả góp, hỗ trợ phương tiện làm việc; xóa bỏ sự phân biệt giữa cán bộ của Trung ương đóng trên địa bàn và cán bộ do địa phương quản lý.
Thứ bảy, cần xác định đào tạo lao động du lịch là đào tạo nghề, cần chuyển hướng sang đào tạo chuyên sâu, tăng cường kỹ năng thực hành; đào tạo theo nhu cầu xã hội, chú trọng đến kỹ năng thực hành trong DL; nhu cầu đào tạo DL phải bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Đối với đào tạo DL, hai mô hình đang được áp dụng hiệu quả có thể vận dụng tốt đó là đào tạo song hành và đào tạo tại doanh nghiệp.
1.3.4. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực ở các lĩnh vực khác nhau, với cách tiếp cận khác nhau. Có thể nêu ra các công trình tiêu biểu:
1.3.4.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
- Jinlou Shi (2007), The Human Resourses Flow Problem, tạp chí Nonlinerar (UK).
- Kim, H.J., (2008), Hotel service providers’ emotional labor: the antecedents and effects on burnout, International Journal of Hospitality Management, 27 (2), 151–161.
- “Hotel management and operations” của các tác giả Denney G. Rutherford và Michael J. O’Fallon
- Stivastava M/P. (1997), Human resource planning: Approach needs assessments and priorities in manpower plainning, Manak Publication limited, New Delhi.
1.3.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
- Trần Sơn Hải (2008), “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
- Tác giả Phạm Minh Hạc (2001), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH, HĐH”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
- Nguyễn Trường Lâm (2014), “Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
- Ninh Thị Kim Anh (2012), “Vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Kinh tế tỉnh Khánh Hòa.
- Phạm Trọng Lê Nghĩa (2011), "Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao", Tạp chí Văn hóa- Nghệ thuật, số 328, tháng 10/2011.
- Nguyễn Nam Anh (2012), “Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trực tiếp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng
- Hà Văn Siêu (2010), "Nhu cầu nhân lực du lịch giai đoạn 2011 - 2020", Báo cáo tham luận tại Hội thảo quốc gia lần thứ II. Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội.
- TS. Trần Văn Hùng (2010), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho các trường Đại học”, Báo Giáo dục và Thời Đại.
- Khánh Chi (2011), “Quảng Nam – Đói nhân lực du lịch chất lượng cao”, Báo Văn hóa.
- Dương Vũ (2002), “Tiềm năng và sức bật của du lịch Thừa Thiên Huế”, tạp chí cộng sản số 27,9/2002.
Ngoài ra còn nhiều bài báo, bài viết khác đã được đăng trên các báo, tạp chí của Trung ương và địa phương. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước, luận văn tập trung phân tích luận giải các vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang đặt ra trong quá trình phát triển nguồn nhân lực nói chung, phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tiềm năng du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1.1. Về vị trí địa lý
Tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm ở cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung Bộ, nằm trong phạm vi 150 59’ 30’’, nằm ở tận cùng phía Nam của dãy núi Trường Sơn Bắc, trải theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, nằm trên trục giao thông xuyên Bắc - Nam: trục quốc lộ 1A, trục đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh và trục hành lang Đông Tây nối Thái
Lan - Lào - Việt Nam theo quốc lộ 9 qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, có cảng nước sâu Chân Mây - một trong những cửa ngõ chính ra biển Đông và cảng hàng không quốc tế Phú Bài.
2.1.1.2. Về địa hình
Thừa Thiên Huế là một dải đất hẹp với địa hình rất phức tạp và bị chia cắt mạnh: phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkong; phía Đông khá dốc, bị chia cắt mạnh thành các dãy núi trung bình, núi thấp, đồi gò và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông, trong đó khoảng 75,1% tổng diện tích là đồi núi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.
Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế, tiếp nối sau đồng bằng duyên hải, lần lượt là các đầm phá, các cồn đụn cát chắn bờ và cuối cùng là biển ven bờ. Ranh giới phía ngoài vùng biển ven bờ quy ước là 12 hải lý, vùng đầm phá có diện tích 22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á với tiềm năng phong phú về động thực vật.
2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng:
Về tài nguyên khoáng sản, hiện nay, ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm và 25 loại khoáng sản, trong đó có nhiều loại mang lại giá trị kinh tế cao như: sa khoáng titan; đá vôi; grannit đen, caolin, sắt, chì, kẽm, vàng, thiếc... Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng trên cho phép tỉnh phát triển các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hoá chất và tạo ra lợi thế cạnh tranh nếu biết đầu tư, khai thác và sử dụng hợp lý .
Về tài nguyên đất, ngoài diện tích các vực nước và núi đá, Thừa Thiên Huế có
468.275 ha đất (chiếm khoảng 92% diện tích tự nhiên của tỉnh). Theo phân loại, hiện nay có 23 loại đất, chia làm 10 nhóm, trong đó, nhóm đất phù sa, đặc biệt là loại đất phù sa được bồi lấp hàng năm, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ chỉ chiếm 8,11% diện tích đất tự nhiên của tỉnh nhưng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Về tài nguyên nước, với hệ thống sông, suối, khe, ngòi dày đặc với tổng lượng nước mặt toàn tỉnh khoảng 9,975 tỷ m3 và nguồn nước ngầm dưới đất không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, tránh được những đợt hạn hán kéo dài mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao đó là nguồn nước khoáng nóng;
Về tài nguyên rừng, theo thống kê, diện tích đất thích hợp để phát triển lâm nghiệp khoảng 350.000 ha, trong đó diện tích có rừng che phủ khoảng 270.000 ha, ước trữ lượng gỗ trên 30 triệu m3 , thực vật rừng rất đa dạng.
Về tài nguyên biển và đầm phá , với chiều dài bở biển 120km, tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển. Bên cạnh bờ biển dài, tỉnh Thừa Thiên Huế còn có một vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn khoảng 68km. Đây là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, rất thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao.
Hơn nữa, Thừa Thiên Huế là vùng đất non nước hữu tình, có sông, núi, biển, đồng bằng đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn như: sông Hương, núi Ngự, biển Thuận An, vịnh Lăng Cô, rừng quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân... cùng
với hệ thống lăng tẩm, chùa chiền, đền đài nguy nga, độc đáo và nhã nhạc cung đình được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Với những tiềm năng và lợi thế này, cho phép tỉnh đẩy mạnh phát triển du lịch và các loại hình dịch vụ khác, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển KT - XH [7, tr.77].
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2006- 2010, giá trị tổng sản phẩm toàn tỉnh đã duy trỳ được tốc độ tăng trưởng khá cao, trung bình 12%/năm; Trong đó, khu vực thương mại – dịch vụ tăng trung bình 13,5%, khu vực công nghiệp- xây dựng tăng trung bình 15,2%/năm, khu vực nông nghiệp tăng 2,7%/năm. Riêng 4 năm gần đậy 2010- 2013, tốc độ tăng trưởng GDP tăng trưởng bình quân 10,2%/năm.[11]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất của tỉnh là vào năm 2010 đạt 12,5% và tăng trưởng bình quân là 8,5%/ năm. Năm 2011 đạt 10,73%, trong đó dịch vụ tăng 13,75%, công nghiệp- xây dựng tăng 9,28% và nông- lâm – ngư nghiệp tăng 3,87%. Đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng chỉ còn là 7,93% và gần nhất năm 2014 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,23%, trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng tăng 7,7%, dịch vụ tăng 9,12% và nông- lâm- ngư nghiệp tăng 5,66%.
Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo giá so sánh 2010 phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 2010- 2013.
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng số | Chia ra | |||
Nông- lâm- thủy sản | Công nghiệp- xây dựng | Dịch vụ | ||
I. Quy mô GDP (triệu đồng, theo giá so sánh 1994) | ||||
2010 | 19157718 | 2867215 | 6465212 | 9691917 |
2011 | 21212630 | 2978088 | 7065432 | 11024404 |
2012 | 23239638 | 2999930 | 7885717 | 12167503 |
2013 | 25081922 | 3001220 | 8447043 | 13438406 |
II. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) | ||||
2010 | 112,49 | 102,56 | 117,22 | 112,71 |
2011 | 110,73 | 103,87 | 109,28 | 113,75 |
2012 | 109,56 | 100,73 | 111,61 | 110,37 |
2013 | 107,93 | 100,04 | 107,12 | 110,45 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phát Triển Nguồn Nhân Lực Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực
- Các Cơ Sở Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Của Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thực Trạng Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Ngành Du Lịch Ở Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Tình Hình Lao Động Du Lịch Phân Theo Loại Lao Động Và Phân Theo Ngành Nghề Kinh Doanh Của Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.
Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh được xác định là tiếp tục chuyển dịch theo hướng dịch vụ
- công nghiệp - nông nghiệp. Trong giai đoạn 2010- 2013, thương mại- dịch vụ là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, trung bình 11,8%/năm, tiếp theo là công nghiệp- xây dựng tăng bình quân 11,2%/năm, nông , lâm thủy sản tăng chậm 1,8%/năm. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự thay đổi rõ rệt: tỷ trọng giá trị tổng sản phẩm thương mại – dịch vụ tăng từ 48,6% năm 2006 lên 50,9% năm 2010, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 30,1% năm 2006 lên 34% năm 2010, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm mạnh từ 21,3% năm 2006 xuống còn 15,1% vào năm 2010. Giai đoạn 2010- 2013, cơ cấu kinh tế tiếp tục ghi nhận xu hướng chuyển dịch khá rõ: năm 2010, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp- xây dựng, thương mại- dịch vụ lần lượt là 15,1- 34,0- 50,9 (%) thì đến năm 2013, con số tương ứng là 11,4- 33,1- 55,5 (%).
2.1.2.3. Dân số và lao động
- Về dân số
, phân bố theo đơn vị hành chính của 6 huyện, 1 thành phố và 2 thị xã. Trong đó có 301 thôn bản thuộc 45 xã miền núi, phân bố trên hai huyện vùng cao là A Lưới, Nam Đông và một phần của 4 huyện Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Điền với dân số trên 10 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số trên 42.000 người chiếm 3,72% dân số toàn tỉnh.
ữ 570.879 người
thôn đã có sự rút ngắn đáng kể, từ 56,83% dân số nông thôn (năm 2010), 51,56% dân số nông thôn (năm 2011), 51,7% dân số nông thôn (năm 2012), rồi đế
.