Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama Forsskal, 1775 ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng - 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

----------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

CỦA CÁ ĐỤC Sillago sihama(Forsskal, 1775) Ở HUYỆN TRẦN ĐỀ - SÓC TRĂNG

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

Th.S. PHẠM THỊ MỸ XUÂN KHẤU BÍCH NHƯ MSSV: 1153040051 LỚP: ĐH NTTS K6


Cần Thơ, 2015

XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Khóa luận: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá đụcSillago sihama

(Forsskal, 1775) ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng. Sinh viên thực hiện: Khấu Bích Như

MSSV 1153040051

Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6

Khóa luận được thực hiện theo đúng yêu cầu của cán bộ hướng dẫn.


Cần Thơ, ngày tháng năm 2015

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện


ThS. PHẠM THỊ MỸ XUÂN KHẤU BÍCH NHƯ

LỜI CAM KẾT‌

Tôi xin cam kết khóa luận này đã được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp nào khác.


Cần Thơ, ngày ….. tháng …..năm 2015 Sinh viên thực hiện


KHẤU BÍCH NHƯ

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama (Forsskal, 1775) ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng” này, em đã được nhận sự giúp đỡ của nhiều người. Em xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám hiệu nhà trường Đại học Tây Đô. Đặc biệt là quý Thầy Cô thuộc khoa Sinh học ứng dụng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho chúng em những kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.

Cô Phạm Thị Mỹ Xuân, cán bộ hưỡng dẫn khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình và những lời khuyên quý báu của Cô trong thời gian thực hiện đề tài.

Em cũng rất cảm ơn các người bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản khóa 6 đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.

Em xin cảm ơn những người thân luôn bên em khi em gặp khó khăn, động viên và khích lệ, giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình em học tập.

Em xin chân thành cảm ơn!


Khấu Bích Như

TÓM TẮT

Cá đục Sillago sihama (Forsskal, 1775) thuộc họ Sillaginidae, bộ fercifomes, loài cá có giá trị sống đáy ở vùng ven biển. Mẫu cá đục dùng cho nghiên cứu được thu định kỳ mỗi tháng / lần từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015 ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng. Sau đó bảo quản lạnh và chuyển về phân tích ở phòng thí nghiệm Khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.

Kết quả phân tích 551 mẫu cá đục có chiều dài từ 9,5cm – 25cm tương ứng với trọng lượng 5,71g – 149g cho thấy cá có thân hình hơi dẹp bên, miệng nhỏ nhọn, mất khá to, có 2 vi lưng: vi lưng thứ nhất có 9 – 11 tia vi mềm, vi lưng thứ hai có 1 gai cứng và 19 – 21 tia vi mềm. Trên cung mang thứ nhất cá đục có 8 – 14 lược mang.

Miệng cá đục có dạng cận dưới có thể co duỗi được, răng nhỏ mịn, thực quản ngắn, dạ dày hình túi, ruột ngắn gấp khúc có nhiều nếp gấp ở mặt trong (chỉ số tương quan RLG = 0,46 ± 0,09). Cấu tạo cơ quan tiêu hóa phù hợp với cá ăn tạp thiên về động vật.

Thành phần thức ăn chủ yếu của cá đục gồm giáp xác, cá, giun. Trong đó giáp xác chiếm tỷ lệ cao nhất 27,45%, giun 23,31%, cá 21,26%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đực cái của cá đục 1: 1,04, sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 19.659 ± 7887 trứng/cá và sức sinh sản tương đối đạt trung bình là 324

± 113 trứng/g cá cái.

Dựa vào kết quả cho thấy nghiên cứu về độ béo và cũng như kết quả nghiên cứu về hệ số thành thục sinh dục của cá đục ở cả hai giới tính, ta có thể dự đoán được mùa vụ sinh sản chính của cá đục là vào tháng 4, 5, 6 (đầu mùa mưa hàng năm).

Từ khóa: Cá đục, dinh dưỡng, Sillago sihama, Sinh sản, Sóc Trăng, Trần Đề.

MỤC LỤC

TRANG LỜI CAM KẾT i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Phân loại và đặc điểm hình thái của cá đục Sillago sihama 3

2.1.1 Vị trí phân loại 3

2.1.2 Hình thái cá đục Sillago sihama 4

2.2 Phân bố 5

2.3 Đặc điểm sinh học cá đục 5

2.3.1 Đặc điểm sinh trưởng 5

2.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng 6

2.3.3 Đặc điểm sinh sản 7

2.4 Tổng quan về Sóc Trăng 8

2.4.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng 8

2.5Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Sóc Trăng 10

2.6 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu. 10

CHƯƠNG 3VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 12

3.2. Vật liệu nghiên cứu 12

3.2.1 Mẫu vật 12

3.2.2 Dụng cụ và hóa chất 12

3.3 Phương pháp nghiên cứu 13

3.3.1 Phương pháp thu và cố định mẫu 13

3.3.2 Phương pháp phân tích mẫu 13

3.4 Phương pháp xử lý số liệu 18

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19

4.1 Đặc điểm hình thái cá đục Sillago sihama 19

4.1.1 Hình dạng cơ thể cá đục Sillago sihama 19

4.1.2 Tương quan chiều dài và khối lượng 21

4.2 Phân tích đặc điểm dinh dưỡng của cá đục Sillago sihama 22

4.2.1 Hình thái giải phẫu ống tiêu hóa của cá đục Sillago sihama 22

4.2.2 Tương quan giữa RLG và chiều dài cơ thể cá 25

4.2.3 Chỉ số tương quan chiều dài ruột và chiều thân 26

4.2.4 Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama 27

4.3 Phân tích đặc điểm sinh sản cá đục Sillago sihama 29

4.3.1 Đặc điểm tuyến sinh dục cá đục Sillago sihama 29

4.3.2 Giai đoạn thành thục sinh dục của cá đục Sillago sihama 31

4.3.3 Sự biến động tỷ lệ đực cái 33

4.3.4 Xác định độ béo của cá đục Sillago sihama 34

4.3.5 Hệ số thành thục sinh dục 34

4.3.6 Sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối 36

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN 39

5.1 Kết luận 39

5.2 Đề xuất 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

PHỤ LỤC ..................................................................................................................A

DANH SÁCH BẢNG‌

Bảng 2.1: Bậc thang thành thục sinh dục theo Nikolsky (1963). 9

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu hình thái cá đục Sillago sihama (n = 551) 20

Bảng 4.2: Chỉ số RLG của cá đục Sillago sihama (n = 187) 26

Bảng 4.3: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá đục Sillago sihama ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng theo phương pháp thể tích… 28

Bảng 4.4: Phổ thức ăn của cá đục Sillago sihama phân bố ở huyện Trần Đề - Sóc Trăng 28

Bảng 4.5: Thể hiện tỷ lệ giới tính của cá đục Sillago sihama 33

Bảng 4.6: Sức sinh sản của cá đục Sillago sihama 36

Bảng 4.7: Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối của cá đục Sillago sihama

................................................................................................................................... 37

Xem tất cả 110 trang.

Ngày đăng: 10/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí