Mức Tăng Của Du Khách Và Doanh Thu Của Ngành Du Lịch


truyền quảng bá về di tích danh thắng và con người Hà Tĩnh trên 1 số phương tiện truyền thông của Pháp, sẽ giới thiệu các sinh viên đã tốt nghiệp ở Pháp làm tình nguyện viên về tiếng Pháp tại Hà Tĩnh, kết nối các hãng du lịch Pháp với Hà Tĩnh, cung cấp và cố vấn các kiến thức, kinh nghiệm về phát triển loại hình du lịch cộng đồng - một loại hình du lịch mới nhưng hấp dẫn.‌

Hợp tác du lịch trong nước, Hà Tĩnh đã giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh lân cận như: Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị…

Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa đã có những chương trình giao lưu hợp tác về văn hóa thể thao du lịch, dưới sự hỗ trợ của các doanh nghiệp. Tiêu biểu có chương trình “Gặp gỡ những dòng sông”; nội dung chương trình do các tỉnh tự xây dựng và sau đó khớp nối tổng duyệt; ban tổ chức có sự tham gia của 3 tỉnh. Nguồn tài chính do các tỉnh hỗ trợ kinh phí và một phần tài trợ của các công ty.

2.2. Thực trạng phát triển du lịch ở Hà Tĩnh

2.2.1. Kết quả kinh doanh du lịch

2.2.1.1. Doanh thu

Tháng 9/1991, thực hiện Nghị quyết của UBTV Quốc hội tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, cùng thời gian đó Sở Thương mại - Du lịch Hà Tĩnh được thành lập nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Thương mại - Du lịch trên địa bàn. Ngày 31/3/2008, thực hiện Quyết định số 840/QĐ - UBND của UBND Tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra đời trên cơ sở chia tách và hợp nhất chức năng quản lý Nhà nước của Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thể dục Thể thao và Sở Thương mại du lịch. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam, du lịch Hà Tĩnh đã có những bước phát triển đáng kể.

Doanh thu du lịch nộp ngân sách cũng tăng đáng kể, so với năm 1991 thì doanh thu năm 1996 tăng 1,5 lần; năm 2000 tăng 2,6 lần so với năm 1996 và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2006 là 22%.


Năm 2000, doanh thu du lịch toàn tỉnh mới chỉ đạt 51.350 triệu đồng thì đến năm 2010 đã lên đến 234.193 triệu đồng, tăng 4,6 lần. Thu ngân sách địa phương năm 2000 đạt 780 triệu đồng, năm 2006 đạt 7.148 triệu đồng, năm 2010 đạt 23.578 triệu đồng tăng 25,4% so với năm 2009.

Tuy nhiên, đó mới chỉ tăng đơn thuần về số lượng, thực chất, mức tăng doanh thu du lịch của Hà Tĩnh chưa xứng với tiềm năng. Năm 2000 số lượt khách du lịch đến Hà Tĩnh là 46021 lượt, năm 2010 số lượt khách đến Hà Tĩnh là 571.296, tăng 12,4 lần, trong đó số lượt khách quốc tế tăng 3,6 lần, số lượt khách nội địa tăng 12,95 lần.

Biểu đồ 2.1:


tốc độ tăng trưởng khách du lịch (%)


tốc độ tăng doanh thu từ du lịch(%)

SO SÁNH MỨC TĂNG SỐ LƯỢT KHÁCH VÀ MỨC TĂNG DOANH THU DU LỊCH

%

350%

300%

250%

200%

150%

100%

50%

0%

305%

40%

0

33%

32%

2000 2006 2007

35%

26%

2008

48%

32%

2009

32%

31%

2010

Năm


(Tác giả phân tích dựa theo số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh).

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, nhìn chung mức tăng trưởng về số lượng du khách nhiều hơn mức tăng trưởng doanh thu, điều đó chứng tỏ chi tiêu của du khách còn hạn chế; năm 2009 và 2010 đã có xu hướng chi tiêu của du khách tăng lên. Khách du lịch đến Hà Tĩnh chủ yếu là khách trong nước, nguồn khách du lịch đến với Hà Tĩnh chủ yếu từ: Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá và một số tỉnh phía Nam, ngoài ra có một phần lớn là khách du lịch nội tỉnh với nhu cầu tín ngưỡng vào dịp đầu năm và tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, nghỉ dưỡng tại các bãi biển vào dịp hè với mức chi tiêu hạn chế. Một trong những nguyên nhân lớn là các loại hình du lịch ở Hà Tĩnh chưa phong


phú, chưa khai thác hết tiềm năng du lịch; bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ, đi kèm hoạt động du lịch nghèo nàn, không tạo được sức hút để tăng doanh thu từ du lịch.

Bảng 2.2: Mức tăng của du khách và doanh thu của ngành du lịch



Năm

Số lượt khách

(lượt)

Tốc độ tăng

(%)

Doanh Thu

(triệu đồng)

Tốc độ tăng

(%)

2000

46.021

-

51.350

-

2006

186.434

305

71.638

40

2007

245.465

32

95.353

33

2008

330.650

35

120.120

26

2009

437.200

32

177.250

48

2010

571.296

31

234.193

32

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh - 7

Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Nhìn vào bảng trên ta thấy, từ năm 2000 đến năm 2006, tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng số lượt khách du lịch. Năm 2005, khi luật du lịch ra đời và sau khi Việt Nam gia nhập WTO cùng với lượng khách quốc tế và nội địa tăng lên nhanh, thu nhập xã hội từ du lịch cũng tăng lên với tốc độ đáng kể. Nhận thấy được vai trò quan trọng của phát triển du lịch nói chung và đối với người dân Hà Tĩnh nói riêng, Hà Tĩnh bắt đầu có những biện pháp tích cực để thúc đẩy phát triển du lịch. Từ năm 2006 đến nay, tốc độ tăng trưởng của doanh thu và số lượt khách gần tương xứng với nhau, thậm chí, trong năm 2009, do ảnh hưởng bởi đợt khủng hoảng kinh tế, số lượng khách tăng trưởng ít hơn, nhưng doanh thu du lịch vẫn tăng cao.


Biểu đồ 2.2:


Doanh thu du lịch qua các năm

Triệu đồng

250000

234193

200000

177250

150000


100000

120120

95353

54444

71638

50000


0

2005 2006 2007 2008 2009 2010

năm


Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Hoạt động kinh doanh lữ hành

Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế

Năm 2000-2005, mặc dù số lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Tĩnh vẫn không ngừng gia tăng, nhưng sự tăng trưởng hàng năm có sự giảm sút. Năm 2000 so với năm 1996 tăng 2,7 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2006 là 51%; giai đoạn 2006 - 2010 là 41%. Số lượt khách năm 2006 tăng 4,0 lần so với năm 2000, năm 2010 tăng 3,0 lần so với năm 2006. Trong năm 2010 số lượt khách du lịch đến Hà Tĩnh đạt 571.296 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 9.750 lượt (tăng 1,5 lần so với năm 2006).

Lượng người xuất - nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo tăng hàng năm. Năm 2000 lượng khách nhập cảnh đạt 65.765 người; trong đó có

8.000 người đi với mục đích du lịch; xuất cảnh đạt 65.140 người trong đó 6.768 người đi du lịch.

Tổng lượt khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế cầu Treo năm 2010 đạt 384.568 lượt người, trong đó số lượng người xuất cảnh là 195.509 lượt, nhập cảnh là 189.059 lượt người. Trong đó khách đi với mục đích du


lịch là 67.020. Là một cửa khẩu quốc tế, số lượng khách du lịch qua cửa khẩu Cầu treo khá cao, đó là do một số nguyên nhân sau:

- Thị trường Việt Nam nói chung và các điểm du lịch Hà Tĩnh nói riêng dần dần đã trở nên quen thuộc đối với người nước ngoài, cửa khẩu Cầu Treo là một trong những cửa khẩu quốc tế lớn, giao thông thuận lợi, đường quốc lộ 8A là một trong những con đường ngắn nhất nối Việt Nam với Lào và các nước khác như Thái Lan, Mianma. Vì vậy, du khách qua cửa khẩu cầu Treo không chỉ để tham quan du lịch ở Hà Tĩnh mà còn đi đến các điểm du lịch khác của Việt Nam.

- Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng số lượng khách và mức chi tiêu của khách tăng ít là do sản phẩm du lịch của Hà Tĩnh chưa đổi mới và nâng cao chất lượng kịp thời với nhu cầu của khách du lịch, giá cả các sản phẩm chưa phù hợp với chất lượng nên phần nào đã hạn chế khách du lịch đến Hà Tĩnh nhiều lần.

- Chiến lược quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch của Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế, chưa tuyên truyền rộng rãi các điểm du lịch hấp dẫn và cơ hội phát triển của du lịch Hà Tĩnh đến các thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng.

- Hạ tầng cơ sở, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, cung cấp nước sạch đến các vùng có nhiều tiềm năng du lịch còn chậm được cải thiện nên cũng đã hạn chế khả năng hấp dẫn khách du lịch cũng như thu hút các nhà đầu tư.

- Vấn đề quản lý và khai thác các tài nguyên du lịch ở các địa phương còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các ngành; việc xây dựng và phát triển chưa theo quy hoạch nên còn mang tính tự phát, chưa cân đối được cung và cầu dẫn đến các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở du lịch.

Năm 2007 - 2008, với tất cả những nguyên nhân kể trên, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực và trên thế giới đã ảnh hưởng sâu sắc


đến ngành du lịch Hà Tĩnh. Trong khi đó Hà Tĩnh chưa kịp đưa ra những chiến lược và các biện pháp cụ thể để thu hút khách nước ngoài, thì các tỉnh khác, đặc biệt là Quảng Bình và Nghệ An đã có những chương trình hấp dẫn đặc biệt quảng bá cho ngành du lịch của mình. Năm 2003, bệnh sars và bệnh than bùng nổ trên thế giới làm lượng khách du lịch quốc tế giảm hẳn. Tuy nhiên, sau khi mối hiểm hoạ về dịch bệnh giảm đi, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO thì lượng khách du lịch đến Việt Nam tăng nhanh chưa từng có, cùng với sự tăng trưởng của số lượt khách du lịch của cả nước thì số khách du lịch đến Hà Tĩnh cũng tăng nhanh.

Biểu đồ 2.3: Lượng khách quốc tế đến Hà Tĩnh từ năm 2000 đến 2010


lượt

14000


12000

11638

9750

10000


8000

7708

8000

6000

6463

6000

4000

2667

2000


0

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 năm


Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kèm theo đó là các bệnh dịch H5N1 và H1N1 bùng nổ trên toàn thế giới làm lượng khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và đến Hà Tĩnh nói riêng giảm sút đáng kể. Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, lượng khách quốc tế đến Hà Tĩnh năm 2009 chỉ đạt 8000 lượt (giảm 31% so với năm 2008), năm 2010 có hồi phục nhưng vẫn chưa đạt đến ngưỡng 2008.


Chiến lược quảng bá du lịch và các hoạt động du lịch lữ hành ở Hà Tĩnh cũng chưa phát triển, nhu cầu chi tiêu, mua sắm của khách du lịch quốc tế rất cao. Tuy nhiên, các dịch vụ trong tỉnh chưa đủ khả năng đáp ứng.

Hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa

Du lịch nội địa được hiểu là các hoạt động tổ chức phục vụ người Việt Nam và người nước ngoài sống ở Việt Nam đi tham quan, nghỉ ngơi…trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà về cơ bản không có sự giao dịch bằng ngoại tệ.

Tốc độ tăng trưởng của du lịch nội địa tăng khá cao, trung bình khoảng 31%/năm. Năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch H5N1, H1N1 và khủng hoảng kinh tế nhưng số lượt khách du lịch đến Hà Tĩnh vẫn tăng, năm 2009 ngành Du lịch Hà Tĩnh đã đón 429200 lượt khách, tăng 31% so với 2008.

Biểu đồ 2.4: Khách du lịch nội địa của Hà Tĩnh giai đoạn 2000 - 2010


lượt

600000

561546

500000

429200

400000

319282

300000

237757

200000

179971

140000

100000

43354

0

2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 năm


Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh

Nguồn khách đến với Hà Tĩnh chủ yếu từ các tỉnh: Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Thái Bình… Khách du lịch đến Hà Tĩnh với mục đích tín ngưỡng tôn giáo vào dịp sau tết cổ truyền (dự Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội Đền Bích Châu), tham quan các danh lam thắng cảnh của Hà Tĩnh và đặc biệt là tham dự các lễ hội: Kỷ niệm chiến thắng ngã ba Đồng Lộc, Tuần Văn hoá Du lịch Nguyễn Công Trứ, kỷ niệm 245 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn


Du. Du lịch biển cũng tăng lên, đặc biệt sau khi khu du lịch biển Thiên Cầm được quy hoạch thành khu du lịch quốc gia

Song song với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mức sống của người dân tăng lên. Năm 2003, trung bình có 6 người thì 1 người đi du lịch; năm 2010 với 28 triệu lượt người du khách trong nước, trung bình 3 người thì có một người đi du lịch. Kết quả này đạt được là do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do hiện nay đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Thời gian rỗi cùng với thu nhập tăng lên đã kích thích họ đi du lịch. Bên cạnh đó việc đáp ứng những nhu cầu thiết yêu như: ăn, mặc, ở… thì giờ đây họ có điều kiện để đáp ứng nhu cầu khác như tham quan, giải trí tại những nơi có không khí thoáng đãng, trong lành hoặc tham gia các lễ hội, tìm hiểu phong tục tập quán của các dân tộc khác… Ngoài ra, một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là sự cải thiện đáng kể các phương tiện giao thông vận tải, đã làm rút ngắn thời gian đưa du khách đến điểm du lịch, giảm bớt sự mệt nhọc cho du khách, do vậy thúc đẩy họ đi du lịch nhiều hơn. Đồng thời đây cũng là sự cố gắng của ngành du lịch, của Chính phủ và các cơ quan chức năng về du lịch đã phân tích nhạy bén với tình hình biến động trong và ngoài nước để đưa ra những giải pháp kịp thời làm cho lượng khách nội địa không suy giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, số khách du lịch nội địa đến Hà Tĩnh chỉ chiếm 0,65% - chưa đến mức trung bình của cả nước (1,65%). Đây là hệ quả của nhiều nguyên nhân: quảng bá du lịch, các loại hình dịch vụ, mức độ khai thác du lịch, giao thông vận tải, hệ thống tín dụng ngân hàng, thông tin liên lạc, ý thức của người dân và chính sách của địa phương trong hoạt động du lịch…

Hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú

Ngày nay, đầu tư vào kinh doanh các sản phẩm dịch vụ lưu trú đang trở thành trào lưu, đặc biệt nó càng mạnh mẽ hơn ở những điểm thuận lợi cho phát triển du lịch như: Thiên Cầm, Hồ Kẻ gỗ… Các cơ sở lưu trú bao gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/08/2022