Đối tượng khảo sát và/lĩnh vực | Quốc gia | |
Kuvaas và cộng sự (2017) | Nghiên cứu 1: nhân viên và trưởng cửa hàng xăng; Nghiên cứu 2: nhân viên và một số ít vị trí quản lý trong khu vực tài chính và bảo hiểm; Nghiên cứu 3: nghiên cứu trong hai tổ chức gồm công nghệ dược và tài chính. | Na Uy |
Mallin và cộng sự (2017) | Nhân viên bán hàng trong in ấnxuất bản, sản xuất, bất động sản, ô tô, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khoẻ. | Mỹ |
Mallin và Pullins (2009) | Nhân viên bán hàng trong lĩnh vục tài chính, sản xuất, dịch vụ kinh doanh. | Mỹ |
Mallin và Ragland (2017) | Nhân viên bán hàng trong in ấnxuất bản, sản xuất, bất động sản, ô tô, dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khoẻ. | Mỹ |
Miao và cộng sự (2007) | Nhân viên bán hàng trong xây dựng, ô tô, dịch vụ, sản xuất, ngành khác. | Mỹ |
Parker và cộng sự (2019) | Nghiên cứu 1: Nhiều vị trí như quản lý, nhân sự, công việc chuyên môn, bán hàng; Nghiên cứu 2: nhân viên kinh doanh bán lẻ, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ viễn thông, dịch vụ sức khoẻ cộng đồng và các dịch vụ khác. | Mỹ |
Pullins và cộng sự (2000) | Nhân viên bán hàng và người mua, dạng khách hàng B2B. | Mỹ |
Román và Iacobucci (2010) | Nhân viên bán hàng và khách hàng trong dịch vụ tài chính ngân hàng. | Không đề cập |
Sok và cộng sự (2016) | Nhân viên bán hàng B2B ngành dược. | Các công ty ở châu Á |
Vujčić và cộng sự (2017) | Giáo viên trung học từ các trường khác nhau thông qua nhật ký. | Croatia |
Quản lý | ||
Hon (2012) | Quản lý nhóm. | Trung Quốc |
Miao và Evans (2012) | Trưởng phòng và nhân viên bán hàng ngành hàng công nghiệp. | Mỹ |
Olafsen và Frølund (2018) | Chủ doanh nghiệp mới thành lập. | Na Uy |
Pullins (2001) | Trưởng phòng bán hàng. | Không đề cập |
Có thể bạn quan tâm!
-
Các Hoạt Động Tăng Cường Động Lực Làm Việc
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa yêu cầu công việc, động lực làm việc và hành vi cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: Trường hợp nhân viên thị trường bất động sản Việt Nam - 20
-
Phân Loại Các Nghiên Cứu Sử Dụng Các Dạng Động Lực
-
Anh/chị Vui Lòng Chia Sẻ Công Việc Hiện Tại Anh/chị Có Những Thách Thức Hay Trở Ngại Gì Trong Quá Trình Làm Việc?
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa yêu cầu công việc, động lực làm việc và hành vi cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: Trường hợp nhân viên thị trường bất động sản Việt Nam - 24
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa yêu cầu công việc, động lực làm việc và hành vi cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: Trường hợp nhân viên thị trường bất động sản Việt Nam - 25
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
1.3. Các biến nguyên nhân ảnh hưởng đến động lực
Biến nguyên nhân | Phát hiện và lý thuyết kết hợp | ||
1. Nhân viên a) Theo truyền thống | |||
Bande cộng (2016) | và sự | Lãnh đạo phục vụ, sự tự tin. | Lãnh đạo phục vụ và sự tự tin của nhân viên ảnh hưởng cùng chiều đến IM. |
Mallin Pullins (2009) | và | Định hướng mối quan hệ, tỷ lệ phần trăm lương từ hoa hồng. | Phần trăm thưởng hoa hồng không ảnh hưởng đến IM nhưng định hướng mối quan hệ ảnh hưởng cùng chiều đến IM. |
Miao và cộng sự (2007) | Kiểm soát hoạt động, kiểm soát khả năng, kiểm soát đầu ra. | IM và ngoại sinh ảnh hưởng đến hiệu quả hành vi và hiệu quả về kết quả công việc bán hàng. | |
Caniëls cộng 2017 | và sự, | Văn hóa trao quyền, văn hóa chia sẻ tri thức. | Văn hoá chia sẻ kiến thức ảnh hưởng ngược chiều chiều đến IM. Văn hoá trao quyền ảnh hưởng cùng chiều đến IM. Lý thuyết hành vi cá nhân, lý thuyết văn hóa trao quyền. |
b) Theo động lực tự quyết |
170
Biến nguyên nhân | Phát hiện và lý thuyết kết hợp | |
Homburg và cộng sự, (2019) | Công cụ kiểm soát công ty và định hướng bán hàng. | Các công cụ kiểm soát công ty và định hướng bán hàng ảnh hưởng cùng chiều lên IM, EM và động lực kiểm soát. Động lực tự chủ bao gồm IM và EM. |
Hohenberg và Homburg (2016) | Phương tiện tác động định hướng kết quả, phương tiện tác động định hướng hành vi. | Động lực bán hàng tính sáng tạo có tính tự chủ ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả sáng tạo tài chính. |
Conde và Prybutok (2021) | Các hoạt động bán hàng. | PERF tổng thể và các hoạt động bán hàng ảnh hưởng cùng chiều đến động lực tự chủ (năng lực và sự tự chủ). |
Fernet và cộng sự (2013) | Quá tải vai trò, kiểm soát công việc, hỗ trợ xã hội, mơ hồ vai trò. | Quá tải vai trò, kiểm soát công việc, hỗ trợ xã hội ảnh hưởng cùng chiều đến cảm nhận tự chủ. JDR. |
Vujčić và cộng sự (2017) | Căng thẳng mang tính thách thức và cản trở. | Yếu tố căng thẳng thách thức ảnh hưởng cùng chiều đến động lực tự chủ (IDENT và INTE), yếu tố căng thẳng cản trở ảnh hưởng ngược chiều đến động lực tự chủ. |
Parker và cộng sự (2019) | Đánh giá công việc mang tính thách thức; đánh giá công việc mang tính cản trở. | Nghiên cứu 1: Đánh giá CD ảnh hưởng cùng chiều đến IM, điều chỉnh định danh (IM ảnh hưởng mạnh hơn IDENT); Nghiên cứu 2: Đánh giá CD ảnh hưởng cùng chiều đến IM, IDENT, điều chỉnh bên ngoài; đánh giá công việc cản trở ảnh hưởng ngược chiều đến IDENT, ảnh hưởng cùng chiều điều chỉnh bên ngoài. Thuyết căng thẳng giao dịch. |
Fenet và cộng sự (2016) | Quá tải vai trò, kiểm soát công việc, sự công nhận, nhận thức của cộng đồng. | Quá tải vai trò ảnh hưởng cùng chiều lên động lực kiểm soát; Sự công nhận và kiểm soát công việc ảnh hưởng cùng chiều lên động lực tự chủ (IM và IDENT). |
2. Quản lý a) Theo truyền thống | ||
Pullins (2001) | Các phần thưởng | Lương nhân viên bán hàng không ảnh hưởng đến IM. Các phần thưởng liên quan số lượng cuộc gọi/số lượng sản phẩm/doanh số ảnh hưởng ngược chiều đến IM; hoa hồng cùng với yêu cầu đã xác định/các khía cạnh thông tin nổi bật (phần thưởng hiệu quả) ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều lên IM; sự cạnh tranh/các đối thủ cạnh tranh (cạnh tranh ngẫu nhiên) ảnh hưởng ngược chiều đến IM. |
b) Theo động lực tự quyết | ||
Hon (2012) | Xung đột nhiệm vụ; xung đột mang tính cá nhân; môi truòng vì sự sáng tạo; lãnh đạo trao quyền; hỗ trợ đồng nghiệp. | Xung đột nhiệm vụ ảnh hưởng ngược chiều đến động lực tự chủ, các yếu tố môi trường vì sự sáng tạo, lãnh đạo trao quyền, hỗ trợ đồng nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến động lực tự chủ. Động lực tự chủ hình thành 1 nhân tố chung từ ba thành phần. |
Olafsen và Frølund (2018) | Yêu cầu công việc thách thức và yêu cầu công việc cản trở. | Thách thức công việc ảnh hưởng cùng chiều đến động lực tự chủ, cản trở công việc không ảnh hưởng đến động lực tự chủ. JDR. |
1.4. Các biến kết quả của động lực
Biến kết quả | Phát hiện nghiên cứu và lý thuyết nền kết hợp | |
1. Nhân viên | ||
a) Theo truyền thống | ||
Keaveney và Nelson (1993) | Trung gian 1: Xung đột vai trò, mơ hồ về vai trò, lợi ích của vai trò; trung gian 2: sự hài lòng và PERF. | Định hướng IM ảnh hưởng cùng chiều đến PERF. |
Román và Iacobucci (2010) | Hiệu quả kết quả của nhân viên bán hàng. | IM ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi thích nghi việc bán hàng, sự tự tin thích nghi việc bán hàng và hiệu quả về kết quả nhân viên bán hàng. |
Hành vi cá nhân. | ||
Pullins và cộng sự (2000) | Chiến lược đàm phán. | IM có chiến lược đàm phán hiệu quả hơn so với động lực ngoại sinh. |
Hansen và Levin (2016) | Ý định hành vi. | IM và ngoại sinh ảnh hưởng cùng chiều đến ý định hành vi. |
Thuyết kỳ vọng. | ||
Good và cộng sự (2020) | Sự bền bỉ, hiệu quả làm việc. | IM ảnh hưởng cùng chiều đến sự bền bỉ người bán hàng và động lực ngoại sinh ảnh hưởng cùng chiều đến sự bền bỉ nhân viên bán hàng. |
Miao và cộng sự (2007) | Kết quả hành vi, kết quả đầu ra. | Động lực ngoại sinh và IM ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hành vi và kết quả của nhân viên bán hàng. |
Mallin và Ragland (2017) | Hiệu quả bán hàng. | IM không ảnh hưởng đến PERF bán hàng nhưng IM ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả nhân viên bán hàng. |
Mallin và cộng sự (2017) | Sự hài lòng công việc, nhận dạng thương hiệu nhân viên bán hàng. | IM không ảnh hưởng đến PERF bán hàng nhưng IM ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả nhân viên bán hàng. |
Lý thuyêt bản sắc xã hội, thuyết nhận dạng tổ chức. | ||
Kuvaas và cộng sự (2017) | PERF, cam kết tình cảm, cam kết có tính liên tục, ý định nghỉ việc, sự kiệt sức, xung đột công việc và gia đình. | Nghiên cứu 1: IM ảnh hưởng cùng chiều đến PERF. Động lực ngoại sinh ảnh hưởng ngược chiều đến PERF. |
Nghiên cứu 2: IM ảnh hưởng cùng chiều đến cam kết tình cảm; Động lực ngoại sinh ảnh hưởng ngược chiều đến cam kết tình cảm, cam kết có tính liên tục, ý định nghỉ việc, kiệt sức, xung đột công việc và gia đình; Động lực ngoại sinh ảnh hưởng cùng chiều đến cam kết có tính liên tục, ý định nghỉ việc, kiệt sức, xung đột công việc và gia đình. | ||
Nghiên cứu 3: IM ảnh hưởng cùng chiều đến PERF. Động lực ngoại sinh không ảnh hưởng đến PERF; IM ảnh hưởng ngược chiều đến ý định nghỉ việc; động lực ngoại sinh ảnh hưởng cùng chiều đến ý định nghỉ việc. | ||
Sok và cộng sự (2016) | EPL, EPR. | Động lực ngoại sinh và IM (thích thú công viêc) ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi hai mặt nhân viên bán hàng B2B. |
Caniëls và cộng sự (2017) | Hành vi (khai thác, khám phá) trong tổ chức. | Động lực ngoại sinh không ảnh hưởng đến các EPL và EPR; IM ảnh hưởng cùng chiều đến EPL và EPR. |
Lý thuyết hành vi cá nhân. | ||
Bande và cộng sự (2016) | Sự chủ động, sự thích nghi. | IM ảnh hưởng đến khả năng thích nghi hay sự chủ động của nhân viên. |
b) Theo động lực tự quyết |
172
Biến kết quả | Phát hiện nghiên cứu và lý thuyết nền kết hợp | |
Hohenberg và Homburg (2016) | Văn hóa. | Động lực bán hàng mang tính sáng tạo tự chủ ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả sáng tạo tài chính. |
Homburg và cộng sự (2019) | Hiệu quả bán hàng những sản phẩm mới. | IM ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả tài chính; động lực chuyển hoá vào bên trong (EM), động lực kiểm soát ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả tài chính. |
Lý thuyết hành vi cá nhân. | ||
Parker và cộng sự (2019) | Kiệt sức cảm xúc/sự căng thẳng, hành vi công dân trong tổ chức (hành vi hỗ trợ nhân viên). | Nghiên cứu 2: IM ảnh hưởng ngược chiều đến sự kiệt sức tình cảm; IDENT ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi công dân tổ chức; điều chỉnh bên ngoài (xã hội) ảnh hưởng ngược chiều chiều lên sự kiệt sức tình cảm. |
Thuyết căng thẳng trao đổi. | ||
Conde và Prybutok (2021) | Thâm niên/nhiệm kỳ. | Động lực tự chủ (năng lực và sự tự chủ) ảnh hưởng cùng chiều lên thâm niên hay nhiệm vụ. |
Fernet và cộng sự (2013) | Kiệt sức tình cảm, làm mất nhân cách, thành tích cá nhân. | Cảm nhận tự chủ ảnh hưởng ngược chiều kiệt sức cảm xúc và làm mất nhân cách. |
JDR. | ||
Fenet và cộng sự (2016) | Kiệt sức cảm xúc, cam kết, sự hiện diện của học sinh. | Động lực kiểm soát ảnh hưởng cùng chiều đến kiệt sức cảm xúc; động lực tự chủ ảnh hưởng cùng chiều đến cam kết, sự hiện diện học sinh và ảnh hưởng ngược chiều đến kiệt sức cảm xúc. |
Vujčić và cộng sự (2017) | Tình cảm tích cực và gắn bó công việc. | Động lực tự chủ (IDENT và INTE) ảnh hưởng cùng chiều đến tình cảm tích cực và gắn bó công việc. |
2. Quản lý | ||
a) Theo truyền thống | ||
Pullins (2001) | IM. | Động lực ngoại sinh ảnh hưởng đến IM. |
Miao và Evans (2012) | Sự mơ hồ vai trò. | IM và ngoại sinh của quản lý không ảnh hưởng đến PERF bán hàng. |
Thuyết kỳ vọng. | ||
Cerasoli và cộng sự (2014) | PERF về số lượng và chất lượng. | IM ảnh hưởng cùng chiều đến PERF (số lượng và chất lượng); Động lực ngoại sinh ảnh hưởng cùng chiều đến PERF (số lượng và chất lượng). Trong đó IM ảnh hưởng PERF về chất lượng công việc tốt hơn hiệu quả số lượng công việc. Động lực ngoại sinh ảnh hưởng lên PERF về số lượng mạnh hơn PERF về chất lượng. |
b) Theo động lực tự quyết | ||
Hon (2012) | Hiệu quả sáng tạo của nhân viên. | Động lực tự chủ hình thành 1 nhân tố; Động lực tự chủ của nhân viên ảnh hưởng đến PERF sáng tạo của nhân viên. |
Olafsen và Frølund (2018) | Sức sống (vitality). | Động lực tự chủ (IDENT và IM) ảnh hưởng cùng chiều đến sức sống. |
JDR. |
I. GIỚI THIỆU
PHỤ LỤC 2. DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI
Xin chào anh/chị! Tôi là Nghiên cứu sinh Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Tôi đang thực hiện một số nội dung liên quan đến công việc của nhân viên kinh doanh/môi giới bất động sản tại các doanh nghiệp môi giới bất động sản.
Cuộc trao đổi chỉ nhằm mục đích nghiên cứu, các thông tin về cuộc trao đổi hôm nay sẽ được bảo mật và sử dụng cho mục đích nghiên cứu mà không đề cập đến thông tin cá nhân của người tham dự. Tất cả các câu trả lời đều rất quan trọng đối với cuộc nghiên cứu của tôi. Không có câu trả lời đúng hay sai, nên rất mong anh/chị hãy trả lời theo đúng những gì anh/chị đang suy nghĩ và cảm nhận.
Xin phép anh/chị cho phép tôi ghi chép lại nội dung cuộc trao đổi.
II. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Xin anh/chị cho biết một số thông tin cá nhân như sau: Họ và Tên: ………………………………….. Tuổi: ………………………………………… Giới tính:…………………………………….. Vị trí công việc:……………………………… Số năm công tác:…………………………….. Đơn vị công tác:………………………………
III. PHẦN NỘI DUNG THẢO LUẬN
1. Anh/chị cho biết công việc hiện tại anh/chị có những thách thức hay trở ngại gì trong quá trình làm việc?
2. Với công việc nhiều thách thức và khó khăn như vậy, điều gì khiến anh/chị lại lựa chọn công việc này để đi làm?
3. Theo anh/chị, đối với công việc khó khăn và nhiều thách thức thì có sự khác biệt gì đối với nhân viên có
tính tích cực (định hướng suy nghĩ/thái độ tích cực) và tính tích cực thấp (định hướng suy nghĩ/thái độ tiêu cực) trong việc cố gắng hoàn thành nhiệm vụ?
4. Theo các anh/chị, khi công việc có tính thách thức hay trở ngại, nhân viên được tự chủ trong công việc thì họ sẽ có xu hướng làm việc theo thói quen hay sẽ chủ động tìm kiếm những cách thức làm việc mới? Những hành vi này ảnh hưởng đến hiệu quả công việc ra sao?
5. Theo các anh/chị khi một người có động lực bên trong (đam mê/yêu thích công việc bán hàng) hoặc bên ngoài (vì cuộc sống gia đình, bản thân) sẽ có xu hướng dựa vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hay sẽ chủ động tìm kiếm những cách thức làm việc mới? Những hành vi này ảnh hưởng đến hiệu quả công việc như thế nào?
IV. GÓP Ý THANG ĐO
Tôi xin phép giới thiệu sơ lược về các khái niệm yêu cầu công việc cản trở, yêu cầu công việc thách thức, tính tích cực, EPR và EPL, động lực nội sinh và động lực ngoại sinh, hiệu quả việc. Thông qua đó, nhờ anh/chị cho góp ý kiến về bảng điều tra.
Bây giờ tôi xin đọc lần lượt từng câu hỏi liên quan đến các khái niệm vừa nêu trên anh/chị cho biết ý kiến về các phát biểu dưới đây xem có rõ nghĩa, có phù hợp với anh/chị hay không? Những phát biểu nào nên sửa lại cho phù
174
hợp? Anh/chị hãy cho ý kiến đề xuất, những phát biểu nào nên bỏ đi, vì sao?
Nội dung phát biểu | |
Yêu cầu công việc thách thức | |
1 | Tôi đã phải làm rất nhiều công việc/ dự án. |
2 | Công việc đòi hỏi tôi phải làm việc rất chăm chỉ. |
3 | Khối lượng công việc cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian được chỉ định trước là rất khó khăn. |
4 | Tôi chịu rất nhiều áp lực thời gian trong công việc. |
5 | Tôi thấy rõ trách nhiệm của mình trong công việc. |
6 | Tôi chịu trách nhiệm về việc tư vấn hoặc/và giúp đỡ người khác giải quyết các vấn đề của họ. |
7 | Công việc đòi hỏi tôi phải có nhiều kỹ năng. |
8 | Công việc đòi hỏi tôi phải sử dụng nhiều kỹ năng ở mức độ cao hoặc phức tạp. |
Yêu cầu công việc cản trở | |
9 | Tôi đã phải trải qua rất nhiều thủ tục mang tính quan liêu để hoàn thành công việc của mình. |
10 | Nhiệm vụ và mục tiêu công việc của tôi không rõ ràng. |
11 | Tôi không hiểu rõ công ty kì vọng gì ở tôi. |
12 | Tôi đã từng nhận được những yêu cầu mâu thuẫn nhau từ 2 hay nhiều người. |
13 | Tôi được giao nhiệm vụ nhưng không có đủ các nguồn lực hỗ trợ và tài liệu hướng dẫn để tiến hành công việc. |
14 | Tôi đã có nhiều rắc rối để dự án/nhiệm vụ của tôi thực hiện được. |
15 | Tôi thấy có những mục đích và mục tiêu đã hoạch định rõ cho công việc của tôi. (R) |
16 | Tôi đang làm với 2 hay nhiều nhóm người hoạt động công việc hoàn toàn khác. |
Động lực làm việc Lý do Anh/Chị chọn công việc hiện tại đi làm là: | |
17 | Bởi vì tôi nhận được nhiều niềm vui từ việc học được những điều mới. |
18 | Vì sự thỏa mãn mà tôi có được trong việc chấp nhận những thử thách đầy thú vị. |
19 | Vì sự thỏa mãn mà tôi có được khi thực hiện thành công những công việc khó. |
20 | Bởi vì đây là loại công việc tôi chọn làm để thể hiện phong cách sống của mình. |
21 | Bởi vì tôi chọn loại công việc này để đạt được những mục đích nghề nghiệp của mình. |
22 | Bởi vì đây là loại công việc tôi đã chọn để đạt được những mục tiêu quan trọng nhất định. |
23 | Bởi vì công việc này trở thành một phần quan trọng thể hiện tôi là ai. |
24 | Bởi vì đó là một phần trong cách mà tôi đã chọn để sống cuộc sống của mình. |
25 | Bởi vì công việc này là một phần cuộc sống của tôi. |
Tính tích cực | |
26 | Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào tương lai. |
27 | Tôi hài lòng với cuộc sống của mình. |
28 | Tôi nhìn về tương lai một cách tích cực và đầy hi vọng. |
29 | Nhìn chung tôi hài lòng về bản thân mình. |
30 | Hầu như lúc nào tương lai cũng hiện ra rõ ràng trong mắt tôi. |
31 | Tôi cảm thấy mình có nhiều thứ để đáng tự hào. |
32 | Nhìn chung tôi cảm thấy tự tin với bản thân mình. |
Hành vi khám phá Trong tháng qua Anh/Chị đã tham gia vào các hoạt động: | |
33 | Tìm kiếm các cơ hội mới liên quan đến sản phẩm / dịch vụ, quy trình hoặc thị trường. |
34 | Đánh giá các lựa chọn đa dạng liên quan đến sản phẩm / dịch vụ, quy trình hoặc thị trường. |
35 | Tập trung vào việc đổi mới mạnh mẽ các sản phẩm / dịch vụ hoặc quy trình. |
Nội dung phát biểu | |
36 | Các hoạt động mà lợi tức hoặc chi phí liên quan hiện không rõ ràng. |
37 | Các hoạt động đòi hỏi khả năng thích nghi của bạn. |
38 | Các hoạt động yêu cầu bạn học các kỹ năng hoặc kiến thức mới. |
39 | Các hoạt động không (chưa) rõ ràng trong chính sách hiện hành của công ty. |
Hành vi khai thác Trong tháng qua Anh/Chị đã tham gia vào các hoạt động: | |
40 | Các hoạt động mà bạn đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. |
41 | Các hoạt động bạn thực hiện như thể nó là một thói quen. |
42 | Các hoạt động mà bạn phục vụ khách hàng hiện tại (nội bộ) với các dịch vụ / sản phẩm hiện có. |
43 | Các hoạt động mà bạn biết rõ cách tiến hành chúng. |
44 | Các hoạt động chủ yếu tập trung vào việc đạt được các mục tiêu ngắn hạn. |
45 | Các hoạt động mà bạn có thể thực hiện đúng bằng cách sử dụng kiến thức hiện tại của bạn. |
46 | Các hoạt động phù hợp rõ ràng với chính sách hiện tại của công ty. |
Hiệu quả làm việc So với đồng nghiệp bán hàng: | |
47 | Anh/Chị tự đánh giá như thế nào về doanh số bán hàng đạt được? |
48 | Anh/Chị tự đánh giá như thế nào về chất lượng hiệu quả công việc liên quan đến mối quan hệ khách hàng? |
49 | Anh/Chị tự đánh giá như thế nào về chất lượng hiệu quả công việc của Anh/Chị liên quan đến kiến thức sản phẩm, công ty, sản phẩm của đối thủ và nhu cầu của khách hàng? |
176
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH NHÂN VIÊN THAM GIA THẢO LUẬN
Họ và tên | Kinh nghiệm (năm) | Chức danh | Đơn vị công tác | |
Id1 | Nguyễn Minh Tiên | 7 | NVKD | Công ty BĐS Hưng Phát |
Id2 | Nguyễn Trung Hiếu | 4 | NVKD | Công ty Trần Anh Group |
Id3 | Hồ Chí Bảo | 3 | NVKD | Công ty BĐS Đại Long Điền |
Id4 | Phạm Công Tuấn | 5 | NVKD | Công ty TTC Holding |
Id5 | Hồ Công Minh | 3 | NVKD | Công ty CP BĐS Smaxland |
Id6 | Phạm Minh Trí | 3 | NVKD | Tập đoàn Hưng Thịnh |
Id7 | Nguyễn Thị Xuân | 4 | NVKD | Công ty CP Worldland |
Id8 | Liên Hoài Hận | 2 | NVKD | Công Ty Tư Vấn Dịch Vụ Bất Động Sản Đại Hưng Thịnh |
Id9 | Hồ Ngọc Tuyết Nhi | 2 | NVKD | Công ty CP BĐS Maxreal |
Ghi chú:
NVKD: Nhân viên kinh doanh