nào cũng làm tiêu hao nguồn lực của nhân viên mà nó còn có tác dụng tạo động lực cho
nhân viên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy CD đóng vai trò là JR tham gia vào việc hỗ trợ, tạo động lực cho nhân viên thực hiện các hoạt động để đạt PERF. Do đó, các nhà quản lý cần tạo môi trường có CD sẽ góp phần làm tăng động lực làm việc cho nhân viên.
Yêu cầu công việc cản trở giữ vai trò yêu cầu công việc làm giảm IM và EM qua đó làm giảm PERF. Do đó, để giảm HD, các nhà quản lý cần thường xuyên tăng cường thực hiện các hoạt động đào tạo và các thông tin truyền đạt đến nhân viên phải đảm bảo tính nhất quán trong quá trình ra quyết định bằng việc cụ thể hoá bằng các văn bản.
5.2.2.2. Các hoạt động tăng cường động lực làm việc
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nhờ CD và POS của nhân viên đã làm tăng động lực và tăng cường thực hiện hành vi cá nhân để đạt PERF. Đồng thời, chính POS đã giúp kiểm soát tốt các vấn đề căng thẳng gây cản trở trong công việc.
Đối với các nhà quản lý cần tiếp tục tăng cường động lực để giúp nhân viên duy trì PERF và qua đó góp phần vào sự thành công của tổ chức. Để tăng PERF đối với nhân viên, các nhà quản lý cần tạo ra môi trường làm việc với nhiều cơ hội, thách thức và tạo bầu không khí làm việc theo hướng tích cực để giúp nhân viên chủ động, làm với công việc họ yêu thích và qua đó giúp nâng cao PERF. Ngoài ra, việc chọn nhân viên có nhiều động lực và phù hợp JD cũng là chìa khoá quan trọng giúp tăng PERF.
5.2.2.3. Các hoạt động liên quan hành vi cá nhân
Các EPL và EPR là hai hoạt động tồn tại song song trong tổ chức nhằm sử dụng các nguồn lực để đạt được hiệu quả kinh doanh trong tổ chức. Vì thế, các nhà quản lý cần tiếp tục duy trì hai hoạt động này trong tổ chức.
Kết quả nghiên cứu phát hiện các JD và động lực đã thúc đẩy EPR và EPL của nhân viên trong tổ chức. Phát hiện này cho thấy các nhóm yếu tố tạo EM, EPL tác động đến PERF mạnh hơn các nhóm yếu tố IM và EPR. Vì thế, để tăng cường EPR và EPL trong tổ chức, cần tạo ra môi trường làm việc có CD, có chính sách động viên và định hướng phù hợp cho nhân viên.
Các nhà quản lý tập trung chủ yếu vào EPL nhiều hơn là EPR để đạt PERF dựa vào HD đối với nhân viên. Chính vì thế, việc tập trung EPL nhiều sẽ tạo ra sự mất cân bằng
146
trong việc đạt PERF của nhân viên (Hong, Yu và Hyun, 2018). Do đó, khi nhân viên thực
hiện EPL nhiều hơn EPR, về lâu dài nhân viên sẽ cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, có nhiều rủi ro gây cản trở, tổn hại đến sức khoẻ và làm giảm đi PERF của nhân viên. Như vậy, để đảm bảo sự cân bằng giữa EPR và EPL để đạt được mục tiêu dài hạn, các nhà quản lý cần định hướng các chiến lược rõ ràng và tăng cường đào tạo nhân viên thường xuyên để giúp họ hiểu và thực hiện đúng các JD và mục tiêu của tổ chức.
5.2.2.4. Công tác tuyển dụng nhân viên bán hàng
Ngoài việc tạo môi trường làm việc phù hợp để thu hút các ứng viên, nhà tuyển dụng cần ưu tiên tuyển các ứng viên có niềm đam mê công việc kinh doanh, xác định mục tiêu bản thân rõ ràng và đặc biệt là nhân viên bán hàng cần phải có POS cao. Bởi vì, nhân viên có POS sẽ giúp họ chịu đựng tốt các áp lực và có thêm động lực để đạt PERF.
Trong quá trình tuyển chọn nhân viên, các nhà tuyển dụng cần lưu ý sự khác biệt giữa nhân viên nam và nữ. Trong đó, nhân viên nữ thường ít chịu được các áp lực cao so với nhân viên nam. Do đó, các nhà tuyển dụng cần chú ý đặc điểm khác biệt này.
5.2.2.5. Các hoạt động liên quan công tác đào tạo
Các nhà quản lý cần tăng cường đào tạo để giúp nhân viên xác định được các mục tiêu và nhiệm vụ của nhân viên phù hợp với tổ chức và giúp nhân viên cảm thấy yêu công việc hơn (Caniëls và van Assen, 2019). Ngoài ra, các nhà quản trị cần truyền đạt các giá trị của tổ chức có khả năng ảnh hưởng đến định hướng tạo động lực và đảm bảo sự cân bằng trong quá trình thực hiện EPR và EPL từ nhân viên sao cho đạt PERF (Caniëls và van Assen, 2019; Sok và cộng sự, 2016).
Trong quá trình đào tạo, nhà quản lý cần tìm hiểu rõ các giá trị và lợi ích cơ bản của nhân viên bán hàng để hỗ trợ nhân viên đạt được các mục tiêu, có được cơ hội phát triển bản thân (Sok và cộng sự, 2016). Vì thế, các hoạt động liên quan công tác đào tạo nhân viên bán hàng thường xuyên là chìa khóa thành công của một công ty, giúp công ty khai thác và khám phá hết năng lực của nhân viên.
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã khẳng định các yếu tố ảnh hưởng lên PERF của nhân viên giữ vai trò tạo nên sự thành công của tổ chức (Hur và cộng sự, 2020). Kết quả nghiên cứu này cũng giúp các nhà quản trị có được các định hướng để nâng cao PERF đối
với tổ chức nói riêng và góp phần nâng cao năng suất lao động quốc gia nói chung
(Quang Vũ, 2019).
5.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu thực hiện trong ngành dịch vụ môi giới bất động sản tại Việt Nam. Do đó, có thể kết quả đo lường trong các ngành và lĩnh vực khác có thể có sự khác biệt trong việc sử dụng các thang. Vì thế, trong tương lai cần nghiên cứu lập lại trong bối cảnh các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau để kiểm định lại thang đo và các mối quan hệ trong
mô hình.
Trong thực tế, có một lực lượng không nhỏ làm công việc môi giới/bán hàng trong
lĩnh vực bất động sản không
làm trong các tổ
chức
môi giới
(bán hàng tự
do)
và lực
lượng này đóng góp một phần không nhỏ đến sự phát triển thị trường tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này còn chưa xem xét đến lực lượng bán hàng này. Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể kiểm định mô hình này thông qua các đối tượng khảo sát là nhân viên bán hàng tự do trong lĩnh vực môi giới bất động sản để có hướng nhìn đa chiều trong nghiên cứu.
Nghiên cứu chủ yếu tập khảo sát tại khu vực TP.HCM sau khi kết thúc đợt 1 dịch COVID19 với mẫu khảo sát chính thức 431 mẫu và sau đó bùng phát lại vào cuối tháng 4 năm 2021. Do đó, trong tương lai các nghiên cứu tiếp theo nên nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn và thu thập thêm các thị trường khác, đặc biệt là thị trường tại Hà Nội để có kết quả mang tính khái quát hơn cũng như có thể so sánh PERF của nhân viên giữa các khu vực tại Việt Nam. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng khuyến khích các nghiên cứu trong tương lai lập lại tại một số thị trường ở các nước khác để so sánh, hệ thống hoá các thang đo liên quan JD, động lực, hành vi cá nhân, POS và PERF.
Nghiên cứu khảo sát tại một thời điểm nên có thể
chưa phản
ảnh hết quá trình
chuyển biến tâm lý và quá trình cảm nhận PERF của nhân viên cũng như các hành vi của cá nhân. Do đó, tương lai nên chia mô hình nghiên cứu này thành các giai đoạn nghiên cứu khác nhau để có hướng nhận định về các mối quan hệ nhân quả khác nhau trong mô hình nghiên cứu.
Các giả thuyết về mối quan hệ ảnh hưởng JD đến EPR, HD ảnh hưởng lên EPL và JD ảnh hưởng lên các dạng động lực khác nhau cần thực hiện các nghiên cứu lập lại để
148
kiểm định các mối quan hệ này trong bối cảnh tương tự hoặc các bối cảnh ngành nghề
khác để so sánh, đánh giá với kết quả này.
Đặc điểm POS có sự đóng góp quan trọng trong môi trường yêu cầu có tính chất áp lực cao như là ngành dịch vụ môi giới bất động sản. POS giúp nhân viên giảm bớt áp lực và giúp nhân viên tăng thêm động lực để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Do đó, trong tương lai nên cần sử dụng biến POS như là PR vào trong các mối quan hệ điều tiết các nguồn lực trong mô hình JDR cũng như thực hiện các nghiên cứu lập lại trong các ngành nghề và các bối cảnh khác nhau để có những nhận định, đánh giá đa chiều.
Mặc dù thực hiện một số quy trình khắc phục hiện tượng phương sai phương pháp chung trong quá trình thiết kế nghiên cứu thang đo (Podsakoff và cộng sự, 2003) và kiểm định thống kê thông qua phân tích nhân tố tiềm ẩn chung không có thang đo lường và kiểm định Harman cho thấy hiện tượng sai lệch phương pháp chung không ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả phân tích. Tuy nhiên, việc sử dụng 3 dạng thống kê này có những hạn chế nhất định của nó, vì thế trong tương lai cũng nên thực hiện các nghiên cứu lập lại và bổ sung thêm thang đo nhận biết dấu hiệu phương sai phương pháp chung vào trong mô hình nghiên cứu.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Tên công trình | Tạp chí | Năm công bố | |
01 | Vai trò trung gian của động lực nội sinh và ngoại sinh trong mối quan hệ giữa yêu cầu thách thức và hiệu quả công việc: Trường hợp nhân viên thị trường bất động sản Việt Nam. | Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (JABES) | 2022 |
02 | The Relationship between Autonomous Extrinsic Motivation of Salespeople and Work Performance: An Empirical Study from Vietnam. | The Journal of Asian Finance, Economics and Business (JAFEB) | 2021 |
03 | Kiểm soát phương sai phương pháp chung trong nghiên cứu. | Tạp chí Kinh tế và Dự báo | 2021 |
Có thể bạn quan tâm!
-
Kiểm Định Vai Trò Điều Tiết Của Tính Tích Cực Lên Mối Quan Hệ Yêu Cầu Công Việc
-
Mối Quan Hệ Trực Tiếp Giữa Các Khái Niệm Trong Mô Hình Khả Biến Đối Với Nhóm Nam Và Nữ
-
Các Hoạt Động Quản Lý Liên Quan Yêu Cầu Công Việc
-
Nghiên cứu mối quan hệ giữa yêu cầu công việc, động lực làm việc và hành vi cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công việc: Trường hợp nhân viên thị trường bất động sản Việt Nam - 20
-
Phân Loại Các Nghiên Cứu Sử Dụng Các Dạng Động Lực
-
Các Biến Nguyên Nhân Ảnh Hưởng Đến Động Lực
Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.
150
Tiếng Việt
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
Cafef. (2019). Vì sao ngành bất động sản hấp dẫn nhân sự trẻ?. Truy cập ngày
18/5/2021, tại https://cafef.vn/visaonganhbatdongsanhapdannhansu
tre20190125110155578.chn.
Cao Thuỳ. (2020). Môi giới bất động sản nghề dễ vỡ mộng. Truy cập ngày
18/5/2021, tại https://cafeland.vn/emagazine/moigioibatdongsannghe devomong80537.html.
Công ty Saigon GreanLand. (2020). Nghề môi giới bất động sản năm 2020
tiếp tục chịu những áp lực từ khó khăn của thị trường bất động sản. Thị
trường bất động sản. Truy cập ngày 18/5/2021, tại
https://saigongreenland.vn/nghemoigioibatdongsannam2020chiu nhungapluccuathitruongbatdongsan.
Lê Vy. (2019). Mô tả công việc nhân viên môi giới bất động sản. Truy cập
ngày 18/5/2021, tại https://jobsgo.vn/blog/motacongviecnhanvienmoi gioibatdongsan.
Miên Nguyễn. (2020). Trở thành một môi giới bất động sản có ý nghĩa gì?.
Truy cập ngày 18/5/2021, tại https://agent.rever.vn/blog/trothanhmotmoi gioibatdongsancoynghiagi.
Nguyễn Đình Thọ. (2013). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
(Xuất bản lần 2). TP. Hồ CHí Minh: NXB Tài chính.
Nguyễn Đình Thọ
và Nguyễn Thị
Mai Trang. (2011).
Nghiên cứu khoa học
Marketing: Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Xuất bản lần 2). TP. Hồ Chí Minh: NXB Lao động.
Nguyễn Thị Ánh Tuyết. (2019). Mô tả công việc kinh doanh bất động sản chi
tiết. Truy cập ngày 18/5/2021, tại https://timviec365.vn/blog/motacong
viecnhanvienkinhdoanhbatdongsannew8347.html.
Nguyễn Văn. (2019). Ba bước đệm của nghề môi giới bất động sản. Truy cập
ngày 18/5/2021, tại https://cafeland.vn/tintuc/babuocdemcuanghemoi gioibatdongsan78223.html.
Phong Vũ. (2019). Bức tranh nghề môi giới bất động sản Việt Nam. Truy cập
ngày 18/5/2021, tại https://cafeland.vn/tintuc/buctranhnghemoigioibat dongsanvietnam78186.html.
Quản
lý bất động sản. (2019). Làm môi giới nhà đất: 3 khó khăn chỉ
người
trong nghề
mới hiểu. Truy cập ngày
18/5/2021, tại
https://quanlybatdongsan.vn/lammoigioinhadat3khokhanchinguoi trongnghemoihieu.html.
Quang Vũ. (2019). Nguyên nhân khiến năng suất lao động Việt Nam còn thấp.
Truy cập
ngày 12/3/2020, tại
https://bnews.vn/nguyennhankhiennang
suatlaodongvietnamconthap/130408.html.
Quỳnh Như. (2021). Môi giới bất động sản là gì? Thu nhập mỗi tháng bao
nhiêu?. Truy cập ngày
18/5/2021, tại
https://homedy.com/news/moigioi
batdongsanlagithunhapmoithangbaonhieune5252.
Tạp chí tài chính. (2019). Nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam. Truy cập ngày 12/3/2020, tại
http://tapchitaichinh.vn/nghiencuutraodoi/nangcaotinhcanhtranhcua moitruongdautukinhdoanhtaivietnam303552.html.
Tổng cục Thống kê. (2019). Niên giám thống kê Việt Nam năm 2019. Hà Nội:
Nhà Xuất bản thống kê.
Tiếng Anh
Abbas, M., and Raja, U. (2019). Challengehindrance stressors job outcomes: The moderating role of conscientiousness. Journal of Business and Psychology, 34(2), 189201.
Adams, N., Little, T. D., and Ryan, R. M. (2017). Selfdetermination theory. In Development of selfdetermination through the lifecourse (pp. 4754). Springer, Dordrecht.
Adler, P. S., Goldoftas, B., and Levine, D. I. (1999). Flexibility versus efficiency? A case study of model changeovers in the Toyota production system. Organization science, 10(1), 4368.
AffumOsei, E., Asante, E. A., Forkouh, S. K., and AbdulNasiru, I. (2020). Career adaptability and ambidextrous behavior among customerservice representatives: The role of perceived organizational support. Journal of Personal Selling and Sales Management, 40(1), 4–18.
152
Agnihotri, R., Gabler, C. B., Itani, O. S., Jaramillo, F., and Krush, M. T. (2017). Salesperson ambidexterity and customer satisfaction: Examining the role of customer demandingness, adaptive selling, and role conflict. Journal of Personal Selling and Sales Management, 37(1), 2741
Ahammad, M. F., Tarba, S. Y., Liu, Y., and Glaister, K. W. (2016). Knowledge transfer and crossborder acquisition performance: The impact of cultural distance and employee retention. International business review, 25(1), 66 75.
Albrecht, S. L. (2015). Challenge demands, hindrance demands, and psychological need satisfaction: Their influence on employee engagement and emotional exhaustion. Journal of Personnel Psychology, 14(2), 70–79.
Alessandri, G., Vecchione, M., Tisak, J., Deiana, G., Caria, S., and Caprara, G. V. (2012). The utility of positive orientation in predicting job performance and organisational citizenship behaviors. Applied Psychology, 61(4), 669698.
Amabile, T. M. (1993). Motivational synergy: Toward new conceptualizations of intrinsic and extrinsic motivation in the workplace. Human resource management review, 3(3), 185201.
Amabile, T. M., and Kramer, S. J.(2007). Inner work life. Harvard business review, 85(5), 7283.
Amabile, T. M., Hill, K. G., Hennessey, B. A., and Tighe, E. M. (1994). The Work Preference Inventory: assessing intrinsic and extrinsic motivational orientations. Journal of personality and social psychology, 66(5), 950.
Amah, O. E. (2014). Challenge and hindrance stress relationship with job satisfaction and life satisfaction: The role of motivationtowork and self efficacy. International Journal of Humanities and Social Science, 4(6), 26 37.
Aman, M. A., Azam, M. K., and Akhtar, A. (2021). Ambidextrous selling: a systematic review and synthesis of theories, themes, and methodologies. Journal of Personal Selling and Sales Management, 122. https://doi.org/10.1080/08853134.2021.1967757.
Anderson, J. R. (1983). A spreading activation theory of memory. Journal of verbal learning and verbal behavior, 22(3), 261295.
Anderson, J. C., and Gerbing, D. W., 1988. Structural equation modeling in practice: A review and recommended twostep approach. Psychological bulletin, 103(3), 411423.
Andriopoulos, C., and Lewis, M. W. (2010). Managing innovation paradoxes: Ambidexterity lessons from leading product design companies. Long range planning, 43(1), 104122.
Arnold, V., Collier, P. A., Leech, S. A., and Sutton, S. G. (2000). The effect of experience and complexity on order and recency bias in decision making by professional accountants. Accounting and Finance, 40(2), 109134.
Asif, M. (2017). Exploring the antecedents of ambidexterity: a taxonomic approach. Management Decision, 55(7), 14891505.
Bagozzi, R.P. (1984). A prospectus for theory construction in marketing. Journal of Marketing, 48(1), 11–29.