Quy Trình Thực Hiện Nghiên Cứu Sơ Bộ Định Tính

thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 9 nhân viên thị trường bất động sản (Phụ lục

3). Mục đích của nghiên cứu này nhằm điều chỉnh, bổ sung các biến đo lường của thang đo phù hợp với bối cảnh nghiên cứu nên nghiên cứu này không thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thiết kế và kiểm định thang đo.

Trước tiên, dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, tác giả nghiên cứu các lý thuyết

nền, khái niệm, các kết quả

liên quan để

thiết kế

mô hình nghiên cứu. Khi mô hình

nghiên cứu đã được xây dựng thì các khái niệm nghiên cứu, giả thuyết các mối quan hệ giữa các khái niệm cũng được hình thành. Thang đo của các khái niệm sẽ được lựa chọn dựa trên các thông tin phát biểu phù hợp với bối cảnh và đối tượng nghiên cứu.

82

Các thang đo nước ngoài được sử dụng tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ phiên 1

Các thang đo nước ngoài được sử dụng tại Việt Nam sẽ được hỗ trợ phiên dịch từ một giảng viên giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm

TP.HCM nhằm đảm bảo phù hợp về mặt nội dung và ý nghĩa của của các thang đo gốc.

Sản phẩm giai đoạn nghiên cứu này gọi là thang đo nháp 1.

Từ thang đo nháp có được, kế đến nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách phỏng vấn tay đôi với 9 nhân viên bán hàng/môi giới bất động sản đang làm việc tại TP.HCM (xem phụ lục 2) để điều chỉnh, lựa chọn các biến đo lường sao cho phù hợp với bối cảnh. Sản phẩm giai đoạn này là thang đo nháp lần 2 được hình thành để thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ.

3.1.1.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

Thang đo nháp 1 được thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát, phương pháp lấy mẫu thuận tiện được chọn để thu thập thông tin. Nghiên cứu định lượng sơ bộ thực hiện nhằm phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) bằng phần mềm SPSS 24.0. Dựa trên kết quả kiểm định, tác giả thực hiện rút trích các biến đo lường của thang đo. Kết quả của giai đoạn này là thang đo bảng câu hỏi chính thức được sử dụng nghiên cứu định lượng chính thức.

3.1.2. Nghiên cứu định lượng chính thức

Kích thước mẫu dự kiến trong nghiên cứu chính thức là 600. Các phiếu khảo sát sẽ được chuyển trực tiếp đến các đối tượng là nhân viên kinh doanh/môi giới bất động sản đang làm việc tại TP.HCM.

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được chọn lọc, làm sạch và tiến hành mã hóa trước khi nhập liệu để kiểm định độ tin cậy và phân tích EFA. Tiếp theo, các kiểm định về độ tin cậy tổng hợp, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt được thực hiện. Phân tích nhân tố khẳng

định

CFA, phương sai phương pháp chung

(Common Method Variance ­ CMV) và mô

hình tới hạn được thực hiện trước khi tiến hành các phân tích trong mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Trong phân tích SEM, phần mềm AMOS và phương pháp ước lượng hợp lý cực đại (Maximum Likelihood ­ ML) sẽ sử dụng để kiểm định các giả thuyết và vai trò điều tiết của POS trong mô hình.

Dựa trên kết quả phân tích thu thập được, các kết luận về mô hình, giả thuyết và ý nghĩa của nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày sau cùng.

Các giai đoạn thực hiện nghiên cứu sơ bộ và thời gian tiến hành nghiên cứu chính thức như bảng 3.1.

84

Bảng 3.1. Các giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và chính thức



Stt

Giai đoạn

Nghiên cứu

Phương pháp thực hiện

Mẫu chính

thức


Thời gian


Địa điểm


1


Nghiên cứu sơ bộ


Định tính

Thảo luận tay đôi

thông qua dàn bài thảo luận (phụ lục

2)


N = 9

Từ ngày 11/09/2020

đến ngày

15/09/2020


Các

doanh nghiệp hoạt động

kinh doanh

môi giới

bất động sản tại

TP.HCM

Định

lượn g sơ

bộ

Khảo sát trực tiếp và gửi bảng hỏi đến các doanh nghiệp


N = 125

Từ ngày

04/01/2021

đến ngày

20/01/2021.


2

Nghiên cứu

chính thức

Định

lượn

g chính

thức

Khảo sát trực tiếp,

gửi bảng câu hỏi khảo sát đến các doanh nghiệp (phụ

lục 6)


N = 431

Từ ngày 26/02/2021

đến ngày

14/04/2021

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 205 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả đề xuất

3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

3.2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính

Quy trình thực hiện nghiên cứu định tính thực hiện qua 3 bước như hình 3.2. Trong đó, bước 1, tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết, các khái niệm và mô hình nghiên cứu trong chương 2, các thang đo nháp được lựa chọn để tiến hành phỏng vấn trực tiếp. Các thang đo được tổng hợp đa số từ nhiều công trình nghiên cứu từ nhiều nước khác nhau nên có sự khác biệt về ngữ nghĩa, văn hoá và theo cách diễn đạt riêng. Do đó, khi sử dụng các thang đo này cần phải tiến hành chuyển sang tiếng Việt để phù hợp với ngữ nghĩa tại Việt Nam thông qua giáo viên giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, từ đó tác giả có được thang đo nháp 1.

Trên cơ sở thang đo nháp 1, tác giả xây dựng dàn bài thảo luận tay đôi (phụ lục 2) để điều chỉnh, bổ sung và làm rõ nghĩa của các thang đo phù hợp với đối tượng khảo sát và bối cảnh nghiên cứu. Việc thiết kế, điều chỉnh, làm rõ nghĩa các thang đo trong mô hình nhằm hạn chế các sai lệch phương sai phương pháp chung trong quá trình thực hiện

nghiên cứu (Podsakoff, MacKenzie, Lee và Podsakoff, 2003). Kết quả quá trình thực hiện

bước hai và ba sẽ được trình bày tại nội dung tiểu mục 3.2.2.

3.2.2. Kết quả thực hiện nghiên cứu định tính

Quá trình thực hiện nghiên cứu định tính thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với 9 nhân viên kinh doanh đang làm việc tại các tổ chức môi giới bất động sản tại khu vực TP.HCM được triển khai từ ngày 11/09/2020 đến ngày 15/09/2020.


Mục đích của nghiên cứu định tính là điều chỉnh làm rõ ý nghĩa cũng như 2

Mục đích của nghiên cứu định tính là điều chỉnh, làm rõ ý nghĩa cũng như loại một số phát biểu cho là trùng ý hoặc không phù hợp với bối cảnh nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo về mặt ý nghĩa, giá trị nội dung và giá trị đo lường của thang đo gốc. Các nội dung trao đổi thể hiện thông qua dàn bài thảo luận tay đôi (xem phụ lục 2).

Kết quả phỏng vấn từ 09 nhân viên bán hàng từ các tổ chức môi giới bất động sản tại TP.HCM trả lời đều hiểu rõ các khái niệm và góp ý điều chỉnh các phát biểu của các thang đo như sau:

3.2.2.1. Điều chỉnh thang đo yêu cầu công việc thách thức và yêu cầu công việc cản trở

86

a) Thang đo yêu cầu công việc thách thức

Thang đo CD được xây dựng bao gồm 8 biến. Các biến này được sử dụng từ thang đo của Rodell và Judge (2009).

Kết quả sau quá trình thảo luận cho thấy thang đo yêu cầu công việc thách thức (Challenge Demands – CD) được điều chỉnh và dùng trong nghiên cứu sơ bộ gồm có 6 biến được mã hóa từ CD1 đến CD6 như sau:

Bảng 3.2. Thang đo yêu cầu công việc thách thức


Mã hóa

Thang đo hiệu chỉnh

Thang đo gốc

CD1

Tôi phải cố gắng thực hiện nhiều

nhiệm vụ công việc.

I've had to work on a large number

of projects and/or assignments.

CD2

Công việc đòi hỏi tôi phải làm việc

rất chăm chỉ.

My job has required me to work

very hard.

CD3

Tôi chịu rất nhiều áp lực thời gian

trong công việc.

I have experienced severe time

pressures in my work.

CD4

Tôi thấy rõ trách nhiệm của mình

trong công việc.

I've felt the amount of

responsibility I have at work.


CD5

Tôi chịu trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ giải quyết các vấn đề của khách

hàng.

I have been responsible for counseling others and/or helping

them solve their problems.

CD6

Công việc đòi hỏi tôi phải có nhiều

kỹ năng bán hàng.

My job has required a lot of skill.


CD7

Công việc đòi hỏi tôi phải sử dụng nhiều kỹ năng bán hàng ở cấp độ

cao*.

My job has required me to use a number of complex or high­level skills.


CD8

Khối lượng công việc cần phải hoàn thành trong một khoảng thời gian được chỉ định trước là rất khó

khăn*.

The volume of work that must be accomplished in the allocated time has been difficult.

Nguồn: Kết quả thảo luận nghiên cứu

Ghi chú: *: Bị loại sau khi hiệu chỉnh thang đo

b) Thang đo yêu cầu công việc cản trở

Thang đo yêu cầu công việc cản trở (Hindrance Demands – HD) có 8 biến được sử dụng thang đo của Rodell và Judge (2009).

Thang đo HD được điều chỉnh và sử dụng trong nghiên cứu định lượng sơ bộ gồm 6 biến được mã hóa từ HD1 đến HD6 như sau:

Bảng 3.3. Thang đo yêu cầu công việc cản trở


Mã hóa

Thang đo hiệu chỉnh

Thang đo gốc


HD1

Tôi phải làm nhiều thủ tục hành

chính phức tạp để hoàn thành công việc.

I have had to go through a lot of red tape to get my job done.

HD2

Nhiệm vụ và mục tiêu công việc

của tôi không rõ ràng.

My duties and work objectives have

been unclear to me.

HD3

Tôi hiểu rõ công ty kì vọng gì ở

tôi®.

I have not fully understood what is

expected of me.


HD4

Tôi phải vượt qua nhiều trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

I have had many hassles to go

through to get projects/assignments done.


HD5

Tôi từng nhận được những lời yêu

cầu không phù hợp từ 2 hay nhiều người.

I have received conflicting requests from two or more people.


HD6

Tôi thấy có những mục đích và mục

tiêu đã hoạch định rõ cho công việc của tôi®.

I feel there have been clear, planned goals and objectives for my work®.


HD7

Tôi được giao nhiệm vụ nhưng

không có đủ các nguồn lực hỗ trợ và tài liệu hướng dẫn để tiến hành công việc*.

I have received assignments without adequate resources and materials to execute them.


HD8

Tôi làm việc với hai hay nhiều

nhóm người làm việc ở các phòng ban hoàn toàn khác nhau*.

I have worked with two or more groups who operate quite

differently.

Nguồn: Kết quả thảo luận nghiên cứu

Ghi chú:

R: là câu hỏi nghịch đảo từ thang đo gốc “Tôi không hiểu rõ công ty kì vọng gì ở

tôi” thành “Tôi hiểu rõ công ty kì vọng gì ở tôi”.

*: Bị loại sau khi hiệu chỉnh thang đo

3.2.2.2. Thang đo tính tích cực

Thang đo POS được kế thừa từ thang đo của Tho và cộng sự (2020). Thang đo gồm 7 biến đã được kiểm định tại Việt Nam. Kết quả thảo luận cho thấy thang đo POS được giữ lại 5 biến trong bước này và được mã hóa từ POS1 đến POS5 như sau:

Bảng 3.4. Thang đo tính tích cực

88

Mã hóa

Thang đo hiệu chỉnh

Thang đo gốc

POS1

Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào tương

lai.

I have great faith in the future.

POS2

Tôi nhìn về tương lai một cách đầy

tích cực và hi vọng.

I look forward to the future with

hope and enthusiasm.

POS3

Hầu như lúc nào tương lai cũng hiện

ra rõ trong mắt tôi.

At all times, the future seems

clear to me.

POS4

Nhìn chung tôi cảm thấy tự tin với

bản thân mình.

I generally feel confident in

myself.

POS5

Tôi cảm thấy mình có nhiều thứ đáng

tự hào.

I feel I have many things to be

proud of.

POS6

Tôi hài lòng với cuộc sống của mình*

I am satisfied with my life

POS7

Nhìn chung tôi hài lòng về bản thân

mình*

On the whole, I am satisfied with

myself.

Nguồn: Kết quả thảo luận nghiên cứu

Ghi chú: *: Bị loại sau khi hiệu chỉnh thang đo

3.2.2.3. Thang đo động lực làm việc

Thang đo động lực làm việc được sử dụng dưới dạng thang đo động lực tự quyết trong công việc thể hiện thông qua việc điều chỉnh hành vi bên trong (internalization) từ môi trường áp lực bên ngoài. Thang đo động lực tự quyết được sử dụng gồm 9 biến từ thang đo gốc của Tremblay, Blanchard, Taylor, Pelletier và Villeneuve, (2009). Động lực tự quyết gồm ba thành phần là IM, IDENT và INTE. Trong đó, hai thành phần IDENT và INTE thuộc EM.

Thang đo EM được giữ lại đủ 6 biến, trong đó ký hiệu IDENT1, IDENT2, IDENT3

là các biến qua sát thuộc thang đo điều chỉnh định danh, INTE1, INTE2, INTE3 thuộc

thang đo điều chỉnh hợp nhất, các biến IM1, IM2, IM3 thuộc thang đo IM.

Kết quả sau nghiên cứu định tính các biến được giữ lại và điều chỉnh như bảng 3.5.

Bảng 3.5. Thang đo động lực làm việc


Mã hóa

Thang đo hiệu chỉnh

Thang đo gốc

Động lực nội sinh

IM1

Tôi tìm thấy nhiều niềm vui từ

việc học được những điều mới.

Because I derive much pleasure from

learning new things.

IM2

Tôi có được sự thỏa mãn khi

For the satisfaction I experience from

Ngày đăng: 07/02/2025

Gửi bình luận


Đồng ý Chính sách bảo mật*