hội tụ, giá trị phân biệt bộ các biến đo lường từng khái niệm nghiên cứu. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thu thập thông qua khảo sát bằng bảng hỏi và xử lý bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định. Mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu định lượng là căn cứ để đưa ra các hàm ý quản trị.
1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1.6.1 Ý nghĩa khoa học của luận án
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy, các nhà quản lý mà còn mở ra định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về tương tác giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và giá trị thương hiệu với hiệu quả tài chính. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa về mặt học thuật như sau:
Thứ nhất, kết quả của luận án này được kỳ vọng góp phần bổ sung tri thức khoa học của lĩnh vực marketing và quản lý, từ đó góp phần làm dồi dào hơn nữa nguồn tài liệu tham khảo trong lĩnh vực marketing và quản lý. Cụ thể là hệ thống hóa cơ sở lý thuyết giúp các nhà nghiên cứu hàn lâm và nhà quản lý nắm rõ các khái niệm, các kết quả nghiên cứu liên quan đến TNXH, giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng, giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên. Đồng thời, tổng kết lý thuyết để tác giả xác định khoảng trống cần nghiên cứu, những vấn đề chưa được quan tâm đúng mức của các nghiên cứu trước đây, làm tiền đề cho nghiên cứu này.
Thứ hai, trên cơ sở kế thừa và điều chỉnh các bộ thang đo của các nghiên cứu trước đây, luận án bổ sung vào lý thuyết TNXH qua việc xây dựng và kiểm định hoàn thiện bộ thang đo TNXH ngành ngân hàng, giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng và giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên. Sau khi kiểm định đạt độ tin cậy có thể sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Thêm vào đó, nghiên cứu của tác giả là một trong các nghiên cứu tiên phong xác định tác động của nhận thức các khía cạnh TNXH, giá trị thương hiệu đến HQTC bằng nghiên cứu thực nghiệm.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu mở ra nhiều định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo để có thêm các kiểm định khác nhằm khái quát hoá cao hơn về các mối quan hệ của nhận thức TNXH và giá trị thương hiệu đến HQTC cho ngành ngân hàng, thị trường Việt Nam, và cũng cố tính ứng dụng của chúng vào khung lý thuyết. Ngoài ra, quy trình và phương pháp nghiên cứu được xem là nguồn tham khảo cho những người quan tâm đến chủ đề này.
1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Những kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cho ngành ngân hàng tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như Việt Nam thông qua góp phần làm tăng sự hiểu biết về mô hình TNXH và mối quan hệ giữa TNXH, giá trị thương hiệu và HQTC. Từ đó, các nhà quản lý ngân hàng vận dụng vào thực tế hoạt động nhằm khẳng định tầm quan trọng của các khía cạnh TNXH đối với HQTC và giá trị thương hiệu cũng như giá trị thương hiệu đối với HQTC. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn như sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu đưa ra căn cứ khoa học để các nhà quản trị ngân hàng quyết định có nên hay không thay đổi chiến lược marketing và thực thi các hoạt động liên quan đến TNXH. Khi tổ chức (đặc biệt là ngân hàng thương mại) thực thi các hoạt động TNXH thì tập trung nguồn lực vào khía cạnh nào để nâng cao hiệu quả tài chính cũng như tăng cường giá trị thương hiệu để có lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai, luận án cung cấp bằng chứng cho thấy sự khác biệt của 2 nhóm đối tượng bên trong (nhân viên và quản lý) và bên ngoài (khách hàng) trong nhận thức từng khía cạnh của TNXH. Thêm vào đó, kết quả cũng cho thấy có sự khác biệt trong nhận thức TNXH giữa đối tượng nhân viên trực tiếp và đối tượng quản lý, khách hàng nam và khách hàng nữ. Các bằng chứng này được chứng minh thông qua phân tích định lượng. Từ đó, nhà quản lý ngân hàng có thể cụ thể hóa các chiến lược phù hợp với từng đối tượng khách hàng, nhân viên trực tiếp tác nghiệp và quản lý.
Thứ ba, nghiên cứu này thực hiện kiểm định giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng và giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên trong mối quan hệ giữa nhận thức TNXH và HQTC. Nghiên cứu đã mở rộng nhiều hướng tiếp cận khái niệm giá trị thương hiệu giúp nhà quản trị có ứng dụng phù hợp.
Cuối cùng, các kết quả nghiên cứu và các hàm ý quản trị đề xuất là nguồn tham khảo có ý nghĩa cho các NHTMCP và ngành ngân hàng vận dụng trong thực hiện TNXH để tăng lợi thế cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế.
1.7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Kết cấu của luận án gồm 5 chương như sau:
Chương 1: Mở đầu - trình bày tổng quan nghiên cứu, bao gồm tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cũng như kết cấu các chương của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - trình bày tổng quan tài liệu nghiên cứu về TNXH, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Chương này tác giả tổng kết lý thuyết các bên liên quan, định nghĩa các khái niệm TNXH, giá trị thương hiệu dựa vào khách hàng, giá trị thương hiệu dựa vào nhân viên và hiệu quả tài chính. Tác giả tiếp tục tổng kết, phân tích, bình luận các công trình nghiên cứu về tác động của TNXH đến giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính, đồng thời tác động của giá trị thương hiệu đến hiệu quả tài chính. Kết quả tổng kết lý thuyết là cơ sở cho việc tìm ra khoảng trống lý thuyết. Trên cơ sở lược khảo tài liệu, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu - trình bày thiết kế nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Kết quả nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên gia và phân tích nội dung để làm cơ sở xây dựng thang đo chính thức. Thiết kế nghiên cứu định lượng trình bày chi tiết bộ biến đo lường các khái niệm, cách chọn mẫu cho nghiên cứu chính thức và các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong luận án.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận - trình bày thực trạng các hoạt động TNXH, giá trị thương hiệu và HQTC của 29 NHTMCP. Sau đó, chương 4 tiếp tục trình bày một số đặc điểm thống kê cơ bản và kết quả nghiên cứu cho nhóm khách hàng và nhóm nhân viên. Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu và phân tích nhân tố khám phá EFA gom thành 05 khía cạnh để đo lường các khái niệm TNXH. Phân tích nhân tố khẳng định CFA đã được sử dụng để đánh giá bộ thang đo đạt yêu cầu về mặt thống kê. Thêm vào đó, chương 4 còn trình bày kết quả kiểm định các giả thuyết, phân tích đa nhóm theo giới tính cho nhóm khách hàng, theo đối tượng cho nhóm nhân viên và phân tích tác động trực tiếp, gián tiếp.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị - trình bày các cơ sở để đề xuất hàm ý quản trị dựa trên kết quả nghiên cứu. Có bảy hàm ý quản trị được trình bày trong chương 5 này bao gồm: xây dựng chiến lược trách nhiệm xã hội trong dài hạn, công đoàn tăng cường tổ chức các hoạt động TNXH, tuân thủ các quy định, chuẩn mực đạo đức, tăng cường công bố thông tin liên quan đến TNXH, thiết kế các hoạt động TNXH hướng tới từng đối tượng khách hàng, tập trung từng khía cạnh TNXH và tăng cường giá trị thương hiệu nhằm gia tăng giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính. Kết luận và kiến nghị trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, các kiến nghị, một số hạn chế nhất định của luận án và đề xuất định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 LÝ THUYẾT CÁC BÊN LIÊN QUAN
Thuật ngữ “các bên liên quan” xuất hiện đầu tiên trong Bản ghi nhớ nội bộ của trung tâm nghiên cứu Stanford (SRI) năm 1963 trình bày về đạo đức kinh doanh (Freeman, 1984). Các bên liên quan là các đối tượng tham gia, ảnh hưởng hay hưởng lợi từ các hoạt động liên quan đến TNXH bao gồm cổ đông/chủ sở hữu, cộng đồng, khách hàng, đối tác, người lao động. Theo Lee (2011), lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) phát triển lên từ lý thuyết thể chế. Nội dung về các bên liên quan đầu tiên xuất hiện trong lý luận quản lý từ thập niên 60. Tuy nhiên, đến thập niên 80, lý thuyết này mới chính thức được các học giả sử dụng. Theo lý thuyết này, các bên liên quan là bất kỳ nhóm hay cá nhân ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi các hoạt động của công ty như cổ đông, chủ sở hữu của công ty, cơ quan chính phủ, nhóm chính trị, các hiệp hội thương mại, cộng đồng, nhân viên, khách hàng. Theo Deegan và Samkin (2009), doanh nghiệp nên hài hòa lợi ích của các bên, nếu các bên xung đột lợi ích, doanh nghiệp có nhiệm vụ cân bằng lợi ích tối ưu. Lý thuyết này tiêu biểu qua các nghiên cứu sau: như Ullmann (1985), Roberts (1992), Clarkson (1995), Van der Laan Smith et al. (2005), McDonald & Rundle-Thiele (2008), Mandhachitara & Poolthong (2011), Lee et al. (2012a), Zhao et al. (2012), Pérez et al. (2013), Pérez & del Bosque (2014, 2015), Khan et al. (2015), Fatma & Rahman (2016)…
Ý tưởng cốt lõi của lý thuyết các bên liên quan nhấn mạnh đến việc cân bằng các lợi ích của các nhóm liên quan khác nhau và quản lý các tác động phát sinh trong mối quan hệ giữa các bên liên quan và doanh nghiệp. Kể từ khi xuất bản sách của Freeman (1984), một số nghiên cứu đã sử dụng khung các bên liên quan để giải thích các quyết định và thực tiễn của công ty liên quan đến các lợi ích của các bên liên quan (Clarkson, 1995). Lý thuyết các bên liên quan giúp tái khái niệm công ty trong phạm vi rộng hơn của các mối quan hệ xã hội, nhưng nó không cung cấp các cơ chế giải thích về cách các bên liên quan tác động đến công ty như thế nào. Mặc dù công ty thường phải đối diện với nhiều mối liên hệ phức tạp với các bên liên quan (Lee, 2011). Về mặt lý thuyết, tất cả các bên liên quan đều quan trọng, nhưng thực tế, công ty chỉ có thể chú ý đến một số lượng hạn chế các bên liên quan (Jamali, 2008). Do đó, một số bên liên quan (ví dụ như cổ đông) đã đánh giá rất cao (Davis & Thompson, 1994), trong khi những người khác (ví dụ như
những người ủng hộ người tiêu dùng) có ảnh hưởng tương đối ít đến hành vi của công ty (Vogel, 2007). Điều gì giải thích sự không nhất quán và không đồng nhất trong quan hệ các bên liên quan? Làm thế nào để các nhà quản lý đưa ra quyết định liên quan đến nhu cầu của các bên liên quan khác nhau? Để trả lời những câu hỏi quan trọng này, các nhà nghiên cứu thường mượn các khái niệm từ các lý thuyết khác để giải thích các bên liên quan. Cách tiếp cận phổ biến nhất để giải thích các bên liên quan dựa trên sự kết hợp giữa lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết dựa vào nguồn lực (Treviđo & Weaver, 1999). Ý tưởng chính là hành vi xã hội của công ty bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ của công ty với các bên liên quan khác nhau, và hướng tới mức độ ảnh hưởng giữa công ty và các bên liên quan (Clarkson, 1995). Henriques và Sadorsky (1999) đã áp dụng khung lý thuyết cho hành vi môi trường của công ty và nhận thấy rằng một tổ chức nhận thức về tầm quan trọng của các bên liên quan trong việc xác định mức độ cam kết môi trường của mình. Bằng cách sử dụng dữ liệu công ty, Kassinis & Vafeas (2006) đã kiểm tra mối quan hệ phụ thuộc giữa các tập đoàn và các nhóm bên liên quan khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động môi trường của công ty. Theo Pérez và del Bosque (2015), cách tiếp cận hiện đại để giải thích TNXH trong ngành ngân hàng là dựa vào lý thuyết các bên liên quan. Các khía cạnh của TNXH hướng vào các bên liên quan thật sự quan trọng đối với từng ngân hàng. Thay vì đề cập các đối tượng xã hội chung chung, thì các bên liên quan sẽ là khái niệm phù hợp hơn khi nói đến mối quan hệ giữa ngân hàng và bên ngoài (Clarkson, 1995). Các hoạt động liên quan đến TNXH nên đem lại lợi ích cao nhất cho các bên liên quan. Wang et al. (2016) xác nhận lý thuyết các bên liên quan là điểm tựa để đưa ra các kết luận về mối quan hệ giữa TNXH và HQTC của doanh nghiệp.
Ruiz et al. (2014) nhấn mạnh ngân hàng nên quan tâm đến các bên liên quan thay vì cổ đông vì điều này khắc phục được hạn chế của việc tập trung tài chính vào lợi ích ngắn hạn. Hơn thế, các tổ chức như ngân hàng sẽ thể hiện thành công TNXH khi quan tâm đến các bên liên quan trong chiến lược quản lý. Khi thực hiện TNXH ở ngân hàng chính là cách để trả lời các cam kết đối với lợi ích kinh tế của cổ đông, nhân viên, khách hàng, chính phủ, nhà đầu tư và cộng đồng (Pérez & del Bosque, 2015). Tóm tắt định nghĩa các bên liên quan được trình bày trong Bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Các định nghĩa về các bên liên quan
Định nghĩa | |
Freeman (1984) | Có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức |
Evan & Freeman (1988) | Được hưởng lợi hoặc bị làm tổn hại lợi ích khi các hoạt động của công ty tôn trọng hay vi phạm quyền lợi của họ |
Wicks et al. (1994) | Có tương tác với ý nghĩa và các định nghĩa từ công ty |
Clarkson (1995) | Chịu rủi ro từ việc đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực vào một công ty |
Donaldson & Preston (1995) | Là một cá nhân hay tập thể có quyền lợi hợp pháp từ các khía cạnh hoạt động của công ty |
Mitchell et al. (1997) | Sở hữu các thuộc tính như quyền lực, tính hợp pháp, khẩn cấp |
Freeman & Phillips (2002) | Tái phân phối các lợi ích…tái phân phối quyền ra các quyết định quan trọng đối với tất cả các bên liên quan. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại đồng bằng sông Cửu Long - 1
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại đồng bằng sông Cửu Long - 2
- Giới Hạn Về Đối Tượng Nghiên Cứu Và Đối Tượng Phỏng Vấn
- Giá Trị Thương Hiệu Dựa Vào Khách Hàng
- Mối Quan Hệ Giữa Các Thành Phần Của Giá Trị Thương Hiệu Dựa Vào Nhân Viên.
- Tổng Hợp Các Nghiên Cứu Tiêu Biểu Về Tác Động Của Tnxh
Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ các bài nghiên cứu có liên quan
TNXH thực sự không phải là quyết định chiến lược riêng, mà là kết quả dựa trên sự hợp nhất của các tương tác về thể chế, các bên liên quan và các tổ chức. Theo nghĩa đó, khung lý thuyết được đề xuất có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với các mối quan hệ xã hội. TNXH được coi là một sáng kiến tự nguyện của công ty đối với xã hội. Nghiên cứu cho thấy rằng TNXH không chỉ là trách nhiệm đối với cộng đồng, mà còn là trách nhiệm đối với xã hội. Các chủ thể xã hội và các bên liên quan khác nhau có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cho hành động của mình (McInerney, 2007). Ví dụ, khi một nhân viên của ngân hàng tham gia vào một hành động phi đạo đức, đó không chỉ là vấn đề hay trách nhiệm của từng nhân viên. Thay vào đó, quản lý ngân hàng coi đó là vấn đề và trách nhiệm của ngân hàng và mong muốn ngân hàng tạo ra các quy tắc, chuẩn mực và biện pháp bảo vệ theo thủ tục để ngăn chặn và loại bỏ các hành vi đó. Tương tự, xã hội có trách nhiệm ngăn chặn hành vi sai trái của công ty và khuyến khích sự hào phóng thông qua việc tham gia trực tiếp ở cấp độ các bên liên quan. Carroll (1991) nhấn mạnh việc quản lý có đạo đức với các bên liên quan của tổ chức.
Tóm lại, cách tiếp cận lý thuyết các bên liên quan đầu tiên được Freeman (1984) đề cập, từ đây, các nghiên cứu sử dụng cụm từ “stakeholders” được mở rộng phổ biến trong nghiên cứu cho cả khu vực tư và công. Theo lý thuyết các bên liên quan, các tổ chức nhắm đến việc cân bằng kỳ vọng của tất
cả các nhóm bên liên quan thông qua hoạt động của họ. Các tổ chức cần chắc chắn mối quan hệ của họ với tất cả các bên liên quan. Các nhà quản lý nên xem xét và duy trì kỳ vọng của tất cả các bên liên quan khi họ đưa ra quyết định công bố TNXH. Kế thừa các nghiên cứu trước đây, luận án cũng áp dụng lý thuyết các bên liên quan làm cơ sở tiếp cận TNXH theo các khía cạnh khách hàng, nhân viên, cộng đồng, cổ đông và pháp lý đạo đức. Theo Retolaza et al. (2009), lý thuyết các bên liên quan là rất phù hợp với các nghiên cứu TNXH ngành ngân hàng.
2.2 ĐỊNH NGHĨA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP
Dù TNXH trở thành chủ đề nghiên cứu vài thập kỷ gần đây, nhưng có rất nhiều lý luận xung quanh chủ đề này. Nhiều nghiên cứu lý luận cũng như thực nghiệm được thực hiện, nhưng chưa có một khái niệm nhất quán nào về TNXH. Wood (2010) cho rằng TNXH rất khó định nghĩa, các đối tượng khác nhau nhìn nhận TNXH khác nhau. Mỗi ngành nghề, tổ chức, chính phủ nhìn nhận TNXH theo những góc độ và quan điểm riêng. Từ đó, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TNXH. Mặc dù thiếu một định nghĩa nhất quán, nhưng tất cả định nghĩa đều thể hiện rằng công ty nên đáp ứng các kỳ vọng của xã hội khi hoạch định các chiến lược quản lý môi trường (Gossling & Vocht, 2007).
Định nghĩa TNXH của Ủy ban Châu Âu (European Commission, 2001) cho rằng các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm của xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh của mình; có sự tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện. Chiến lược đổi mới TNXH 2011-2014 đã đưa ra khung khổ mới, mở rộng phạm vi và các khía cạnh của TNXH, ít nhất bao gồm các vấn đề: nhân quyền, lao động và việc làm (đào tạo, đa dạng hóa cơ hội, bình đẳng giới và sức khỏe người lao động, phúc lợi doanh nghiệp), vấn đề môi trường (đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên có hiệu quả, phòng ngừa ô nhiễm), chống hối lộ và tham nhũng. Sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ phát triển xã hội, bảo đảm khả năng hội nhập của người tàn tật, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu của TNXH. Liên minh Châu Âu coi việc thúc đẩy TNXH và bảo vệ môi trường thông qua các chuỗi cung ứng, trách nhiệm công bố thông tin phi tài chính, đổi mới công tác quản trị về thuế (nâng cao tính minh bạch, trao đổi thông tin và cạnh tranh công bằng thuế) là những cách thức quan trọng để thực hiện chiến lược TNXH. Các định nghĩa về TNXH được nghiên cứu từ những năm 1950 đến nay được tổng kết như Bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2 Tóm tắt theo thời gian của các định nghĩa về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Vần đề đề cập | Định nghĩa | Nguồn | |
Trước năm 1950 | Trách nhiệm của nhà quản lý đối với xã hội | Chưa có định nghĩa cụ thể | Dodd (1932); Windsor (2001) |
Thập niên 50 | Quan tâm nhiều hơn việc tạo ra lợi nhuận | TNXH là nghĩa vụ của người làm kinh doanh trong việc đề xuất và thực thi các chính sách không làm tổn hại đến quyền và lợi ích của người khác | Bowen (1953) |
Thập niên 60 | Sự tự nguyện của công ty | TNXH là gắn kết mối quan hệ giữa công ty và xã hội, nhà quản lý phải chú ý bồi đắp mối quan hệ này với các bên liên quan trong các mục tiêu kinh doanh | Walton (1967) |
Thập niên 70 | Cải tiến môi trường xã hội | Định nghĩa của TNXH về ba vòng tròn đồng tâm: vòng tròn bên trong, vòng tròn trung gian và vòng tròn bên ngoài | Committee for Economic Development (1971) |
Nhấn mạnh vào trách nhiệm pháp lý | TNXH nhấn mạnh công ty có trách nhiệm tại địa phương, nơi đang hoạt động | Votaw (1972) | |
Đưa vào BCTN các vấn đề xã hội | TNXH là những nỗ lực nghiêm túc để giải quyết các vấn đề xã hội do công ty gây ra toàn bộ hoặc một phần | Fitch (1976) | |
Khái quát hóa các TNXH thành bốn nhóm | TNXH là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện của một tổ chức mà xã hội mong đợi trong mỗi thời điểm nhất định | Carroll (1979) | |
Thập niên 80 | Sự tự nguyện | TNXH là quan điểm cho rằng công ty có nghĩa vụ cho các nhóm thành phần trong xã hội khác hơn cổ đông và xa hơn các quy định của pháp luật và các hiệp hội. | Jones (1980) |
Các bên liên quan | TNXH chủ yếu liên quan đến việc đạt được kết quả từ các quyết định liên quan đến công ty có xem xét các tác động có lợi hơn là bất lợi đối với các bên liên quan. | Epstein (1987) |
Vần đề đề cập | Định nghĩa | Nguồn | |
Thập niên 90 | Tập trung vào mối quan hệ giữa TNXH và HQTC của doanh nghiệp, trách nhiệm đạo đức và các bên liên quan | Kế thừa định nghĩa Carroll 1979, xây dựng mô hình kim tự tháp | Wood (1991), Carroll (1991) |
Những năm 2000 | Mối quan hệ xã hội – môi trường – kinh tế | Các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm của xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh của mình; có sự tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện | European Commission (2001) |
Truyền thông TNXH | TNXH nhấn mạnh vai trò quan trọng của truyền thông doanh nghiệp trong việc thiết lập và duy trì đối thoại minh bạch và cởi mở với các bên liên quan khác nhau để thúc đẩy các hoạt động có đạo đức và có trách nhiệm với xã hội cho các vấn đề khác nhau | Golob & Bartlett (2007) |