Tác Động Của Nhận Thức Trách Nhiệm Xã Hội Đến Hiệu Quả Tài Chính Của Các Ngân Hàng

+ Tài liệu lược khảo cho thấy có một số bài viết nghiên cứu về TNXH ngành ngân hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, các bài viết chưa sử dụng số liệu cũng như phương pháp định lượng (Hoàng Hải Yến, 2016) hoặc chấp nhận mối quan hệ giữa TNXH và kết quả tài chính là trực tiếp để đo lường tác động tích cực của TNXH đến 2 chỉ tiêu ROE, ROA của các NHTM giai đoạn 2010-2014 (Trần Thị Hoàng Yến, 2016). Do đó, cần thiết thêm các nghiên cứu thực nghiệm với bối cảnh ngành ngân hàng. Trong luận án này, tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa ba biến TNXH, giá trị thương hiệu và HQTC, nhằm đo lường các tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

+ TNXH được nghiên cứu nhiều trên thế giới, tuy nhiên, các kết quả cho thấy có sự khác biệt ở các bối cảnh khác nhau (Quazi & O’Brien, 2000), chưa đồng nhất trong các địa bàn hay ngành nghề. Mối quan hệ giữa TNXH và HQTC cho các kết quả nghiên cứu vẫn chưa thống nhất. Thêm vào đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH, giá trị thương hiệu và HQTC ở ngành ngân hàng là chưa tìm thấy nghiên cứu nào thực hiện. Trong điều kiện Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, việc nghiên cứu mối quan hệ này là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ khẳng định mối quan hệ giữa các khái niệm này trong bối cảnh Việt Nam.

+ Các hoạt động liên quan đến TNXH của ngân hàng nhận được nhiều sự chú ý (Peterson & Hermans, 2004) thông qua việc giải quyết các vấn đề xã hội quan tâm hay thực hiện các chương trình an sinh xã hội (Rugimbana et al., 2008). Vì thế, việc ngân hàng chủ động tham gia các hoạt động này là một xu hướng tất yếu. Mặc dù, có một số nghiên cứu thảo luận về các tác động của TNXH đến vài khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có nghiên cứu nào thảo luận về tác động của từng khía cạnh của TNXH theo lý thuyết các bên liên quan và giá trị thương hiệu đến HQTC. Trong luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu năm khía cạnh TNXH để cung cấp bằng chứng thực nghiệm.

+ Thương hiệu và giá trị thương hiệu là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản trị và marketing. Xây dựng thương hiệu là một khoản đầu tư hợp lý đã được các doanh nghiệp quan tâm thực hiện và các nhà nghiên cứu sử dụng khái niệm giá trị thương hiệu để đo lường đầu ra của khoản đầu tư này- xem đây là cách tiếp cận tốt nhất (Ricks, 2005; Kayaman & Arasli, 2007). Các nhân tố được xem là có tác động đến việc đo lường giá trị thương hiệu theo quan điểm khách hàng và nhân viên bao gồm một số nhân tố liên quan đến TNXH (Chomvilailuk & Butcher, 2010). Theo Esmaeilpour & Barjoei (2016), TNXH là một vấn đề quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với các công ty trong tất cả các ngành công nghiệp và thương hiệu là một tài sản quý giá nhất

của bất kỳ công ty nào. Do đó, công ty có thể thu được nhiều lợi ích và duy trì giá trị thương hiệu từ các hoạt động liên quan đến TNXH. Nên việc đặt giá trị thương hiệu vào mối quan hệ giữa TNXH và HQTC có ý nghĩa đặc biệt trong quản lý chiến lược của các công ty cũng như ngành ngân hàng.

2.6 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT

2.6.1 Tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng

Một trong những mục tiêu của doanh nghiệp là xem xét việc đầu tư vào TNXH có tác động và tác động như thế nào đối với HQTC (Pätäri et al., 2014). Chủ đề này được nghiên cứu từ những năm 1970 với các bài viết của Friedman (1970) và Narver (1971). Friedman (1970) cho rằng trách nhiệm của doanh nghiệp là gia tăng giá trị cho cổ đông, không cần quan tâm đến các vấn đề bên ngoài xã hội, trong khi Narver (1971) tranh luận rằng doanh nghiệp vừa phải tối đa hóa lợi ích cổ đông vừa phải có các hành động tự nguyện cho các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm. Theo Lee (2008), các nghiên cứu TNXH chuyển từ nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô sang cấp độ vi mô (doanh nghiệp) và chuyển sang nghiên cứu tác động của TNXH đến lợi nhuận. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu xoay quanh chủ đề tác động của TNXH đến HQTC. Tổng kết các nghiên cứu, tác giả phát hiện ra có ba nhóm kết luận: có mối quan hệ tích cực, tiêu cực và không có mối quan hệ giữa TNXH và HQTC.

Nhóm các nhà nghiên cứu dựa vào quan điểm của Friedman (1970) cho rằng tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa TNXH và HQTC qua các thông số như thay đổi giá cổ phiếu (Vance, 1975), lợi nhuận giữ lại (Wright & Ferris, 1997), dự báo lợi tức/cổ phiếu (Cordeiro & Sarkis, 1997) và thu nhập (Gras- Gil et al., 2016). Theo quan điểm này, các công ty nên tự thực hiện các các hoạt động xã hội bằng nguồn lực của mình, sử dụng thật hiệu quả các nguồn lực cho TNXH, hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận cho chủ sở hữu, cùng lúc với phân phối tối ưu các nguồn lực khan hiếm sẽ ảnh hưởng xấu đến HQTC. Từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thông các hoạt động TNXH đến các bên liên quan.

Nhóm thứ hai dựa vào lý thuyết các bên liên quan của Freeman (1984) lập luận rằng tồn tại mối quan hệ tích cực giữa TNXH và HQTC như Bragdon & Marlin (1972); Heinze (1976); Sturdivant & Ginter (1977); Grave & Waddock (1994); Hart & Ahuja (1996); Klassen & McLaughlin(1996); Pava & Krusz (1996); Preston & O’Bannon (1997); Russo & Fouts (1997); Waddock & Grave (1997); Judge & Douglas (1998); Orlitzky et al. (2003);

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 237 trang tài liệu này.

Bird et al. (2007); Nicolau (2008); Aragón-Correa et al. (2008); Brammer & Millington (2008); Lee & Park (2009); Inoue & Lee (2011), Mustafa et al. (2012), Wu & Shen (2013), Akisik & Gal (2014); Rhou et al. (2016). Mối quan hệ thuận chiều này có thể là gián tiếp thông qua việc thu hút nhiều khách hàng hơn (McDonald & Hung Lai, 2011). Theo quan điểm này, khi công ty ra quyết định và thực hiện các hoạt động theo lợi ích của cổ đông thì cần quan tâm đến các đối tượng khác như khách hàng, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng. TNXH sẽ cải thiện giá trị công ty thông qua tiết kiệm chi phí, tăng cường danh tiếng. Tuy nhiên, mối quan hệ tích cực thể hiện rõ với một vài điều kiện cụ thể. Theo Charles et al. (2001) và Mather & Carstensen (2005), tác động tích cực đến từ nhóm khách hàng tuổi cao hơn. Sử dụng số liệu thứ cấp để đánh giá tác động của các chỉ tiêu như doanh thu, đòn bẩy tài chính, tốc độ phát triển đến TNXH theo chuẩn GRI để thấy mối quan hệ tích cực (Akisik & Gal, 2014). Theo Crifo et al. (2016), nhiều khía cạnh TNXH kết hợp với nhau sẽ tác động thuận chiều đến HQTC hơn là tiếp cận chỉ một góc độ. Công ty thực thi nhiều hoạt động TNXH sẽ mang lại HQTC tốt hơn, được đo lường thông qua thu nhập trước thuế và lợi nhuận biên (Shen & Chang, 2009)

Mối quan hệ trực tiếp tích cực giữa TNXH và HQTC được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm như Kang et al. (2010). Babalola (2012) sử dụng số liệu thứ cấp từ 1999 – 2008 ở Nigeria để chứng minh chi phí cho TNXH tác động đến lợi nhuận sau thuế. Chetty et al. (2015) sử dụng số liệu thứ cấp từ 2004 - 2013 ở Nam Phi để chứng minh TNXH tác động đến HQTC (đo lường bằng ROA, ROE, EPS). Lee et al. (2013) nghiên cứu nhận thức của nhân viên về các hoạt động TNXH cho thấy nhận thức TNXH tác động tích cực đến hiệu quả công ty. Các nghiên cứu này có điểm chung là dùng số liệu thứ cấp từ BCTN hay thị trường chứng khoán và TNXH được đo lường ở 1 hoặc 2 khía cạnh cụ thể.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội, giá trị thương hiệu và hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần tại đồng bằng sông Cửu Long - 8

Nhóm thứ ba cho rằng không có mối liên hệ cụ thể rõ ràng giữa TNXH và HQTC như Alexander (1978), Alexander & Buchholz (1978), Abbott & Monsen (1979), Aupperle (1985), Teoh et al. (1999), Lin et al. (2009), Kang et al. (2010). Teoh et al. (1999) cho rằng do có quá nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả công ty. Johnson (2003) cho rằng các hoạt động bất hợp pháp hay không có TNXH sẽ làm tổn thương HQTC, ngược lại các hoạt động TNXH lại tạo ra các lợi thế phi tài chính. Trong bối cảnh 1000 công ty ở Đài Loan, cho thấy TNXH không có tác động tích cực đến HQTC trong ngắn hạn, nhưng nó

Gián tiếp: McDonald & Hung Lai (2011);

Xie et al. (2017); Yuen et al. (2018)…

có tác động đáng kể đến lợi ích tài chính trong dài hạn (Lin et al., 2009). Mối quan hệ giữa TNXH và HQTC được tóm tắt như Hình 2.3 sau:


Mối quan hệ tiêu cực:

Vance (1975);

Wright & Ferris (1997); Cordeiro & Sarkis (1997); Pomering & Dolnicar (2009); Inoue & Lee (2011);

Rhou et al. (2016)…

Không có mối quan hệ:

Alexander (1978);

Abbott & Monsen (1979); Aupperle (1985);

Teoh et al. (1999); Johnson (2003); Lin et al. (2009)…

Mối quan hệ tích cực

MỐI QUAN HỆ GIỮA TNXH VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH

Trực tiếp: Lee & Park (2009); Kang et al. (2010); Inoue & Lee (2011); Babalola (2012); Mustafa et al. (2012); Lee et al. (2013);

Wu & Shen (2013); Chetty et al. (2015); Rhou et al. (2016); Crifo et al. (2016)…


Hình 2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các bài nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH, giá trị thương hiệu và HQTC, luận án sử dụng khái niệm TNXH của Ủy ban Châu Âu (2001) kết hợp với Carroll (1979). Hiện tại, Việt Nam chưa có một văn bản pháp quy quy định về TNXH ngành ngân hàng. Các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNXH và HQTC được thực hiện ở các công ty với tất cả các ngành công nghiệp. Tổng kết lý thuyết tìm thấy ba nhóm kết luận về mối quan hệ giữa TNXH và HQTC. Kết quả các nghiên cứu chưa thống nhất, số lượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đều tập trung vào nhóm thứ hai đó là mối quan hệ tích cực giữa hai chỉ tiêu này (Carroll & Shabana, 2010). Tuy nhiên, kết quả của các kiểm định này chưa thật sự thuyết phục và còn mơ hồ (Saeidi et al., 2015). Theo quan điểm này, Wang et al. (2016) xác nhận mối quan hệ giữa TNXH và HQTC là thuận chiều, có mối quan hệ nhân quả theo hướng TNXH tác động đến HQTC, trong khi hướng ngược lại thì không có nghiên cứu nào ủng hộ. Mối quan hệ này có nhiều nhân tố tác động gián tiếp. Nghiên cứu trong nước cũng có kết luận tương tự như nhóm thứ hai rằng TNXH làm gia tăng HQTC (Châu Thị Lệ Duyên và ctv, 2014; Châu Thị Lệ Duyên và Huỳnh Trường Thọ,

2015). Theo Rhou et al. (2016), các sáng kiến TNXH được sử dụng trong kinh doanh như một phương thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp chủ động thực hiện TNXH là thể hiện rõ ràng nhất cho các cố gắng gia tăng HQTC.

Ngành ngân hàng ngày càng quan tâm đến TNXH, tuy nhiên, rất ít nghiên cứu nhằm đo lường các hoạt động này với nhiều khía cạnh phù hợp với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Với khoảng trống nghiên cứu này, tác giả muốn nghiên cứu ngành ngân hàng với nhận thức TNXH từ các đối tượng hữu quan quan trọng như khách hàng, nhân viên, nhà quản lý. Dựa vào khung lý thuyết các bên liên quan (stakeholder framework), nhận thức TNXH chia ra nhiều khía cạnh, tương tự như nhiều nghiên cứu trước đây (Mercer, 2003; Turker, 2009b; Fatma et al.; 2014; Fatma & Rahman, 2016…). Theo Galbreath và Shum (2012) không có phương pháp chung hay toàn cầu để đo lường TNXH. Do đó, các nghiên cứu về TNXH sử dụng hai loại dữ liệu sơ cấp hoặc thứ cấp. Trong điều kiện Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, số liệu thứ cấp về TNXH là không khả thi, nên tác giả sử dụng số liệu sơ cấp thu thập từ bảng câu hỏi soạn sẵn và đề xuất mối quan hệ tích cực của TNXH đến HQTC.

Tác động của TNXH đến HQTC đã được nghiên cứu nhiều nhưng các kết quả chưa đồng nhất. Hull & Rothenberg (2008) đưa ra kết quả thực nghiệm về mối quan hệ tích cực giữa 2 chỉ tiêu này. Malik (2015) cho rằng chủ đề được tranh luận nhiều nhất về TNXH là mối quan hệ giữa TNXH và HQTC. Các nghiên cứu quan tâm đến các hoạt động khác nhau tác động đến lợi nhuận cũng như giá trị công ty (Fogler & Nutt, 1975; Alexander & Buchholz, 1978; Cochran & Wood, 1984; McGuire et al., 1988; Pava & Krausz, 1996). Abbott & Monsen’s (1979) dùng phương pháp phân tích nội dung trong BCTN để kiểm tra tác động của TNXH đến lợi nhuận. Lee et al. (2013) nghiên cứu nhận thức của nhân viên về các hoạt động TNXH thông qua số liệu sơ cấp từ 168 nhân viên của 7 công ty ở Hàn Quốc cho thấy nhận thức của nhân viên về TNXH tác động tích cực đến hiệu quả công ty (đo lường bằng lợi thế cạnh tranh trong việc tăng trưởng doanh thu, thị phần, lợi nhuận và lợi nhuận trân vốn đầu tư). Ruiz et al. (2014) nhấn mạnh ngân hàng nên quan tâm đến các bên liên quan thay vì cổ đông vì điều này khắc phục được hạn chế của việc tập trung tài chính vào lợi ích ngắn hạn.

Hơn thế, các tổ chức như ngân hàng sẽ thể hiện thành công TNXH khi quan tâm đến các bên liên quan trong chiến lược quản lý. Thực hiện TNXH ở ngân hàng là cách để trả lời các cam kết đối với lợi ích kinh tế của cổ đông,

nhân viên, khách hàng, chính phủ, nhà đầu tư và cộng đồng (Pérez & del Bosque, 2015). Inoue & Lee (2011) chia TNXH theo 5 khía cạnh: quan hệ nhân viên, chất lượng sản phẩm, cộng đồng, môi trường, đa dạng hóa. Cách chia này phù hợp với ngành dịch vụ du lịch nhưng lại không phù hợp với ngành ngân hàng ở khía cạnh chất lượng sản phẩm và môi trường. Torres et al. (2012) nghiên cứu các thương hiệu mạnh. Châu Thị Lệ Duyên và ctv (2014) nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ và vừa chia TNXH thành 05 khía cạnh (cộng đồng, khách hàng, quản trị, nhân viên, nhà cung cấp). Cách tiếp cận này phù hợp hơn cho ngành ngân hàng ngoại trừ khía cạnh nhà cung cấp. Các nghiên cứu tiếp theo như Crifo et al. (2016), Nollet et al. (2016), Wang & Sarkis (2017), Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh (2017), Esteban-Sanchez et al. (2017) chia TNXH theo các khía cạnh quản trị, nhân viên, cộng đồng, sản phẩm trách nhiệm. Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là sử dụng bộ số liệu thứ cấp. Với bối cảnh ngành ngân hàng ở Việt Nam hiện nay, số liệu thứ cấp rất hạn chế và không khả thi, do đó, tác giả chọn nghiên cứu nhận thức TNXH chia ra 05 khía cạnh (khách hàng, cổ động, nhân viên, cộng đồng, đạo đức pháp lý) theo Pérez et al. (2013) và các khía cạnh này có tác động tích cực đến HQTC.

Từ quan điểm của các bên liên quan, Freeman (1994) cho rằng TNXH có tác động tích cực đến HQTC. Bởi vì các mối quan hệ với các bên liên quan, bao gồm chính phủ, đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và những người ủng hộ môi trường, việc tăng chi tiêu xã hội có thể cải thiện mối quan hệ của các bên liên quan, từ đó giảm chi phí xã hội và tăng cơ hội thị trường, dẫn đến gia tăng HQTC. Cụ thể, nhiều nghiên cứu thực nghiệm kết luận rằng khía cạnh cộng đồng của TNXH tác động tích cực đến HQTC như Inoue & Lee (2011) trong các ngành liên quan đến du lịch; Chen & Wang (2011) nghiên cứu các công ty Trung Quốc; Châu Thị Lệ Duyên và ctv (2014) nghiên cứu 64 doanh nghiệp ở Cần Thơ; Crifo et al. (2016) nghiên cứu các doanh nghiệp Pháp. Trong các khía cạnh của TNXH, khía cạnh cộng đồng được xem xét thường xuyên và cho kết quả thuận chiều với HQTC, nghĩa là công ty càng đầu tư cho các hoạt động hướng tới lợi ích cộng đồng, các đối tượng dễ bị tổn thương sẽ có hiệu quả kinh doanh càng cao (Nollet et al., 2016; Xie et al., 2017; Wang & Sarkis, 2017; Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017; Esteban-Sanchez et al., 2017; Hoàng Anh Viện, 2018; Blasi et al., 2018; Kao et al., 2018)

Khía cạnh nhân viên của TNXH tác động tích cực đến HQTC như Inoue & Lee (2011) kết luận khía cạnh nhân viên tác động tích cực đến ROA và Tobin’s Q; Chen & Wang (2011) xem nhân viên là một trong chín thành

phần của TNXH theo lý thuyết các bên liên quan có tác động tích cực đến ROS, ROA và GRS (Grow rate of sales – tốc độ tăng doanh thu); Châu Thị Lệ Duyên và ctv (2014) xem nhân viên là một trong năm khía cạnh của TNXH tác động tích cực đến HQTC thông qua lợi ích kinh doanh. Kết quả tương tự cho các nghiên cứu của Crifo et al. (2016); Esteban-Sanchez et al. (2017); Blasi et al. (2018); Kao et al. (2018).

Khía cạnh pháp lý đạo đức nhấn mạnh việc tuân thủ pháp luật, quy định, chuẩn mực đạo đức và hoàn thành nghĩa vụ với các bên liên quan. Chen & Wang (2011) đưa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ tích cực của TNXH (Chính phủ, nhà cung cấp, nhà phân phối, người cho vay) và HQTC của 151 doanh nghiệp Trung Quốc. Khía cạnh pháp lý đạo đức của TNXH tác động tích cực đến HQTC còn thể hiện qua các nghiên cứu của Hoàng Anh Viện (2018); Blasi et al. (2018); Kao et al. (2018).

Khía cạnh khách hàng của TNXH tác động tích cực đến HQTC thể hiện qua nhiều kết luận của các nghiên cứu thực nghiệm. Khách hàng luôn được xem là một bên liên quan quan trọng trong các chương trình TNXH. Chen & Wang (2011) nghiên cứu doanh nghiệp Trung Quốc và Châu Thị Lệ Duyên và ctv (2014) nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho kết quả tác động tích cực đến hiệu quả tài chính. Crifo et al. (2016) nghiên cứu số liệu thứ cấp của 10293 công ty Pháp với ba khía cạnh của TNXH trong đó khía cạnh khách hàng và nhà cung cấp tác động tích cực đến hiệu quả. Xie et al. (2017) nghiên cứu 238 công ty Trung Quốc và Việt Nam và Kao et al. (2018) cũng với bối cảnh các doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hai biến.

Với khía cạnh cổ đông của TNXH, Chen & Wang (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH và HQTC với bối cảnh các công ty Trung Quốc cho thấy mối tương quan tích cực đáng kể, trách nhiệm với cổ đông bao gồm các chỉ số: lương của người quản lý, lợi ích của cổ đông, hình ảnh doanh nghiệp, và sự phát triển dài hạn có ý nghĩa thống kê với số liệu năm 2007 và 2008. Kao et al. (2018) nghiên cứu số liệu các doanh nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2008-2012 cũng cho thấy mối quan hệ tích cực. Tương tự, Hoàng Anh Viện (2018) nghiên cứu nhân viên các công ty du lịch cho thấy khía cạnh kinh tế tác động tích cực đến kết quả kinh doanh. Tóm lại, trong mối quan hệ giữa các khía cạnh TNXH và HQTC, đa số các nghiên cứu cho kết quả là quan hệ thuận chiều. Theo Jo & Harjoto (2012), các dự định tích cực về TNXH sẽ tác động tích cực đến HQTC bởi vì các hoạt động TNXH giải quyết được các mâu

thuẫn giữa quản lý và các bên liên quan. Từ các lý do trên, tác giả xây dựng các giả thuyết sau:

Giả thuyết H1: Nhận thức về khía cạnh cộng đồng của Trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Giả thuyết H2: Nhận thức về khía cạnh nhân viên của Trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Giả thuyết H3: Nhận thức về khía cạnh pháp lý và đạo đức của Trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Giả thuyết H4: Nhận thức về khía cạnh khách hàng của Trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Giả thuyết H5: Nhận thức về khía cạnh cổ đông của Trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Khi nghiên cứu mối quan hệ giữa TNXH và HQTC, luận án tập trung vào các NHTMCP, phù hợp với quan điểm của Perrini (2006) cho rằng tổ chức có quy mô lớn nên áp dụng lý thuyết các bên liên quan để nghiên cứu về TNXH; tổ chức quy mô vừa và nhỏ (quỹ tín dụng) nên dựa vào khái niệm vốn xã hội. Theo Lin et al. (2009), việc chọn lựa doanh nghiệp cổ phần có niêm yết cổ phiếu nhằm đạt được các yêu cầu khắt khe trong đo lường tác động của TNXH đến HQTC, nhóm doanh nghiệp này sẽ nhạy cảm với các vấn đề liên quan đến TNXH. Trong mối quan hệ này, TNXH đóng vai trò là biến độc lập, HQTC là biến phụ thuộc như các nghiên cứu trước đây (Lin et al., 2009; Kang et al., 2010; Xun, 2013; Wuncharoen, 2013; Wu & Shen, 2013; Saeidi et al., 2015; Rhou et al., 2016…).

2.6.2 Tác động của nhận thức trách nhiệm xã hội đến giá trị thương hiệu của ngân hàng

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa TNXH và giá trị thương hiệu thường tập trung vào đối tượng khách hàng và cổ đông với mục đích xây dựng chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp. Polonsky & Jevons (2009) cho rằng tồn tại mối quan hệ giữa TNXH và thương hiệu nên các doanh nghiệp thường kết hợp các hoạt động TNXH và thương hiệu. Nghiên cứu thực nghiệm tại Đài Loan cung cấp bằng chứng về tác động tích cực của TNXH đến các thành phần của giá trị thương hiệu (Lai et al., 2010; Hsu, 2012). Việc đưa thương hiệu vào nghiên cứu theo từng ngành nghề để có chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Với lĩnh vực dịch vụ, TNXH các tác động trực tiếp đến giá trị thương hiệu (He & Li, 2011). TNXH được xem xét tùy theo các bên liên quan đều có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/01/2023