số tác giả đã đề cập đến vấn đề thay đổi quy định về cách thức tổ chức thực hiện nhưng không đề xuất cụ thể đổi mới tổ chức thực hiện như thế nào. Rất ít công trình đề cập đến QLNN về BHTN ở Việt Nam. Một vài công trình có tiếp cận nhưng khối lượng nghiên cứu dành cho thể chế QLNN về BHTN là rất ít.
Thứ tư, trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thể chế QLNN ở tất cả các ngành, lĩnh vực đều có những ảnh hưởng hết sức to lớn, cả ở mặt tiêu cực và mặt tích cực. Chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến thể chế QLNN về BHTN trong bối cảnh này. Cũng như chưa có công trình nào nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, trong đó có sự tác động, ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Như vậy, có thể nói, hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế QLNN về BHTN nói trên chưa nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, chuyên sâu về lý luận thể chế QLNN về BHTN và thực tiễn thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam.
1.2.3. Định hướng nghiên cứu của luận án
Từ những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập, luận án “Thể chế Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam” sẽ tập trung nghiên cứu bốn nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, xây dựng cơ sở lý luận hoàn chỉnh về thể chế QLNN về BHTN, trong đó đưa ra quan điểm của tác giả về khái niệm thể chế QLNN về BHTN, vai trò, nội dung thể chế QLNN về BHTN, các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế QLNN về BHTN theo cách tiếp cận từ giác độ khoa học quản lý công, đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm về thể chế QLNN về BHTN ở một số nước để rút ra bài học cho Việt Nam.
Thứ hai, hệ thống, đánh giá toàn diện thực trạng thất nghiệp, BHTN, thể chế QLNN về BHTN ở Việt Nam từ khi chính sách BHTN bắt đầu triển khai trên thực tế (năm 2009) đến thời điểm hiện nay.
Thứ ba, dự báo các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thể chế QLNN về BHTN trong bối cảnh hiện nay, trong đó có tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó, dự báo xu hướng phát triển thể chế QLNN về BHTN và đưa ra quan điểm của tác giả về hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN hiện nay, tầm nhìn đến
2030.
Thứ tư, phân tích và đưa ra một hệ thống các giải pháp đồng bộ, rõ ràng, cụ thể, khả thi nhằm hoàn thiện thể chế QLNN về BHTN, trong đó nổi bật là bốn đề xuất: (1) Thêm chế độ hỗ trợ “cho vay ưu đãi hỗ trợ NLĐ từ quỹ BHTN” đối với NLĐ tham gia BHTN bị mất việc làm; (2) Mở rộng đối tượng tham gia BHTN đến NLĐ khu vực phi chính thức (NLĐ tự tạo việc làm, NLĐ hành nghề tự do, NLĐ làm công ăn lương không có giao kết HĐLĐ hoặc có HĐLĐ dưới 3 tháng) và NLĐ khu vực nông lâm thủy sản thông qua hình thức BHTN tự nguyện; (3) Ban hành quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động- việc làm để kiểm soát quá trình giải quyết chế độ chính sách BHTN một cách chủ động, đảm bảo công bằng, đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng trục lợi BHTN và (4) Hoàn thiện các quy định về công tác quản lý nguồn thu- chi BHTN để đảm bảo mức thu BHTN công bằng hơn cho các đối tượng NLĐ, NSDLĐ và các khoản chi cần thiết được đầu tư hợp lý hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Về Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam - 4
- Đánh Giá Về Các Kết Quả Nghiên Cứu Trong Và Ngoài Nước Và Định Hướng Nghiên Cứu
- Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Vai Trò Của Thể Chế Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Hiểm Thất Nghiệp
- Thể Chế Bảo Hiểm Thất Nghiệp Của Một Số Nước Trên Thế Giới Và Những Giá Trị Có Thể Vận Dụng Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
Đây là những vấn đề thời sự, sáng tạo và không trùng lắp với các công trình đã công bố.
Kết luận chương 1
Chương 1 mô tả tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp. Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả mà các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước đã đạt được, xác định những giá trị có thể tiếp thu và những vấn đề liên quan đến luận án chưa được đề cập, từ đó, xác định định hướng nghiên cứu của luận án. Theo đó, tác giả đã nghiên cứu, tổng hợp được 35 tài liệu tham khảo có giá trị ở trong và ngoài nước liên quan mật thiết nhất đến để tài thể chế quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp (trong nước: 22, ngoài nước: 13). Tác giả đã nêu khái quát nội dung nghiên cứu của các công trình, mối liên hệ của từng công trình với luận án của tác giả, đồng thời đã chỉ ra 4 nội dung liên quan đến luận án mà các công trình đã có chưa đề cập, từ đó, xác định 4 vấn đề mang tính thời sự, sáng tạo và không trùng lắp với các công trình đã công bố làm định hướng nghiên cứu của đề tài luận án.
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1 Bảo hiểm thất nghiệp
- Khái niệm Thất nghiệp
Có nhiều khái niệm về thất nghiệp, song định nghĩa thất nghiệp của Tổ chức Lao động quốc tế ILO được nhiều nhà kinh tế và nhiều nước tán thành. Theo định nghĩa của tổ chức này thì: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành [16, tr 60].
- Khái niệm Người thất nghiệp
Khái niệm người thất nghiệp cũng có những quan điểm và nhận thức khác nhau tùy theo mục đích và hoàn cảnh của mỗi nước, chẳng hạn:
+ Người thất nghiệp là NLĐ tạm thời không có quan hệ lao động hoặc chỉ thực hiện những công việc ngắn hạn (cách hiểu ở Cộng hòa Liên bang Đức).
+ Người thất nghiệp là NLĐ không có việc làm, muốn làm việc, có năng lực làm việc (cách hiểu ở Thái Lan).
+ Người thất nghiệp là người không có việc làm trong tuần lễ điều tra, có khả năng làm việc, đang tích cực tìm việc làm hoặc chờ kết quả xin việc làm (cách hiểu ở Nhật Bản).
+ Người thất nghiệp là NLĐ không có việc làm, không làm kể cả một giờ trong tuần lễ điều tra đang đi tìm việc làm và có điều kiện là họ làm ngay (cách hiểu của Tổ chức Lao động Quốc tế).
Dù quan niệm thế nào đi nữa, một NLĐ được coi là người thất nghiệp phải thể hiện đầy đủ ba đặc trưng sau: (1) Là NLĐ, có khả năng lao động; (2) Đang không có việc làm và (3) Đang tìm kiếm việc làm [16, tr 61].
- Khái niệm Bảo hiểm
Có nhiều quan niệm khác nhau về bảo hiểm dựa trên những góc độ và mục đích nghiên cứu cụ thể. Một cách chung nhất, có thể hiểu: “Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được
hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba. Khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê” [16, tr. 14].
- Khái niệm Bảo hiểm thất nghiệp
Hiện nay, các loại hình bảo hiểm là vô cùng đa dạng, nhưng nhìn chung có thể phân thành 4 loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm thương mại, BHXH, BHYT và BHTN.
BHTN là thuật ngữ được các nhà khoa học xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả nhận thấy, BHTN hiện nay đang được tiếp cận chủ yếu trên ba phương diện: kinh tế, tài chính và xã hội. Trên phương diện kinh tế, các nghiên cứu xem xét BHTN với vai trò là một chính sách giúp ổn định vĩ mô nền kinh tế. Trên phương diện tài chính, các nghiên cứu tiếp cận BHTN về hiệu quả sử dụng quỹ BHTN, vấn đề thu-chi quỹ, đầu tư tăng trưởng quỹ. Trên phương diện xã hội, các nghiên cứu tiếp cận BHTN là một nhánh của hệ thống chính sách ASXH hoặc một nhánh của BHXH cấu thành nên chính sách ASXH.
Theo tác giả Lê Thị Hoài Thu (2005), chế độ BHTN hay chế định BHTN được hiểu là một dạng thuộc hệ thống chế độ BHXH, “Đó là tổng hợp những quy định của Nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực đảm bảo điều kiện vật chất cho người lao động đang có việc làm mà bị mất việc làm vì lý do khách quan, cũng như trong lĩnh vực giúp người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động [85, tr. 48-49]. Với khái niệm này, tác giả tiếp cận BHTN là một nhánh của chế độ BHXH.
Theo tác giả Nguyễn Tiệp (2009), “Bảo hiểm thất nghiệp là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của lao động trong trường hợp bị mất việc làm và đang có nhu cầu tìm việc, đồng thời bao gồm một số biện pháp giúp họ trở lại với thị trường lao động” [92, tr 19-20]. Với khái niệm này, tác giả khẳng định có mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chính sách: BHTN và giải quyết việc làm.
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam (năm 2013), “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm).
Theo tác giả Nguyễn Quang Trường (2016), “Bảo hiểm thất nghiệp là một hình thức bảo hiểm xã hội dựa trên sự đóng góp của nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động nhằm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi mất việc làm, tạo điều kiện cho người lao động tìm được việc làm thông qua tư vấn và giới thiệu việc làm hoặc đào tạo lại” [101, tr 28].
Từ những quan niệm về BHTN nêu trên, có thể thấy rằng quan niệm về BHTN có một số điểm chưa thật sự rõ ràng và thống nhất:
- BHTN là chính sách con thuộc nhóm chính sách BHXH (BHXH, BHYT, BHTN) hay là chính sách con thuộc nhóm chính sách việc làm? Nó có mối quan hệ gì so với hệ thống chính sách về kinh tế, ASXH khác hay không?
- Đối tượng mà BHTN hướng đến cụ thể là ai? Người trong độ tuổi lao động nói chung hay chỉ là NLĐ đang có việc làm? Hay người thất nghiệp?
Đồng thời các quan niệm trên chỉ xét BHTN ở phạm vi hẹp, phù hợp với chính sách BHTN ở Việt Nam nhưng có thể chưa phù hợp với các nước, nếu nghiên cứu chính sách BHTN đang thực hiện ở các quốc gia khác nhau hiện nay.
Vì vậy, để thống nhất trong quá trình nghiên cứu đề tài này dưới giác độ tiếp cận của khoa học quản lý công, trên cơ sở kế thừa những quan điểm của những nhà khoa học đi trước, tác giả quan niệm BHTN theo nghĩa rộng hơn: BHTN là một chính sách có quan hệ mật thiết với hệ thống chính sách kinh tế của quốc gia, được thực hiện dưới các hình thức khác nhau thông qua việc hình thành một quỹ tiền tệ có sự đóng góp của các bên liên quan để hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro do thất nghiệp mang lại.
Theo quan niệm này, có thể hiểu:
- BHTN là một chính sách ở tầm quốc gia, nó không những chỉ là một nhánh của nhóm chính sách bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN), mà quan trọng hơn, là một chính sách không thể thiếu thuộc nhóm chính sách việc làm, cấu thành nên hệ thống chính sách ASXH. Chính sách BHTN có gắn bó hữu cơ với hệ thống chính sách kinh tế bởi vì thất nghiệp là một trong hai vấn đề quan trọng, cố hữu của nền kinh tế thị trường.
- Hình thức thực hiện BHTN có thể là bắt buộc, tự nguyện hoặc cả bắt buộc và tự nguyện tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia.
- Đối tượng mà BHTN hướng đến là NLĐ (bao gồm: NLĐ đang làm việc và
NLĐ bị mất việc làm). Ngoài ra, đối tượng của BHTN có thể được mở rộng đến những người trong độ tuổi lao động tùy theo điều kiện về quy mô của Quỹ BHTN, sự hào phóng trong chế độ chi trả BHTN của mỗi quốc gia.
- Đối tượng đóng góp vào quỹ BHTN: NSDLĐ và NLĐ. Đây là hai đối tượng chính đóng vào quỹ BHTN. Tùy vào quy định của mỗi nước, BHTN có thể bao gồm sự hỗ trợ từ nhà nước nhằm mục đích bù thiếu cho quỹ BHTN.
- Mục đích của BHTN nhằm hỗ trợ tạm thời một phần tài chính cho NLĐ có tham gia BHTN khi họ đáp ứng một số điều kiện cụ thể do nhà nước quy định, đồng thời tổ chức các hoạt động hỗ trợ (tư vấn, GTVL, đào tạo, đào tạo lại, …) để họ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm cơ hội tái gia nhập TTLĐ. Bên cạnh đó, BHTN giúp NLĐ giảm nguy cơ thất nghiệp thông qua việc hỗ trợ NSDLĐ một phần kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề trong một số trường hợp nhất định. Từ đó, giúp phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro do thất nghiệp mang lại.
- BHTN xuất phát từ quan hệ lao động, gắn liền với tình trạng việc làm của NLĐ, người thất nghiệp. Việc trợ giúp tài chính cho họ luôn gắn liền với các hoạt động hỗ trợ các hoạt động tìm kiếm, giải quyết việc làm cho họ.
- Quản lý BHTN bao gồm rất nhiều hoạt động: quản lý nguồn thu- chi BHTN, đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ BHTN, nghiên cứu TTLĐ, nắm bắt thông tin TTLĐ. cung- cầu lao động, các dòng dịch chuyển lao động, tư vấn việc làm, hỗ trợ tìm việc làm, tổ chức hoặc hỗ trợ NSDLĐ đào tạo, đào tạo lại người thất nghiệp, người có nguy cơ mất việc làm…
Với cách hiểu này, BHTN là sự bù đắp một phần thu nhập cho người thất nghiệp, đồng thời hỗ trợ họ giảm nguy cơ mất việc làm hoặc sớm có cơ hội gia nhập, tái gia nhập TTLĐ.
2.1.2 Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp
- Khái niệm Quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, chủ yếu là trong cách dùng thuật ngữ. Có quan niệm cho rằng, quản lý là hành chính, lại có quan niệm cho rằng quản lý là cai trị, là điều khiển, chỉ huy. Dù quan niệm như thế nào thì quản lý cũng được hiểu theo nghĩa chung nhất: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường [29].
Có ba dạng quản lý chủ yếu: quản lý giới vô sinh, quản lý giới sinh vật và quản lý xã hội con người. Trong đó, quản lý xã hội con người là quá trình quản lý phức tạp nhất, vì cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều là con người.
- Khái niệm Quản lý nhà nước
QLNN có ngay sau khi xuất hiện nhà nước, đó là một dạng quản lý đặc biệt- quản lý toàn xã hội. Chủ thể QLNN là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền lực công, gồm quyền lập pháp, quyền tư pháp và quyền hành pháp; đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả cá nhân và tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; QLNN có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…; QLNN mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật của nhà nước để quản lý xã hội; Mục tiêu của QLNN là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội.
Từ những đặc điểm này, có thể hiểu QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội [29, tr 9-10].
Trên thực tế, quản lý nhà nước thường được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước: lập pháp, hành pháp và tư pháp; Nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.
Luận án tiếp cận QLNN về BHTN theo nghĩa hẹp này.
- Khái niệm Quản lý nhà nước về Bảo hiểm thất nghiệp
Khái niệm QLNN về BHTN được tác giả Nguyễn Tiệp đề cập lần đầu tiên trong cuốn giáo trình “BHTN” xuất bản năm 2009, “Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp là việc nhà nước thực hiện các chức năng về xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện và bổ sung, điều chỉnh hiệu quả các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế” [92, tr 241].
Theo tác giả Nguyễn Quang Trường (2016), : “Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp là toàn bộ các hoạt động xây dựng, phối hợp, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát chính sách bảo hiểm thất nghiệp của các bên tham gia, nhằm bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu của chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Ngoài ra, quản lý
bảo hiểm thất nghiệp còn bao hàm nội dung quản lý nguồn hình thành quỹ và phát triển quỹ BHTN để có năng lực thực hiện mục tiêu lâu dài, bền vững” [101, tr 36].
Tuy nhiên, các quan điểm này chưa phản ánh đầy đủ bản chất, nội dung của QLNN về BHTN theo góc độ tiếp cận của khoa học quản lý công.
Dưới giác độ của khoa học quản lý công, tác giả quan niệm rằng, QLNN về BHTN là việc Nhà nước bằng quyền lực của mình thông qua một hệ thống các quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi của người thất nghiệp, NLĐ, NSDLĐ đang sinh sống, làm việc, hoạt động trên phạm vi lãnh thổ quốc gia nhằm ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp và giảm thiểu rủi ro do hậu quả của thất nghiệp gây ra, góp phần đảm bảo ASXH và ổn định vĩ mô nền kinh tế.
Với quan niệm QLNN về BHTN của tác giả, có thể hiểu:
+ Chủ thể của QLNN về BHTN là nhà nước, mà cụ thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền, tổ chức ra, đại diện cho nhà nước, được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật về BHTN.
+ Đối tượng của QLNN về BHTN là người thất nghiệp, NLĐ, NSDLĐ đang sinh sống, làm việc, hoạt động trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. Tùy điều kiện của mỗi nước mà đối tượng này có thể rộng hay hẹp, có thể là tất cả hoặc được giới hạn trong một phạm vi nhất định.
+ Mục tiêu của QLNN về BHTN là ngăn ngừa tình trạng thất nghiệp và giảm thiểu rủi ro do hậu quả của thất nghiệp gây ra, góp phần đảm bảo ASXH và ổn định vĩ mô nền kinh tế. Mục tiêu này được đặt ra trên cơ sở phù hợp với luật pháp quốc tế về BHTN cũng như điều kiện, hoàn cảnh, đặc thù của mỗi quốc gia.
Với quan niệm QLNN về BHTN của tác giả, có thể thấy rõ sự khác nhau giữa QLNN về BHTN với quản lý sự nghiệp BHTN. Quản lý sự nghiệp BHTN là việc các đơn vị sự nghiệp công lập (BHXH các cấp, Trung tâm DVVL các cấp) thực hiện các chức năng quản lý liên quan đến hoạt động trực tiếp, thường xuyên của BHTN (thu- chi BHTN, tiếp nhận, giải quyết chế độ trợ cấp, đào tạo nghề, tư vấn, GTVL) và chịu sự quản lý của các cơ quan QLNN về BHTN (Chính phủ, Bộ LĐ- TB&XH, Bộ Tài chính, UBND cấp tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, Sở Tài chính). QLNN về BHTN tạo hành lang pháp lý và các điều kiện tài chính, bộ máy, nhân sự cho hoạt động sự nghiệp BHTN đồng thời quản lý hoạt động này. Đến lượt mình, kết quả của quản lý sự nghiệp BHTN là cơ sở để các cơ quan QLNN về BHTN đánh giá kết quả