Bảng 3.23: Nhịp tăng trưởng các thông số đánh giá thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi
Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm
VĐV | F | t | T | P | SQ | Vmax | Góc2 đùi | Góccẳng-đùi | Vgóc | W % |
No1 | 37.5 | 19.4 | 2.54 | 18.5 | 57.4 | 9.71 | 25.4 | 0.84 | 12.6 | 20.4 |
No 2 | 20.9 | 21.3 | 6.38 | -0.35 | 26.9 | 14.2 | 3.39 | 1.37 | 7.69 | 11.3 |
No 3 | 21.1 | 27.3 | 2.5 | -6.31 | 17.3 | 14 | 17.6 | 2.8 | 11.1 | 11.9 |
No 4 | 29.9 | 17.5 | 20.6 | 12.5 | 61.3 | 14.5 | 17.3 | 1.02 | 2.74 | 19.7 |
No 5 | 0 | 9.52 | 4.97 | -9.52 | -4.56 | 14.2 | 4.33 | 2.07 | 3.9 | 2.8 |
No 6 | 19.5 | 12.8 | 0.33 | 6.83 | 26.6 | 13.4 | 15.8 | 2.03 | 13.5 | 12.3 |
No 7 | 28.6 | 14.5 | 15.5 | 14.2 | 56.9 | 16.3 | 21.1 | 0.66 | 15.3 | 20.3 |
No 8 | 31.8 | 25 | 1.58 | 6.91 | 40 | 25.9 | 13.2 | 0.39 | 5.61 | 16.7 |
No 9 | 16.7 | 6.45 | 10.7 | 10.2 | 37.3 | 12 | 23.6 | -0.53 | 20.4 | 15.2 |
No10 | 37 | 27.6 | 10.3 | 9.7 | 55.9 | 17.2 | 22.2 | 2.09 | 3.69 | 20.6 |
No11 | 20.6 | 28.6 | 6.49 | -8.13 | 18.9 | 6.39 | 19.6 | 0.7 | 12.2 | 11.7 |
No12 | 41.6 | 8.7 | 15.6 | 33.2 | 85.5 | 11.6 | 22.7 | 0.59 | 12.6 | 25.8 |
No13 | 17.1 | 17.4 | 1.67 | -0.25 | 18.6 | 17 | 6.01 | 0.41 | 5.1 | 9.2 |
No14 | 25.2 | 23.1 | 18.6 | 2.14 | 45.3 | 8.29 | 19.6 | 0.87 | 10.2 | 17.0 |
No15 | 40 | 23.1 | 12.1 | 17.3 | 67.3 | 11.8 | 19.9 | 0.84 | 12.8 | 22.8 |
No16 | 34.1 | 15.9 | 9.98 | 18.5 | 61 | 12.5 | 40.6 | 0.59 | 13.4 | 23.0 |
Đá chẻ chân trước | ||||||||||
VĐV | F | t | T | P | SQ | Vmax | Góc2 đùi | Góccẳng-đùi | Vgóc | W % |
No1 | 16.9 | 13.1 | 3.37 | 3.75 | 23.9 | 23.4 | 18.5 | 25.9 | 1.31 | 14.5 |
No 2 | 25 | 32.2 | 9.65 | -7.4 | 27.2 | 10.7 | 40.8 | 2.19 | 40.5 | 20.1 |
No 3 | 14.7 | 26.8 | 2.5 | -12 | 5.06 | 14.5 | 10.1 | 30.6 | 3.85 | 10.7 |
No 4 | 12.7 | 34.4 | 1.85 | -22 | -7.41 | 30.9 | 21 | 7.58 | 11.3 | 10.0 |
No 5 | 34.5 | 37.2 | 37.1 | -2.8 | 66.8 | 13.3 | 25.9 | 7.5 | 18.6 | 26.5 |
No 6 | 30.3 | 28.7 | 4.44 | 1.63 | 36.2 | 28.2 | 23.2 | 6.59 | 23.5 | 20.3 |
No 7 | 28.6 | 44.4 | 1.66 | -16 | 14 | 19.3 | 14.7 | 25.3 | 9.7 | 15.7 |
No 8 | 8.13 | 14.6 | 9.65 | -6.5 | 11.3 | 17.9 | 4.97 | 14 | 0.94 | 8.3 |
No 9 | 17 | 10.9 | 14 | 6.12 | 36.7 | 19.7 | 6.09 | 21.6 | 3.74 | 15.1 |
No10 | 21.4 | 6.2 | 5.69 | 15.2 | 41.7 | 13 | 4.49 | 32.6 | 5.27 | 16.2 |
No11 | 23.3 | 18.4 | 10.3 | 4.95 | 38.1 | 23 | 26.6 | 10.3 | 13.3 | 18.7 |
No12 | 16.5 | 12.5 | 15.7 | 4.04 | 35.8 | 19.7 | 9.76 | 25.9 | 18.2 | 17.6 |
No13 | 43 | 12.5 | 3.32 | 30.9 | 74.4 | 14.5 | 22.4 | 16.4 | 61 | 30.9 |
No14 | 13.3 | 17.2 | 6.27 | -3.9 | 15.7 | 14.7 | 10.6 | 23.8 | 20.7 | 13.2 |
No15 | 20.9 | 11 | 16.3 | 9.92 | 46.4 | 25.2 | 12.6 | 25.9 | 20.2 | 20.9 |
No16 | 35.7 | 17.3 | 10.1 | 18.7 | 62.8 | 33.4 | 29.5 | 0.78 | 46.2 | 28.3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Phỏng Vấn Nội Dung Xây Dựng Kế Hoạch Huấn Luyện Thể Lực Chuyên Môn Cho Nữ Vận Động Viên Taekwondo 12 – 14 Tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh
- Đánh Giá Hiệu Quả Ứng Dụng Hệ Thống Bài Tập Phát Triển Thể Lực Chuyên Môn Của Nữ Vận Động Viên Taekwondo 12 – 14 Tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh
- Nhịp Tăng Trưởng Các Thông Số Đánh Giá Thể Lực Chuyên Môn Của Nữ Vận Động Viên Taekwondo 12 – 14 Tuổi Thành Phố Hồ Chí Minh Sau Thực Nghiệm
- Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 20
- Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 21
- Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh - 22
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Tại bảng 3.23 cho thấy sau 6 tháng thực nghiệm thành tích các thông số đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12
– 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh có sự tăng trưởng cụ thể như sau:
Lướt đá vòng cầu chân trước
Thông số đỉnh lực (F) sau thực nghiệm VĐV No12 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 41.6% và VĐV No9 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 16.7%
Thông số thời gian va chạm (t) sau thực nghiệm VĐV No11 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 28.6% và VĐV No9 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 6.45%
Thông số thời gian phản ứng (T) sau thực nghiệm VĐV No4 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 20.6% và VĐV No6 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 0.33%
Thông số xung lực (P) sau thực nghiệm VĐV No12 có nhịp tăng
trưởng cao nhất W= 33.2% và VĐV No5 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W=
-9.52%
Thông số sức mạnh tổng hợp SQ (Chỉ số hiệu quả của đòn đánh) sau thực nghiệm VĐV No12 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 85.6% và VĐV No5 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= -45.6%
Thông số vận tốc tức thời khi va chạm mục tiêu (Vmax) sau thực nghiệm VĐV No8 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 25.9% và VĐV No11 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 6.39%
Thông số Góc2 đùi sau thực nghiệm VĐV No16 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 40.6% và VĐV No2 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 3.39%
Thông số Góccẳng-đùi sau thực nghiệm VĐV No3 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 2.8 % và VĐV No9 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= -0.53%
Thông số vận tốc góc (Vgóc) sau thực nghiệm VĐV No9 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 20.4 % và VĐV No4 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 2.74%
Số liệu tại bảng 3.23 cho thấy, sau 6 tháng thực nghiệm thành tích hầu hết các thông số đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng trưởng. Trong đó VĐV No12 có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất W%= 25.8, ngược lại VĐV No5 có nhịp tăng trưởng trung bình thấp nhất W%= 2.8. Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng trung bình về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ 3.15.
Đá chẻ chân trước
Thông số đỉnh lực (F) sau thực nghiệm VĐV No13 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 43.% và VĐV No8 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 8.13%
Thông số thời gian va chạm (t) sau thực nghiệm VĐV No7 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 44.4% và VĐV No10 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 6.2%
Thông số thời gian phản ứng (T) sau thực nghiệm VĐV No5 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 37.1% và VĐV No7 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 1.66%
Thông số xung lực (P) sau thực nghiệm VĐV No13 có nhịp tăng
trưởng cao nhất W= 30.9% và VĐV No4 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W=
-22%
Thông số sức mạnh tổng hợp SQ (Chỉ số hiệu quả của đòn đánh) sau thực nghiệm VĐV No13 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 74.4% và VĐV No4 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= -7.41%
Thông số vận tốc tức thời khi va chạm mục tiêu (Vmax) sau thực nghiệm VĐV No16 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 33.4% và VĐV No2 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 10.7%
Thông số Góc2 đùi sau thực nghiệm VĐV No2 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 40.8% và VĐV No10 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 4.49%
Thông số Góccẳng-đùi sau thực nghiệm VĐV No10 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 32.6% và VĐV No16 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= - 0.78%
Thông số vận tốc góc (Vgóc) sau thực nghiệm VĐV No13 có nhịp tăng trưởng cao nhất W= 61% và VĐV No8 có nhịp tăng trưởng thấp nhất là W= 0.94%
Số liệu tại bảng 3.23 cho thấy, sau 6 tháng thực nghiệm thành tích hầu hết các thông số đánh giá về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng trưởng. Trong đó VĐV No13có nhịp tăng trưởng trung bình cao nhất W%= 30.8, ngược lại VĐV No8 có nhịp tăng trưởng trung bình thấp nhất W%= 8.3. Kết quả so sánh nhịp tăng trưởng trung bình về thể lực chuyên môn trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm được thể hiện qua biểu đồ 3.16.
Như vậy, có thể thấy hiệu quả của quá trình huấn luyện sau 06 tháng khi đưa bài tập vào thực nghiệm, không làm giảm thành tích mà vẫn duy trì và ổn định được thành tích. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cho VĐV Taekwondo trong quá trình huấn luyện sẽ giúp cho huấn luyện viên phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu của từng VĐV để kịp thời phát huy, điều chỉnh, giúp VĐV khắc phục nhược điểm nhằm nâng cao trình độ tập luyện, góp phần nâng cao thành tích thi đấu.
Biểu đồ 3.15: Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của test Lướt đá vòng cầu chân trước trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm
Biểu đồ 3.16: Nhịp tăng trưởng trung bình các thông số đánh giá thể lực chuyên môn của test Đá chẻ chân trước trên từng nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh sau thực nghiệm
Sau 06 tháng thực nghiệm huấn luyện áp dụng hệ thống bài tập đã chọn cho thấy thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu có sự khác biệt và được thể hiện rõ hơn qua nhịp tăng trưởng ở 05 test sư phạm và 09 thông
số đánh giá thể lực chuyên môn. Sau thực nghiệm mức tăng trưởng trung bình của nhóm thực nghiệm là: 12.4% ở các test sư phạm và 16.3% của kỹ thuật Lướt đá vòng cầu chân trước, 17.93% của kỹ thuật Đá chẻ chân trước ở các thông số động học. Như vậy sau thực nghiệm áp dụng hệ thống bài tập mới vào huấn luyện cho đối tượng thực nghiệm có khác biệt đáng kể ở các test sư phạm các thông số động học như: đỉnh lực, thời gian va chạm, thời gian phản ứng, sức mạnh tổng hợp, vận tốc tức thời khi va chạm mục tiêu, Góc2 đùi, Góccẳng-đùi, vận tốc góc (Vgóc).
Qua đánh giá và phân tích từng cá thể VĐV sau 06 tháng huấn luyện
các VĐV đều tiến bộ rõ về kỹ chiến thuật, thể lực và tâm lý thi đấu. Sự tiến bộ thể hiện rõ và khác biệt về thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu tại các giải Taekwondo trẻ toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đồng toàn quốc và một số giải Cadet cho thấy nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh thi đấu đạt kết quả tốt cả về thi đấu cá nhân và đồng đội, tâm lý thi đấu ổn định và vững vàng, các chỉ tiêu về thành tích thi đấu đạt và vượt so với kế hoạch, qua đó cũng chỉ ra là hiệu quả công tác huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn thể hiện qua thành tích thi đấu của VĐV chỉ có ý nghĩa tham khảo vì thành tích của Taekwondo còn phụ thuộc nhiều yếu tố (yếu tố tâm lý trình độ của đối phương...). Song cũng thấy rõ hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn có tác động tốt tới thành tích chung của VĐV.
Tóm lại kết quả nghiên cứu qua 06 tháng thực nghiệm trên khách thể nghiên cứu chứng minh áp dụng hệ thống các bài tập được chọn có hiệu quả tác động rõ là nâng cao thể lực chuyên môn cho nữ VĐV Taekwondo tuyến năng khiếu trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh lứa tuổi 12 – 14.
Kết luận mục tiêu nghiên cứu 3: Luận án đã đánh giá được hiệu quả việc ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV
Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí minh sau 06 tháng huấn luyện đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hầu hết tất cả các test sư phạm và các thông số mà luận án nghiên cứu ở ngưỡng xác suất P < 0.001. Tuy nhiên thông số xung lực (P) có sự ổn định và duy trì, hầu như chưa có sự khác biệt ở cả hai test lướt đá vòng cầu chân trước và đá chẻ chân trước, với ttính < t0.001 ở ngưỡng xác suất P > 0.001.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, luận án đi đến một số kết luận sau:
1. Luận án đã lựa chọn được 05 test sư phạm đánh giá thể lực chuyên môn bao gồm: Đá vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần); Đá vòng cầu 2 chân tại chỗ 10s (lần); Đá lướt vòng cầu 1 chân tại chỗ 10s (lần); Đá chẻ 1 chân trước tại chỗ 10s (lần); Lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần) và 9 thông số đánh giá thể lực chuyên môn của 2 test lướt đá vòng cầu trước và Đá chẻ chân trước bao gồm: t(ms); T(ms); P (Kgms); F(Kg); SQ (đơn vị); Vmax (m/s); Góccẳng - đùi (độ); Góc 2 đùi (độ); Vgóc (o/s) cho nữ VĐV Taekwondo 12 – 14 tuổi.
Xây dựng được 03 bảng phân loại và 02 bảng điểm tổng hợp cho từng test đánh giá thể lực chuyên môn cho nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi thành phố Hồ Chí Minh.
Đánh giá được thực trạng thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu qua 5 test sư phạm (loại trung bình chiếm tỷ lệ cao đến 50%, loại yếu tương đối cao chiếm tỷ lệ 37.5%, loại khá thấp chỉ chiếm tỷ lệ 12.5%,) và 9 thông số (loại trung bình chiếm tỷ lệ 87.5%, xếp loại yếu chiếm 12.5%,).
2. Luận án đã lựa chọn được 46 bài tập phát triển thể lực chuyên môn gồm sức nhanh: 16 bài; sức mạnh: 4 bài; sức bền: 7 bài; mềm dẻo: 5 bài; phối hợp vận động: 14 bài. Đã tiến hành thực nghiệm hệ thống các bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp trong giai đoạn chuẩn bị chung và chuyên môn của nữ vận động viên Taekwondo 12 – 14 tuổi Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Sau các chu kỳ tập luyện giá trị trung bình của 05 test sư phạm đánh giá thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu đều tăng trưởng, có sự khác biệt rõ rệt ở ngưỡng xác suất P < 0.001. Trong đó, test đánh giá về thể lực chuyên môn là lướt đá ngang 1 chân tại chỗ trong 10s (lần) tăng trưởng cao