Đặc Điểm Huấn Luyện Sức Mạnh Tốc Độ Cho Vận Động Viên Pencak


Trong Nghị quyết Số: 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao đến năm 2020 cũng đã thống nhất quan điểm: “…Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo VĐV thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể thao”. Trong 6 nhiệm vụ và giải pháp đề ra cũng có 3 nhiệm vụ và giải pháp liên quan tới lĩnh vực TTTTC [59]. Như vậy, có thể thấy Đảng ta rất quan tâm tới việc phát triển TTTTC.

Quan tâm tới công lĩnh vực TTTTC, ngày 7 tháng 11 năm 2011, Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV, HLV thể thao có thành tích cao [11]. Đây là hành lang pháp lý quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng VĐV, HLV thể thao đang tập luyện tại các đội tuyển quốc gia; đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành; đội tuyển năng khiếu các cấp và đội tuyển quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Năm 2013, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định Số: 2160/QĐ- TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển Thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Trong quy hoạch đã nhấn mạnh: “Thành tích ở một số môn thể thao có thếmạnh của Việt Nam đạt trình độ của châu lục và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có nền thể dục, thể thao phát triển ở châu lục”. Trong quy hoạch cũng đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được của TTTTC Việt Nam tới năm 2020 [69].

Ngày 27/6/2016, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 2244/QĐ-BVHTTDL ban hành Chương trình hành động của Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, trong đó nhấn mạnh về TTTTC: “phát triển thể thao thành


tích cao, từng bước theo hướng chuyên nghiệp; nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo VĐV; phấn đấu là một trong 3 nước có thành tích thể thao dẫn đầu SEA Games, từng bước tiếp cận thành tích của châu Á và thế giới ở một số nội dung Olympic, ASIAD mà nước ta có thế mạnh. Mục tiêu: Giữ vững vị trí là một trong 3 nước đứng đầu tại SEA Games 29 năm 2017, SEA Games 30 năm 2019, SEA Games 31 năm 2021; phấn đấu đạt 2-3 huy chương vàng tại ASIAD 18 năm 2018; phấn đấu có huy chương tại Thế vận hội Olympic 2016, phấn đấu có 25 VĐV tham dự, giành 1-2 huy chương tại Thế vận hội Olympic 2020” [12].

Gần đây nhất, năm 2018, Quốc hội đã ban hành Luật số: 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao. Trong luật này đã nhấn mạnh: “Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng VĐV, HLV đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao; có chính sách đặc thù cho VĐV nữ, HLV nữ trong quá trình tập luyện, thi đấu”. Đồng thời, luật cũng đã quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của VĐV TTTTC tại điều 32 và của HLV TTTTC tại điều 33; về Giải TTTTC tại điều 37; về Thẩm quyền tổ chức giải TTTTC tại điều 38; về thẩm quyền ban hành điều lệ giải TTTTC tại điều 39; Thủ tục đăng cai tổ chức giải TTTTC tại điều 40…. Như vậy, rất nhiều vấn đề về TTTTC đã được bổ sung trong Luật mới để phù hợp với tình hình thực tế [57].

1.2. Đặc điểm môn Pencak Silat

1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật môn Pencak Silat

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Pencak Silat bao gồm nhiều kỹ thuật và các thế tấn khác nhau. Một tổ hợp các kỹ thuật và các thế tấn được ghép lại với nhau theo một ý tưởng, mục đích riêng tạo thành một Rurut. Như vậy có thể nói rằng Pencak Silat là tổng thể các kỹ thuật tự vệ, chiến đấu bao gồm nhiều Rurut, mỗi Rurut là hệ thống kỹ thuật chiến đấu và tấn pháp độc lập được kết hợp với nhau theo một mục đích riêng nhưng lại gắn bó phối hợp và liên quan chặt chẽ với nhau [21].


Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 3

Hệ thống kỹ thuật cấu thành nên Pencak Silat bao gồm 4 phần là hệ thống các tư thế thủ, hệ thống các bộ pháp di chuyển, hệ thống các kỹ thuật tấn công và hệ thống các kỹ thuật phòng thủ.

Hệ thống các tư thế thủ: Là hệ thống các tư thế đứng ban đầu trước khi thực hiện các kỹ thuật phòng thủ, tấn công. Về mặt kỹ thuật, hệ thống các tư thế này là sự phối kết hợp của 3 phần: Các thế tấn, hướng thân người và thế tay thủ.

Hệ thống các bộ phận di chuyển: Là hệ thống kỹ thuật di chuyển để thay đổi vị trí, thay đổi vị trí, thay đổi tấn phấn nhằm tiếp cận đối phương. Về mặt kỹ thuật hệ thống này bao gồm các bước di chuyển, sự chuyển dịch vị trí thân người và các thế tay kết hợp di chuyển.

Hệ thống các kỹ thuật tấn công: Là hệ thống các kỹ thuật được dùng để ra đòn tấn công nhằm đánh bại hoặc hạn chế đòn tấn công của đối phương. Hệ thống các kỹ thuật này bao gồm kỹ thuật như: Đâm, xỉa, cầm nã, đánh chỏ, đá, đánh gối, cài quật ngã, khóa... và mỗi kỹ thuật lại bao gồm nhiều đòn thế khác nhau.

Hệ thống các kỹ thuật phòng thủ: Là hệ thống các kỹ thuật dùng để ngăn chặn hoặc chống trả đòn tấn công của đối phương. Căn cứ vào tính chất phòng thủ, người ta có thể chia hệ thống này ra làm hai loại là: Hệ thống các kỹ thuật phòng thủ bị động và hệ thống các kỹ thuật phòng thủ chủ động. Căn cứ vào tính chất của kỹ thuật, hệ thống các kỹ thuật này lại có thể được chia ra thành hệ thống các kỹ thuật gạt đỡ, tránh né, lách đòn, hóa giải... [21]

Trong các hệ thống kỹ thuật trên, hệ thống các tư thế thủ và hệ thống các bộ pháp di chuyển được gọi là hệ thống các kỹ thuật chiến đấu gián tiếp, còn hệ thống các kỹ thuật tấn công và phòng thủ thì được gọi là hệ thống các kỹ thuật chiến đấu trực tiếp.

Trong nội dung Pencak Silat thể thao, hệ thống kỹ thuật cơ bản bao gồm 4 phần là: Tư thế đứng, bộ pháp di chuyển, kỹ thuật tự vệ và kỹ thuật tấn công [21]

1.2.2. Đặc điểm chiến thuật môn Pencak Silat

Chiến thuật thi đấu Pencak Silat rất đa dạng, phong phú và thường được chia thành 2 loại: tấn công chủ động và tấn cộng thụ động. Cụ thể:


Tấn công ở phương án chủ động: Trong phương án này, tâm lý thi đấu là yếu tố quyết định. Bằng những đòn nhử, sự thay đổi về thân pháp, động tác giả, tốc độ, di chuyển tạo khoảng cách… đẩy đối phương vào trạng thái hoang mang bị động để bất ngờ tấn công bằng những đòn sáng tạo, hiệu quả, nhanh mạnh và chính xác nhằm đạt hiệu quả tấn công cao nhất [2].

Tấn công ở phương án thụ động (còn gọi là phòng thủ phản công): Trong phương án VĐV thường gạt đỡ đòn tấn công của đối phương rồi phản công, hoặc đối phương tấn công, ta tránh né, tìm chỗ hở rồi phản công (phản ngược), hay chặn đứng đòn tấn công của đối phương (phản chặn).

Chiến thuật Pencak Silat được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu đối kháng như: phòng thủ, tấn công, phản công, đánh gần, đánh xa, đánh cao, đánh thấp, đánh liên tiếp so đũa, động tác giả và kỹ thuật biến hoá giành thế chủ động ghi điểm. Ở bất kỳ dạng chiến thuật nào cũng đòi hỏi VĐV Pencak Silat phải linh hoạt, phán đoán, lựa chọn và phản ứng kịp thời với các diễn biến tình huống chiến thuật xảy ra trong thi đấu đặc biệt vào thời điểm cần gắng sức tối đa [2].

Chiến thuật thi đấu của VĐV mỗi nước, mỗi khu vực có những đặc điểm riêng. Thi đấu Pencak Silat hiện đại thiên về các động tác kỹ thuật chính xác, nhanh, biến hoá cùng với sự tập trung cao độ, ý chí thi đấu kiên cường, giúp hiệu quả chiến thuật được phát huy tối đa. Những VĐV xuất sắc, dù sử dụng bất cứ lối đánh nào đều có đặc điểm chung là kỹ thuật điêu luyện, thể lực sung mãn, biết vận dụng các kỹ chiến thuật sở trường, ý chí cao [21].

Xu thế huấn luyện chiến thuật Pencak Silat hiện đại có các đặc điểm như:

Huấn luyện chiến thuật làm trung tâm. Huấn luyện kỹ chiến thuật đòn tay kết hợp đòn chân, di chuyển, đánh ngã… nhằm dành thế chủ động trong trận đấu. Lấy tấn công làm trọng điểm kết hợp phòng thủ chắc, phản công nhanh.

Kết hợp chặt chẽ huấn luyện kỹ thuật với huấn luyện chiến thuật.

Kết hợp đồng thời huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật với huấn luyện thể lực, lấy tố chất thể lực chuyên môn làm nội dung huấn luyện chủ yếu.

Trong huấn luyện chiến thuật cho VĐV Pencak Silat các HLV phải chú ý giáo dục năng lực tư duy chiến thuật và những năng lực cần thiết khác. [21].

1.2.3. Đặc điểm thể lực môn Pencak Silat


Đặc điểm thể lực môn Pencak Silat thể hiện cả trong nội dung thi đấu biểu diễn và thi đấu đối kháng. Pencak Silat là môn vò thuật thi đấu đối kháng (cả trực tiếp và gián tiếp) yêu cầu phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo. Mỗi tố chất đều có tầm quan trọng riêng, trong đó, đặc trưng nhất là sức nhanh, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp vận động và sức bền [21].

Sức nhanh: Trong tập luyện và thi đấu Pencak Silat, sức nhanh thể hiện cả trong phản ứng vận động (phản ứng trước mỗi đòn tấn công của đối phương để phòng thủ, tránh né, phán đoán hành động, phản công…), trong sức nhanh động tác đơn (các động tác tấn công, phòng thủ, phản công…), trong lối các đòn tấn công trong từng tổ hợp (Pencak Silat thì đấu thường có tổ hợp tấn công từ 2-5 đòn, việc nối đòn nhanh, phù hợp có hiệu quả rất cao)…. [21].

Sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh tốc độ đặc biệt cần thiết trong cả kỹ thuật tấn công, phòng thủ và phản công. Các đòn tấn công muốn giành điểm ngoài việc phải thực hiện với tốc độ nhanh để có thể đánh trúng đối phương (khiến đối phương không kịp tránh né hoặc đỡ đòn…) còn cần phải thực hiện với lực mạnh để đủ tiêu chuẩn giành điểm. VĐV muốn tấn công nhanh mạnh và chính xác để giành điểm thì trong mỗi đòn đánh không thể thiếu tố chất sức mạnh tốc độ. Nếu ra đòn chậm và nhẹ thì không thể đánh trúng đối phương và nếu có đánh trúng đối phương nhưng không có lực thì cũng không thể ghi điểm.

Sức bền có tầm quan trọng cao trong tập luyện và thi đấu Pencak Silat, thể hiện cả ở sức bền tốc độ (khả năng duy trì tốc độ trong suốt trận đấu), sức bền mạnh (khả năng duy trì sức mạnh) và sức bền chung (khả năng chịu đựng lượng vận động cao trong quá trình tập luyện và thi đấu).

Khả năng phối hợp vận động: Đặc biệt quan trọng trong quá trình phối hợp các kỹ thuật tấn công trong từng tổ hợp, phối hợp các kỹ thuật phòng thủ và phòng thủ phản công. Kỹ, chiến thuật trong Pencak Silat vô cùng đa dạng và phong phú nên để phối hợp các kỹ thuật có hiệu quả thì phát triển khả năng phối hợp vận động là vô cùng cần thiết.


Mềm dẻo: Khả năng mềm dẻo cần thiết trong môn Pencak Silat trong việc thực hiện các đòn thế với biên độ lớn, đặc biệt là các đòn đá, đòn cắt kéo và các kỹ thuật đánh ngã.

Tóm lại, Pencak Silat là môn vò thuật yêu cầu phải phát triển toàn diện các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và mềm dẻo [21].

1.2.4. Đặc điểm thi đấu môn Pencak Silat

Để hiểu được tầm quan trọng của các kỹ thuật trong thi đấu Pencak Silat trước hết chúng ta tìm hiểu vài nét về đặc điểm thi đấu Pencak Silat.

Trong thi đấu Pencak Silat gồm có 2 nội dung chính là Tanding (Thi đấu đối kháng) và Seni (Thi đấu biểu diễn quyền thuật), trong đó nội dung thi đấu biểu diễn quyền thuật có 3 nội dung chính, đó là các nội dung: Tungan (Thi đấu biểu diễn quy định cá nhân), Ganda (Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn) và Regu (Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể) [85].

1.2.4.1. Thi đấu đối kháng (Tanding)

Thi đấu đối kháng (Tanding) là hình thức thi đấu mặt đối mặt giữa hai VĐV của hai đội khác nhau, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật tấn công và phòng thủ, gồm các kỹ thuật tránh né, gạt đỡ, các đòn tay, đòn chân, đòn đánh ngã. Trước tiên, hai Persilat phải thực hiện bộ pháp di chuyển, các thế tấn của Pencak Silat rồi sau đó mới sử dụng các kỹ thuật tấn công, phòng thủ, chiến thuật, sức mạnh và tinh thần thi đấu cao thượng để ghi được số điểm tối đa và giành phần thắng trong trận đấu.

Trong thi đấu đối kháng, mỗi trận đấu diễn ra trong 3 hiệp, mỗi hiệp đấu là 2 phút, nghỉ giữa các hiệp là 1 phút (đối với giải vô địch quốc gia) và mỗi hiệp là 1 phút 30 giây, nghỉ giữa các hiệp là 1 phút (đối với giải trẻ) [85].

1.2.4.2. Thi đấu biểu diễn quyền thuật (Seni)

Thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân (Tungan).

Thi đấu biểu diễn bài quy định cá nhân (Tungan) là hình thức thi đấu biểu diễn mà một Persilat thể hiện kỹ năng của mình thông qua việc thể hiện một cách chính xác, mạnh mẽ và có mức độ biểu cảm cao bài quyền cá nhân do Liên đoàn Pencak Silat Quốc tế quy định. Bài quyền gồm 2 phần: Tay


không và binh khí (dao và côn) [85].

Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu)

Thi đấu biểu diễn bài quy định tập thể (Regu) là hình thức thi đấu đồng đội của một nhóm 3 Persilat trong cùng một đội thông qua việc thể hiện một cách chính xác, mạnh mẽ, có mức độ biểu cảm và đồng đều bài quyền tập thể do Liên đoàn Pencak Silat Quốc tế quy định. Bài biểu diễn tập thể này chỉ có phần tay không [85].

Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda)

Thi đấu biểu diễn bài đối luyện tự chọn (Ganda) là hình thức thi đấu bài đối luyện tự chọn của 2 Persilat trong cùng một đội thông qua sự thể hiện một cách phong phú các kỹ thuật tấn công và phòng thủ của Pencak Silat. Các đòn thế được sử dụng trong bài biểu diễn phải được 2 Persilat quy định trước và đảm bảo tính hiệu quả, tính thẩm mỹ cao, đồng thời thể hiện được sức mạnh trong từng tổ hợp đòn thế và nhịp điệu của động tác. Bài biểu diễn đối luyện tự chọn cũng gồm 2 phần là kỹ thuật đối luyện tay không và binh khí [85].

1.2.5. Xu hướng huấn luyện Pencak Silat tại Việt Nam

Mục đích cuối cùng của việc tập luyện thể thao là đạt được thành tích cao nhất. Bởi vậy thể thao thành tích cao là khát vọng vươn lên của con người. Đó là tiềm năng của con người đã và đang được khai thác, mở rộng triệt để thông qua việc huấn luyện nhằm đạt được thành tích thể thao cao nhất tại các giải thi đấu.

Huấn luyện Pencak Silat hiện đại là luôn hướng vào mục đích giành thành tích thể thao cao. Trong các trận đấu Pencak Silat có sự tranh đua quyết liệt giành phần thắng thì sự chênh lệch hay tích tắc của pha đánh sẽ quyết định đến lợi thế của VĐV trong trận đấu, và có thể quyết định đến cục diện của cả trận đấu. Chính vì vậy mà các HLV luôn tìm cách sử dụng và phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của VĐV, đồng thời khắc phục tới mức tối đa những hạn chế của VĐV, thông qua quá trình tập luyện. Việc có được những thành tích thể thao cao đòi hỏi công tác huấn luyện phải diễn ra một cách có khoa học, chặt chẽ và nghiêm túc, bởi thành tích thể thao của môn Pencak Silat nói riêng là tổng hoà kết quả của nhiều yếu tố tạo thành, nên không thể


coi nhẹ bất cứ yếu tố nào như: trình độ của VĐV, phong độ và điểm rơi mà HLV tạo ra cho VĐV. Vì vậy phải chú ý phát triển đồng bộ, toàn diện cho VĐV trong quá trình tập luyện [21].

Một đặc điểm nổi trội nữa trong công tác huấn luyện Pencak Silat hiện đại là đảm bảo cho VĐV khả năng nắm bắt nhanh chóng và có chất lượng các kỹ thuật cơ bản vững chắc, tạo điều kiện cho việc phát triển các kỹ thuật cao hơn trong quá trình tập luyện của VĐV.

VĐV muốn đạt thành tích thể thao cao, thì phải được phát triển trên một nền tảng của kỹ thuật căn bản chính xác và vững chắc, do xu hướng phát triển của môn Pencak Silat hiện đại là ngày càng tiến dần tới lối đánh biến hoá, thực dụng và hiệu quả. Cho nên môn thể thao này ngày càng đòi hỏi VĐV có một khả năng thích ứng và khả năng vận động cao hơn.

Hiện nay ở Việt Nam, công tác huấn luyện ngày càng được quan tâm và chú trọng nhiều hơn. Các phương tiện máy móc hiện đại cũng đã được đưa vào để phục vụ cho công tác huấn luyện. Các lớp phong trào được mở rộng ở trên khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc, nhằm tăng cường số lượng người tập, từ đó tạo nguồn cung cấp và tuyển chọn VĐV cho các tuyến cao hơn. Tuy nhiên những điều đó mới được áp dụng và thực hiện tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh... ở các tỉnh lẻ còn thiếu về cơ sở vật chất, hệ thống huấn luyện còn tản mạn, thiếu thống nhất và chưa có chuẩn mực rò ràng. Pencak Silat là môn thể thao có tính khoa học, do đó cần phải có hệ thống mang tính đồng bộ, có chuẩn mực cao và bắt đầu chuyên nghiệp. Việc sử dụng các phương pháp huấn luyện, các Test kiểm tra, đặc biệt là hệ thống các bài tập huấn luyện VĐV là một điều kiện hết sức cần thiết và cấp bách trong xu hướng huấn luyện hiện đại nói chung, phù hợp với sự phát triển của Pencak Silat trong giai đoạn mới.

1.3. Đặc điểm huấn luyện Sức mạnh tốc độ cho vận động viên Pencak

Silat.


1.3.1. Khái quát về sức mạnh tốc độ

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về sức mạnh tốc độ (SMTĐ) do tiếp

cận từ nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể tới một số quan điểm sau:

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí