Biểu đồ 3.3. Nhịp tăng trưởng trình độ SMTĐ của nam VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau 12 tháng thực nghiệm
Qua bảng 3.27 và biểu đồ 3.3 cho thấy: Sau 12 tháng thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch phát triển SMTĐ đã xây dựng của luận án, tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ loại tốt và khá của nhóm thực nghiệm đã cao hơn hẳn nhóm đối chứng. Tỷ lệ VĐV xếp loại SMTĐ trung bình của nhóm thực nghiệm thấp hơn hẳn nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm không có VĐV có trình độ SMTĐ loại yếu và kém. Tuy nhiên, khi so sánh sự khác biệt tỷ lệ phân loại SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng thông số 2 chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0.05).
3.3.3. Bàn luận kết quả nghiên cứu mục tiêu 3
3.3.3.1. Bàn luận về quá trình tổ chức thực nghiệm
Sau khi lựa chọn được 92 bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an thuộc 02 nhóm: Bài tập phát triển SMTĐ chung và bài tập phát triển SMTĐ chuyên môn, để đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập lên đối tượng nghiên cứu, luận án đã tiến hành thực nghiệm ứng dụng các bài tập trên thực tế và đánh giá hiệu quả.
Quá trình thực nghiệm được ứng dụng trên 17 nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trong đó có 6 VĐV có trình độ kiện tướng và 11 VĐV có trình độ cấp
1. Thực nghiệm được tiến hành tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT CAND trong năm 2019. Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực nghiệm là thực nghiệm so sánh song song.
Tác động vào quá trình huấn luyện của một đội tuyển thể thao là công việc khó khăn bởi Ban huấn luyện các đội tuyển đều phải chịu trách nhiệm về thành tích của VĐV đội mình. Chính vì vậy, để ảnh hưởng ít nhất tới quá trình huấn luyện VĐV mà vẫn đảm bảo kết quả thực nghiêm đạt được là chính xác nhất, trong quá trình xây dựng kế hoạch thực nghiệm của đề tài, chúng tôi đã tuân thủ theo quy trình gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1. Giai đoạn chuẩn bị. Ở giai đoạn này, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ kế hoạch huấn luyện năm 2019 của đội tuyển Pencak Silat nam Bộ Công an, trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch huấn luyện cho STMĐ cho VĐV. Việc làm này đảm bảo quá trình huấn luyện VĐV ở cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm diễn ra chung với nhau, chỉ có khác biệt trong khoảng thời gian huấn luyện phát triển SMTĐ cho VĐV. Với phương pháp tiếp cận này, sự khác biệt về hiệu quả huấn luyện VĐV chính là sự khác biệt do quá trình tập luyện phát triển SMTĐ của VĐV gây ra. Sau khi hoàn thành kế hoạch huấn luyện SMTĐ cho VĐV, chúng tôi tiến hành xin ý kiến Ban huấn luyện về việc ứng dụng kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV nhóm thực nghiệm. Việc làm này đảm bảo tính pháp lý khi ứng dụng các bài tập đã lựa chọn và kế hoạch đã xây dựng trong thực tế quá trình huấn luyện VĐV. Cũng trong giai đoạn chuẩn bị thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành thống kê về số lượng, danh sách đối tượng thực nghiệm (bao gồm cả VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm), đồng thời tiến hành kiểm tra trình độ SMTĐ của đối tượng thực nghiệm thời điểm trước thực nghiệm để làm căn cứ theo dòi sự phát triển SMTĐ của VĐV trong 1 năm thực nghiệm. Quá trình kiểm tra đã tiến hành so sánh giá trị trung bình kết quả kiểm tra các test đánh giá SMTĐ của VĐV và tiến hành so sánh phân loại tổng hợp trình độ SMTĐ của VDDV thuộc các nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả so sánh ban đầu cho thấy, sự phân nhóm là khách quan, trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đương nhau.
Giai đoạn 2. Giai đoạn tiến hành thực nghiệm. Ở giai đoạn này, chúng tôi tiến hành thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho VĐV theo
120
đúng kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV. Đồng thời thường xuyên trao đổi với các HLV để tìm hiểu về những vấn đề phát sinh trong quá trình thực nghiệm để có điều chỉnh phù hợp. Với cương vị là một trong số các HLV trực tiếp tham gia huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, quá trình huấn luyện ứng dụng đã áp dụng chính xác kế hoạch huấn luyện và có những điều chỉnh phát sinh phù hợp nhất. Kết thúc quá trình huấn luyện, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra trình độ SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và thực nghiệm và tiến hành so sánh sự khác biệt kết quả kiểm tra, làm căn cứ đánh giá hiệu quả tác động của các bài tập. Trong quá trình tổ chức thực nghiệm, luận án đã xây dựng chi tiết tiến trình thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn của luận án trong năm 2019. Đây là tài liệu quan trọng giúp định hướng quá trình ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn vào thực tế với định hướng chính xác nhất.
Giai đoạn 3. Giai đoạn sau thực nghiệm. Sau khi kết thúc thực nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá giá hiệu quả các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã xây dựng cho VĐV thông qua mức độ phát triển SMTĐ của VĐV trong 1 năm thực nghiệm.
Việc tổ chức thực nghiệm ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào thực tế công tác huấn luyện nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an đã đảm bảo lộ trình khoa học, loại bỏ được tối đa các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ứng dụng các bài tập lựa chọn, kế hoạch huấn luyện và tiến trình thực nghiệm đã xây dựng của luận án. Lộ trình thực nghiệm của luận án tương đồng với lộ trình thực nghiệm của các công trình nghiên cứu tương tự có liên quan và đã được kiểm chứng tính hiệu quả rò nét.
3.3.3.2. Bàn luận về kết quả thực nghiệm
Sau 12 tháng ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ và kế hoạch huấn luyện SMTĐ đã lựa chọn cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trình độ SMTĐ của VĐV nhóm thực nghiệm đã tốt hơn hẳn nhóm đối chứng khi so sánh giá trị trung bình kết quả kiểm tra từng test và so sánh nhịp tăng trưởng SMTĐ
của VĐV sau 12 tháng thực nghiệm. Khi so sánh tỷ lệ đánh giá tổng hợp trình độ SMTĐ của VĐV theo tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ đã xây dựng của luận án, tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ đạt loại tốt và khá của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Tỷ lệ VĐV có trình độ STMĐ loại trung bình thấp hơn. Đặc biệt, ở nhóm thực nghiệm, không còn VĐV có trình độ SMTĐ xếp loại yếu và kém. Kết quả này khẳng định các bài tập lựa chọn, kế hoạch huấn luyện SMTĐ và tiến trình thực nghiệm đã xây dựng trong việc phát triển SMTĐ cho VĐV nhóm thực nghiệm, hay nói cách khác, các bài tập lựa chọn, kế hoạch huấn luyện SMTĐ và tiến trình thực nghiệm đã xây dựng đã có hiệu quả tốt trong việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an. Tuy nhiên, khi so sánh sự khác biệt phân loại tổng hợp SMTĐ của VĐV nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm bằng thông số 2 chưa thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P>0.05.
Nếu như trong các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây khi nghiên cứu trên VĐV, các tác giả chủ yếu chỉ so sánh giá trị trung bình kết quả kiểm tra các test như các tác giả: Cao Hoàng Anh (2000) [2], Nguyễn Đương Bắc (2000) [3], Đỗ Tuấn Cương (2014) [13], Nguyễn Thùy Dương (2013) [16],
Nguyễn Mạnh Đức (2000) [17], Đỗ Thế Hồng (2009) [21], Nguyễn Trí Quân (2014) [47]… thì ở công trình nghiên cứu của mình, song song với việc so sánh giá trị trung bình kiểm tra các test, chúng tôi đã qua tâm tới việc phân loại tổng hợp trình độ thể lực của VĐV. Đây cũng là một điểm mới trong đánh giá hiệu quả quá trình thực nghiệm.
Qua nghiên cứu mục tiêu 3, đề tài có các nhận xét sau:
Quá trình nghiên cứu đã ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch phát triển SMTĐ đã xây dựng của luận án vào thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch đã xây dựng của luận án đã có hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Tiến hành đánh giá thực trạng huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an cho thấy: Phân bổ kế hoạch huấn luyện và thời gian huấn luyện SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an là phù hợp; cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện tương đối đảm bảo; đội ngũ HLV đảm bảo về số lượng và trình độ. Các phương tiện huấn luyện SMTĐ đa dạng, tuy nhiên, phương tiện bài tập thể lực, bài tập bổ trợ, dẫn dắt và trò chơi vận động sử dụng trong huấn luyện SMTĐ cho VĐV chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong thực tế.
Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng SMTĐ của VĐV. Kết quả cho thấy, tỷ lệ VĐV có trình độ SMTĐ loại tốt và khá của Bộ Công an thấp hơn so với đội Hà Nội, Thanh Hóa và Hưng Yên. Chính vì vậy, phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2. Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn được 92 bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, đồng thời xây dựng được kế hoạch ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an năm 2019. Các bài tập được lựa chọn gồm: Nhóm bài tập phát triển SMTĐ chung: 32 bài tập và nhóm bài tập phát triển SMTĐ chuyên môn: 60 bài tập
3. Quá trình nghiên cứu đã ứng dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch phát triển SMTĐ đã xây dựng của luận án vào thực tế và đánh giá hiệu quả. Kết quả, các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và kế hoạch đã xây dựng của luận án đã có hiệu quả cao trong việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an.
Kiến nghị
1. Kiến nghị với Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Bộ Công an: Sử dụng các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn và tiến trình huấn luyện SMTĐ đã xây dựng của luận án trong việc phát triển SMTĐ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an và sử dụng tiêu chuẩn đã xây dựng trong đánh giá SMTĐ cho VĐV.
2. Kiến nghị với các đơn vị huấn luyện Pencak Silat tại Việt Nam: Tham khảo các bài tập phát triển SMTĐ đã lựa chọn, tiến trình huấn luyện SMTĐ đã xây dựng và tiêu chuẩn đánh giá SMTĐ của luận án trong quá trình huấn luyện VĐV Pencak Silat trẻ.
3. Kiến nghị với các nghiên cứu tiếp theo: Mở rộng hướng nghiên cứu của luận án để xây dựng hệ thống các bài tập toàn diện trong quá trình huấn luyện VĐV Pencak Silat trẻ tại Việt Nam.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Xuân Hải (2020), Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, Tạp chí Khoa học Đào tạo và Huấn luyện thể thao, Số (2), tr. 52 - 57 .
2. Nguyễn Xuân Hải, (2020), Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Pencak Silat Bộ Công an, Tạp chí Khoa học thể thao, Số (3), tr.53-56.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cao Hoàng Anh (2000), “Nghiên cứu một số bài tập phát triển thể lực cho vò sinh nam Karatedo lứa tuổi 15 – 16”, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. | |
2. | Nguyễn Ngọc Anh (2016), “Nghiên cứu sự biến đổi hình thái, chức năng tâm, sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển Quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm”, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học TDTT |
3. | Aleco B (1996), “Huấn luyện sức mạnh của KevinYan” (Huy Tường dịch), Thông tin khoa học kỹ thuật TDTT, (3), tr. 24 - 30 |
4. | Aulic I. V (1982), Đánh giá trình độ tập luyện thể thao (Phạm Ngọc Trâm dịch), Nxb TDTT, Hà Nội. |
5. | Baigunop I.A, Kosmatop I.I, Domanhin P.V (1983), Chương trình chuẩn bị kỹ thuật cho vận động viên trẻ, Nxb TDTT, Matxcova |
6. | Bandarevski I. A (1970), Độ tin cậy của các test thực nghiệm trong thể thao, Nxb TDTT, Mátxcơva. |
7. | Bansevich (1980), Các nguyên tắc về phương pháp trong thử nghiệm sư phạm nhằm tuyển chọn và dự báo trong thể dục thể thao, Nxb TDTT, Matxcơva. |
8. | Ban chấp hành Trung ương (2002), Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 23 tháng 10 năm 2002 của Ban Bí thư về phát triển thể dục thể thao đến năm 2010. |
9. | Ban chấp hành Trung ương (2011), Nghị quyết Số: 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 01 tháng 12 năm 2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục, thể thao đến năm 2020. |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 14
- Xây Dựng Nội Dung Huấn Luyện Sức Mạnh Tốc Độ Cho Nam Vận Động Viên Pencak Silat Bộ Công An
- Bàn Luận Về Kế Hoạch Phát Triển Smtđ Đã Xây Dựng Cho Nam Vđv Pencak Silat Bộ Công An
- Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 18
- Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vận động viên Pencak Silat Bộ Công an - 19
- Cách Thực Hiện Cụ Thể Các Bài Tập
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
11. | Bộ Tài chính – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2011), Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với VĐV, HLV thể thao thành tích cao. |
12. | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2244/QĐ- BVHTTDL ngày 27 tháng 6 năm 2016 ban hành Chương trình hành động của Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. |
13. | Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và thể thao, Nxb TDTT thành phố HCM. |
14. | Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, Nxb TDTT thành phố HCM. |
15. | Dương Nghiệp Chí (1983), Đo lường thể thao, Nxb TDTT Hà Nội. |
16. | Chính phủ (2007), Trong nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thể dục, thể thao. |
17. | Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh thái (2002), Công nghệ đào tạo vận động viên trình độ cao, Nxb TDTT, Hà Nội |
18. | Daxiorơxki V.M (1978), Các tố chất thể lực của VĐV, Nxb TDTT, Hà Nội. |
19. | Diatrocop V (1963), Rèn luyện thể lực của VĐV (Nguyễn Trình dịch), Nxb TDTT, Hà Nội. |
20. | Trần Vân Dung (2013), “Nghiên cứu nội dung và phương pháp tập luyện vòng tròn theo trạm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV Pencak silat lứa tuổi 15 – 16 Công an nhân dân”, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. |
21. | Trần Đức Dũng và cộng sự (2005), Giáo trình Pencak Silat, Nxb TDTT, |