Quy Mô Và Tốc Độ Tăng Lượng Tiêu Thụ Nội Địa Cà Phê Của Đắk Lắk


phẩm, người tiêu dùng trong nước cũng rất dễ tính trong các yêu cầu về chất lượng, chủng loại sản phẩm. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các lô hàng kém chất lượng, hàng loại thải của các doanh nghiệp đều được bán ở thị trường trong nước, cho các nhà rang xay để chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan.

Yếu tố hạn chế của cầu nội địa đối với lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân không chỉ thể hiện ở sự yếu ớt của thị trường trong nước mà còn thể hiện qua nhận thức của các nhà kinh doanh cà phê về tầm quan trọng cũng như tác động của cầu nội địa đối với việc tạo lập và nâng cao lợi thế cạnh tranh sản

phẩm cà phê. Điểm đánh giá bình quân của các doanh nghiệp về

mức độ

tác

động của cầu nội địa đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân đều rơi vào khoảng điểm “không ảnh hưởng” (Phụ biểu 21).


Biểu đồ 3 12 Quy mô và tốc độ tăng lượng tiêu thụ nội địa cà phê của 1

Biểu đồ 3.12 Quy mô và tốc độ tăng lượng tiêu thụ nội địa cà phê của Đắk Lắk

Nguồn: Phụ biểu 17



Biểu đồ 3 13 Tỷ lệ tiêu dùng nội địa của Viêt Nam Đắk Lắk và một số 2

Biểu đồ 3.13 Tỷ lệ tiêu dùng nội địa của Viêt Nam (Đắk Lắk) và một số nước

(%)

Nguồn:Phụ biểu 18


Tóm lại, từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng sức mạnh của cầu trong nước, bao gồm cả quy mô, tăng trưởng và những đòi hỏi từ phía cầu còn hạn chế nên chưa tạo đòn bẩy tích cực để tạo lập lợi thế cạnh tranh, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường thế giới.

3.2.4 Các ngành hỗ trợ và đầu tư công

3.2.4.1 Ngành sản xuất và cung ứng phân bón

Toàn tỉnh Đắk Lắk có 6 doanh nghiệp sản xuất phân bón, tổng công suất 60 nghìn tấn 1 năm, chủ yếu sản xuất phân vi sinh để cung cấp cho các hộ sản xuất cà phê (Phụ biểu 19). Ngoài ra, mỗi năm các hộ nông dân có thể tự sản xuất hàng chục nghìn tấn phân vi sinh từ nguyên liệu vỏ cà phê để làm phân bón.

Tổng cầu về phân bón cho sản xuất cà phê hàng năm của Đắk Lắk

khoảng 540 ­ 600 nghìn tấn, bao gồm các loại phân đạm, lân, kali, NPK và phân vi sinh; trong đó phân vi sinh và lân hoàn toàn có khả năng được cung ứng bởi các nhà sản xuất ở trong nước. Hầu hết lượng phân kali và 40 đến 50% lượng phân đạm

vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu với mức giá biến động thất thường

(Bảng 3.23). Giá phân bón nhập khẩu liên tục tăng cao là một trong những nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm cà phê nhân (Phụ biểu 2).


Bảng 3.23 Khả năng cung ứng phân bón cho sản xuất cà phê của tỉnh Đắk Lắk

STT

Khoản mục

Cầu phân bón

(nghìn tấn)

Khả năng cung

ứng nội địa (%)

Nhà cung cấp chính

1

Phân vi sinh

180 ­ 200

100

Trong tỉnh

2

Phân đạm

70 – 80

50 ­ 60

Nhà máy đạm Phú Mỹ

3

Phân lân

80 – 90

100

Công ty cổ phần phân bón Miền Nam

4

Phân Kali

60 – 70

0



5


Phân NPK


150 – 160


80 ­ 90

Công ty cổ phần phân bón Miền Nam, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào kết quả khảo sát hộ nông dân và các đơn vị sản xuất ­ kinh doanh phân bón trong tỉnh

Khó khăn đối với hộ nông dân là khoản chi phí thực tế mà họ phải trả (giá phân bón) thường cao hơn nhiều so với mức giá nhập khẩu, do mạng lưới phân phối rườm rà, với nhiều khâu trung gian. Nông dân ở các xã vùng sâu, vùng xa phải mua phân bón của các cửa hàng trong xã với mức giá cao hơn từ 24 đến 43% so với mức giá nhập khẩu (Bảng 3.24). Đây là khoản chênh lệch thực sự rất lớn, đã làm tăng gánh nặng về tài chính cho các nông hộ trồng cà phê. Do vậy, để giải quyết bài toán về nguồn cung phân bón cho sản xuất cà phê thì ngoài việc tăng cường khả năng cung cấp nội địa, cần phải cải tiến hệ thống phân phối từ doanh nghiệp đến hộ nông dân, giảm thiểu các khâu trung gian để giảm giá thành phân bón.

Bảng 3.24 So sánh giá phân bón thực tế nông dân phải trả với giá nhập khẩu

Loại phân

bón

Giá nhập khẩu

(đồng/kg)

Giá thực tế nông dân

phải trả (đồng/kg)

So sánh (% giá thực

tế/ giá nhập khẩu)

Đạm

5 995

7 420

124

Kali

7 538

10 780

143

NPK

7 258

9 430

130


Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam và kết quả khảo sát nông hộ


3.2.4.2 Dịch vụ khuyến nông và tín dụng

* Công tác khuyến nông

Khuyến nông là con đường ngắn nhất để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật về với người nông dân. Thông qua các chương trình khuyến nông, nông dân dễ dàng tiếp cận được với kiến thức và công nghệ mới, qua đó ra quyết định sản xuất phù hợp với quy trình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Chất lượng của công tác khuyến nông phụ thuộc khá lớn vào đội ngũ và mạng lưới khuyến nông từ cấp tỉnh xuống cấp xã. Năm 2010, toàn tỉnh Đắk Lắk có 270 cán bộ khuyến nông (Phụ biểu 20), trong đó 11,48% là cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, 23,70% cấp huyện và 64,82% cấp xã. Trình độ của cán bộ khuyến nông cũng được cải thiện đáng kể (Bảng 3.25), 95% số lượng cán bộ khuyến nông cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ từ cao đẳng trở lên. Số cán bộ này hàng năm được đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ (hàng năm có khoảng 24 đến 30 lớp đào tạo dành cho 680 đến 1.000 lượt cán bộ), có thể đáp ứng được yêu cầu cập nhật kỹ thuật và phương pháp mới.

Về đầu tư cho công tác khuyến nông, ngoài nguồn kinh phí do Nhà nước cấp, người sản xuất còn nhận được sự hỗ trợ lớn từ các chương trình, dự án như

chương trình khuyến nông quốc gia, chương trình giảm nghèo, dự án giống…

Trong tổng số hơn 3,8 tỷ kinh phí dành cho khuyến nông tỉnh Đắk Lắk năm 2010, kinh phí từ các chương trình và dự án chiếm 46% (Phụ biểu 20). Đây là điều kiện tốt giúp nông dân tăng cường khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cà phê để nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Bảng 3.25 Trình độ của cán bộ khuyến nông



STT


Trình độ

Cán bộ cấp tỉnh

Cấp huyện

Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

1

Trên đại học

3

9,68

1

1,56



2

Đại học

23

74,19

59

92,19

3

Cao đẳng

3

9,68

0

0

4

Trung cấp

1

3,23

4

6,25

5

Sơ cấp

1

3,23

0

0

Tổng số

31

100

64

100

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk [47]

Tuy vậy, hoạt động khuyến nông còn một số hạn chế sau:

+ Số lớp tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực cà phê còn ít (mới chỉ chiếm 12,5% tổng số lớp).

+ Đội ngũ cán bộ khuyến nông còn mỏng (bình quân 1 huyện có 4,6 cán bộ, 1 xã có 1,14 cán bộ và con số này không tăng trong 3 năm 2008 ­ 2010), trình độ cán bộ khuyến nông cấp xã còn hạn chế, hầu hết mới đạt trình độ sơ cấp, việc phát triển đội ngũ cộng tác viên còn yếu, chưa có sức hút lôi cuốn sự tham gia.

+ Công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến hộ nông dân còn yếu, hình thức nghèo nàn. Số hộ nông dân trồng cà phê tham dự các lớp tập huấn khuyến nông mới chỉ chiếm 47% và bình quân mỗi hộ tham gia tập huấn 1,38 lần trong năm. Hình thức tập huấn chủ yếu là huấn luyện kỹ thuật (82% số hộ tham gia tập huấn) như quản lý phân bón, phòng trừ dịch hại và biện pháp tưới nước; hội thảo (12%); tham quan và mô hình trình diễn (3%). Do đó, tác động của chương trình khuyến nông đối với thực tiễn sản xuất cà phê ở các hộ nông dân chưa thực sự hiệu quả (tổ chức sản xuất và chế biến ở các nông hộ còn nhiều bất cập làm hạn chế chất lượng và hiệu quả, nội dung phân tích ở mục 3.2.1.3).

* Tín dụng cho phát triển cà phê

Sản xuất, kinh doanh cà phê đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, trong khi đó phần lớn các hộ nông dân và doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn. Trong nhiều

năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại mà điển hình là Ngân hàng Nông

nghiệp & PTNT, và các tổ chức tín dụng khác đã thực hiện khá tốt chức năng cho


vay vốn đối với sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, tổng dư nợ phát triển cà phê của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Đắk Lắk là 2.200 tỷ đồng, chiếm 30% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, trong đó dư nợ cho vay thu mua chiếm 38,4%, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm 59,8%.

Đối với hộ nông dân sản xuất cà phê, năm 2010 có 57% số hộ vay vốn. Nguồn vốn vay khá đa dạng, bao gồm từ Ngân hàng, các tổ hội, vay của tư nhân

và mua chịu vật tư

phân bón. Việc vay vốn từ

mỗi tổ

chức (cá nhân) đều có

những thuận lợi và khó khăn nhất định từ số lượng vốn vay, lãi suất đến các thủ tục vay vốn (Bảng 3.26). Thực tế nông dân sản xuất cà phê vẫn phải vay vốn với mức lãi suất rất cao, ngay cả khi vay của Ngân hàng Nông nghiệp, trong khi thủ tục vay vốn chưa được cải thiện nhiều. Đối với nhiều hộ nông dân, việc tiếp cận với ngân hàng hay các tổ hội khó khăn, thì giải pháp khá khả thi là vay vốn tư nhân (người quen) và mua chịu phân bón, mặc dù mức lãi suất cao nhưng thủ tục đơn giản, dễ thực hiện. Thực tế là vậy, song khó khăn lớn nhất của các hộ nông dân là số lượng vốn vay không đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh (Biểu đồ 3.14), nông dân sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao để có thể vay được lượng vốn lớn.

Bảng 3.26 Tình hình vay vốn của các nông hộ trồng cà phê


Nguồn vay

Tỷ lệ

(%)

Lãi suất

(% năm)

Lượng vốn vay

(tr.đồng/hộ)

Thủ tục

vay vốn

Tỷ lệ hộ vay vốn (%)

57,00




Trong đó, nguồn vay:





Ngân hàng NN&PTNT

65,00

17,92

20,08

Phức tạp

Ngân hàng chính sách

8,77

10,72

13,33

Phức tạp

Tổ, hội

8,77

18,54

15,25

Phức tạp

Tư nhân

10,53

21,17

15,67

Đơn giản

Mua chịu phân bón

37,00

19,43

12,00

Đơn giản

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ và các tổ chức tín dụng nông thôn



Biểu đồ 3 14 Khó khăn của hộ khi vay vốn Nguồn Kết quả khảo sát nông hộ 3

Biểu đồ 3.14 Khó khăn của hộ khi vay vốn

Nguồn: Kết quả khảo sát nông hộ tháng 3 năm 2011

3.2.4.3 Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng được coi là một yếu tố môi trường vi mô quan trọng của lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm cà phê nhân. Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã có những đầu tư thỏa đáng cho việc cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn Đắk Lắk qua các chương trình phát triển giao thông nông thôn, điện và xây dựng hệ thống mạng tưới thủy lợi đến tận các khu vực sản xuất cà phê. Điều đó đã giúp cho người dân ở Đắk Lắk có điều kiện tốt hơn để phát triển sản xuất cà phê, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh.

­ Hệ thống giao thông: Các khu vực trồng cà phê tập trung, chuyên canh của Đắk Lắk được phân bố ở các địa bàn vành đai quanh thành phố trung tâm

Buôn Ma Thuột, với khoảng cách từ 30 đến 60 km, trong đó hơn 70% tuyến

đường đã được nhựa và bê tông hóa. Tuy vậy, khó khăn đối với ngành sản xuất cà phê đó là khoảng cách từ các xã đến trung tâm huyện khá xa và chất lượng đường giao thông nông thôn đều rất kém (đến năm 2010 mới chỉ có 52% đường huyện và 25% đường xã được trải nhựa và bê tồng hóa, Bảng 3.27). Điều này dẫn đến những khó khăn mà hộ nông dân phải gánh, đó là i) Góp phần là gia tăng chi phí vận chuyển, giá vật tư đến hộ nông dân cao hơn nhiều so với mức giá nhập khẩu (Bảng 3.24); ii) Không tiếp cận được với kênh tiêu thụ hiện đại (giao dịnh sản phẩm trực tiếp qua Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột hay bán trực tiếp cho các doanh nghiệp lớn, uy tín), nông dân dễ gặp rủi ro do bán ký gửi sản


phẩm cho đại lý tại xã và iii) Khó tiếp cận thông tin sản xuất, thị trường và công nghệ.

Bảng 3.27 Tỷ lệ nhựa và bê tông hóa đường giao thông của Đắk Lắk (%)


Loại đường

2008

2009

2010

­ Đường tỉnh lộ (đến trung tâm huyện)

71,9

73,6

75,4

­ Đường huyện (đến trung tâm xã)

41,7

46,6

52,0

­ Đường xã (đến các thôn, buôn)

16,7

20,4

25,0

Nguồn: Sở Công Thương và UBND tỉnh Đắk Lắk

­ Hệ thống điện: Điện được coi là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với sản xuất, là cơ sở để thực hiện cơ giới hóa trong khâu tưới và chế biến cà phê chất lượng cao. Mặc dù các khu vực dân cư ở địa bàn nông thôn Đắk Lắk phân bố không tập trung, gây khó khăn cho việc xây dựng hệ thống điện; Tuy nhiên, được sự quan tâm của Nhà nước, đến năm 2010, mạng lưới điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất của dân cư đã được bao phủ trên 95% số hộ của cả tỉnh (tăng 5% so với năm 2008). Nhờ vậy, sản xuất cà phê ở các hộ nông dân vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk đã có điều kiện để áp dụng cơ giới hóa (đầu tư hệ thống tưới tự động, lò sấy…) để tiết kiệm chi phí (lao động, nhiên liệu), nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

­ Hệ thống thủy lợi: Tưới cà phê là một khâu vô cùng quan trọng để bảo đảm năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê. Đắk Lắk là tỉnh

có tỷ

lệ diện tích cà phê được tưới cao nhất so với cả

nước và vùng Tây

Nguyên. Diện tích cà phê được tưới của cả tỉnh là 166.090 ha, chiếm 91%

tổng diện tích cà phê (Bảng 3.28).

Tổng công trình thủy lợi của cả

tỉnh là

558, khả năng tưới 104.600 ha, trong đó tưới cho cà phê là 42.154 ha (chiếm 40%, còn lại là tưới cho lúa và các cây trồng khác). Tuy nhiên, diện tích cà phê được tưới từ nguồn nước thủy lợi mới chỉ đáp ứng được 25%, 75% diện tích được tưới từ nguồn nước ngầm qua hệ thống giếng khoan và giếng đào của hộ gia đình. Trong điều kiện nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt, khả năng đáp ứng nước tưới suy giảm thì nhu cầu về nguồn nước từ các mương thủy lợi phục vụ

Xem tất cả 245 trang.

Ngày đăng: 09/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí