Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 9

54


Ưu tiên 1: Rất đồng ý (5 điểm); Ưu tiên 2: Đồng ý (4 điểm);

Ưu tiên 3: Đồng ý 1 phần (3 điểm); Ưu tiên 4: Không đồng ý (2 điểm); Ưu tiên 5: Rất không đồng ý (1 điểm).

Trong phân tích giá trị trung bình trong thang đo Likert, giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum)/n=(5-1)/5=0,8.

Dựa trên giá trị khoảng cách là 0,8 giá trị trung bình được đánh giá theo mức như sau:

1,00 – 1,80: Yếu;

1,81 – 2,60: Trung bình;

2,61 – 3,40: Khá;

3,41 – 4,20: Tốt;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

4,21 – 5,00: Rất tốt.

Dựa trên phương pháp này, đề tài đã tiến hành phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá và các bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV cử tạ lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia. Kết quả đánh giá được trình bày cụ thể tại chương 3 của luận án.

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 9

2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm

Đề tài sử dụng phương pháp quan sát sư phạm để thu thập những thông tin cần thiết từ đối tượng nghiên cứu, phát hiện các vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài, đánh giá được thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV ở các đơn vị huấn luyện và các phương pháp mà các HLV thường sử dụng để phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ. Phương pháp này còn được sử dụng để quan sát các test, chỉ số đánh giá trình độ tập luyện sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 [35], [55], [75].

2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

55


Để đảm bảo tính khách quan, khoa học ở khâu kiểm tra đánh giá trong quá trình nghiên cứu ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho nam VĐV lứa tuổi 15 - 16, đề tài tiến hành xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá tố chất sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16, đồng thời xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho những test đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo được phép sử dụng [3], [10], [16], [35], [49], [55], [75].

Luận án đã kiểm tra các test sau:

Lực đạp chân (kg)

- Mục đích: Đánh giá sức mạnh của nhóm cơ chi dưới.

- Phương tiện sử dụng: Lực kế đạp chân điện tử của Nhật.

- Cách thực hiện: Đối tượng kiểm tra đứng hai chân trên lực kế, trùng khớp gối, trọng tâm hạ thấp, thân trên đổ về trước, hai tay nắm chắc tay nắm duỗi thẳng hoàn toàn đặt trên khớp gối, lưng giữ chặt, ngực căng. Bằng một động tác đạp mạnh hai chân vào lực kế gắng hết sức cho đến khi màn hình của lực kế chỉ kết quả thì dừng lại. Thực hiện thử 2 lần lấy kết quả lần cao nhất.

Lực kéo cơ lưng (kg)

- Mục đích: Đánh giá sức mạnh nhóm cơ lưng.

- Phương tiện sử dụng: Lực kế lưng điện tử của Nhật.

- Cách thực hiện: Đối tượng kiểm tra hai chân đứng thẳng trên lực kế, thân trên đổ về trước tạo với chân một góc vuông, lưng thẳng, hai tay nắm vào cánh tay đòn của lực kế dùng cơ lưng kéo mạnh lực kế gắng hết sức cho đến khi màn hình của lực kế chỉ kết quả thì dừng lại. Mỗi VĐV được thực hiện thử 2 lần lấy thành tích cao nhắt.

Chạy 30m XPC (s)

- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ.

- Cách thực hiện: VĐV thực hiện đủ 4 giai đoạn trong kỹ thuật chạy cự ly ngắn (xuất phát, chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích). Theo hiệu

56


lệnh "vào chỗ", VĐV tiến ra trước và chuẩn bị ở tư thế xuất phát cao. Theo hiệu lệnh "sẵn sàng", các tư thế thân người, tay, chân, trọng tâm cơ thể VĐV thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật đã được huấn luyện. Trong đó phải tập trung chú ý để nghe hiệu lệnh xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh "xuất phát", VĐV phải đột ngột lao nhanh về trước bằng cách đạp mạnh hai chân và đánh tay nhanh. Sau đó thực hiện tiếp các giai đoạn sau theo yêu cầu kỹ thuật và chuyên môn đặt ra.

- Dụng cụ đo: Sử dụng đồng hồ điện tử TAGHeuer-timing của Thuỵ Sỹ.

Đo chính xác đến 1/100 giây.

- Yêu cầu kỹ thuật và cách đánh giá: VĐV thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật trong chạy cự ly ngắn với sự gắng sức tối đa.

Bật xa tại chỗ (cm)

- Mục đích: Để đánh giá sức mạnh bột phát.

- Đối tượng kiểm thực hiện bật xa tại chỗ trên thảm cao su giảm chấn.

- Thước đo là một thanh hợp kim dài 3m, rộng 0,3m đặt trên mặt phẳng nằm ngang, được ghim chặt xuống thảm để tránh xê dịch trong quá trình kiểm tra. Kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát.

- Đối tượng thực hiện đứng hai chân rộng bằng vai, ngón chân đặt sát mép vạch xuất phát, tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gấp khớp khuỷu, gập thân, hơi lao người về trước, đầu hơi cói, hai tay hạ xuống dưới, ra sau (giống tư thế xuất phát trong bơi), dùng hết sức phối hợp toàn thân, bấm mạnh đầu ngón chân xuống đất bật nhảy ra xa (đầu ngón chân chạm mép ngoài của vạch xuất phát), đồng thời hai tay cũng vung mạnh ra trước, khi bật nhảy và khi tiếp đất hai chân tiến hành đồng thời cùng lúc.

Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến vệt cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên nền đất), chiều dài lần nhảy được tính bằng đơn vị cm. Thực hiện 2 lần lấy lần xa nhất.

Bật với bảng (cm)

57


Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát.

Dụng cụ đo: Bảng bóng chuyền có đề sẵn thước đo.

Cách thực hiện: VĐV tay thuận bôi bột phất vào các đầu ngón tay, đứng 2 chân song song, trùng gối dưới bảng bật cao của bóng chuyền, khi có hiệu lệnh của người kiểm tra, người thực hiện thực hiện động tác nhún lấy đà bật với chạm tay vào bảng bóng chuyền. Mỗi người được thực hiện 2 lần lấy thành tích cao nhất.

Cử giật (kg)

- Mục đích: Đây là nội dung thi đấu chính thức của môn cử tạ, đánh giá toàn diện đối với VĐV về tất cả các mặt kỹ thuật, sức mạnh, thể lực, khả năng phối hợp vận động, ý chí, tâm lý, đặc biệt kỹ thuật và sức mạnh tối đa.

- Dụng cụ đo: Trọng lượng tạ được quy định theo luật thi đấu ở mỗi bộ tạ thi đấu tiêu chuẩn.

- Cách thực hiện: Thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân VĐV. VĐV nắm chắc đòn tạ, lòng bàn tay hướng xuống dưới và vào trong. Bằng một động tác duy nhất thực hiện động tác cử giật từ sàn lên trên đầu, hai tay giơ thẳng, trong khi thực hiện động tác đón tạ bằng cách tách chân hay bằng cách cắt kéo. Trong quá trình chuyển động liên tục này, thanh đòn tạ lướt qua đùi, phần bụng và thân mình. Trong quá trình giật tạ, ngoài hai bàn chân, không một bộ phận nào của cơ thể được chạm sàn. Trọng lượng sau khi được nâng lên phải được giữ bất động, chân và tay thẳng, hai bàn chân thẳng hàng nhau cho đến khi có tín hiệu của trọng tài cho hạ tạ xuống sàn.

Cử đẩy (kg)

- Mục đích: Đây là nội dung thi đấu chính thức của môn cử tạ, đánh giá toàn diện đối với VĐV về tất cả các mặt kỹ thuật, sức mạnh, thể lực, ý chí, tâm lý, đặc biệt kỹ thuật và sức mạnh tối đa.

Lên ngực:

58


- Cách thực hiện: Bằng một động tác duy nhất thực hiện động tác kéo tạ từ sàn lên trên vai và thực hiện động tác ngồi đón tạ bằng cách tách chân. Trong quá trình chuyển động liên tục này, thanh đòn tạ lướt qua đùi, bụng và thân mình, thanh đòn tạ không được chạm vào ngực trước tư thế cuối cùng. Sau đó thanh đòn tạ được đặt trên xương đòn hoặc phần ngực từ mức núm vú trở lên hoặc được giữ trên cánh tay đã co gấp hoàn toàn. Hai bàn chân phải được thu về trên cùng một đường thẳng, chân đứng thẳng trước khi thực hiện phần đẩy.

Đẩy từ ngực:

- Tư thế chuẩn bị: Sau khi lên ngực hai chân đứng cách nhau 15-20 cm hoặc rộng hơn mũi bàn chân mở sang bên trên một đường thẳng nằm ngang, lưng chặt, ngực căng.

- Cách thực hiện: VĐV lấy hơi nín thở, bằng một động tác trùng khớp gối hạ thấp trọng tâm tạo đà bật mạnh hai chân căng hết khớp cổ chân, khớp gối, hông đồng thời sốc vai để đẩy tạ lên và thực hiện động tác đón tạ bằng động tác cắt kéo, hai tay duỗi thẳng lên cao hết mức. Sau đó thu hai chân về trên cùng một đường thẳng, chân và tay thẳng hoàn toàn chờ lệnh của trọng tài cho phép hạ tạ.

Giật cao (kg)

- Mục đích: Đây là động tác thi đấu chính thức thứ hai của môn cử tạ, đánh giá toàn diện đối với VĐV về tất cả các mặt kỹ thuật, sức mạnh, thể lực, ý chí, tâm lý, đặc biệt kỹ thuật và sức mạnh tối đa.

- Cách thực hiện: Thanh đòn tạ được nằm ngang phía trước cẳng chân VĐV. VĐV nắm chắc đòn tạ, lòng bàn tay hướng xuống dưới và vào trong. Bằng một động tác duy nhất thực hiện động tác cử giật đạp mạnh hai chân bật căng cổ chân, khớp gối, khớp hông đồng thời sốc khớp vai đẩy tạ lên trên hai tay duỗi thẳng phối hợp với hai chân ngồi đón tạ ở tư thế ½ bằng cách tách chân sang ngang.

Mượn lực đẩy (kg)

59


- Mục đích: Đánh giá sức mạnh bột phát.

- Tư thế chuẩn bị: Sau khi thực hiện động tác lên ngực, hai chân đứng cách nhau khoảng 15-20 cm hai mũi bàn chân nằm trên một đường thẳng nằm ngang, tay nắm tạ rộng hơn vai, cùi trỏ hạ thấp hơn vai, lưng ép chặt, ngực căng, bụng hóp.

- Cách thực hiện: VĐV lấy hơi nín thở, bằng một động tác trùng khớp gối hạ thấp trọng tâm tạo đà bật mạnh hai chân căng hết khớp cổ chân, khớp gối, hông đồng thời xốc vai để đẩy tạ lên và thực hiện động tác đón tạ trên hai chân và hai tay duỗi thẳng lên cao hết mức, hai bàn chân giữ nguyên tư thế ban đầu, sau 2-3 giây hạ tạ xuống sàn.

Gánh trước (kg)

- Mục đích: Đánh giá sức mạnh tối đa nhóm cơ chi dưới.

- Tư thế chuấn bị: Hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân được mở sang bên hình chữ V, tạ được đặt trước ngực, tay nắm tạ rộng hơn vai, hai cùi trỏ mở sang hai bên và cao bằng vai hoặc cao hơn vai một chút. Lưng ép chặt, bụng hơi hóp ngực căng, hai chân đứng thẳng.

- Cách thực hiện: Lấy hơi, dồn khí lên khoang ngực nín thở, thực hiện động tác ngồi xuống - đứng lên, sau khi đứng lên thở thở ra. Kết thúc động tác là trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Khi ngồi xuống hít vào, đứng lên thở ra.

Kéo rộng (kg)

- Mục đích: Đánh giá kỹ thuật, đánh giá sức mạnh tối đa.

- Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng cách nhau khoảng từ 10-20cm, mũi bàn chân được mở sang bên hình chữ V. Trùng khớp gối, hạ thấp trọng tâm, vai đổ về trước, vai cao hơn hông khoảng 15-20cm, hai tay cầm tạ với độ rộng khoảng hai vai tủy thuộc vào cấu trúc giải phẫu. Ở tư thế này lưng ép chặt, ngực căng, vai thả lỏng, hai tay thẳng. Vai, cùi trỏ và tay nắm tạ tạo thành một đường thẳng và đặt bên ngoài khớp gối, khớp gối mở sang hai bên bằng với mũi bàn chân.

60


- Cách thực hiện: VĐV nắm chắc đòn tạ, từ tư thế này bằng một động tác duy nhất thực hiện động tác kéo tạ kết thúc động tác bật thẳng khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông dồn trọng tâm lên hai nửa bàn chân trên rồi hạ tạ về tư thế ban đầu.

2.2.5. Phương pháp kiểm tra y - sinh

Luận án tiến hành kiểm tra, đánh giá các chỉ số y sinh, cụ thể như sau:

Kiểm tra hình thái: [29], [53], [56]

Rộng vai (cm):

- Dụng cụ: Compa nhân trắc lớn (thước cong lớn).

- Quy cách đo: Đối tượng được đo đứng thẳng bình thường. Đặt 2 đầu compa nhân trắc vào 2 mỏm cùng vai của đối tượng đo và đọc kết quả.

Chu vi lồng ngực (cm):

- Dụng cụ: Thước dây - loại dài 2m.

- Quy cách đo: người được kiểm tra đứng thẳng, bàn tay thả lỏng.

- Cách đo: Thước dây được đặt trên lồng ngực, phía lưng ngang góc dưới của xương bả vai, phía ngực ngang qua mũi ức, đo khi đối tượng đứng thẳng bình thường.

Chu vi vòng hông (cm):

- Dụng cụ : Thước dây mềm dài 2m.

- Quy cách đo: người được kiểm tra đứng thẳng tự nhiên. Thước dây được đặt qua nơi phình ra to nhất của mông, khi đo cần chú ý tới mặt phẳng ngang của thước khi đo phải song song với mặt đất.

Chu vi vòng đùi (cm):

- Dụng cụ: Thước dây mềm dài 2m.

- Quy cách đo: người được kiểm tra đứng rộng bằng 2 chân. Vòng đùi phải được đo dưới nếp ngấn mông. Chú ý mặt phẳng ngang của thước khi đo phải song song với mặt đất.

61


Chu vi vòng cánh tay (cm):

- Dụng cụ: Thước dây– loại dài 2m.

- Quy cách đo: người được kiểm tra đứng thẳng, 2 tay buông xuôi, thả lỏng tự nhiên. Đo chu vi ở giữa cánh tay (vòng thước phải song song với mặt đất).

Cấu trúc thành phần cơ thể: [29], [53], [56]

Phân tích cấu trúc thành phần cơ thể bằng máy Inbody của Viện Khoa học

– Công nghệ trường Đại học TDTT Bắc Ninh, quy trình sử dụng thiết bị được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Bật nguồn.

Bước 2: Kiểm tra các thông số đảm bảo cho hoạt động của máy: Nguồn điện, nhiệt độ cho phép.

Bước 3: Người được kiểm tra mặc quần ngắn, áo cộc, tháo bỏ tư trang như: giầy, dép, đồ trang sức, điện thoại... đứng cân bằng trên máy ở tư thế chuẩn, hai tay nắm cán cầm.

Bước 4: Nhập thông tin cá nhân của người được kiểm tra vào máy. Bước 5: Ấn nút start để kiểm tra

Sau khi kiểm tra, phần mềm máy sẽ tự động lưu trữ và đăng xuất kết quả ra phiếu in các chỉ số về thành phần cơ thể của từng đối tượng với đơn vị đo và hằng số tham chiếu.

Các thành phần cơ thể được luận án kiểm tra gồm: Protein (kg); Khối lượng cơ (kg); Khoáng (kg); Khối lượng mỡ (kg); tỷ lệ % cơ và tỷ lệ % mỡ.

2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Là phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài nhằm đưa các bài tập mới ứng dụng vào thực tế huấn luyện, qua đó kiểm nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các bài tập đó đến sự phát triển của sức mạnh của VĐV cử tạ thông qua các chỉ tiêu kiểm tra [10], [16], [35], [49], [55], [75].

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí