Các Công Trình Nghiên Cứu Có Liên Quan

46


sức mạnh tối đa và phẩm chất sức mạnh tốc độ, điều này chỉ đạt được hiệu quả thông qua bài tập với sự căng thẳng thể chất đến cực độ [74].

1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.6.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Các công trình nghiên cứu nước ngoài tiêu biểu là cuốn cử tạdo A.N. Vôrôbiep chủ biên xuất bản năm 2000 (dịch: Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Đại Dương, NXB TDTT, Hà Nội) [74] và Giáo trình cử tạ do giáo sư Dương Thế Dũng, Học viện Thể dục thể thao Thành Đô, Trung Quốc làm chủ biên [24]. Đây là hai công trình tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng trong định hướng nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án.

Trong cuốn Cử tạ do A.N. Vôrôbiep chủ biên xuất bản năm 2000 [74] đã trình bày một cách hệ thống, đầy đủ về huấn luyện VĐV cử tạ với một dung lượng lớn các số liệu minh họa về các VĐV cử tạ hàng đầu thế giới. Đây được xác định là cơ sở lý thuyết quan trọng trong quá trình huấn luyện VĐV cử tạ các cấp.

Tương tự như cuốn Cử tạ của A.N. Vôrôbiep, Giáo trình cử tạ do giáo sư Dương Thế Dũng, Học viện Thể dục Thành Đô, Trung Quốc làm chủ biên cũng trình bày một cách hệ thống về huấn luyện VĐV cử tạ với sự tham gia của hàng loạt nhà khoa học, HLV cử tạ hàng đầu của Trung Quốc. Giáo trình đề cập tới những vấn đề cơ bản và quan trọng của huấn luyện cử tạ, đó là:

Tổng quan về môn cử tạ. Kỹ thuật cử tạ.

Lý luận và phương pháp huấn luyện thể lực. Giảng dạy cử tạ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 219 trang tài liệu này.

Huấn luyện cử tạ. Thi đấu cử tạ.

Quy tắc kỹ thuật và tổ chức thi đấu cử tạ [24].

Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh cho vận động viên cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia - 8

47


Ưu điểm nổi bật của cuốn Giáo trình này là các luận điểm lý thuyết được minh họa rõ ràng bằng hệ thống các hình ảnh, số liệu liên quan của các VĐV Trung Quốc, một cường quốc về cử tạ trên thế giới hiện nay, rất phù hợp với đặc điểm giải phẫu, sinh lý của con người Việt Nam.

Ngoài ra còn có thể kể đến tác giả Trương Tiệp với đề tài: "Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên môn của nam vận động viên cử tạ Trung Quốc" (2011). Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu đánh giá thể lực chuyên môn của nam VĐV cử tạ Trung Quốc ở 2 hạng cân nhẹ là 56kg và 62kg. Hệ thống chỉ tiêu gồm thuộc 3 nhóm là: hình thái, chức năng và tố chất vận động [61].

1.5.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án tập trung vào 2 hướng nghiên cứu chính:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về phương pháp, phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV cử tạ.

Thứ hai, các nghiên cứu về tuyển chọn, đánh giá trình độ tập luyện của VĐV cử tạ.

Ở hướng thứ nhất có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Đỗ Đình Du (2002), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển sức mạnh tối đa cho VĐV cử tạ lứa tuổi 14-16 trong chương trình thể thao quốc gia tại trường Đại học TDTT I” [22].

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh tối đa cho VĐV cử tạ lứa tuổi 14-16 trong chương trình thể thao quốc gia tại trường Đại học TDTT I, từ đó đã lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập có hiệu quả cao nhằm phát triển sức mạnh tối đa cho VĐV.

Tác giả Vũ Đức Hoàng (2008), “Nghiên cứu ứng dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV cử tạ lứa tuổi 17 - 18 tỉnh Nghệ An” [32]…Kết

48


quả nghiên cứu đã lựa chọn được 05 test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn nữ VĐV cử tạ lứa tuổi 17 - 18 tỉnh Nghệ An là Chạy 30m XPC; Bật xa tại chỗ; Bật cao tại chỗ; Cử giật; Cử đẩy. Đồng thời lựa chọn và ứng dụng 19 bài tập phát triển thể lực chuyên môn nữ VĐV cử tạ lứa tuổi 17 - 18 tỉnh Nghệ An, đó là các bài tập: Chạy 30m XPC; Chạy 60m XPC; Bật nhảy 1 bước - 10 bước; Bật cầu thang; Bật cao tại chỗ; Bật xa tại chỗ; Ke bụng 900 trên thang gióng; Hất tạ ra sau; Cử giật; Cử đẩy; Gánh trước; Gánh sau; Kéo rộng; Kéo hẹp; Giật cao; Đẩy cao; Giữ tạ trên bục gỗ; Giật tạ treo và Lên ngực cao.

Ở hướng thứ 2, có thể kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả Ngô Ích Quân (2009), “Xác định Test kiểm tra trình độ tập luyện cho VĐV cử tạ giai đoạn chuyên môn hoá sâu”, (đề tài cấp cơ sở - Đại học TDTT Bắc Ninh) [51]. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được hệ thống các test kiểm tra và xây dựng bảng điểm, tiêu chuẩn phân loại và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp trình độ tập luyện cho VĐV cử tạ giai đoạn chuyên môn hóa sâu tại trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Ngô Ích Quân (2010)“Tỷ trọng ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến thành tích của VĐV cử tạ nam giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu” (đề tài cấp cơ sở - Đại học TDTT Bắc Ninh) [52]. Thông qua việc lựa chọn các test đánh giá các yếu tố cấu thành đến thành tích của VĐV cử tạ nam giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, đề tài đã xác định rõ tỷ trọng ảnh hưởng của các thành phần đến thành tích của VĐV. Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá TĐTL cũng như xác định tỷ trọng huấn luyện cho VĐV ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu.

Đặng Thị Hồng Nhung (2012), “Tuyển chọn tài năng VĐV môn cử tạ” (đề tài cấp cơ sở - Viện khoa học TDTT) [41]. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa kiến thức về tuyển chọn tài năng VĐV cử tạ, từ đó lựa chọn và xây

49


dựng tiêu chuẩn tuyển chọn VĐV cử tạ tài năng. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng vào công tác tuyển chọn cũng như đào tạo VĐV cử tạ.

Đinh Hùng Trường (2018), Đánh giá diễn biến lượng vận động tập luyện và thi đấu của VĐV cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia trong chu kỳ huấn luyện năm, [69]. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã:

Đánh giá được thực trạng nội dung chương trình huấn luyện và diễn biến lượng vận động tập luyện, thi đấu của VĐV cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia năm 2018.

Đánh giá tác động của lượng vận động lên trình độ chuẩn bị của VĐV cử tạ đội tuyển trẻ quốc gia lứa tuổi 15 - 16 trên 4 nội dung: hình thái; tố chất thể lực; tâm lý và kết quả thi đấu của VĐV cử tạ.

Đỗ Đình Du (2018), Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập luyện cho VĐV cử tạ đội tuyển Quốc gia Trung tâm đào tạo VĐV, trường ĐH TDTT Bắc Ninh, đề tài cấp cơ sở, trường Đại học TDTT Bắc Ninh [23] ... Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 17 test và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá TĐTL cho VĐV cử tạ lứa tuổi 15 - 16. Các test gồm: Gánh trước (kg); Gánh sau (kg); Cử giật (kg); Lên ngực ngồi sâu (kg); Giật cao (kg); Lên ngực cao (kg); Đẩy trên giá (kg); Giật thẳng chân (kg); Kéo cứng rộng (kg); Kéo cứng hẹp (kg); Mượn lực đẩy (kg); Đẩy trên giá (kg); Gập thân (kg); Phát lực kéo rộng (kg); Tạ trên giá gánh ½ (kg); Đứng đẩy (kg); Cử đẩy (kg);

Bên cạnh đó có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Đặng Văn Dũng (2012) với đề tài: Nghiên cứu xây dựng chương trình huấn luyện sức mạnh trên các hệ thống máy tập [25]. Mặc dù đối tượng của đề tài là sinh viên TDTT và phương tiện chính để phát triển sức mạnh là hệ thống bài tập trên các hệ thống máy tập. Song, kết quả nghiên cứu của đề tài này cũng là một cơ sở quan trọng đối với quá trình nghiên cứu luận án về chương trình huấn luyện sức mạnh cũng như đặc điểm phát triển của các chỉ tiêu kiểm tra về năng lực sức mạnh.

50


Các công trình nghiên cứu trong nước là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để luận án xác định các phương pháp, phương tiện huấn luyện và đánh giá trình độ VĐV cử tạ trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

1.7. Nhận xét chương 1.

Từ những phân tích trên, chúng tôi có những kết luận sau:

Cử tạ là môn thi đấu theo hạng cân, yếu tố quyết định thành tích của VĐV cử tạ là năng lực sức mạnh. Trong quá trình huấn luyện sức mạnh cho VĐV, việc lựa chọn bài tập, xác định lượng vận động có vai trò quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến thành tích thi đấu của VĐV. Để có thể điều khiển tốt việc sử dụng một cách có trọng điểm các bài tập phải xác định rõ nhiệm vụ cơ bản trong từng giai đoạn huấn luyện và phải chú ý tới thời gian ảnh hưởng tối ưu của từng bài tập. Muốn làm được điều đó trong quá trình HLTL cho người tập cần phải nắm vững các vấn đề sau: Nội dung bài tập thể lực; Hình thức của bài tập thể lực; Chất lượng bài tập thể lực; Cường độ của lượng vận động; Khối lượng của lượng vận động; Thời hạn của lượng vận động; Các phương pháp thực hiện lượng vận động; Cấu trúc của lượng vận động.

Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV cử tạ là các bài tập thể lực có động tác gần giống với động tác, kỹ thuật thi đấu cử tạ là cử giật và cử đẩy, các bài tập phối hợp giữa cử giật với cử đẩy và các bài tập khống chế, nhượng bộ của cơ bắp.

Phương pháp huấn luyện sức mạnh cho VĐV cử tạ: Căn cứ vào hình thức co cơ, luyện tập sức mạnh chủ yếu được chia thành hai loại chính: luyện tập sức mạnh động lực và luyện tập sức mạnh tĩnh lực. Phương pháp luyện tập sức mạnh động lực do các yếu tố: cường độ (trọng lượng phải gánh vác), số tổ, số lần lặp lại mỗi tổ, thời gian nghỉ giữa mỗi tổ tạo thành. Cùng với sự phát triển không ngừng của lý thuyết luyện tập hiện đại, luyện tập sức mạnh động lực đã trở thành

51


hình thức chủ yếu nhất và cơ bản nhất để phát triển sức mạnh VĐV trong thi đấu thể thao.

Lượng vận động của các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV cử tạ phải phù hợp với từng đối tượng có trình độ khác nhau ở các thời kỳ huấn luyện, phải cụ thể hóa về số lần nâng tạ, tổng trọng lượng, khối lượng và cường độ thực hiện … trong từng dạng kế hoạch huấn luyện.

52


Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.


2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bài tập phát triển sức mạnh cho VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 – 16 đội tuyển trẻ quốc gia.

2.1.2. Khách thể nghiên cứu

Đối tượng quan trắc gồm:

31 chuyên gia, HLV, giáo viên, nhà quản lý môn cử tạ trong cả nước.

10 VĐV cử tạ độ tuổi 15 - 16, khu vực phía Bắc. Thông qua đối tượng này, nhằm xác định hệ thống test kiểm tra đồng thời xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ nam từ 15 - 16 tuổi.

14 VĐV cử tạ nam lứa tuổi 15 - 16 của các tỉnh, thành, ngành như Yên Bái, Hải Dương, Bộ Công An, Thái Nguyên và Hải Phòng, Khánh Hòa được gọi lên đội tuyển trẻ quốc gia. Thông qua đối tượng này, nhằm tham khảo các quan điểm, vấn đề liên quan đến đề tài và đánh giá thực trạng sức mạnh của VĐV.

Đối tượng thực nghiệm: 10 VĐV cử tạ trẻ lứa tuổi 15 - 16 đội tuyển trẻ quốc gia và được tuyển lên từ các đơn vị tỉnh thành ngành trong cả nước. Thông qua đối tượng này đề tài xác định được hiệu quả của hệ thống bài tập sức mạnh được lựa chọn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Việc sử dụng phương pháp này nhằm hình thành cơ sở lý luận của đề tài, từ đó định hướng cho các nghiên cứu thực tiễn [35], [55], [75].

53


Bên cạnh việc phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan về công tác huấn luyện, đào tạo VĐV, đề tài tập trung phân tích, tổng hợp các tài liệu về huấn luyện thể lực nói chung, sức mạnh nói riêng cho VĐV cử tạ.

Kết quả sử dụng phương pháp này là xác định cơ sở lý luận của các bài tập huấn luyện sức mạnh, các test đánh giá năng lực sức mạnh cho cho VĐV cử tạ lứa tuổi 15 - 16, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã phân tích, tổng hợp 86 tài liệu tham khảo, trong đó có 04 bằng tiếng Anh và 06 tài liệu bằng tiếng Nga. Các tài liệu này được trình bày tại phần Tài liệu tham khảo.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn - toạ đàm

Sử dụng phương pháp này xác định cơ sở thực tiễn của các bài tập sức mạnh cũng như các test đánh giá thông qua ý kiến ý kiến của các nhà chuyên môn trong nước và nước ngoài đang giảng dạy, huấn luyện, quản lý môn cử tạ ở nước ta hiện nay, bằng hình thức phiếu hỏi và hình thức trao đổi mạn đàm.

Đối tượng phỏng vấn của đề tài là các HLV, giáo viên, chuyên gia, các nhà quản lý chuyên môn cử tạ trong cả nước… Những vấn đề mà đề tài quan tâm khi sử dụng phương pháp này là: Các hình thức huấn luyện sức mạnh, các test tiêu chuẩn sử dụng để kiểm tra và đánh giá sức mạnh cho VĐV cử tạ, các hình thức tổ chức tập luyện, thứ tự sắp xếp các bài tập huấn luyện theo các tố chất thể lực ưu tiên trong quá trình huấn luyện, khối lượng và cường độ khi sử dụng các bài tập ở các buổi tập trong chương trình huấn luyện năm cho VĐV cử tạ lứa tuổi 15 - 16. Đây là những căn cứ khoa học để lựa chọn và sắp xếp các bài tập phát triển các tố chất thành phần của sức mạnh một cách hợp lý và có hiệu quả cao trong quá trình nghiên cứu của đề tài [35], [55], [75].

Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phương pháp xác định chất lượng ý kiến đánh giá bằng thang độ Liker do nhà tâm lý học người Mỹ Likert xây dựng, các mức độ đánh giá được tiến hành trên thang điểm 5.

Xem tất cả 219 trang.

Ngày đăng: 20/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí