Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 12


Ngôn ngữ đ ờ i t h ư ờ n g , bình dị trong tiểu thuyếtHồ Quý Ly không nhiều, nhưng ở một số chi tiết miêu tả nhân vật, nó trở nên vô cùng đắt giá. Nhân vật nhờ đó hiện diện sinh động lạ thường. Chân dung Hồ Hán Thương lúc còn nhỏ qua đoạn miêu tả của Hồ Nguyên Trừng là một ví dụ như thế: “Hán Thương khóc khỏe lắm, nó khóc suốt ngày, suốt đêm. Chậm ăn: khóc. Chậm ỉa: khóc. Chậm chiều ý nó: khóc. Không bằng lòng: khóc. Đông người quá: khóc. Vắng người quá: khóc… Cứ thoáng trông thấy mặt tôi xuất hiện gần bà Huy Ninh là nó đuổi: Cút! Cút đi!” [22, tr.91]. Chính ở những chi tiết và miêu tả rất đời thường, nhân vật lịch sử được lột tả như một con người với đầy đủ tốt xấu, không “khô cứng” và “sao chép” như dữ liệu của chính sử.

Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn viết về làng quê và những con người nông dân Bắc Bộ, viết về tín ngưỡng dân gian - Đạo Mẫu của người Việt khiến lớp ngôn từ đ ờ i t h ư ờ n g bình dị được vận dụng thường xuyên và nhịp nhàng hơn. Có tới 30 câu hát dân gian là những bài ca dao, đối đáp, khóc người chết, những điệu hò, những bài rao của mõ làng và nhất là những bài hát ch ầu văn trong nghi lễ nhập đồng hầu Thánh xuất hiện trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. Nét độc đáo trong hình thức ngôn ngữ này là đem lại cho người đọc cảm giác vừa gần gũi, vừa say mê, thích thú. Đặc biệt, gắn với từng nhân vật, lời hát dân gian còn biểu hiện đời sống tâm hồn phong phú của người Việt. Đó là tiếng hát cao vút, lảnh lót của cô bé Nhụ giữa cánh đồng, cất lên điệu hát Xá rộn ràng, câu hát về bà chúa Thác Bờ: “Cảnh thanh xuân thiều quang soi tỏ/ Chúa Thác Bờ tiên nữ giáng sinh/ Họ Mường, áo trắng, đai xanh/ Lưng đeo xà tích, bên mình dao quai/ Đôi mắt phượng, hoa cài, trâm giắt/ Vầng trán xinh, vẻ mặt càng tươi/ Môi son như đóa hoa cười/ Thanh tân lịch sự mắt người thu ba” [23, tr.117].

R ồ i n h ữ n g câu vè đầy màu sắc châm biếm, giễu nhại của thanh


niên hai họ Đinh, họ Vũ ở làng Cổ Đình khiến người đọc bật cười:“Họ Vũ, làm chủ làng Đình/ Họ Đinh mà rình cơm nguội/ Họ Vũ là cú là cáo/ Họ Đinh là dinh ông nghè” [23; tr.121].

Ngoài ra, l ớp ngôn ngữ đ ời t hư ờn g nhuốm màu nhục cảm cũng là điểm nhấn ở các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh: “Đã xấu thế mà đàn bà chẳng ra đàn bà… Thì lúc vợ chồng ân ái với nhau ấy. Thật là buồn cho người đàn ông, khi người đàn bà lúc ấy lại chỉ biết nằm thượt ra như cây gỗ. Rồi cái miệng lúc ấy lại chỉ biết ú ú ớ ớ nữa chứ. Thật là chán mớ đời! Thật là nẫu cả ruột!” [23, tr. 560]. Rõ ràng, n gôn ngữ miêu tả tính dục rất đ ời thư ờng mà không thô thiển trong trang viết Nguyễn Xuân Khánh. Nó có khả năng truyền cho người đọc những tình cảm gần gũi, xúc động. Cuộc giao hoan của cô Mùi - người đàn bà Việt với Philippe Messmer cũng được tác giả miêu tả rất đẹp. Đó là sự trầm trồ, ngưỡng mộ của đại diện văn minh phương Tây với vẻ đẹp phồn thực và sức sống phương Đông: “Hắn lim dim mắt để cái ngai ngái ấy bò dần trong mũi, kích thích từ những vùng não bộ tối mò nhất trong hắn gọi chúng thức dậy. Để rồi cuối cùng, hắn đi vào trong nàng lúc nào chẳng hay. Một cảm giác thăm thẳm và hun hút lạ thường. Để rồi cuối cùng, hắn như kẻ bị tước vũ khí, run rẩy nằm trong vòng tay nhào nặn của người đàn bà” [26, tr.383].

Cái trần tục hàng ngày trong ngôn ngữ miêu tả nhân vật cũng xuất hiện ở tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Đó là những trang viết về mối tình của Hồ Nguyên Trừng với kì nữ Thanh Mai, của ông vua trẻ Thuận Tôn với cô cung nữ Ngọc Kiểm. Hình như, trong những cuộc tình ấy, nhà văn để các nhân vật khước từ quyền lực cao quý của mình, và trở thành những con người bản năng nhất, đam mê nhất, đời thường nhất. Thuận Tôn run rẩy, ngây dại trước sự quyến rũ mới mẻ của cung nữ Ngọc Kiểm: “Ông vua con hấp tấp, luống cuống, run rẩy đi vào lòng nàng. Và ngay lập tức, chợt thấy mênh mang,


ràn rụa… Trần Ngung rùng mình, co rúm lại, sợ hãi” [22, tr.409].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, sự có mặt của ngôn ngữ trần tục, đời thường không nhiều. Nhưng để làm rõ phần tối, những khoảng trống trong tâm hồn con người, Nguyễn Xuân Khánh vẫn dành những trang viết để miêu tả về đam mê và tham vọng cuồng nhiệt của các nhân vật. Cảnh tượng sư Vô Trần bên cô Nấm trong vườn cò được đặt trong không gian của ánh trăng ngút ngàn nên cái trần tục thô tháp hàng ngày dường như không còn chỗ đứng, ngôn từ lúc này được bao bọc trong ánh sáng của sự giao hòa, dâng tặng: “Khi cái yếm đào rơi xuống, Vô Trần đỡ lấy nó, nâng niu trên hai bàn tay, nghi lễ của một bước ngoặt, nghi lễ điểm đạo trần gian. Họ hiến dâng cho nhau có trăng sao làm chứng, có rừng tre rì rào hát khúc tụng ca, có đồng lúa tỏa mùi thơm được gió dẫn vào ướp hương cho cái nệm ái ân của họ” [24, tr.104].

Tóm lại, ngôn ngữ đời thường bình dị của cuộc sống hàng ngày kết hợp với ngôn ngữ đầy màu sắc thành kính, trang trọng trong miêu tả nhân vật được Nguyễn Xuân Khánh xử lí khá nhuần nhị, bên trong cái tục vẫn chan chứa cái thanh, bên trong cái kính cẩn, tôn nghiêm vẫn có dáng dấp cái đời thường, bình dị vì thế rất dễ đi vào lòng người đọc.

Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 12

3.2.2. Sử dụng các biểu tượng

Dưới ánh sáng của văn hóa Việt, văn hóa tâm linh, hình ảnh nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh cũng được mô tả qua một số biểu tượng độc đáo. Ngay ở phần mở đầu, chân dung Hồ Quý Ly, một con người đa mưu với khát vọng thống trị mạnh mẽ được tác giả thể hiện ngay trong hình ảnh giấc mơ “hầu mõm đỏ” lăm le trèo lên “lầu gà trắng” của Nghệ Hoàng. Hồ Quý Ly sinh năm Thân, cầm tinh con Khỉ, một hình ảnh ẩn dụ “hầu mõm đỏ” cũng đủ giúp người đọc hình dung phần nào về con người đáng sợ này. Biểu tượng nổi bật và ấn tượng nhất gắn với nhân vật Hồ Quý Ly phải


là hình ảnh đôi rồng đá trước điện thờ Nghệ Tông, sau này được tạc ở Tây Đô và ngọn lửa ấp ủ từ thời thơ bé.

Trong quan niệm của người phương Đông, rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng, cũng là con vật chỉ có trong tưởng tượng, mang biểu tượng của sức mạnh áp chế, cường lực vô biên. Đôi rồng được đích thân Quý Ly sai nghệ nhân làng Nhồi đẽo tạc có tư thế sắp bay, có dáng vẻ cương mãnh, và phải bay lên thực sự. Trong cử chỉ vuốt ve của Quý Ly với bờm rồng dựng đứng, thân rồng lượn cong dịu dàng, âu yếm chiếc móng rồng, phải chăng là niềm say mê và khao khát được trở thành con rồng của đất nước, thống trị và chế ngự vạn vật, muôn nhà? Niềm yêu thích của Quý Ly với ngọn lửa ngày còn nhỏ, cùng trò chơi giữ lửa với công chúa Huy Ninh và suy nghĩ: “Nhóm lửa không khó, nhưng rấm lửa mãi mãi mới là chuyện khó” [22, tr.566]. Đó không chỉ là cảm giác khi được nhìn thấy ánh sáng ấm nóng của ngọn lửa, mà còn là ngọn lửa tinh thần hun đúc ở con người đầy hoài bão và lí tưởng. Chính ngọn lửa ấy là sức mạnh để Hồ Quý Ly vượt qua nỗi ám ảnh, sự cô độc và sống dậy những tình cảm yêu thương thầm kín không dễ gì bày tỏ.

Thượng tướng Trần Khát Chân là nhân vật để lại ấn tượng cho người đọc không hẳn ở chiến thắng lẫy lừng diệt quân Chiêm Thành mà sử sách đã dẫn. Nhân cách cao đẹp ở vị tướng tài này còn được bộc lộ đầy ý nhị qua niềm đam mê của ông với khu Trại Mai. Những trang miêu tả đẹp nhất về Trần Khát Chân đều gắn liền với hình ảnh của rừng mai, cây mai, hoa mai, hương mai… Hoa mai trong quan niệm của nghệ sĩ phương Đông là biểu tượng của cốt cách thanh cao, tao nhã; phải chăng đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn ở con người này? Ông cũng tự nhận mình quá yêu những bông hoa súng, cái dáng thẳng đứng cương nghị của hoa súng giữa đầm, cũng chính là tính cách cứng cỏi, khẳng khái, không chịu khuất phục của Thượng tướng Trần Khát


Chân.

Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn ngập tràn những biểu tượng văn

hóa tâm linh và biểu tượng của thiên tính Nữ. Hình ảnh bà Tổ Cô linh thiêng trong đền Mẫu xuất hiện cùng hình ảnh của đôi rắn thần đôi ngựa ngài, như mang sức mạnh che chở cho con người và bảo vệ ngôi đền thờ Mẫu. Hình tượng rắn trong tâm thức dân gian giữ vai trò đặc biệt như là loài vật linh thiêng. Chạm vào rắn thần là chạm vào ngựa ngài, và những kẻ báng bổ thần linh chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Tây mắt mèo Julien đã phải hứng chịu cơn cuồng nộ của rắn thần cũng vì sự báng bổ niềm tin của nhân dân, niềm tin vào linh vật thiêng canh giữ ngôi đền và cuộc sống của họ. Hình ảnh cây đa, cây đề, gốc gạo ở làng quê Việt cũng mang biểu tượng của đời sống tâm linh. Ở làng Cổ Đình cũng có một cây đa rễ phủ ôm trùm, gốc to chục người ôm không xuể. Cây đa ngự trị trong tâm hồn người dân Cổ Đình, vừa như một niềm tự hào, vừa như một đức tin đầy thiêng liêng, che chở cho cả ngôi làng. Đặc biệt, những biểu tượng văn hóa mang thiên tính Nữ gắn với hình ảnh những người đàn bà Việt trong Mẫu Thượng Ngàn là một ẩn dụ rất đặc sắc.

Đôi vú - bộ ngực người đàn bà trong cái nhìn của khoa học là biểu tượng của sự tái sinh. Trong truyện, tác giả không chỉ đề cập đến huyền thoại bà Đà với bầu vú vĩ đại mà còn cho thấy sức mạnh có thật, vẻ đẹp có thật nằm ngay ở các nhân vật nữ. Đó là đôi vú thây lẩy của cô Váy từ năm 13 tuổi đã làm anh Phác say mê, đến khi trở thành người đàn bà năm con, bà ba Váy vẫn khiến người chồng thèm khát. Đó là đôi vú ấm giỏ quá cỡ làm chiếc yếm luôn luôn hếch ra của cô Ngơ, đôi vú “vừa to, vừa dài, giống quả mít không có gai” [23, tr.161]. Đó là đôi vú trắng trẻo của thím Pháo trong đêm tình kì diệu với hộ Hiếu, là đôi vú nở nang, to ăm ắp của cô Mùi khiến Philippe Messmer mê mẩn, là đôi vú “chum chúm núm cau” của cái Nhụ mà


Điều ấp ủ mơ về… Những đôi vú không chỉ biểu hiện vẻ đẹp phồn thực của người đàn bà mà còn là sức mạnh ngút ngàn của sự sống. Chính bầu vú ấm áp của bà Tổ Cô đã tái sinh trưởng Cam một lần nữa, bầu vú của cô Mùi là niềm hạnh phúc cuối cùng của lý Tẻo trong giờ hấp hối, bầu vú trinh nguyên của Nhụ giúp Điều vượt qua bạo bệnh…

Trăng” cũng là biểu tượng văn hóa đẹp đẽ, tinh khiết, được tác giả lặp lại 62 lần trong Mẫu Thượng Ngàn. Biểu tượng “trăng” được Nguyễn Xuân Khánh miêu tả ở nhiều trạng thái: trăng lưỡi liềm, trăng sáng, trăng giàn giụa… Những nhân vật nữ được tắm mình trong ánh trăng, dường như càng trở nên đẹp hơn. Ánh trăng xóa nhòa tất cả cái trần tục, cái thô tháp hàng ngày “làm cho đôi mắt xếch của phô Hộ Pháp hình như cũng dịu bớt đi” [23, tr.234]. Ánh trăng còn là nhân chứng cho những mối tình sống động, những giây phút giao hoan tuyệt diệu: “Ánh trăng làm mắt chị ba Pháo long lanh. Ánh trăng làm cho thân hình của chị như biến thành ngọc, thành ngà” [23, tr.234]. Ngoài ra, những biểu tượng của Rừng, Nước, Đất, Hang đá… cũng là ẩn dụ cho thiên tính Mẫu với sức mạnh che chở, bao bọc, là ngọn nguồn sinh dưỡng cho con người ở xứ sở này.

Nước xuất hiện trong tác phẩm mang đặc tính uyển chuyển, mềm dẻo và hòa hợp của người đàn bà Việt, của đạo Mẫu. Đó là nước mưa tinh khiết thấm hương hòa nhài, hoa cau trong chén trà của cụ đồ Tiết, là dòng nước âm khí dào dạt chảy trong cô Mùi, bà Ba Váy, là dòng nước thấm ướt và tươi mới những khát vọng của Nhụ, của Điều… Đó là dòng sông Son mỗi năm tháng ba mùa xuân, người dân Kẻ Đình lại rộn rã qua sông để đến với núi Mẫu, đến với sự cứu rỗi và hàm ơn sâu nặng… Rừng cũng là biểu tượng xuất hiện dày đặc trong Mẫu Thượng Ngàn. Nó tham dự tự nhiên và gắn bó máu thịt với dân làng Cổ Đình. Rừng là nơi Cò Huy nhận ra người cha đích thực của mình, cũng chính khu rừng là nơi Cò xoa dịu nỗi đau khổ khi tìm ra bí


mật của đấng sinh thành. Rừng là nơi che chở cho Điều và Nhụ sau những mất mát, đau đớn vì bị chiếm đoạt cả ước mơ, ước mơ mùa trái chín. Rừng cũng là nơi tìm đến cuối cùng trong cơn điên loạn của L ý Cỏn với tiếng thét nóng quá và hành động ôm đầu chạy thẳng vào rừng.

“Hang đá” là nơi ẩn náu, trú ngụ an toàn, cũng là nơi tái sinh những tâm hồn. Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, hang đá được định nghĩa đầy hình ảnh “là mẫu gốc của hình ảnh tử cung của người mẹ” [40]. Sự miêu tả về hang đá trong Mẫu Thượng Ngàn xuất hiện quanh những mối tình: mối tình của Trịnh Huyền (anh Phác) với bà Ba Váy, cuộc tình thần thánh với anh Phác diễn ra nơi hang đá trên hẻm núi Mẫu đã để lại cho nhân vật những kí ức sâu thẳm đẹp đẽ, mãi mãi bà không bao giờ quên được. Hang đá cũng che giấu cuộc giao hoan của họ một lần nữa, trong sự say đắm, thèm khát ngay khi bà đã có chồng và năm đứa con. Hang đá cũng là miền đất mơ ước của Điều, khi anh ngày đêm mong chờ ngày mình biết được bí mật lớn lao của tạo hóa, ngày trái chín hái quả nơi Nhụ. Hang đá chữ Chi cũng giúp Cò Huy trở về với sự thật: Trịnh Huyền là cha ruột của mình…

Hình ảnh “giếng thơm”, cái giếng đá ong của chùa Sọ, nơi chứng kiến cái chết cô bé Rêu trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là một chi tiết ẩn dụ nhiều ám ảnh. Cô bé có cái tên trong trắng với thân hình gầy gò, bé nhỏ, đôi môi hồng, tóc đen nhánh, nhưng mang trong mình bi kịch suốt cả tuổi thơ. Câu hỏi về nguồn gốc mà cô phải lặn lội tìm câu trả lời: cha mình là ai? đã khiến Rêu vừa đau khổ, vừa hạnh phúc khi nhận ra cụ chánh Long là cha đẻ của mình. Lúc tìm được cha, cũng là lúc Rêu tận mắt nhìn cảnh ông chết trong đau đớn và sự bội phản của mẹ. Nỗi bất hạnh đó, Rêu tìm sự giải thoát trong nước giếng chùa thơm. Cái chết của Rêu là minh chứng cho một tâm hồn đẹp đẽ, thánh thiện, không chấp nhận sự vấy bẩn ở đời hay còn bởi: “Đức Phật dạy rằng chẳng có gì sinh ra, chẳng có gì mất đi. Gặp duyên thì


tụ thì sinh. Hết duyên thì tán thì diệt” [24, tr.552].

Có thể nói, việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng khiến cho bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh trở nên sâu sắc.

3.3. Giọng điệu đa âm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học giọng điệu: “có vai trò rất lớn trong việc xác lập phong cách của nhà văn và tác dụng truyền cảm hứng cho người đọc” [36]. Là một phạm trù thẩm mĩ của văn học, giọng điệu làm thành bản sắc riêng của một trào lưu, một trường phái hay một thời đại văn học. Ở ba cuốn tiểu thuyết Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng Ngàn, Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi thấy nổi bật lên giọng điệu tự thuật, giọng điệu triết luận - thế sự và một vài giọng điệu khác.

Giọng điệu tự thuật vang lên trong ba tác phẩm chủ yếu gắn liền với nhân vật người kể chuyện xưng “tôi”. Câu chuyện về cuộc đời, gốc gác, về những biến cố của bản thân và gia đình được nhân vật kể lại chân thực. Đó là những dòng trần thuật của Nguyên Trừng ở chương II bắt đầu từ “Tôi là Lê Nguyên Trừng, hay nói cho đúng hơn tôi là Hồ Nguyên Trừng…” [22, tr.53]. Cũng từ đây, nhân vật Hồ Nguyên Trừng được toàn quyền kể lại những chi tiết xung quanh cuộc sống của mình, về gia đình bên ngoại, về mối tình với Quỳnh Hoa, những nỗi ưu tư sâu kín không dễ thổ lộ… Trong Hồ Quý Ly, tác giả để cho một số ít nhân vật phụ bộc bạch về cuộc đời sóng gió của mình. Trong đêm hội ngộ diệu kì với Hồ Nguyên Trừng, Thanh Mai đã cởi bỏ nỗi lòng và tâm sự rất thành thực: “Gia đình em làm nghề chài lưới, ở một vùng hạ lưu sông Hồng… Năm ấy, em chừng mười ba tuổi, quân Chiêm Thành theo Chế Bồng Nga tràn ra cướp phá nước ta… Năm ấy, em mười ba tuổi, vừa xinh đẹp vừa có giọng hát hay nên bị xung vào đội ca múa của vua Chế Bồng Nga” [22, tr.681, 682]. Những tình tiết trong cuộc đời cay đắng của người con gái bị bắt làm trò mua vui cho quân Chiêm Thành được nhân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022