Các Chỉ Tiêu Sinh Trưởng Của Sao Đen Và Gõ Đỏ Trồng Hỗn Giao Tại Huyện Tây Hòa, Tỉnh Phú Yên - Năm 2010


- Diện tích thiết kế 20 ha.

Tổng kết, đánh giá 2 mô hình rừng trồng hỗn giao Sao đen và Gõ đỏ được thể hiện trong bảng 4.1 được điều tra đánh giá vào năm 2010.

Bảng 4.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng của Sao đen và Gõ đỏ trồng hỗn giao tại huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên - năm 2010


Mô hình

Mật độ

ban đầu

Mật độ

hiện tại

Tình hình sinh trưởng

D1.3 (cm)

H (m)

Sao

Sao

Sao

Sao

Năm 2002

556

278

477

143

7

5,75

5,25

4,5

Năm 2003

556

278

481

170

8,5

6,5

6

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Đánh giá một số mô hình trồng rừng bằng cây bản địa của dự án KfW6 tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên - 8

(Trích nguồn: Thuyết minh chăm sóc tu bổ rừng năm 2010 của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bàn Thạch, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên)

Tính đến năm 2010, mô hình 2002 đã xây dựng được 8 năm, mô hình năm 2003 đã xây dựng được 7 năm. Về mật độ hiện còn đối với cả 2 mô hình là đạt yêu cầu, mô hình 2002 là 620 cây/ha (477 cây Sao đen và 143 cây Gõ đỏ), mô hình 2003 là 651 cây/ha (481 cây Sao đen và 170 cây Gõ đỏ). Về tỷ lệ hỗn giao giữa Sao đen và Gõ đỏ còn lại tính đến thời điểm đánh giá năm 2010 là vẫn đảm bảo.

Qua bảng 4.1 ta thấy mô hình thiết lập năm 2003 lại có các chỉ tiêu sinh trưởng cao hơn mô hình năm 2002. Lý dó là chính là ở mô hình 2003, thực bì tương đối thưa, vì thế cây trồng lấy được ánh sáng, có không gian dinh dưỡng nên sinh trưởng tốt hơn. Mô hình 2002, thực bì rậm rạp, có nhiều dây leo và cây gỗ không có giá trị còn sót lại nhưng lại có tán rất phát triển lấn át cây trồng. Yêu cầu hiện nay đặt ra là phải tiếp tục mở tán, cắt dây leo trên toàn bộ diện tích cả 2 mô hình, có như thế thì cây mới sinh trưởng tốt.


Thực bì tại cả 2 mô hình được trồng vào năm 2002 và 2003 đều sinh trưởng trung bình, chiều cao trung bình của thực bì ở đây từ 2,5m đến 3m. Độ che phủ của thực bì chiếm từ 50 đến 60%.

4.1.5. Bài học kinh nghiệm về công tác trồng rừng cây bản địa trên đất trống, đồi núi trọc.

Qua một số tổng kết các kết quả trồng rừng cây bản địa ở một số tỉnh đề tài rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

* Điều kiện lập địa nơi trồng: Điều kiện lập địa nơi trồng cây bản địa lá rộng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Điều kiện hoàn cảnh phải ít nhiều còn hoàn cảnh rừng.

- Tính chất đất còn tính chất đất rừng, có tầng đất trung bình trở lên.

* Phương thức trồng rừng.

- Trên đất có thực bì che phủ là trạng thái Ia, Ib, phương thức áp dụng là trồng rừng hỗn giao giữa các loài cây bản địa với nhau hoặc với các loài cây ưa sáng mọc nhanh như các loài Keo.

- Những diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh thuộc trạng thái Ic, phương thức áp dụng ở đây là trồng hỗn giao theo băng hoặc theo rạch hay theo đám trống. Quá trình phát dọn thực bì cần giữ lại những cây gỗ tái sinh có giá trị. Phương pháp này cần chú ý đến công tác chăm sóc, mở tán cho cây bản địa sinh trưởng và phát triển.

- Trồng rừng cây bản địa dưới tán rừng trồng: Trồng rừng Keo các loại với vai trò phủ xanh đất trống, cải tạo đất và tạo môi trường rừng cho các loài cây bản địa đưa vào trồng dưới tán. Phương pháp này đặc biệt chú ý đến sự chèn ép về không gian dinh dưỡng đối của cây Keo đối với cây bản địa đưa vào trồng.

Qua kết quả tổng kết ở trên thì có nhiều phương thức và phương pháp trồng rừng đã được áp dụng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện lập địa, các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động mà kết quả thu được là khác nhau. Các


loài cây được đánh giá là đã trồng tương đối thành công là: Sao đen, Dầu rái, Lim xanh, Huỷnh, Giổi, Gõ đỏ, Muồng đen,...(các loài này được trồng trong mô hình mà đề tài nghiên cứu).

Riêng loài Thanh thất là loài phân bố tự nhiên tại tỉnh Phú Yên và loài Ngân hoa có phân bố ở các tỉnh Tây nguyên cũng được đưa vào nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu của đề tài này.

* Tập đoàn loài cây trồng: Trong thực tế hiện nay số lượng loài cây trồng đưa vào trồng rừng trên địa bàn một số tỉnh Miền Trung là tương đối nhiều. Qua quá trình tổng kết, đánh giá có thể đề xuất lựa chọn một số loài có khả năng đưa vào trồng rừng trên địa bàn Miền Trung là:

- Đối với trồng rừng phòng hộ và đặc dụng gồm 18 loài là: Bời lời, Chò nâu, Dầu rái, Dầu song nàng, Gụ lau, Gội gác, Giổi xanh, Huỷnh, Lim xanh, Lim xẹt, Muồng đen, Ràng ràng xanh, Sao đen, Sến trung, Trám trắng, Trầm hương, Vạng trứng, Ươi.

- Đối với trồng rừng kinh tế gồm 7 loài là: Bời lời, Huỷnh, Ràng ràng xanh, Trám trắng, Trầm hương, Vạng trứng, Ươi.

4.2. Đánh giá sinh trưởng của các loài cây bản địa trong các mô hình trồng rừng tại tỉnh Phú Yên

4.2.1. Mô hình 2a và mô hình 2b tại Đá Giăng, xã Xuân Lâm.

4.2.1.1. Giới thiệu về mô hình.

Vị trí nơi thiết lập 02 mô hình 2a và 2b là diện tích đất sau nương rẫy kéo dài thành một đai với diện tích khoảng 30ha. Thực bì chủ yếu là lau lách, chít, cỏ lào và lác đác là một vài cây bụi nhỏ, tuy nhiên đất ở đây chủ yếu là đất đỏ vàng phát triển trên đá Granit. Thành phần cơ giới chủ yếu là thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất mặt tương đối dày (30- 60cm), tỷ lệ đá lẫn là (chiếm 10-20%). Diện tích này rất thích hợp để trồng thử nghiệm cây bản địa.

Căn cứ vào lập địa ban đầu, tháng 12 năm 2006 dự án tiến hành thiết lập mô hình 2a và mô hình 2b trồng hỗn giao 3 loài cây là Dầu rái (Dipterocarpus


alatus); Sao đen (Hopea odorata); Thanh thất (Ailanthus malabarica); với diện tích là 20 ha. Việc bố trí các loài cây được thực hiện như sau:

- Mô hình 2a: Mô hình hỗn giao theo loài. Thử nghiệm gồm 10 ha rừng trồng ba loài cây trên, từng cặp hai cây của một loài được trồng hỗn giao thay thế nhau theo hàng trong băng rộng 2m có băng chừa rộng 2m; mật độ trồng

1.250 cây/ha (cự ly hàng cách hàng là 4m, cự ly cây cách cây 2m).

- Mô hình 2b: Mô hình hỗn giao theo hàng. Thử nghiệm gồm 10 ha rừng trồng ba loài cây nói trên; mỗi loài được trồng theo mỗi hàng trong băng rộng 2m có băng chừa rộng 2m; Mật độ trồng 1.250 cây/ha (cự ly hàng cách hàng là 4m, cự ly cây cách cây 2m).

4.2.1.2. Đánh giá phẩm chất, chất lượng cây trồng.

a. Đánh giá tỷ lệ sống.

Kết quả đánh giá tỷ lệ sống của 3 loài cây trong các mô hình trồng hỗn giao tại Đá Giăng được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Đánh giá tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm



Mô hình/ Loài cây

Tỷ lệ sống (%) theo các năm

2006

(Chăm sóc lần 1, sau khi trồng)

2007

(Chăm sóc lần 2, sau trồng dặm)

2008

(Chăm sóc lần 3)

2009

(Chăm sóc lần 4)

2010

(Chăm sóc lần 5)

Mô hình 2a

Dầu rái

58

94

72

66

64

Sao đen

64

96

79

73

71

Thanh Thất

80

97

75

67

65

Mô hình 2b

Dầu rái

58

92

64

59

58

Sao đen

57

95

77

73

73

Thanh thất

68

92

64

57

57


Qua bảng 4.2 ta thấy, ở cả hai phương thức hỗn giao thì sau khi trồng (năm 2006) tỷ lệ sống của cả 3 loài đều thấp, Thanh thất là loài có tỷ lệ sống sau khi trồng là cao nhất, tại mô hình 2a là 80% và mô hình 2b là 68%. Năm 2007 cả 2 mô hình có tỷ lệ sống cao do vừa được trồng dặm. Tỷ lệ sống đi vào ổn định vào năm 2010 khi số cây chết so với năm 2009 là không đáng kể, đặc biệt là mô hình 2b.

Cũng qua bảng 4.2 thì ta thấy tỷ lệ sống của Dầu rái và Thanh thất cao hơn mô hình 2b, tuy nhiên Sao đen lại có tỷ lệ sống thấp hơn mô hình 2b.

Ở cả 2 mô hình thì Sao đen là loài có tỷ lệ sống cao nhất. Dầu rái và Thanh thất có tỷ lệ sống thấp hơn và tương đối đều nhau.

Kết quả so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trong 2 mô hình qua các năm theo dõi được tổng hợp tại hình 4.1.

120


100


80


60


40


20


0

Dầu Sao Thanh

rái đen Thất

Dầu

rái

Sao Thanh

đen

thất

Mô hình 2a

Mô hình 2b

Tỷ lệ sống (%) năm 2006 (Chăm sóc lần 1, sau khi trồng)

Tỷ lệ sống (%) năm 2007 (Chăm sóc lần 2, sau trồng dặm)

Tỷ lệ sống (%) năm 2008 (Chăm sóc lân 3)

Tỷ lệ sống (%) năm 2009 (Chăm sóc lần 4)

Tỷ lệ sống (%) năm 2010 (Chăm sóc lần 5)


Hình 4.1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của các loài cây trong mô hình 2a và 2b qua các năm

b. Đánh giá chất lượng sinh trưởng.

Kết quả nghiên cứu chất lượng sinh trưởng được tổng hợp tại bảng 4.3.


Bảng 4.3. Chất lượng sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010


Mô hình/loài cây

Năm 2009

Năm 2010

Cấp sinh trưởng (%)

Cấp sinh trưởng (%)

Tốt

Trung

bình

Xấu

Tốt

Trung

bình

Xấu

Mô hình 2a

Dầu rái

33

43

24

33

44

23

Sao đen

39

42

19

50

38

12

Thanh thất

42

33

25

40

39

21

Mô hình 2b

Dầu rái

34

40

26

35

44

21

Sao đen

40

47

13

46

43

11

Thanh thất

31

46

23

34

45

21

Tại mô hình 2a, ta thấy chất lượng sinh trưởng của cây Dầu rái có sự biến chuyển không đáng kể so với năm 2009. Hai loài cây còn lại là Sao đen và Thanh thất có sự biến chuyển lớn, tỷ lệ cây tốt đã tăng lên đáng kể và kéo theo cây sinh trưởng xấu giảm xuống. Năm 2010 loài Sao đen đã vượt lên trên loài Thanh thất để đứng đầu về chất lượng sinh trưởng, loài Dầu rái có phẩm chất kém nhất.

Ở cả 2 mô hình tỷ lệ cây đạt phẩm chất tốt của cả 3 loài đều tăng lên. Trong năm 2010 thì loài Sao đen có phẩm chất tốt nhất, kém nhất là loài Dầu rái.

Nhìn chung ở cả 2 mô hình thì tỷ lệ số cây có phẩm chất tốt ngày càng tăng, số cây phẩm chất xấu ít đi. Loài có phẩm chất tốt nhất tính đến năm 2010 là Sao đen và xấu nhất là Dầu rái. Chất lượng sinh trưởng của các loài cây ở mô hình 2a nhìn chung tốt hơn mô hình 2b.

Kết quả so sánh chất lượng sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 2a và 2b trong 2 năm theo dõi 2009 và 2010 được thể hiện trực quan hơn thông qua hình 4.2.


60


50


40


30


20


10

Mô hình 2a Dầu rái Sao đen Thanh thất Mô hình 2b Dầu rái Sao đen

Thanh thất

0

Tốt

Trung bình

Xấu

Tốt

Trung bình

Xấu

Cấp sinh trưởng (%)

Cấp sinh trưởng (%)

Năm 2009

Năm 2010


Hình 4.2. Biểu đồ so sánh chất lượng sinh trưởng của các loài cây trong mô hình 2a và 2b qua các năm 2009 và 2010

4.2.1.3. Sinh trưởng của các loài cây trong mô hình.

a. Đánh giá sinh trưởng đường kính gốc D00

Kết quả đo đếm đường kính gốc của các loài cây được trồng trong 2 mô hình được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Đánh giá sinh trưởng Doo của các loài cây trong mô hình 2a và mô hình 2b qua các năm 2009 và 2010

Mô hình/ Loài cây

Năm 2009

Năm 2010

Doo (cm)

Δ Doo

(cm/năm)

Doo (cm)

SDoo (%)

Δ Doo

(cm/năm)

Mô hình 2a

Dầu rái

2,84

0,75

3,62

3,1

0,76

Sao đen

2,78

0,73

3,59

2,5

0,75

Thanh thất

3,41

0,92

4,27

4,4

0,91

Mô hình 2b

Dầu rái

2,98

0,79

3,83

2,0

0,81

Sao đen

2,51

0,64

3,56

2,0

0,74

Thanh thất

3,68

1,01

4,40

2,0

0,94


Qua bảng trên ta thấy, đến năm 2010 Thanh thất là loài có đường kính cao nhất đạt 4,27 cm tại mô hình 2a và 4,40 cm tại mô hình 2b. Dầu rái có đường kính lớn thứ hai và cuối cùng là Sao đen.

Tăng trưởng bình quân chung về đường kính gốc của loài Dầu rái và Sao đen ở cả 2 mô hình trong năm 2010 đều lớn hơn năm 2009, riêng chỉ có Thanh thất là thấp hơn.

Tính đến thời điểm năm 2010 thì Dầu rái và Thanh thất ở mô hình 2b có tăng trưởng bình quân chung lớn hơn tăng trưởng bình quân chung của Dầu rái và Thanh thất của mô hình 2a. Trong khi đó Sao đen lại có tăng trưởng bình quân chung thấp hơn mô hình 2a.

Về hệ số biến động về đường kính, tại mô hình 2a loài Thanh thất có biến động về đường kính lớn nhất là 4,4%, tiếp đến là Dầu rái là 3,1%, Sao đen có hệ số biến động về đường kính thấp nhất là 2,5%. Tại mô hình 2b có hệ số biến động về đường kính của cả 3 loài thấp hơn mô hình 2a và đều là 2,0%.

Nhìn chung trong cả 2 mô hình thì Thanh thất là loài có sinh trưởng đường kính gốc tốt nhất sau đó đến Dầu rái và cuối cùng là Sao đen. Mô hình 2b có sinh trưởng về đường kính gốc tốt hơn mô hình 2a khi có 2 loài Dầu rái và Thanh thất có tăng trưởng bình quân chung lớn hơn, Sao đen có tăng trưởng bình quân chung của 2 mô hình tương đối đồng đều.

Kết quả so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc của 3 loài cây Sao đen, Dầu rái, Thanh thất qua 2 năm theo dõi 2009 và 2010 được thể hiện rõ hơn thông qua hình 4.3.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022