Thang Đo Hồi Phục Và Căng Thẳng Trong Thể Thao (Rest Q-52 Sport)


tài liệu, luận án đã xác định được cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, mục đ ch, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu và xác định lộ trình cho hướng nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi sử dụng phương pháp này để hỗ trợ thêm cho phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm thu thập thêm các thông tin, số liệu để xác định các nội dung: Thực trạng giám sát huấn luyện thể lực của các đội Futsal Việt Nam, lựa chọn một số tiêu ch đo lường giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal TSN.

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến các chuyên gia, HLV, chuyên viên NCKH. Từ các kết quả nghiên cứu tham khảo qua tài liệu, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các chuyên gia làm cơ sở khoa học để đánh giá thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực, lựa chọn tiêu ch đo lường giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal TSN.

2.2.3 Phương pháp kiểm tra tâm lý:

2.2.3.1 Đánh giá mức độ gắng sức (RPE):

Phương pháp RPE dựa trên cảm nhận về cường độ và thời gian của buổi tập (hoặc thi đấu) để t nh LVĐ tập luyện hoặc LVĐ thi đấu. Thời gian buổi tập (thời lượng thực hiện tập luyện) được tính bằng phút. VĐV sẽ mô tả về mức độ căng thẳng của buổi tập (cường độ tập luyện) của mình bằng một điểm số (mang t nh định danh).

Về mặt yêu cầu thực hiện, VĐV sẽ phải trả lời một câu hỏi đơn giản: "Bạn cảm thấy buổi tập thế nào?", bằng việc cho điểm đánh giá theo thang đo RPE của Foster và cộng sự (2001).

Bảng 2.1 - Thang đo RPE được sửa đổi bởi Foster (2001) [78]


Điểm đánh giá (RPE)

Mô tả cảm nhận

0

Nghỉ ngơi

1

Rất nhẹ

2

Nhẹ

3

Bình thường

4

Hơi nặng

5

Nặng

6


7

Rất nặng

8


9


10

Tối đa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.


VĐV chọn duy nhất một điểm số để đánh giá cường độ trung bình của toàn bộ buổi tập (mức độ căng thẳng/mệt mỏi).

Chỉ số đơn điệu trong huấn luyện là thước đo mức độ lặp đi lặp lại về LVĐ của các buổi huấn luyện, và trên thực tế, việc tập luyện đơn điệu với LVĐ lớn sẽ là nguy cơ dẫn đến trạng thái tập luyện quá sức ở VĐV [78]

Một chỉ số khác, cũng là một đơn vị hữu ch để giám sát quá trình luyện tập khi VĐV tập luyện với LVĐ lớn là Chỉ số căng thẳng trong luyện tập.

Chỉ số căng thẳng bằng tích của LVĐ hàng tuần và chỉ số đơn điệu.

- Các phương pháp tính toán dựa trên công cụ session-RPE

Độ lớn của LVĐ của mỗi buổi tập bằng tích của cường độ và thời gian tập luyện. Đơn vị của LVĐ là A.U. (arbitrary unit - đơn vị định danh tùy biến – mang t nh đại diện giá trị đo lường).

LVĐ (A.U.) = RPE (điểm) x t (phút) (TL = RPE x Time (min)) Chỉ số đơn điệu trong huấn luyện được tính theo công thức sau:

Chỉ số đơn điệu (điểm) = LVĐ trung bình hàng tuần/ Độ lệch chuẩn LVĐ trung bình hàng tuần

Trong đó, LVĐ trung bình hàng tuần là LVĐ trung bình hàng ngày trong tuần và SD là độ lệch chuẩn của LVĐ trung bình hàng ngày được tính trong một tuần.

Chỉ số căng thẳng (điểm) = LVĐ hàng tuần x chỉ số đơn điệu

2.2.3.2 Thang đo hồi phục và căng thẳng trong thể thao (REST Q-52 Sport)

Để điều tra và đánh giá mức độ căng thẳng của VĐV trong quá tình tập luyện, luận án sử dụng thang đo hồi phục và căng thẳng trong thể thao REST Q-52 Sport, đ y là mẫu phiếu hỏi với hình thức trắc nghiệm ngắn (đánh giá dưới hình thức chấm điểm), chỉ bao gồm 52 c u hỏi chính. REST Q-52 Sport do Kellmann M. và Kallus K.W

[135] cùng các cộng sự phát triển và công bố năm 2001, được thiết kế để sử dụng để đánh giá mức độ c n bằng ở trạng thái hồi phục/căng thẳng của VĐV. Trong luận án này, REST Q-52 Sport được sử dụng như một công cụ, một phép đo để đánh giá tình trạng hồi phục của VĐV, làm cơ sở cho hoạt động giám sát nhằm điều chỉnh LVĐ. Luận án lựa chọn sử dụng REST Q-52 Sport vì hai yếu tố sau:


Thứ nhất, REST Q-52 Sport được x y dựng dựa trên mô hình đa chiều của trạng thái hồi phục/căng thẳng của VĐV, mô hình này được sử dụng đánh giá cảm nhận của VĐV về mức độ c n bằng trạng thái hồi phục/căng thẳng trong các môn thể thao. Bảng c u hỏi REST Q-52 Sport đã được xác nhận và áp dụng trong nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nội dung REST Q-52 Sport bao gồm thang đo đánh giá phương diện hồi phục và căng thẳng chung và phương diện hồi phục và căng thẳng đặc thù trong thể thao, có thể khái quát dưới các nội dung sau:

- REST Q-52 Sport gồm 52 c u hỏi sử dụng để đánh giá 19 thang đo thứ cấp;

- Hồi phục và căng thẳng chung có 12 thang đo thứ cấp, trong đó có 07 thang đo về căng thẳng (mỗi thang đo gồm 02 c u hỏi về các mặt căng thẳng chung, căng thẳng cảm xúc, căng thẳng xã hội, m u thuẫn/áp lực, mệt mỏi, thiếu năng lượng và phàn nàn về thể chất); 05 thang đo phục hồi chung (mỗi thang đo 02 c u hỏi về các mặt thành công, thư giãn xã hội, thư giãn thể chất, sức khỏe chung và chất lượng giấc ngủ);

- Hồi phục và căng thẳng đặc thù trong thể thao có 07 thang đo thứ cấp, trong đó có 03 thang đo mức độ căng thẳng đặc thù cho môn thể thao (mỗi thang đo gồm 04 c u hỏi về các mặt nghỉ ngơi bị xáo trộn, kiệt sức/chán nản về cảm xúc và chấn thương) và 04 thang đo hồi phục đặc thù trong thể thao (mỗi thang đo gồm 04 c u hỏi về cơ thể c n đối, hoàn thành nhiệm vụ, tự tin và khả năng tự điều chỉnh);

- Mỗi c u hỏi được cho điểm trên thang điểm kiểu Likert với các giá trị từ 0 (không bao giờ) đến 6 (luôn luôn). Nội dung các c u hỏi liên quan đến cảm nhận của VĐV về các trạng thái cơ thể và tinh thần đã trải qua sau quá trình tập luyện, thi đấu.

- Ngoài ra, có thể sử dụng kết quả từ bất kỳ thang đo thứ cấp nào để ph n t ch và xác định nguyên nh n g y căng thẳng để từ đó có phương án điều chỉnh cho VĐV trong quá trình huấn luyện.

Do đó, REST Q-52 Sport là một công cụ tương đối thông dụng để đánh giá hiệu quả trạng thái hồi phục ở VĐV. Do t nh đơn giản và toàn diện, việc sử dụng REST Q- 52 Sport sẽ giảm bớt khó khăn khi dịch thuật và xử lý, quản lý số liệu. REST Q-52 Sport đã được chứng minh có hiệu quả cao trong các nghiên cứu cho VĐV ở nhiều môn thể thao khác nhau trên thế giới. Các kết quả đánh giá sử dụng thang đo này đều chứng minh rằng, REST Q-52 Sport là công cụ đánh giá trạng thái hồi phục và căng


thẳng ở VĐV đáng tin cậy và thông dụng trên nhiều quốc gia. Do đó, REST Q-52 Sport được luận án sử dụng làm công cụ để đánh giá trạng thái hồi phục và căng thẳng của đối tượng nghiên cứu.

- Các công thức tính toán dựa trên công cụ REST-Q52 sport.

Kết quả đánh giá Hồi phục chung được t nh bằng Hiệu số của tổng điểm các thang đo hồi phục chung và tổng điểm các thang đo căng thẳng chung = (8+9+10+11+12) – (1+2+3+4+5+6+7));

- Kết quả đánh giá Hồi phục trong thể thao được t nh bằng Hiệu số của tổng điểm các thang đo hồi phục trong thể thao và tổng điểm các thang đo căng thẳng trong thể thao = (16+17+18+19)– (13+14+15));

- Tổng điểm hồi phục = Hồi phục chung + Hồi phục trong thể thao


2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm

Sử dụng hệ thống máy móc có độ ch nh xác cao và tự động. Dùng để đánh giá tố chất thể lực thông qua các test sư phạm.

2.2.4.1. Bật cao tại chỗ (cm)

Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh bột phát chi dưới của VĐV Quy trình thực hiện:

+ Động tác Squat Jump (SJ): VĐV bắt đầu ở tư thế đứng thẳng trên thiết bị đo, 2 chân rộng bằng vai, hai tay chống hông. Khi có hiệu lệnh, VĐV hạ thấp trọng tâm cho đến khi góc đùi và cẳng ch n đạt 90 độ sau đó bật nhảy lên cao nhất có thể.

+ Động tác Countermovement Jump (CMJ): VĐV bắt đầu ở tư thế đứng thẳng trên thiết bị đo, 2 ch n rộng bằng vai, hai tay chống hông. Khi có hiệu lệnh, VĐV hạ thấp trọng t m đến độ s u (đối kháng) tự chọn sau đó bật nhảy lên cao nhất có thể.

Hình 2 1 Hình minh hoạ thực hiện test bật cao tại chỗ 2 2 4 2 Sức mạnh chân 1

Hình 2.1: Hình minh hoạ thực hiện test bật cao tại chỗ.


2.2.4.2 Sức mạnh chân (Isokenitic)

Mục đích: Kiểm tra sức mạnh đẳng động gập - duỗi gối.

Thực hiện: Sử dụng máy Biodex System 4 Pro để kiểm tra sức mạnh đẳng động gập - duỗi gối. VĐV được hướng dẫn về đánh giá sức mạnh đẳng động học. Sau đó họ đặt ngồi ở tư thế ngồi với th n người ở 85° và được cố định buộc ở hông, đùi để tránh các chuyển động cộng hưởng và trục vận động được căn chỉnh với trục khớp gối. Đầu tiên, đánh giá được thực hiện trên chân thuận (DL), sau đó nó được thực hiện trên chân không thuận (NDL). Các VĐV thực hiện ba lần lặp lại với (50% sức mạnh tối đa) và một lần lặp lại ở mức tối đa trong mỗi kiểm tra ở bốn tốc độ để khởi động làm quen và giúp cho cơ thể ấm lên. Giao thức kiểm tra là 5, 10, 15 và 20 lần lặp lại tối đa động tác duỗi và gập gối ở chế độ đồng t m /đồng tâm, tại tốc độ góc 60°/s, 120°/s, 180°/s, và 240°/s. VĐV được nghỉ 1 phút giữa các tốc độ và động tác bên cạnh quãng nghỉ giải lao 3 phút giữa giao thức kiểm tra 2 chân. Trong lúc kiểm tra nên kèm theo các mệnh lệnh bằng lời nói cho k ch th ch các VĐV hướng tới sức mạnh tối đa của họ. Các thông số đẳng động học, mômen xoắn cực đại (PT, N/ m) và tỷ lệ Gập/Duỗi (H/Q) gối (%) ở cả hai ch n là được thu thập để phân tích.

Công thức: H/Q = (Gập cẳng chân/duỗi cẳng chân)*100


Hình 2 2 Minh họa test sức mạnh chân isokenitic 2 2 4 3 Yo Yo IR1 test Mục đích 2


Hình 2.2: Minh họa test sức mạnh chân isokenitic

2.2.4.3. Yo-Yo IR1 test

Mục đích: Nhằm đánh giá sức bền VĐV.

Thực hiện: Người thực nghiệm chạy theo nhịp đếm đã được qui ước trước. Thời gian chạy được rút ngắn dần dần với khoảng cách chạy cố định 20m: VĐV chạy từ B


đến C và sau đó quay người lại chạy từ C về B theo tốc độ được quy định, báo hiệu bằng tiếng bíp. Sau khi mỗi lần thực hiện VĐV được nghỉ 10s, đi bộ hoặc đứng thả lỏng trong đoạn 5m từ A đến B. VĐV thực hiện đến khi nào không theo kịp tốc độ quy định thì dừng lại và ghi lại thành tích.


Hình 2 3 Minh họa test Yo Yo IR1 2 1 4 4 Test dẫn bóng tốc độ 4x10m s Mục đích 3


Hình 2.3: Minh họa test Yo-Yo IR1

2.1.4.4. Test dẫn bóng tốc độ 4x10m (s):

Mục đích: Đánh giá khả năng linh hoạt, chuyển hướng với bóng của VĐV.

Thực hiện: Dùng máy đo tốc độ đoạn để tiến hành kiểm tra (đặt cổng xuất phát và đ ch theo quy định). Các VĐV sẽ thực hiện dẫn bóng chạy đi chạy lại bốn lần dọc theo đường chạy 10m với tốc độ cao nhất có thể. Kết thúc mỗi phần kiểm tra, VĐV phải về đúng vạch xuất phát. Test kiểm tra này không chỉ đo tốc độ di chuyển mà còn cả khả năng linh hoạt và thay đổi hướng (COD) với bóng. Thực hiện hai lần, lấy thành tích tốt nhất về tốc độ và thay đổi của các lần lặp lại.

Hình 2.4: Minh họa test dẫn bóng tốc độ 4x10m

2.1.4.5. Test Massey Futsal Shooting (MFST):

Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ và khả năng thực hiên kỹ thuật của VĐV.


Thực hiện: Hình 2.5 minh họa cách bố trí của MFST. Một cuộn băng keo thể thao 5 cm đã được sử dụng để đánh dấu các đường biên. Khu vực thực hiện sút bóng là một không gian hình chữ nhật có diện tích 20m×8.5 m với đường gần nhất cách cầu môn 8m. Bốn cái cone cao được sử dụng để đánh dấu mỗi góc của khu vực sút bóng với hai bảng gỗ tiêu chuẩn đặt ở mỗi bên của khu vực sút bóng với mục đ ch làm tường cho các tình huống sút bóng và đặt ở góc độ 30° so với đường biên dọc.


Hình 2 5 Minh họa Test Massey Futsal Shooting MFST Thành t ch test được ghi nhận với 4Hình 2 5 Minh họa Test Massey Futsal Shooting MFST Thành t ch test được ghi nhận với 5


Hình 2.5: Minh họa Test Massey Futsal Shooting (MFST)

Thành t ch test được ghi nhận với 3 yếu tố: Thời gian hoàn thành, Tốc độ sút bóng và điểm số trung bình mỗi quả sút. (Do điều kiện thực tế của đội và luận án nghiên cứu sẽ chỉ sử dụng máy đo tốc độ trong thể thao SpeedTracX đặt phía sau cầu môn để thu thập tốc độ trung bình các quả sút)

Trong quá trình thực hiện test, những cú sút về ph a góc trên và góc dưới cầu môn là vị trí lý tưởng để đánh bại thủ môn sẽ có điểm số cao hơn và được phân bổ chi tiết như (Hình 2.5). Những cú sút được chấp thuận phải có lực tốt (> 60 km/h) và đi vào khung thành. Bóng Futsal tiêu chuẩn được đặt trên vòng tròn được đánh dấu nằm ở trung tâm của khu vực sút bóng (Hình 2.5). Vị tr ban đầu của VĐV là đứng ở đường đối diện với bảng gỗ và cách bóng khoảng 11m. Khi được gọi bởi người kiểm tra A,


cầu thủ sẽ chạy tốc độ tới bóng, thực hiện một đường chuyền vào bảng gỗ, kiểm soát bóng nếu cần thiết khi bóng bật ra, thực hiện xoay người và sút bóng vào cầu môn đã được phân bố rõ ràng các điểm số. Đồng hồ bấm giờ sẽ được bấm từ lúc VĐV xuất phát và dừng lại khi VĐV hoàn thành cú sút và điểm trung bình trên mỗi cú sút được sử dụng làm hiệu suất ghi bàn. VĐV sẽ có năm lần thực hiện mỗi chân.

2.2.4. . Test chạy 1 m, 2 m uất phát cao XPC (s):

Mục đích: Đánh giá năng lực tăng tốc rất quan trọng với việc thực hiện động tác kỹ thuật nhanh.

Trang thiết bị: Sử dụng thiết bị đo tốc độ đoạn có độ ch nh xác cao

Thực hiện: VĐV đứng sau vạch xuất phát, tư thế xuất phát cao, tự xuất phát, chạy hết sức trong cự ly 10m, 20m.


10m,20m tốc độ

Hình 2.6: Minh họa Test chạy 10m, 20m XPC


Hình 2 7 Thiết bị đo tốc độ đoạn sử dụng kiểm tra sức nhanh và di chuyển 6


Hình 2.7: Thiết bị đo tốc độ đoạn sử dụng kiểm tra sức nhanh và di chuyển

2.2.4.7. Test chạy tốc độ lặp lại 7*30m (s):

Mục đích: Đánh giá hiệu suất trong việc thực hiện tốc độ lặp lại.

Xem tất cả 238 trang.

Ngày đăng: 20/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí