Khảo Sát Thực Tiễn Giám Sát Huấn Luyện Thể Lực Cho Vđv Tại Các Đội Futsal Việt Nam.


Kết quả phỏng vấn từ bảng 3.5 cho thấy:

- Về quan điểm đối tượng thực thi công việc giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV: Có 20% chuyên gia HLV cho rằng đ y là công việc của HLV thể lực, có 12.5 cho rằng đ y là công việc của HLV trưởng, Có 7.5% cho rằng đ y là công việc của chuyên viên NCKH và đa số khách thể phỏng vấn chiếm 60% cho rằng đ y là công việc mang tính thống nhất của cả các HLV và chuyên viên NCKH.

- Về quan điểm mục đích giám sát huấn luyện cho VĐV Futsal: Tất cả 100% chuyên gia, HLV cho rằng mục đ ch của giám sát huấn luyện thể lực là công việc mang mục đ ch t ch hợp giữa giám sát và kiểm soát - điều chỉnh đạt hiệu quả cao nhất trong huấn luyện nâng cao thành tích môn thể thao.

3.1.4. Khảo sát thực tiễn giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV tại các đội Futsal Việt Nam.

3.1.4.1. Nhận thức đối với công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn nhận thức đối với công tác giám sát huấn

luyện thể lực


TT

Vấn đề khảo sát

Nội dung

Tần suất

Tỷ lệ %


1

Có cần thiết phải có một hệ thống tiêu chí giám sát huấn luyện thể

lực cho VĐV không ?

Rất cần thiết

25

62.5

Cần thiết

15

37.5


2

Trước đ y và hiện nay công tác giám sát đánh giá thể lực cho

VĐV của đội dựa trên các yếu tố nào

Kinh nghiệm - Định tính

36

90

Cơ sở khoa học - Định lượng


4


10

3

Giám sát huấn luyện giúp kiểm soát chất lượng VĐV

Đồng ý

40

100

Không đồng ý

0

0


4

Giám sát huấn luyện giúp Ban huấn luyện có cơ sở khoa học

trong định hướng chọn lựa VĐV tham gia các giải đấu

Đồng ý

40

100


Không đồng ý


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Kết quả phỏng vấn từ bảng 3.6 cho thấy:

- Về nhận thức cần thiết phải hệ thống tiêu chí giám sát huấn luyện thể lực: Tất cả 100% khách thể phỏng vấn đánh giá là cần thiết trong đó có 62.5% đánh ý ở mức rất cần thiết. Điều này cho thấy một nhu cầu rất lớn về một hệ thống tiêu chí giám sát để đánh giá VĐV.


- Về các yếu tố đã và đang áp dụng để giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV: Có 10% khách thể cho biết là dựa vào cơ sở khoa học (các yếu tố mang t nh định lượng để đánh giá), 90% khách thể cho biết là dựa vào kinh nghiệm cá nhân (các yếu tố mang t nh định tính).

- Về nhận thức giám sát huấn luyện giúp kiểm soát chất lượng VĐV: Tất cả 100% khách thể được phỏng vấn đều đồng ý với vấn đề này.

- Về nhận thức giám sát huấn luyện giúp Ban huấn luyện có cơ sở khoa học trong định hướng tuyển chọn VĐV tham gia các giải đấu: Tất cả 100% khách thể được phỏng vấn đều đồng ý với vấn đề này.

3.1.4.2 Khảo sát các phương tiện phục vụ giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam.

Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn phương tiện phục vụ giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam

TT

Vấn đề khảo sát

Nội dung

Tần

suất

Tỷ lệ

%


1

Hiện tại đã có các tiêu ch giám sát huấn luyện thể lực

chuyên biệt Futsal.

0

0

Không có

40

100

2

Hiện tại đã có HLV huấn luyện thể lực chuyên trách

3

7.5

Không có

37

92.5


3

Hiện tại đã có chuyên viên NCKH hỗ trợ công tác huấn

luyện.

0

0

Không có

40

100


4


Thực tế trang thiết bị phục vụ công tác giám sát và huấn

luyện thể lực tại đội

Hiện đại

0

0

Sơ sài

25

62.5

Chưa có

15

37.5

Ý kiến khác: Thuê phòng

tập và thiết bị hỗ trợ.

24

60

Kết quả phỏng vấn ở bảng 3.7 cho thấy:

- Về các tiêu chí giám sát huấn luyện thể lực chuyên biệt cho Futsal: Tất cả 100% khách thể phỏng vấn đều cho rằng hiện nay chúng ta chưa có các tiêu ch về giám sát huấn luyện thể lực mang t nh đặc thù của môn Futsal.

- Về vấn đề sử dụng HLV thể lực chuyên biệt: Kết quả phỏng vấn cho thấy rất ít đội có sử dụng HLV thể lực riêng lựa chọn này chiếm 7.5%, còn lại 92.5% đánh giá cho rằng các đội Futsal của chúng ta hiện nay chưa có vị trí HLV thể lực chuyên biệt.


- Về vấn đề sử dụng chuyên viên NCKH hỗ trợ công tác huấn luyện: Tất cả 100% khách thể nghiên cứu cho rằng chúng ta gần như chưa sử dụng và chú ý đến vị trí hỗ trợ huấn luyện vô cùng quan trọng này tại các đội.

- Về thực tế trang thiết bị phục vụ giám sát huấn luyện thể lực tại các đội: Với tiêu chí trang thiết bị hiện đại gần như 0% đối tượng khảo sát lựa chọn, có 62.5% khách thể phỏng vấn đánh giá ở mức trang thiết bị sơ sài, 37.5% khách thể phỏng vấn cho rằng chưa có các trang thiết bị phục vụ công tác giám sát và huấn luyện thể lực. Bên cạnh đó có 60% khách thể phỏng vấn thêm ý kiến rằng: Các đội đang thuê mướn các phòng tập, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát và huấn luyện thể lực.

3.1.4.3. Khảo sát việc ứng dụng giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam.

Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn việc ứng dụng giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam

TT

Vấn đề khảo sát

Nội dung

Tần

suất

Tỷ lệ %

1

Hiện tại tổ chức giám sát huấn luyện thể lực theo loại hình nào.

Giai đoạn

8

20

Chưa thực hiện

32

80


2

Hiện tại đã đánh giá được hiệu quả huấn luyện thể lực VĐV cũng như chương trình huấn luyện sau một

giai đoạn huấn luyện

5

12.5

Không có

35

87.5

Kết quả phỏng vấn ở bảng 3.8 cho thấy:

- Về việc tổ chức giám sát huấn luyện thể lực theo loại hình nào: Có 20% khách thể phỏng vấn cho rằng các đội đang lựa chọn hình thức giám sát theo giai đoạn huấn luyện, 80% cho rằng các đội gần như không thực hiện công việc này trong quá trình huấn luyện.

- Về việc đánh giá hiệu quả huấn luyện thể lực cũng như chương trình huấn luyện sau một giai đoạn huấn luyện: Có 12.5% khách thể phỏng vấn cho rằng có việc đánh giá hiệu quả sau một chu kỳ huấn luyện, 87.5% khách thể phỏng vấn cho rằng chưa tiến hành đánh giá hiệu quả huấn luyện thể lực cũng như chương trình huấn luyện sau một giai đoạn huấn luyện.

- Thực trạng các tiêu chí sử dụng giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV trong từng mùa bóng ở các đội.


Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn các tiêu chí giám sát, đánh giá huấn luyện thể lực tại các đội

TT

Tiêu chí

N

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

1

Hình thái học

40

2.4

0.496

2

Chức năng cơ thể

40

1.00

0.000

3

Tố chất vận động

40

2.4

0.496

4

LVĐ (bên trong – bên ngoài)

40

1.00

0.000

5

Tâm lý hồi phục

40

1.00

0.000

Kết quả phỏng vấn ở bảng 3.9 cho thấy: Đa số các tiêu ch giám sát được đưa ra thì hiện tại các đội chỉ sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng sử dụng (Điểm trung bình trên 2) ở nhóm tiêu chí Hình thái học và các tố chất thể lực, Còn lại các nhóm tiêu chí giám sát khác gần như các đội chưa sử dụng đến trong giám sát huấn luyện thể lực các VĐV.

3.1.4.4. Khảo sát hạn chế của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam

Bảng 3.10. Kết quả phỏng vấn các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam

TT

Nguyên nhân

Tần suất

Tỷ lệ %

1

Trình độ HLV tại các đội còn hạn chế

37

92.5

2

BLĐ vẫn chưa chú trọng đến công tác khoa học huấn luyện

36

90

3

Kinh phí còn hạn chế tại các đội Futsal hiện nay

40

100

4

Hệ thống thi đấu quốc gia chưa ổn định và đồng bộ

40

100

5

Tính cạnh tranh trong các giải đấu VĐQG chưa cao

38

95

6

Ý thức chuyên nghiệp của VĐV còn yếu

40

100

7

Futsal tại Việt Nam chưa thật sự chuyên nghiệp.

40

100

8

Ý kiến khác: Trình độ KHKT và phương tiện hỗ trợ còn hạn

chế

30

75

Kết quả phỏng vấn từ bảng 3.10 cho thấy:

Về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam: Tất cả các nguyên nh n được đưa ra đều được khách thể phỏng vấn lựa chọn với tần suất rất cao trên 90%, trong đó có 4 nguyên nh n được xuất hiện với tỷ lệ 100%: Kinh phí của các đội Futsal còn hạn chế, Hệ thống thi đấu quốc gia chưa ổn định và đồng bộ, Ý thức chuyên nghiệp của VĐV còn yếu, Futsal tại Việt Nam chưa thật sự chuyên nghiệp. Về nguyên nhân: Tính cạnh tranh trong các giải VĐQG chưa cao có tỷ lệ 95%, Trình độ các HLV tại các đội còn hạn chế có tỷ lệ


92.5%, BLĐ vẫn chưa chú trọng đến công tác khoa học huấn luyện có tỷ lệ 90%. Bên cạnh đó có 75% khách thể được phỏng vấn cho ý kiến về nguyên nhân khác: Trình độ KHKT và phương tiện hỗ trợ giám sát huấn luyện còn hạn chế. Tỷ lệ các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của công tác giám sát huấn luyện thể lực được thể hiện rõ qua biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3 2 Tỷ lệ các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giám sát huấn 1

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam

Tiểu kết mục tiêu 1: Kết quả nghiên cứu thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực của các đội Futsal Việt Nam cho thấy các đội chưa quan t m đúng mức đến công tác giám sát, phần nhiều chỉ dựa vào kinh nghiệm và cảm nhận để đánh giá, chưa xác định được mức độ phù hợp của chương trình huấn luyện. Hầu hết các ý kiến đều đánh giá cao tầm quan trọng của giám sát huấn luyện thể lực, tuy nhiên do các điều kiện về kinh ph và công tác hỗ trợ huấn luyện chưa được quan t m đúng mức.

Kết quả thống kê đặc điểm nhân khẩu học cho thấy khách thể phỏng vấn đều đang làm công tác huấn luyện Futsal từ cấp độ đội Futsal chuyên nghiệp đến đội tuyển quốc gia, có chuyên môn cao và làm công tác quản lý l u năm trong lĩnh vực Futsal, có thể đại diện cho lực lượng các nhà chuyên môn trình độ cao của môn Futsal đáp


ứng được yêu cầu chọn mẫu. Kết quả khảo sát về nhận thức của các nhà quản lý, HLV về giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam cho rằng giám sát huấn luyện thể lực giúp kiểm soát chất lượng VĐV tốt hơn và giám sát huấn luyện giúp BHL có cơ sở khoa học trong việc định hướng tuyển chọn VĐV tham gia các giải đấu, vì vậy cần thiết phải có một số tiêu chí giám sát huấn luyện thể lực VĐV. Loại hình giám sát theo giai đoạn huấn luyện được lựa chọn chiếm ưu thế, năng lực thể lực là nhân tố được lựa chọn tuyệt đối trong huấn luyện thể lực thời kỳ chuẩn bị.

HLV và chuyên viên NCKH là lực lượng tham gia giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV. Kết quả khảo sát trang thiết bị phục vụ giám sát huấn luyện thể lực của các đội được đánh giá ở mức sơ sài và đa phần đang thuê mướn các phòng tập và thiết bị để phục vụ công tác này. Đa số các đội Futsal Việt Nam không thực hiện đánh giá hiệu quả huấn luyện thể lực và chương trình huấn luyện sau chu kỳ huấn luyện năm. Về các tiêu chí giám sát hiện tại các đội chỉ sử dụng ở mức độ thỉnh thoảng sử dụng ở nhóm tiêu chí hình thái học và các tố chất thể lực, Còn lại các nhóm tiêu chí giám sát khác gần như các đội chưa sử dụng đến trong giám sát huấn luyện thể lực các VĐV

- Kết quả khảo sát về thực trạng cho thấy 4 nội dung tồn tại và 5 nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam: Kinh phí của các đội Futsal còn hạn chế, Hệ thống thi đấu quốc gia chưa ổn định và đồng bộ, Ý thức chuyên nghiệp của VĐV còn yếu, Môn Futsal tại Việt Nam chưa thật sự chuyên nghiệp. Về nguyên nhân: Tính cạnh tranh trong các giải VĐQG chưa cao có tỷ lệ 95%, Trình độ các HLV tại các đội còn hạn chế có tỷ lệ 92.5%, BLĐ vẫn chưa chú trọng đến công tác khoa học hỗ trợ huấn luyện có tỷ lệ 90%. Bên cạnh đó có 75% khách thể được phỏng vấn cho ý kiến về nguyên nh n khác: Trình độ KHKT và phương tiện hỗ trợ giám sát huấn luyện còn hạn chế.

3.2. Lựa chọn một số tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN

3.2.1. Cơ sở lựa chọn một số tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN

Luận án lựa chọn một số tiêu ch đo lường giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN trên cơ sở các tiêu ch đo lường đã được công


bố ở các công trình NCKH mang tính chuyên biệt về Futsal ở những quốc gia có nền Futsal phát triển từ đó có những tham khảo mang t nh đặc thù phục vụ cho nghiên cứu còn khá mới mẻ này ở Việt Nam (không xây dựng mới một tiêu chí nào). Để có các tiêu ch đo lường giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN luận án đã tiến hành các bước sau đ y:

Bước 1: Tham khảo các nguồn tài liệu đồng thời thu thập thống kê các tiêu chí đo lường đã và đang được sử dụng (ở trong và ngoài nước) để giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal. Trên cơ sở các tiêu ch đo lường đã thu thập được, bước đầu lựa chọn để lọc bớt các tiêu ch đo lường t được sử dụng, không có giá trị hoặc không phù hợp và khả thi đối với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn lựa chọn các tiêu ch đo lường.

Bước 3: Đánh giá sự đồng nhất giữa 2 lần phỏng vấn.

3.2.1.1. Thu thập tổng hợp và chọn lọc các tiêu chí đo lường giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho VĐV Futsal TSN

Để có những cơ sở lựa chọn mang tính thuyết phục, luận án tiến hành tham khảo, tổng hợp các tiêu ch đo lường từ các nguồn tài liệu có liên quan như: các công trình NCKH đăng trên các tạp ch , đề tài luận văn khoa học, ấn phẩm sách báo... theo các nguyên tắc sau: Đã được công bố trong các công trình nghiên cứu, và được sử dụng rộng rãi để đảm bảo độ tin cậy và t nh thông báo. Nghiên cứu đã tham khảo từ một số tư liệu đã công bố sau:

Theo Nguyễn Đăng Chiêu (2004) [6] Nghiên cứu LVĐ sinh lý của các VĐV bóng đá lứa tuổi 15 – 16 và 17 – 18 trong thời kỳ chuẩn bị cơ bản, đã xác định thực trạng hình thái, chức năng cơ thể của VĐV bóng đá nam lứa tuổi 15-16 và 17-18; Đánh giá được những biến đổi chức năng, sinh lý, sinh hóa huyết học và nước tiểu dưới tác động các bài tập, buổi tập có LVĐ khác nhau ở thời kỳ chuẩn bị cơ bản và xác định được một số các chỉ số đặc trưng như mạch đập, Hemoglobin (Hb), Testosterone, Acid Lactic, Urê niệu, Proteine niệu, Creatinin niệu làm các chỉ tiêu để đánh giá LVĐ bài tập, buổi tập của các VĐV bóng đá nam lứa tuổi 15-16 và 17-18; Đánh giá được ảnh hưởng của LVĐ tập luyện làm biến đổi các chức năng, sinh lý, sinh hóa huyết học và nước tiểu của VĐV bóng đá nam lứa tuổi 15-16 và 17-18.


Theo Berdejo-del-Fresno, Daniel [52] đã sử dụng các test sau: Ngồi với (cm), Agility (s), Agility with ball (s), Chạy 20m (s), Bleep test (s), VO2 max (ml/kg/min).

Theo Fernando Matzenbacher, Bruno Natale Pasquarelli [92] đã sử dụng các chỉ số trong nghiên cứu của mình: Chiều cao đứng, Cân nặng, Chỉ số BMI, FUTLOC Tool.

Freitas và cộng sự (2014)[95] đã nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của thời gian luyện tập nhằm phát triển sức mạnh chi dưới và hiệu suất thể chất của các VĐV Futsal (trong thời gian 4 tuần tập luyện). Các bài kiểm tra sau được thực hiện: Bật nhảy, Chạy tốc độ 15 mét và sức bền trong Futsal (FIET). LVĐ huấn luyện được theo dõi bằng phương pháp cảm nhận mức độ gắng sức (RPE). Tuần 1 và tuần 3 cho thấy LVĐ huấn luyện cao hơn so với tuần 2 và 4 (p <0.01). Kết quả thời gian chạy tốc độ 15m (p = 0.04), chiều cao test bật nhảy tốt hơn và tốc độ tối đa cao hơn trong FIET (p = 0.04). Có thể kết luận việc chỉ đạo tập luyện vào đầu mùa giải để cải thiện sức mạnh sẽ làm tăng sức mạnh chi dưới của các VĐV Futsal, hiệu ứng sẽ là cải thiện tốc độ và khả năng thực hiện sức bền tốc độ ở cường độ cao.

Matzenbacher F và cộng sự (2016) [111] đã nghiên cứu cảm nhận mức độ gắng sức (RPE) để định lượng LVĐ bên trong của các buổi tập Futsal và tương quan của nó với các phương pháp khác dựa trên phản ứng nhịp tim (HR). Tương quan giữa LVĐ bên trong dựa trên RPE so với TRIMP là mạnh (r = 0.58; r = 0.48) đến rất mạnh (r = 0.79; r = 0.78); Cường độ trung bình của các buổi tập là 69% HRmax và 55% HRres.

Barbero-Alvarez và cộng sự [49] đã phát triển một bài kiểm tra sức bền trong môn Futsal (FIET) dựa trên các phân tích trận đấu Futsal T y Ban Nha để đánh giá sức bền đặc thù của môn Futsal. VĐV được yêu cầu thực hiện các đợt chạy con thoi trên đường thẳng (3x15m) ở tốc độ tăng dần xen kẽ với thời gian nghỉ thụ động trong 10- 30s cho đến khi kiệt sức.

Naser Naser & Ajmol Ali (2016) [131]đã nghiên cứu cho thấy: MFST là một test kiểm tra hợp lệ và đáng tin cậy để đánh giá hiệu suất kỹ năng sút bóng trong môn Futsal. Nghiên cứu đã sử dụng các test đánh giá như Chạy 5m, Chạy 10m, Chạy 20m,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022