Cơ Sở Khoa Học Huấn Luyện Thể Lực Cho Vđv Futsal


sức khỏe của các VĐV. Do đó, giám sát c n bằng căng thẳng-phục hồi thể hiện một yếu tố nổi bật đối với sức khỏe của VĐV và đáng được quan t m hơn [52,85].

Bảng hỏi RESTQ-Sport đã trở nên phổ biến rộng rãi trong nghiên cứu để giám sát sự cân bằng phục hồi - căng thẳng. Biện pháp tự báo cáo này chỉ ra mức độ mà một VĐV bị căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần, cũng như VĐV có thể sử dụng các hình thức nào để hồi phục hay không và những cụ thể là hình thức nào được sử dụng. Bảng câu hỏi này bao gồm các khía cạnh thể chất và tâm lý xã hội của cả căng thẳng và phục hồi. Ví dụ, nó bao gồm căng thẳng thể chất hoặc các biện pháp thể dục hữu ích trong việc xác định sự không phù hợp có thể có giữa căng thẳng và phục hồi do huấn luyện hoặc cạnh tranh [46]. Các phiên bản của RESTQ-Sport đã được thực hiện trong các huấn luyện tập trung và trong các giai đoạn chuẩn bị và thi đấu. Tuy nhiên, các bảng câu hỏi cần được thực hiện lặp đi lặp lại để giám sát có hiệu quả, phiên bản RESTQ- Sport ngắn hơn sẽ được ưu tiên hơn vì những lý do thực tế. [164]

1.3 Cơ sở khoa học huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

1.3.1 Đặc điểm nhân trắc học của các VĐV Futsal

Futsal được coi là môn thể thao cường độ cao do đó các yêu cầu về tâm sinh lý là yếu tố ch nh được các HLV quan t m. Hơn nữa, các đội bóng có đặc điểm hình thái tốt cho thấy khả năng áp dụng các hành động chiến thuật được huấn luyện tốt hơn các đội có thể trạng thấp. Sức bền và tốc độ là hai đặc điểm chính của VĐV Futsal. Cả VĐV bóng đá 11 người và Futsal không có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm nhân trắc học và sinh lý học của họ [114]. Tuy nhiên, hồ sơ cá nh n của các VĐV Futsal rất đa dạng và có một số đặc điểm không liên quan đến hiệu suất thi đấu của họ, chẳng hạn như việc tăng khối lượng cơ và c n bằng trọng lượng [49]. Các VĐV Futsal có chiều cao đứng trung bình 177 cm, nặng 70-77 kg, tỷ lệ mỡ cơ thể 10-12% [180]. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỷ lệ mỡ cao trong cơ thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng dẫn bóng của các VĐV. Ngoài ra, sức mạnh chân khi bật cao của VĐV là khoảng 40- 50 cm và bật xa 220-240 cm [73,99]

Về vị tr thi đấu, thủ môn có chiều cao đứng, tỷ lệ mỡ cơ thể và khối lượng cơ lớn hơn trong khi tiền vệ cánh (Ala) có chiều cao đứng thấp nhất [33]. Thủ môn có chiều cao đứng trung bình khoảng 182.4 cm, trọng lượng 81.1 kg, chỉ số BMI 24.3 kg/m2,


khối lượng cơ bắp 73.4 kg và tỷ lệ mỡ trong cơ thể là 9.2%; Hậu vệ (Fixo) có chiều cao đứng trung bình 175.9 cm, cân nặng 68.8kg, chỉ số BMI 23.7 kg/m2, 62.5 kg khối lượng cơ và 9.1% tỷ lệ mỡ trong cơ thể; Tiền vệ cánh (Ala) có chiều cao đứng 170.5 cm, trọng lượng 76.3 kg, chỉ số BMI 24.6 kg/m2, 69kg khối lượng cơ và 9.9% tỷ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể; Tiền đạo (Pivot) có chiều cao trung bình 178.6 cm, 77.7 kg trọng lượng, chỉ số BMI 24.4 kg/m2, 70 kg khối lượng cơ nạc và 9.9% tỷ lệ mỡ trong cơ thể. Liên quan đến độ tuổi phát triển, các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt giữa các VĐV về đặc điểm nhân trắc học và sinh lý học và đạt được ổn định ở 16-19 tuổi. Ngoài ra, các VĐV khoảng 20 tuổi không chênh lệch đáng kể so với người lớn, họ có thể tham gia vào các đội Futsal chuyên nghiệp. Việc thống kê hồ sơ nh n trắc học của các VĐV Futsal là một yếu tố rất quan trọng để các HLV tổ chức và đánh giá huấn luyện, điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của từng VĐV. Ảnh hưởng tuổi tác sẽ tác động tương đối lớn và là một vấn đề được quan sát thấy ở lứa tuổi trẻ khi tham gia thi đấu Futsal thường đáp ứng tốt hơn về mặt nhân trắc học và nhu cầu sinh lý so với những lứa tuổi khác.

1.3.2 Đặc điểm sinh lý của VĐV Futsal

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá nhu cầu sinh lý của một trận đấu Futsal bằng cách đánh giá các yếu tố như nhịp tim, nồng độ axit lactic trong máu và các đặc điểm động học [49]. Các hành động ở cường độ cao của Futsal quyết định nhu cầu sinh lý và khoảng cách di chuyển hạn chế nên tốc độ chuyển trạng thái là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thi đấu. Hơn nữa, sự thay thế người không giới hạn trong Luật Futsal giúp duy trì cường độ cao của trận đấu [116]

Khoảng cách di chuyển của các VĐV đã được công bố cho thấy đã được tăng lên 5000 m đối với các VĐV Futsal chuyên nghiệp và 4.500 m đối với các VĐV nghiệp dư. VĐV đã tăng khoảng cách di chuyển từ 108m/phút (Molina, 1992) [117] và 113 m/phút (Oliveira, 1999) [138] lên 117m/phút (Barbero-Alvarez 2008) [49]. Nghiên cứu này cũng cho thấy tốc độ môn Futsal cao hơn so với bóng đá 11 người (Bangsbo, 1991) [47] và các môn thể thao khác [31]. Tuy nhiên, các VĐV Futsal di chuyển các cự ly khác nhau tùy theo vị tr chơi của họ.

Nghiên cứu giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ chuẩn bị cho vận động viên Futsal Thái Sơn Nam - 6


Do đó VO2max có thay đổi giữa các VĐV ở các vị tr thi đấu khác nhau. Mặc dù các VĐV Futsal có VO2max cao hơn 70-75% [59], các thủ môn 60-70% VO2max , vị trí Ala 81-100% và Fixo là 71-90% [39]. Tương tự, mức tiêu hao năng lượng của các Ala là khoảng 350 calo, Fixo 250 calo và thủ môn 110 calo [39]. Có thể đ y cũng là cơ sở mà các cầu thủ trụ cột thường là người đầu tiên được thay thế trong các trận đấu đòi hỏi cường độ cao. Một số nghiên cứu khác của Barbero-Alvarez, Castagna [49, 59] kết luận rằng các VĐV Futsal có nhịp tim tối đa hơn 85%, nhịp tim trung bình khoảng 90% và cường độ trung bình của một trận đấu Futsal là khoảng 84% nhịp tim tối đa và 75% VO2max. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng giảm các chỉ số như nhịp tim trung bình, nhịp tim tối đa và khoảng cách di chuyển trong các hoạt động cường độ cao, nghiên cứu đã ph n biệt nhu cầu thể chất của một trận đấu Futsal: VĐV dành 0.3% thời gian cho các hoạt động cường độ thấp (dưới 65% nhịp tim tối đa), 16% cho các hoạt động cường độ trung bình (65-85% nhịp tim tối đa) và 83% trong các hành động cường độ cao (hơn 85% nhịp tim tối đa).

Hơn nữa, các VĐV Futsal thực hiện một lần chạy tốc độ cao sau mỗi 79 giây trong khi họ thay đổi hoạt động của họ cứ sau 3.3 giây trong suốt trận đấu [59,79,80]. Nghiên cứu cho thấy các VĐV Futsal chuyên nghiệp gia tăng các hành động cường độ thấp và giảm các hành động cường độ cao trong hiệp hai, điều đó có thể bị ảnh hưởng bởi chiến thuật và kinh nghiệm của những VĐV tiết kiệm sức cho cuối trận [79].

Do đặc thù về sự thay đổi hoạt động và phương hướng diễn ra thường xuyên nên tính linh hoạt là một năng lực rất quan trọng của VĐV Futsal, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu trong môn Futsal. Hơn nữa, kinh nghiệm là một thông số quan trọng ảnh hưởng đến trình độ của các VĐV. Vì vậy trong huấn luyện Futsal cần cải thiện tính linh hoạt và tốc độ. Về kỹ thuật, các nghiên cứu cho thấy rằng những VĐV trẻ bắt đầu từ Futsal được xếp vào những vị trí cần kỹ thuật cao khi chuyển sang bóng đá 11 người, cụ thể: 46.3% VĐV Futsal trở thành tiền vệ, 19.4% tiền vệ cánh, 19.4% tiền đạo và 14.9% hậu vệ khi họ chuyển sang bóng đá 11 người [79].

Nghiên cứu của Nogueira (2017) [133] cho thấy: việc xây dựng kế hoạch cụ thể trước mùa giải có tác động rất lớn đối với thể chất, trạng thái hồi phục-căng thẳng, các dấu hiệu tổn thương cơ và hormone ở các VĐV Futsal trình độ cao. Các kết quả chính


trong nghiên cứu là thành t ch Futsal trước mùa giải được cải thiện trong các test kiểm tra YYIR2 và SJ (Squat Jump). Sự cải thiện trong các test kiểm tra thể chất đi kèm với sự gia tăng testosterone, CK, T/Cr và trong phần lớn các thang đo REST.Q. Ngoài ra, Cortisol và tỷ lệ hồi phục căng thẳng qua thang đo REST.Q giảm trong giai đoạn trước mùa giải Futsal. Theo dõi LVĐ trong giai đoạn trước mùa giải Futsal đã tăng trong ba tuần đầu tiên và giảm vào tuần thứ tư. Việc tăng cường LVĐ sau một khoảng thời gian giảm xuống đã được báo cáo trong các môn thể thao đồng đội.

Các số liệu thống kê trong môn Futsal cho thấy rằng quá trình trao đổi chất yếm kh thường vượt quá ngưỡng lactic trong một trận đấu và nồng độ axit lactic trong máu là 5,3-5,5 mmol/L [49]. Rõ ràng là các VĐV Futsal chuyên nghiệp trải qua khoảng cách di chuyển xa hơn trong các hoạt động cường độ cao, do đó thật sự cần thiết phải áp dụng các chương trình huấn luyện để cải thiện các chức năng ưa kh và yếm khí. Chức năng yếm kh là điểm phân biệt của các VĐV Futsal (có ngưỡng yếm khí cao hơn) với các VĐV bóng đá 11 người.

Phản ứng thần kinh cơ: Những nổ lực ở cường độ cao như chạy tốc độ, nhảy và di chuyển thay đổi hướng đột ngột đóng một vai trò quan trọng trong Futsal. Một số nghiên cứu cho thấy ở môn thể thao khác nhau, những VĐV khỏe hơn và mạnh mẽ hơn (nghĩa là với khả năng thần kinh cơ được phát triển tốt hơn) có xu hướng tăng tốc nhanh hơn, nhảy cao hơn và đổi hướng nhanh hơn [95]. Trong thi đấu Futsal chuyên nghiệp, các hoạt động thể thao cụ thể như đá bóng hoặc xoạc bóng cũng bị ảnh hưởng bởi khả năng tạo ra lực và sức mạnh ở mức cao hơn của một VĐV bán chuyên. Ngoài sự gia tăng thời gian chạy tốc độ trong tập luyện và thi đấu, những thay đổi quan trọng trong chức năng thần kinh cơ đã được xác định sau một trận đấu Futsal. Đặc biệt, sự giảm sút về thể lực và sự kích hoạt tự nguyện (tức là biểu hiện của sự mệt mỏi) đã xuất hiện sau trận đấu và có liên quan đáng kể đến việc giảm các hoạt động di chuyển (các hành động chạy và chạy tốc độ lặp lại cường độ cao). Do đó, các HLV cần theo dõi chặt chẽ quá trình luyện tập và thi đấu, đồng thời thúc đẩy các biện pháp hồi phục để giảm thiểu nguy cơ chấn thương và có khả năng duy trì hiệu suất thần kinh cơ đỉnh cao của VĐV trong suốt quá trình tập luyện và thi đấu.


Phản ứng sinh hóa: Để hiểu rõ hơn về yêu cầu tập luyện và thi đấu môn Futsal trong thực tế và theo một cách tiếp cận toàn diện hơn để thấy được áp lực do thi đấu gây ra, một số kết quả nghiên cứu phát hiện các dấu hiệu sinh hóa khác nhau sau tập luyện và trận đấu. Dấu hiệu sinh học liên quan đến phản ứng với LVĐ tập luyện là globulin miễn dịch nước bọt A (SlgA), khi giảm nồng độ thì có thể là một dấu hiệu tốt của việc tập luyện quá mức [128]. Ngoài ra việc thu thập các mẫu nước bọt không được k ch th ch để nghiên cứu phản ứng SIgA ở các VĐV Futsal chuyên nghiệp cho thấy sự suy giảm nồng độ, tốc độ bài tiết và lưu lượng nước bọt sau một trận đấu Futsal, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Kết quả kiểm tra các phản ứng sinh hóa và trao đổi chất cũng như tổn thương cơ do thi đấu Futsal xác định mức CK tăng và tỷ lệ T/C giảm sau trận đấu từ các mẫu máu lấy từ tĩnh mạch cẳng tay.

Trong môn Futsal, các vị trí khác nhau có nhu cầu và đặc điểm khác nhau, mức độ căng thẳng khác nhau xảy ra trong hệ thống sinh hóa và miễn dịch, nồng độ lactate dehydrogenase và IL-6 cao hơn đáng kể khi so sánh với các VĐV trên s n sau trận đấu [50]; tuy nhiên, không có sự khác biệt về CK giữa các vị trí. Về mặt thực tế, các kết quả nghiên cứu cho thấy khi tập luyện và thi đấu Futsal thúc đẩy giảm SlgA huyết tương, tăng đau nhức cơ, mức CK giảm sau tập luyện và sau 24 giờ, gây các phản ứng căng thẳng khác nhau. Những kết quả này nên được xem xét và gợi ý cho các HLV, các chuyên gia thể lực và các chuyên gia dinh dưỡng trong công tác huấn luyện để tối đa hóa hiệu suất cho các VĐV.

1.3.3 Đặc điểm tâm lý của các VĐV Futsal

Tâm lý học thể thao kiểm tra các đặc điểm tâm lý của VĐV Futsal bằng cách áp dụng những phát hiện những biểu hiện của họ trên sân. Các kỹ năng t m lý được huấn luyện để cải thiện hiệu suất thi đấu của VĐV. Nói chung, thể thao không chỉ cải thiện hiệu suất mà còn các thông số t m lý khác như hạnh phúc, độc lập, quan hệ giữa các cá nhân và cảm giác tích cực. Mặc dù các nghiên cứu đã kiểm tra các thông số t m lý như động lực, sự lo lắng, t nh cách, đội bóng, khả năng lãnh đạo và phục hồi chấn thương trong bóng đá, nhưng vẫn còn thiếu nghiên cứu đáng kể trong môn Futsal. Cụ thể, các VĐV Futsal phải hợp tác với mục đ ch chung là đạt được các mục tiêu của đội, đánh giá các vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu.


Mokhtari và cộng sự đã xem xét mối quan hệ giữa HLV Futsal và sự gắn kết của đội bóng. Một số nghiên cứu kết luận rằng HLV cải thiện sự gắn kết của đội thông qua động lực (chuẩn bị tinh thần và cải thiện sự tự tin), hướng dẫn chiến thuật (các quyết định quan trọng và tối đa hóa khả năng của VĐV), hướng dẫn kỹ thuật (dạy kỹ năng và phát hiện lỗi kỹ thuật) và xây dựng nhân cách (khuyến khích sự công bằng).

Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu là sự lo lắng thường tăng lên bởi tầm quan trọng của Futsal và sự khác biệt giữa kỹ năng cá nh n và kỹ năng cần thiết của Futsal [173,24] cho rằng có hai loại lo lắng, trạng thái và đặc điểm lo lắng. Trạng thái lo lắng đề cập đến một tình trạng cảm xúc nhất thời được đặc trưng bởi cảm giác căng thẳng và e ngại theo nhận thức chủ quan và tăng hoạt động của hệ thần kinh tự chủ, các VĐV thi đấu chính thức cảm thấy lo lắng về nhận thức cao hơn trong khi những VĐV dự bị. Hơn nữa, sự lo lắng của VĐV thay đổi trong suốt mùa giải khi họ cho thấy mức độ lo lắng về nhận thức cao hơn trong trận đấu đầu tiên và sự lo lắng Soma (Rối loạn tâm thần) cao hơn trong trận đấu cuối cùng. Lo lắng cũng liên quan đến tâm lý kiệt quệ của các VĐV Futsal khiến họ thường xuyên phải nghỉ thi đấu thể thao. Tuy nhiên, HLV có thể giảm bớt sự lo lắng của VĐV bằng cách tổ chức huấn luyện trong điều kiện thực tế và các trận đấu với tần suất cao. Hơn nữa, các phản ứng huấn luyện tích cực và môi trường động lực phát triển khả năng sáng tạo bằng cách loại bỏ nỗi sợ thất bại làm giảm lo lắng và nguy cơ kiệt sức. Một phát hiện thú vị về sự lo lắng của các VĐV Futsal khi nghiên cứu chỉ ra rằng các VĐV Futsal Canada cảm thấy lo lắng hơn trước trận đấu trong khi người Nhật Bản cảm thấy lo lắng cao hơn sau thất bại. Hơn nữa, người Canada cảm thấy hài lòng cao hơn sau một chiến thắng và hài lòng thấp hơn sau một thất bại trong khi người Nhật Bản cảm thấy hài lòng thấp hơn sau một chiến thắng và hài lòng cao hơn sau một thất bại. Những phát hiện này cho thấy văn hóa ảnh hưởng đến nhận thức về sự lo lắng của VĐV [177]

1.3.4 Huấn luyện Futsal:

Kết quả cho thấy các VĐV Futsal chuyên nghiệp khả năng ưa kh , VO2max và ngưỡng yếm kh cao hơn các VĐV bóng đá 11 người. Cụ thể, giới hạn VO2max của VĐV đang thi đấu cho một đội chuyên nghiệp khoảng 50-55 ml/kg/phút [59]. Vì vậy các HLV phải tập trung mục tiêu tập luyện để tăng năng lực aerobic cho các VĐV của


mình. Mặc dù nhiều chương trình huấn luyện không sử dụng bóng để cải thiện năng lực ưa kh và yếm khí, tuy nhiên kết quả của một chương trình luyện tập cường độ cao kéo dài 8 tuần với bóng sẽ cải thiện cả hai. Cụ thể, VO2max, khả năng yếm khí và mệt mỏi được cải thiện lần lượt là 9.6%, 10.7% và 22.1%. Chương trình huấn luyện này được đề xuất cho giai đoạn cuối của giai đoạn chuẩn bị. Tuy nhiên, ngày nay các HLV thích sử dụng các bài tập có tính chất giống thi đấu có lợi để phát triển toàn diện cho các VĐV Futsal. Các HLV có thể thay đổi k ch thước sân, số lượng VĐV và quy tắc của Futsal để cải thiện khả năng ưa kh hoặc yếm khí [45]

Theo một số nghiên cứu cho thấy sự phân bố LVĐ theo các định hướng huấn luyện khác nhau phụ thuộc vào các công cụ huấn luyện đã được sử dụng trong thời kỳ chuẩn bị. Kết quả cho thấy xu hướng giảm các bài tập không chuyên môn (huấn luyện chung) 95% ở giai đoạn ban đầu, 74.1% ở phần giai đoạn phát triển cơ bản, 68.6% ở phần chuẩn bị chuyên môn và chỉ 45.2% ở các chu kỳ trước khi thi đấu trong giai đoạn chuẩn bị. Đồng thời, các bài tập chuyên môn (chuẩn bị chuyên môn, bổ trợ, thi đấu) tăng lên và lên tới 5.0% trong giai đoạn ban đầu, 25.9% trong giai đoạn phát triển cơ bản, 31.4% trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn và 54.8% trong giai đoạn trước thi đấu. Như vậy, trong thời kỳ chuẩn bị của quá trình huấn luyện VĐV chuyên nghiệp Futsal có LVĐ ưa kh chiếm 54.9%, hỗn hợp 36.9%, yếm khí alactic 5.2% và đường phân yếm khí 3.0%.

Nghiên cứu của Freitas và cộng sự (2011) [90] cho thấy ảnh hưởng của một giai đoạn tập luyện ở đầu mùa giải thi đấu nhằm phát triển sức mạnh chi dưới và ảnh hưởng đến hoạt động thể chất của các VĐV Futsal. Kết quả do khối lượng luyện tập thấp hơn và việc áp dụng LVĐ luyện tập sức mạnh chi dưới đã tăng hiệu suất trong các test kiểm tra sức mạnh (nhảy theo phương thẳng đứng và vận tốc), duy trì hiệu suất trong các test kiểm tra có nhu cầu ưa kh lớn. Kết quả nghiên cứu của Ricardo Augusto Barbieri 2016 thể hiện trước và sau giai đoạn huấn luyện 12 tuần đã ảnh hưởng đến hoạt động thể chất (ưa kh và yếm khí) của các VĐV Futsal chuyên nghiệp. Thành phần cơ thể giảm đáng kể: tỷ lệ chất béo (7.5%), cải thiện khả năng linh hoạt (3.9%), ưa kh (7%) và yếm khí (25%), sau 4 tuần huấn luyện sức bền tốc độ bổ sung, hai lần


một tuần, cung cấp một chế độ tập luyện đơn giản và hiệu quả cho các VĐV Futsal, có thể có những tác động tích cực đến sự điều hòa tự chủ của tim trong thời kỳ trước mùa giải mà không bị suy giảm căng thẳng tâm sinh lý.

Các HLV nên sử dụng các bài tập có tính chất giống thi đấu để cải thiện các đặc điểm kỹ thuật, chiến thuật và sinh lý trong điều kiện thực tế. Khi các HLV tăng phạm vi hoạt động (tăng k ch thước sân) và giảm số lượng VĐV, họ cũng tăng cường nhu cầu sinh lý của các VĐV điều này khẳng định rằng những thay đổi về phạm vi hoạt động (tăng k ch thước sân), thời gian thi đấu và số lượng VĐV ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý của huấn luyện Futsal. Nhiều nghiên cứu so sánh nhịp tim và kỹ năng chơi bóng của các VĐV Futsal sau 10 phút thi đấu (4vs4 , 3vs3 và 2vs2 trong hiệp với thời gian nghỉ 4 phút giữa các lần lặp lại), VĐV cho thấy nhịp tim thấp nhất trong Futsal 4vs4. Do đó, khi các HLV muốn tăng cường độ tập luyện, họ có thể giảm số lượng VĐV. Số lượng VĐV thấp hơn cũng làm tăng yêu cầu kỹ thuật của Futsal. Mặt khác, thời lượng không ảnh hưởng đến nhịp tim tối đa của VĐV. Một số nghiên cứu khác kết luận rằng một trận đấu 4vs4 có nhu cầu sinh lý tương tự với một trận đấu 3vs3 với k ch thước sân ngắn hơn (Balsom 1999) [45] cũng phát hiện ra rằng sự khuyến khích của HLV làm tăng cường độ trận đấu, nhịp tim và nồng độ axit lactic. Phát hiện này có lẽ hữu ích cho các trận đấu Futsal vì có một khoảng cách chỉ đạo ngắn giữa HLV và các VĐV của trên sân.

1.4 Cơ sở chọn lựa nội dung và thời điểm giám sát huấn luyện thể lực

1.4.1 Đặc điểm hoạt động thể lực trong thi đấu Futsal hiện đại:

Futsal là một môn thể thao rất phổ biến có luật riêng và khác với bóng đá rất nhiều về các quy tắc của trận đấu và chiến thuật. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối liên hệ giữa 2 môn thể thao này, điều đáng ngạc nhiên là Futsal được sử dụng ở một số nước như một công cụ phát triển bóng đá, nhằm phát triển các động tác kỹ thuật và chiến thuật của các cầu thủ trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa cầu thủ Futsal và bóng đá liên quan đến đặc điểm hình thái, thể lực và các thông số, tuy nhiên có sự chênh lệch giữa các nghiên cứu. Sự khác biệt đáng kể đã được tìm thấy giữa đặc điểm hình thái học (chủ yếu là cơ thể) của các cầu thủ bóng đá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022