Đánh Giá Thực Trạng Công Tác Giám Sát Huấn Luyện Thể Lực Của Các Đội Futsal Việt Nam


- Tiến hành kiểm tra các tiêu ch đo lường đã lựa chọn ở đầu thời kỳ chuẩn bị, cuối giai đoạn chuẩn bị chung và cuối giai đoạn chuẩn bị chuyên môn ở mùa giải 2018 của CLB Futsal TSN.

- Viết tiểu luận tổng quan và 2 chuyên đề.

Giai đoạn 4: Từ ngày 07/2019 đến 06/2020.

- Xử lý, phân tích các số liệu thu thập.

- Viết mục tiêu 3 và chuyên đề 3.

- Viết 2 bài báo.

Giai đoạn 5: Từ ngày 07/2020 đến 12/2021.

- Báo cáo 3 chuyên đề.

- Hoàn thành luận án.

- Thông qua khoa chuyên môn và hoàn thiện luận án theo góp ý của Khoa.

- Bảo vệ luận án ở Hội đồng cơ sở.


2.3.2. Địa điểm nghiên cứu

+ Câu lạc bộ Futsal Thái Sơn Nam

+ Trường Đại học TDTT TP.HCM

+ Phòng nghiên cứu ứng dụng khoa học và Y học TDTT TP.HCM

+ Phòng khám Đa khoa Medlatec Sài Gòn.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực của các đội Futsal Việt Nam

Đã có nhiều nghiên cứu về vai trò quan trọng của giám sát HLTT đối với thành t ch thi đấu thể thao. Tuy nhiên Futsal là một môn thể thao còn khá mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu sâu ở Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, khi đánh giá thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực tại các đội Futsal Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn, khảo sát quan điểm và thực tiễn công tác giám sát huấn luyện từ 40 chuyên gia HLV, Bác sỹ và chuyên viên NCKH đang công tác trong các lĩnh vực của Futsal chuyên nghiệp Việt Nam. Mẫu khách thể phỏng vấn có số lượng và trình độ đủ đại diện cho lực lượng chuyên môn trình độ cao của Futsal Việt Nam hiện nay.

3.1.1. Quan điểm và thực tế công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam

Để tìm hiểu về thực trạng giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal chuyên nghiệp Việt Nam, nghiên cứu đã tham khảo, tổng hợp các nội dung cần khảo sát từ các tài liệu và điều kiện thực tiễn của các đội Futsal hiện nay để có cơ sở lập phiếu phỏng vấn. Phiếu phỏng vấn chính thức bao gồm 4 nội dung sau:

- Thông tin người được phỏng vấn: Gồm các thông tin: Họ và tên; Đơn vị công tác; Đại chỉ email; Lịch sử huấn luyện; Thâm niên công tác; Thành tích huấn luyện; Trình độ chuyên môn; Trình độ học vấn.

- Quan điểm về giám sát huấn luyện thể lực: Gồm 11 câu hỏi: (1) Đồng ý với khái niệm giám sát HLTT (trình bày ở đầu phiếu); (2) Vai trò của giám sát huấn luyện thể lực đối với thành t ch Futsal; (3) Đồng ý với quan điểm giám sát huấn luyện thể lực thường xuyên tạo động lực cho VĐV nỗ lực tập luyện; (4) Giám sát huấn luyện cung cấp thông tin khách quan giúp HLV điều chỉnh kế hoạch huấn luyện; (5) Các loại hình giám sát nên được sử dung; (6) Năng lực cần được tiến hành giám sát huấn luyện thể lực đối với môn Futsal; (7) Trong chu kỳ huấn luyện năm cần giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV trong thời kỳ nào; (8) Công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal đã được hệ thống hóa; (9) Giám sát huấn luyện thể lực cần tiến hành với các yếu tố nào; (10) Công việc giám sát huấn luyện thể lực là công việc của ai; (11) Mục đ ch của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal.


- Thực tế công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV tại các đội Futsal chuyên nghiệp: Gồm 11 câu hỏi: (1) Có cần thiết phải thực hiện công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV tại đội không, (2) Trước đ y và hiện nay công tác giám sát và đánh giá thể lực cho VĐV thường dựa vào yếu tố nào, (3) Đồng ý với nhận thức giám sát huấn luyện thể lực có giúp chúng ta kiểm soát được chất lượng các VĐV, (4) Đồng ý với nhận thức giám sát huấn luyện thể lực giúp Ban huấn luyện có cơ sở khoa học trong định hướng tuyển chọn VĐV tham gia các giải đấu, (5) Hiện tại đã thực hiện công tác giám sát huấn luyện thể lực; (6) Hiện tại đã có HLV thể lực chuyên trách; (7) Hiện tại đã có chuyên viên NCKH hỗ trợ huấn luyện; (8) Trang thiết bị phục vụ huấn luyện thể lực và giám sát của đội đang ở cấp độ nào, (9) Hiện tại tổ chức giám sát quá trình huấn luyện thể lực theo loại hình nào; (10) Hiện tại có đánh giá được sự phát triển thể lực của VĐV cũng như hiệu quả chương trình huấn luyện sau một chu kỳ;

(11) Theo quý vị (có) hay (không) sử dụng phương pháp giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV trong từng mùa bóng. Nếu có thì mức độ vận dụng như thế nào đối với các phương pháp giám sát huấn luyện thể lực;

- Nguyên nhân dẫn đến việc những hạn chế về công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam hiện nay: Gồm 7 nguyên nh n được đưa ra cho khách thể lựa chọn và có thể góp ý thêm các nguyên nhân khác.

Được sự hỗ trợ từ khách thể phỏng vấn với mục đ ch góp phần tạo nên bức tranh rõ nét về công tác giám sát huấn luyện thể lực ở các đội Futsal nói riêng và Futsal Việt Nam nói chung. Nghiên cứu đã thu thập và tổng hợp được đầy đủ 40 phiếu phỏng vấn hợp lệ làm cơ sở cho những nghiên cứu thực trạng mang t nh khách quan và đầy đủ nhất.

3.1.2. Thống kê mô tả về đặc điểm của khách thể phỏng vấn

Bảng 3.1. Đặc điểm khách thể phỏng vấn thực trạng công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại VN

TT

Vấn đề khảo sát

Nội dung

Tần suất

Tỷ lệ %


1


Trình độ huấn luyện cao nhất

Đội tuyển QG

8

20.0

Đội Futsal chuyên nghiệp

16

40.0

Trẻ chuyên nghiệp

5

12.5

Công việc quản lý và NCKH

11

27.5


2


Thâm niên công tác huấn luyện và quản lý

Dưới 5 năm

6

15.0

Từ 5 đến 10 năm

12

30.0

Từ 11 đến 15 năm

9

22.5

Từ 16 đến 20 năm

8

20.0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.




Trên 20 năm

5

12.5


3


Cấp độ giải đấu cao nhất từng tham dự

WordCup Futsal TG

6

15.0

VĐ ch u Á

5

12.5

VĐ Đông Nam Á

5

12.5

Seagames

6

15.0

Indoor Games

2

5.0

Giải VĐQG

10

25.0

Không liên quan huấn luyện

6

15.0


4


Trình độ chuyên môn

Sơ cấp

1

2.5

Level 1 AFC

11

27.5

Level 2 AFC

15

37.5

Level 3 AFC

8

20.0

Trình độ khác

5

12.5


5


Trình độ học vấn

12/12

4

10.0

Cử nhân

27

67.5

Thạc sỹ

6

15.0

Tiến sỹ

3

7.5


Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy :

- Về trình độ huấn luyện cao nhất: Có 08/40 khách thể phỏng vấn chiếm 20% đã và đang huấn luyện đội tuyển Quốc gia, Có 16/40 khách thể phỏng vấn chiếm 40% đã và đang huấn luyện các đội Futsal chuyên nghiệp, Có 05/40 khách thể phỏng vấn chiếm 12.5% đã và đang huấn luyện các tuyến trẻ của đội Futsal chuyên nghiệp, 11/40 khách thể phỏng vấn chiếm 27.5% không tham gia huấn luyện mà đã và đang nắm giữ các chức vụ quản lý và công tác NCKH.

- Về thâm niên công tác và quản lý: Có 15% khách thể phỏng vấn công tác dưới 5 năm, có 30% khách thể phỏng vấn công tác từ 5 năm đến 10 năm, có 22.5% khách thể phỏng vấn công tác từ 11 năm đến 15 năm, có 20% khách thể phỏng vấn công tác từ 16 năm đến 20 năm, có 12.5% khách thể phỏng vấn công tác trên 20 năm.

- Về cấp độ các giải đấu cao nhất từng tham dự: Có 15% khách thể phỏng vấn từng tham dự giải Futsal Vô địch thế giới, Có 12.5% khách thể phỏng vấn từng tham dự giải Futsal Vô địch Châu Á, Có 12.5% khách thể phỏng vấn từng tham dự giải Futsal Vô địch Đông Nam Á, Có 15% khách thể phỏng vấn từng tham dự Seagames, Có 5% khách thể phỏng vấn từng tham dự giải Indoor Games, Có 25% khách thể phỏng vấn từng tham dự giải Futsal VĐQG, Có 15% khách thể phỏng vấn không tham dự các giải đấu.


- Về trình độ chuyên môn Futsal: Có 2.5% khách thể phỏng vấn có trình độ huấn luyện sơ cấp, Có 27.5% khách thể phỏng vấn có trình độ huấn luyện Futsal Level 1 AFC, Có 37.5% khách thể phỏng vấn có trình độ huấn luyện Futsal Level 2 AFC, Có 20% khách thể phỏng vấn có trình độ huấn luyện Futsal Level 3 AFC, Có 12.5% khách thể phỏng vấn trải qua các lớp đào tạo huấn luyện chuyên biệt Futsal.

- Về trình độ học vấn: Có 10% khách thể phỏng vấn có trình độ học vấn 12/12, Có 67.5% khách thể phỏng vấn có trình độ cử nhân, Có 15% khách thể phỏng vấn có trình độ thạc sỹ, Có 7.5% khách thể phỏng vấn có trình độ Tiến sỹ.

3.1.3. Khảo sát về giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam:

3.1.3.1. Vai trò của giám sát huấn luyện thể lực đối với môn Futsal

Bảng 3.2. Kết quả phỏng vấn về vai trò của giám sát huấn luyện thể lực đối

với môn Futsal


TT

Vấn đề khảo sát

Nội dung

Tần suất

Tỷ lệ %

1

Đồng ý với khái niệm giám sát quá trình huấn luyện thể thao.

Đồng ý

40

100

Không đồng ý

0

0

2

Vai trò của giám sát huấn luyện thể lực đối với thành tích môn Futsal.

Rất quan trọng

25

62.5

Quan trọng

15

37.5


3

Giám sát quá trình huấn luyện thể lực

thường xuyên tạo động lực cho VĐV nỗ lực tập luyện

Đồng ý

39

97.5

Không đồng ý

01

2.5


4

Giám sát huấn luyện cung cấp thông tin

khách quan và khoa học để HLV đánh giá và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện.

Đồng ý

40

100

Không đồng ý

0

0


Kết quả phỏng vấn từ bảng 3.2 cho thấy:

- Về khái niệm giám sát HLTT: Tất cả 100% chuyên gia, HLV đều thống nhất với khái niệm: “Giám sát HLTT là một thể thống nhất lấy chuyên viên NCKH làm chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với quá trình tập luyện của VĐV, lấy HLV làm chủ thể thực hiện hoạt động kiểm soát và điều chỉnh đối với quá trình tập luyện của VĐV được thực hiện trong quá trình huấn luyện thể thao, từ đó đạt đến mục tiêu huấn luyện khoa học hóa, thực tế hóa”.

- Về vai trò của giám sát huấn luyện thể lực đối với thành tích môn Futsal: Tất cả các chuyên gia, HLV người được phỏng vấn đều cho rằng vai trò của giám sát huấn luyện thể lực đối với thành t ch thi đấu là quan trọng, trong đó có 62.5% khách thể đánh giá ở mức rất quan trọng.


- Về yếu tố giám sát huấn luyện thể lực thường xuyên tạo động lực cho VĐV nỗ lực tập luyện để có thể đáp ứng các yêu cầu thi đấu: Có 97.5 % khách thể phỏng vấn đều đồng ý với quan điểm này, chỉ có 2.5% không đồng ý.

- Về quan điểm giám sát HLTT cung cấp thông tin khách quan và khoa học để HLV đánh giá và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện: Tất cả 100% các chuyên gia, HLV người được phỏng vấn đều đồng ý với quan điểm này.

3.1.3.2. Khảo sát nội dung của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn nội dung của giám sát huấn luyện thể lực cho

VĐV Futsal


TT

Vấn đề khảo sát

Nội dung

Tần suất

Tỷ lệ %


1

Loại hình giám sát huấn luyện nào nên được sử dụng

Tức thì

3

7.5

Thường ngày

2

5

Giai đoạn

35

87.5


2


Giám sát huấn luyện đối với môn Futsal nên được tiến hành ở năng lực nào

Thể lực

40

100

Kỹ thuật

37

92.5

Chiến thuật

35

87.5

Tâm lý

37

92.5

Chức năng y sinh

40

100

Hình thái

36

90


3


Trong chu kỳ huấn luyện cần giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ nào

Chuẩn bị

15

37.5

Thi đấu

10

25

Chuyển tiếp

0

0

Ý kiến khác: Cả

chuẩn bị và thi đấu

15

37.5

4

Quy trình giám sát huấn luyện thể lực

cho VĐV Futsal đã đư ợc hệ thống hóa

Đồng ý

0

0

Không đồng ý

40

100

Kết quả phỏng vấn từ bảng 3.3 cho thấy:

- Về loại hình giám sát huấn luyện thể lực nên được sử dụng: Kết quả cho thấy loại hình giám sát theo giai đoạn được lựa chọn chiếm 87.5%, tiếp đến là loại hình giám sát tức thì (sau bài tập, buổi tập) chiếm 7.5% và loại hình giám sát thường ngày chiếm 5%. Kết quả cho thấy loại hình giám sát theo giai đoạn huấn luyện vẫn được đánh giá cao và phù hợp với môn Futsal .

- Về năng lực trong môn Futsal nên cần được tiến hành giám sát huấn luyện: Kết quả phỏng vấn cho thấy năng lực thể lực và chức năng y sinh được lựa chọn chiếm 100%, năng lực kỹ thuật và tâm lý chiếm 92.5%, năng lực hình thái chiếm 90% và thấp nhất là năng lực chiến thuật được lựa chọn chiếm 87.5%.

- Về quan điểm trong chu kỳ huấn luyện năm cần giám sát huấn luyện thể lực trong thời kỳ nào: Kết quả phỏng vấn cho thấy 37.5% chuyên gia, HLV chọn thời kỳ


chuẩn bị để giám sát; 25% chọn thời kỳ thi đấu và 37.5% có ý kiến khác là nên tiến hành giám sát ở cả 2 giai đoạn chuẩn bị và thi đấu.

- Về việc đánh giá quy trình giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal tại Việt Nam đã được hệ thống hóa: Tất cả 100% chuyên gia HLV người được phỏng vấn cho rằng quy trình giám sát huấn luyện thể lực chưa được hệ thống hóa.

3.1.3.3. Khảo sát nội dung các yếu tố cần được giám sát trong huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn các yếu tố cần được giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

TT

Nhóm

Yếu tố

N

Điểm trung

bình

Độ lệch chuẩn

1

Quyết định

Hình thái cơ thể

40

3.95

1.131

2

Chức năng cơ thể

40

4.93

0.266

3

Tố chất thể lực

40

4.95

0.220

4


Ảnh hưởng

Tình hình sức khỏe

40

4.30

0.723

5

Tình hình trạng thái tâm lý

40

3.90

1.032

6

Tình hình dinh dưỡng

40

4.50

0.506

7

Tình hình chấn thương thể thao

40

4.37

0.806

Kết quả phỏng vấn từ bảng 3.4 cho thấy: toàn bộ 07/07 yếu tố ở 2 nhóm nhân tố quyết định và ảnh hưởng được đánh giá từ mức “Ảnh hưởng vừa phải” (điểm trung bình trên 3), trong đó có 04/07 yếu tố được đánh giá từ mức “Ảnh hưởng nhiều” đến “Ảnh hưởng rất nhiều” (điểm trung bình trên 4) bao gồm các yếu tố: Tố chất thể lực, Chức năng cơ thể, Tình hình dinh dưỡng, Tình hình chấn thương thể thao. Kết quả khảo sát về lựa chọn các nhân tố cần được giám sát trong huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal được trình bày qua biểu đồ 3.1.


Biểu đồ 3 1 Tỷ lệ lựa chọn các nhân tố cần được giám sát trong huấn 1


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ lựa chọn các nhân tố cần được giám sát trong huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

3.1.3.4. Khảo sát về đối tượng và mục đích thực hiện giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn về đối tượng và mục đích thực hiện giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

TT

Vấn đề khảo sát

Nội dung

Tần

suất

Tỷ lệ %


1

Công tác giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal là công việc của

HLV Thể lực

8

20

HLV Trưởng

5

12.5

Chuyên viên NCKH

3

7.5

Cả 3 đối tượng trên

24

60


2

Mục đ ch của giám sát huấn luyện thể lực cho VĐV Futsal

Giám sát

0

0

Kiểm soát điều chỉnh

0

0

Cả 2 mục đ ch trên

40

100

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2022