Tình Hình Sử Dụng Đất Giai Đoạn 2012-2016 Huyện Minh Hóa

2.1.1.2. Thời tiết, khí hậu

Minh Hóa nằm trong đới khí hậu gió mùa có bốn mùa rõ rệt, vào mùa đông thường có gió mùa Đông Bắc cùng với địa hình nhiều núi đá vôi nên thường mưa nhiều tiết trời rét và khắc nghiệt, mùa hè lại ảnh hưởng bởi gió Lào, gió phơn Tây Nam. Lượng mưa lớn và kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11 dễ xảy ra ngập lụt kéo dài nhất là các xã vùng trũng thấp như Tân Hóa, Minh Hóa, Thượng Hóa.

Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên đời sống của người dân trên địa bàn khá khó khăn, đất đai canh tác ít chủ yếu là đồi núi và đất rừng nên sản xuất nông nghiệp chỉ phù hợp với nông - lâm nghiệp chăn nuôi và trồng rừng.

2.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình huyện Minh Hóa chủ yếu là rừng và đồi núi, không bằng phẳng, giao thông đi lại không thuận lợi do có nhiều khe suối nhỏ và núi đá vôi. Tổng diện tích đất tự nhiên là 141.270,94 ha.


Điểm nổi bật của địa hình huyện Minh Hóa là núi cao, theo hướng vì vậy


huyện có địa hình phức tạp. Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92% diện tích đất tự nhiên, núi đá vôi tập trung ở phía bắc huyện còn xuống phía nam độ cao giảm dần, chủ yếu là những núi đá thấp mang đặc trưng của vùng trung du.

Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 800m, đất sản xuất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100-450m, nhìn chung những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu theo các khe suối dọc các triền và thung lũng của núi đá vôi. Tình hình khai thác và sử dụng đất đai của huyện giai đoạn 2012 - 2016 được tổng hợp trên bảng 3.1.

Với diện tích đất tư nhiên Minh Hóa năm 2016 là 139.375,37 ha, trong đó 7.262,2 ha đất nông nghiệp, 121.209,2 ha đất lâm nghiệp (diện tích đất có rừng), 511,32 ha đất ở, 1.605,17 ha đất chuyên dùng và 7.346,53 ha đất chưa sử dụng. Dù

diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng hiện nay tài nguyên rừng ở Minh Hóa còn lại rất nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi , mới trồng, trữ lượng còn thấp. Nhưng vớ i sự hỗtrơ ̣ của Nhà nước và sự tích cực của người dân, trong tương lai gần, tài nguyên rừng vẫn sẽ trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của Minh Hóa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt taị khu vưc các xã biên giới .

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng đất giai đoạn 2012-2016 huyện Minh Hóa

Đơn vị tính: Ha


Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

Tổng diện tích tự nhiên

141.270,94

141.270,94

141.270,94

141.270,94

141.270,94

1. Đất Nông nghiệp

130.944,94

130.604,5

130.604,5

128.549,4

128.535,4

2. Đất chưa sử dụng

10.326

10.295,27

10.295,27

7.348,35

7.346,53

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 7

(Nguồn: Niên gián chi cục thống kê huyện Minh Hóa 2016 và số liệu báo cáo năm 2017)

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Về dân số và lao động

Tổng dân số toàn huyện năm 2016 là: 50.203 người, mật độ dân số bình quân 36 người/km2. Tổng số lao động trong độ tuổi lao động 31.555 chiếm 62,85% dân số, lao động nông lâm nghiệp chiếm 49,08% dân số. Chất lượng lao động thấp chủ yếu là lao động phổ thông, việc làm thiếu, thu nhập thấp.

Dân số toàn huyện năm 2017 có 54.822 người, nữ chiếm 50,13% dân số. Trong đó: Nhân khẩu nông nghiệp: 45.412 người. Nhân khẩu phi nông nghiệp:

9.410 người. Dân tộc: Toàn huyện có 8 dân tộc anh em là: Kinh chiếm 34,17% dân số; Chứt 29,88%; Bru vân kiều 14,52%; Sách 12,63%. Lao động: Toàn huyện có 24.640 lao động nông lâm nghiệp chiếm 78.08% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 57,5%. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông - lâm nghiệp.

Mật độ dân số trung bình: 38 người/km2, tuy nhiên phân bố không đều giữa

các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc Quốc lộ 12 (Thị trấn Quy Đạt là 776 người/km2), ở các xã vùng sâu, vùng xa mật độ thấp có xã biên giới 9 người/km2 (Xã Hóa Sơn, Thượng Hóa).


Về trình độ lạo động nhìn chung thấp, số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng thấp, lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học (0,68%). Số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều.

2.1.2.2. Về kinh tế

Kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Nông nghiệp từng bước được chuyển đổi theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người dân; thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi và trồng rừng kinh tế có hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 9,57%/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Thu nhập bình quân đầu người 13 triệu đồng/năm.

Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản đạt 375.957 triệu đồng, tăng 8% so

với năm 2016. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm 10.214 tấn.

Chương trình phát triển chăn nuôi tiếp tục được triển khai thực hiện, tạo chuyển biến tích cực trong cơ cấu nội bộ ngành. Đã từng bước thay thế giống địa phương hiệu quả thấp, đưa giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Nhiều mô hình kết hợp chăn nuôi, trồng rừng, trang trại, gia trại tổng hợp phát triển có chất lượng. Tổng đàn gia súc hiện có 37.740 con, đạt 76,58% so với chỉ tiêu đề ra.

Chương trình trồng rừng kinh tế được các ngành, các cấp, Nhân dân tích cực hưởng ứng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công tác trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần giữ độ che phủ rừng; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm đúng mức. Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư phát triển rừng. Trong 5 năm

(2012-2017) đã trồng được 3.959 ha rừng kinh tế; khoanh nuôi, bảo vệ rừng

105.376 ha, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 78% (chỉ tiêu 75%). Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 50,606 tỷ đồng.


Dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh Quảng Bình, tập thể lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Minh Hóa đã đề cao tinh thần trách nhiệm tổ chức điều hành và xử lý có hiệu quả trên các lĩnh vực cụ thể theo chương trình công tác đề ra. Kết quả đó tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế, chính trị của nhân dân các dân tộc huyện Minh Hóa. Trong đó đặc biệt là các hộ nông dân nghèo.

Về cơ sở hạ tầng, dịch vụ với 11 tiêu chí (Số xã phường đã có đường ô tô đến trung tâm xã, phường; Số xã, phường, TT có điện; Số xã phường đã có đường ô tô đến trung tâm xã, phường; Số UBND xã, phường, TT có điện thoại; Số Xã, phường, TT được công nhận xoá mù chữ và phổ cập GD tiểu học; Số xã, phường, TT được công nhận phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi; Số xã, phường, TT được công nhận phổ cập GD trung học cơ sở; Số xã, phường, TT có cán bộ y tế, có trạm y tế; Số xã, phường, TT được phủ sóng truyền thanh; Số xã, phường, TT được phủ sóng truyền hình và Số xã, phường, TT chưa có trạm truyền thanh) thì cả 16 xã, thị trấn đã đạt 9 tiêu chí; chỉ còn 5 xã chưa có trạm truyền thanh. Tuy nhiên cả 15 xã, thị trấn của huyện chưa đơn vị nào thoát khỏi xã nghèo tức là vẫn còn có hộ nghèo trong cả giai đoạn 2012 - 2017. Đây cũng là nỗi trăn trở của cả hệ thống chính trị và nhân dân các dân tộc huyện Minh Hóa.

2.1.2.3. Về văn hóa - Xã hội:

- Về giáo dục

Giáo dục - đào tạo phát triển ngày càng toàn diện, chất lượng từng bước được nâng lên, mạng lưới trường, lớp ổn định và phát triển hợp lý. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được nâng lên. Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới nội dung, chương trình giáo dục; chất lượng giáo dục ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông đạt kết

quả khá. Đến nay, huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia có nhiều chuyển biến tích cực, đến năm 2016 có 17 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 32%, và đạt 100% chỉ tiêu đề ra. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực được chú trọng, đã có 1.181 lao động nông thôn được đào tạo nghề bằng chính sách ưu đãi của Chính phủ, tỷ lệ người lao động có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 15,2%.

- Về y tế

Mạng lưới Y tế được củng cố, phát triển và hoàn thiện; đội ngũ cán bộ y tế được quan tâm cả về số lượng và chất lượng; toàn huyện có 40 bác sĩ, đạt 8 bác sỹ/10.000 dân, 16/16 trạm y tế xã đều có bác sỹ. Cơ sở vật chất, thiết bị y tế được quan tâm đầu tư nâng cấp; Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai đầy đủ có chất lượng, các loại dịch bệnh được khống chế. Chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được nâng lên. Phong trào hiến máu tình nguyện trở thành điểm sáng trong hoạt động nhân đạo của huyện trong những năm qua. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình được triển khai tích cực, có hiệu quả; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 14‰. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm. Đến nay, 100% xã, thị trấn có trạm y tế là nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân.

Phong trào xây dựng đời sống văn hoá được quan tâm và có nhiều chuyển biến đáng kể, các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất được quan tâm xây dựng; đến nay có 86/136 làng văn hoá, đạt tỷ lệ 63,7%; số gia đình văn hoá toàn huyện chiếm tỷ lệ 70,1%, có 15 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu đơn vị văn hóa. Chất lượng hoạt động của các cơ quan thông tin, truyền thanh, truyền hình được nâng lên. Hoạt động bưu chính viễn thông đã cơ bản đảm bảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo. 16/16 xã, thị trấn có hệ thống cáp đồng đến trung tâm xã và được phủ sóng điện thoại di động; có 98% số hộ được dùng điện lưới quốc gia, đạt 100% so với chỉ tiêu đề ra.

Công tác giảm nghèo được cấp ủy, chính quyền tập trung chỉ đạo thực hiện; các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã có nhiều chương trình phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; huy động từ các tổ chức, cá nhân số tiền trên 42 tỷ đồng để xây dựng trên 1.000 ngôi

nhà cho hộ nghèo, và trên 500 ngôi nhà cho hộ chính sách.


2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Minh

Hóa, tỉnh Quảng Bình

2.1.3.1. Thuận lợi

Minh Hóa là huyện vùng cao của tỉnh Quảng Bình có đặc điểm khí hậu, thủy văn riêng biệt, diện tích đất nông - lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao cho phép phát triển các loại cây trồng, chăn nuôi gia súc gia cầm đặc sản nâng cao giá trị sản phẩm.

Cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hạ tầng giao thông), các dịch vụ đã được thông suốt từ huyện đến các xã đây là điều kiện tốt giúp giao lưu và giao thương để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Huyện có 08 dân tộc anh em sinh sống, lao động dồi dào, cần cù chịu khó, ham

học hỏi để nâng cao nhận thức góp phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Hệ thống chính trị của huyện được giữ vững và ổn định, phát huy năng lực lãnh đạo và điều hành, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế đã đề ra, đảm bảo chức năng, quyền hạn của cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện; hiệu lực và hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của UBND huyện ngày càng nâng cao. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn ổn định; giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt vượt so kế hoạch hàng năm, tăng so với cùng kỳ năm trước. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội như: Giáo dục đào tạo, y tế, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động được thực hiện tốt; văn hóa thông tin thể thao đạt kết quả tích cực. Các chính sách về an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt góp phần ổn định đời sống Nhân dân, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng lãng phí được đẩy mạnh, an ninh chính trị được giữ vững. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân từng bước được cải thiện, nhận thức của cán bộ, Nhân dân trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo

việc làm và giảm tỷ lệ hộ nghèo.

2.1.3.2. Khó khăn, hạn chế

Bên cạnh những thuận lợi thì Minh Hóa cũng còn không ít những khó khăn

hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của địa phương .

Địa hình phức tạp, đồi núi dốc, đi lại khó khăn nên gặp không ít khó khăn cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (đặc biệt là lĩnh vực nông lâm nghiệp).

Nguồn lực lao động chiếm tới 90% là lao động nông nghiệp nông thôn, dân tộc thiểu số chiếm tới 2/3, tỷ lệ lao động nữ cao (chiếm 57,5%), trình độ dân trí thấp nên gặp không ít khó khăn trong việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong những năm qua của huyện còn thấp, đặc biệt là hạ tầng giao thông, đường giao thông chủ yếu mới chỉ tới trung tâm xã nhưng cũng vẫn còn một xã là đường đá, việc giao thông liên xã liên thôn còn gặp nhiều khó khăn. Đây là yếu tố không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Một số xã chưa có chợ hay trung tâm thương mại để người dân có thể buôn bán sản phẩm của mình.

Đầu tư cho công tác thu hút nhân tài và đào tạo công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là ở các xã có điều kiện khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Đội ngũ cán bộ chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, năng lực làm việc còn hạn chế.

2.2. Phân tích thực trạng nghèo và giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa

2.2.1. Thực trạng nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa

2.2.1.1. Về số lượng hộ nghèo

Huyện Minh Hóa có 13.287 hộ; 54.822 nhân khẩu, có 08 tộc người với 4 dân tộc cùng sinh sống. Kinh, BRu-Vân kiều, Chứt, Thổ. Dân tộc thiểu số toàn huyện hiện có 2.586 hộ; 11.529 nhân khẩu: Trong đó số đồng bào dân tộc sống tập trung tại 40 thôn, bản của 04 xã trên tuyến biên giới vùng cao: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Hóa có: 2.034 hộ với 9.674 nhân khẩu. Số còn lại sống xen ghép tại

các xã Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hóa Hợp, Trung Hóa, Xuân Hóa, Thị trấn Quy Đạt. Tình hình sản xuất vùng đồng bào DTTS chủ yếu là lúa rẫy, sắn, ngô; Đời sống của đồng bào ổn định, lương thực hiện tại đủ ăn, không có hộ đói. Ngoài chính sách hỗ trợ gạo theo NQ 30a (15/kg/khẩu), đồng bào còn được hỗ trợ gạo cứu đói thời kỳ giáp hạt. Ngoài ra đồng bào còn tự túc được khoảng 7-9kg lương thực/tháng/người. Tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 95% tổng số đồng bào dân tộc toàn huyện.

Theo Quyết định 582/QĐ-TTg, ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt thôn ĐBKK, xã KV III, KV II và KV I thuộc vùng Dân tộc thiểu số và Miền núi giai đoạn 2016-2020. Huyện Minh Hóa có 116 thôn, bản ĐBKK (chiếm 85%); có 14/16 xã KVIII và có 2 xã, thị trấn thuộc KVII.

Nhìn chung trên địa bàn huyện Minh Hóa đã không còn tình trạng đói, thiếu ăn hằng ngày như trước đây. Tuy nhiên số hộ nghèo vẫn còn khá cao và chủ yếu vẫn tập trung rơi vào các vùng là vùng biên giới, vùng có đông các hộ dân là người dân tộc thiểu số. Thống kê về số hộ nghèo qua các năm của từng xã, thị trấn cho thấy rõ hơn về thực trạng này.

Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo huyện Minh Hóa giai đoạn (2015 - 2017)


TT

Xã, thị trấn

Số hộ nghèo (hộ)

So sánh

2015

2016

2017

2016/2015

2017/2016

2017/2015

1

TT Quy Đạt

150

78

74

-72

-4

-76

2

Hồng Hóa

415

370

322

-45

-48

-93

3

Yên Hóa

560

459

394

-101

-65

-166

4

Xuân Hóa

369

291

132

-78

-159

-237

5

Quy Hóa

110

102

94

-8

-8

-16

6

Minh Hóa

497

385

287

-112

-98

-210

7

Tân Hóa

293

215

157

-78

-58

-136

8

Trung Hóa

537

343

261

-194

-82

-276

9

Thượng Hóa

452

389

338

-63

-51

-114

10

Hóa Sơn

254

219

187

-35

-32

-67

11

Hóa Hợp

217

159

117

-58

-42

-100

12

Hóa Phúc

54

49

34

-5

-15

-20

13

Hóa Tiến

362

289

236

-73

-53

-126

14

Hóa Thanh

248

237

208

-11

-29

-40

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí