Bảng 2.12. TLSX chủ yếu bình quân của hộ nông dân năm 2007 theo quy mô sản xuất hàng hoá
Hộ HH lớn | Hộ HH trung bình | Hộ HH nhỏ | Chung các hộ | |
I. Tổng giá trị TLSX chủ yếu (triệu đồng) | 21,696 | 15,730 | 13,579 | 15,903 |
1. Nhà xưởng, chuồng trại | 3,206 | 1,606 | 1,505 | 2,123 |
2. Máy kéo, phương tiện vận tải | 2,697 | 1,328 | 1,104 | 1,534 |
3. Các loại máy khác | 0,836 | 0,706 | 0,605 | 0,740 |
4. Đàn súc vật cơ bản | 3,687 | 2,768 | 2,044 | 2,568 |
5. Giá trị của cây lâu năm | 6,574 | 5,602 | 5,007 | 5,290 |
6. Giá trị tài sản sản xuất khác | 2,414 | 2,139 | 1,863 | 1,915 |
7. Tiền mặt kinh doanh | 2,282 | 1,581 | 1,451 | 1,733 |
II. Cơ cấu TLSX chủ yếu (%) | 100,0 | 100,0 | 100,0 | 100,0 |
1. Nhà xưởng, chuồng trại | 14,8 | 10,2 | 11,1 | 12,0 |
2. Máy kéo, phương tiện vận tải | 12,4 | 8,4 | 8,1 | 9,2 |
3. Các loại máy khác | 3,9 | 4,5 | 4,5 | 4,2 |
4. Đàn súc vật cơ bản | 17,0 | 17,6 | 15,1 | 16,9 |
5. Giá trị của cây lâu năm | 30,3 | 35,6 | 36,9 | 35,4 |
6. Giá trị tài sản sản xuất khác | 11,1 | 13,6 | 13,7 | 12,2 |
7. Tiền mặt kinh doanh | 10,5 | 10,1 | 10,6 | 10,1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Đất Đai Và Sử Dụng Đất Đai Của Huyện Đồng Hỷ Năm 2007
- Kết Quả Sản Xuất Các Ngành Kinh Tế Huyện Đồng Hỷ Giai Đoạn (2005-2007)
- Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Theo Hướng Sản Xuất Hàng Hoá Ở Huyện Đồng Hỷ
- Quy Mô Và Cơ Cấu Giá Trị Sản Phẩm Hàng Hoá Bình Quân Ở Hộ Nông Dân Điều Tra Năm 2007
- Phân Tích Ảnh Hưởng Của Các Nguồn Lực Đến Sản Xuất Hàng Hoá Của Hộ Nông Dân Ở Huyện Đồng Hỷ
- Quan Điểm Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Huyện Đồng Hỷ Theo Hướng Sản Xuất Hàng Hoá
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 2.12 dưới ta thấy các hộ nông dân đều trang bị cho mình những tư liệu sản xuất tối thiểu và cần thiết phục vụ sản xuất như. Tỷ trọng giá trị của vườn cây lâu năm bình quân 1 hộ điều tra chiếm khá cao 35,4%, đàn giá súc chiếm 16,9%, chiếm tỷ trọng thấp nhất là máy kéo phương tiện vận tải 9,2%, các loại máy khác chiếm 4,2%.
Tóm lại: Do mục tiêu sản xuất hàng hoá của mình mà các hộ nông dân từng bước mua sắm tư liệu sản xuất hiện đại để khắc phục tình trạng lao động thủ công chân tay kém hiệu quả nhăm mục đích tạo ra khối lượng nông sản hàng hoá lớn hơn, để có thể cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên do yếu tố về vốn, khả năng quản lý và sử dụng lao động công hạn chế mà việc trang bị tư liệu sản xuất còn tiến hành chậm chạp dẫn đến hiệu quả lao động chưa cao.
2.2.3. Tổ chức hoạt động sản xuất của hộ nông dân
2.2.3.1. Hướng sản xuất chính của hộ nông dân
Các hộ nông dân đã kết hợp sức lao động, vốn và đất được giao để lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của mình, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hoá.
Bảng 2.13. Cơ cấu các nhóm hộ nông dân theo hướng SXKD chính
Đơn vị tính: %
Cây hàng năm | Cây CN lâu năm | Cây ăn quả | Chăn nuôi | Lâm nghiệp | Tổng số | |
Bình quân chung | 27,9 | 17,1 | 24,7 | 18,1 | 12,2 | 100 |
1. Theo xã điều tra | ||||||
- Xã Hóa Thượng | 31,3 | 26,0 | 18,5 | 15,0 | 9,2 | 100 |
- Xã Khe Mo | 26 | 12,1 | 29,2 | 20,2 | 12,5 | 100 |
- Xã Hoà Bình | 26,5 | 13,2 | 26,3 | 19,2 | 14,8 | 100 |
2. Theo dân tộc | ||||||
- Người Kinh | 37,6 | 11,1 | 30,0 | 6,6 | 14,7 | 100 |
- Người Nùng | 35,0 | 10,5 | 25,2 | 12,4 | 16,9 | 100 |
- Người Sán dìu | 30,3 | 10,8 | 21,6 | 10,5 | 26,8 | 100 |
- Người Tày | 27,6 | 23,8 | 17,0 | 6,8 | 24,8 | 100 |
3. Theo quy mô sản xuất hàng hoá | ||||||
- Hộ hàng hoá lớn | 28,0 | 14,3 | 32,8 | 21,7 | 3,2 | 100 |
- Hộ hàng hoá TB | 28,6 | 16,5 | 29,6 | 21,5 | 3,8 | 100 |
- Hộ hàng hoá nhỏ | 20,0 | 17,1 | 21,8 | 14,1 | 27,0 | 100 |
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua số liệu điều tra được tổng hợp trên bảng 2.13 ta thấy nhóm hộ có tỷ trọng cao nhất là nhóm hộ cây hàng năm chiếm 27,9%, sau đó đến nhóm hộ cây ăn quả chiếm 24,7% và thấp nhất là nhóm hộ lâm nghiệp chiếm 12,2%.
Phân tích theo vùng điều tra, thì các hộ chủ yếu là trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ cao, ở Hoá Thượng 31,3%, Khe Mo 26%, Hoà Bình 26,5%.
Phân theo dân tộc cho thấy, quy mô và cơ cấu diện tích cây trồng giữa các nhóm hộ nông dân có sự khác nhau. Nhóm hộ người Kinh, cao nhất là nhóm hộ trồng cây hàng năm chiếm 37,6%, người, Nùng chiếm 35%. Nhóm hộ người Sán dìu trồng cây lâm nghiệp cao nhất chiếm 26,8%, nhóm hộ người Tày chiếm 24,8%.
Phân tích theo quy mô sản xuất hàng hoá, đối với hộ hàng hoá lớn cao nhất là hộ trông cây ăn quả chiếm 32,8%, sau đó đến cây hàng năm chiếm 28%. Đối với hộ hàng hoá trung bình hộ trồng cây ăn quả chiếm 29,6%, cây hàng năm chiếm 28,6%. Đối với hộ hàng hoá nhỏ có tỷ lệ hộ trồng cây lâm nghiệp là 27%, cây ăn quả là 21,8%
Nhìn chung hướng sản xuất chính của các hộ nông dân chủ yếu là nông nghiệp: Cây hàng năm (chủ yếu là lúa, ngô, khoai, rau, đậu…); cây ăn quả (chủ yếu là na, vải, nhãn, cam...). Cây công nghiệp lâu năm (chủ yếu là chè). Hộ chăn nuôi là chính chưa nhiều, chủ yếu là chăn nuôi gia cầm, trâu bò và lợn. Trong lâm nghiệp chủ yếu trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi, thực hiện nông lâm kết hợp. Với diện tích còn nhiều các hộ nông dân cần phải cải tạo diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, để tăng diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ nông dân.
2.2.3.2. Đầu tư chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất của hộ nông dân bao gồm chi phí sản xuất, giá trị công lao động thuê ngoài, giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí khác.
Qua bảng 2.14 ta thấy phân tích theo ngành sản xuất, bình quân toàn xã chi phí của hộ là 5,478 triệu đồng, trong đó chi phí cho ngành trồng trọt là 3,336 triệu đồng chiếm 60,9%, ngành chăn nuôi là 1,423 triệu đồng chiếm 26
%, ngành lâm nghiệp 0,719 triệu đồng chỉ chiếm 13,1%.
Nếu phân tích theo các xã thì giữa các xã có sự chênh lệch đáng kể. Chi phí cho sản xuất cao nhất là xã Hoà Bình 6,181 triệu đồng trong đó chi phí cho ngành trồng trọt là 59,1%, ngàn chăn nuôi là 26,4%, lâm nghiệp là 14,5%.
Thấp nhất là xã Hoá Thượng bình quân chi phí sản xuất của hộ là 4,618 triệu đồng trong đó chí phí cho trồng trọt là 3,137 triệu đồng tương đương 67,9%, chi phí cho chăn nuôi là 1,220 triệu đồng chiếm 26,4% và ngành lâm nghiệp 0,261 triệu đồng chiếm 5,7%.
Bảng 2.14. Quy mô và cơ cấu chi phí sản xuất nông lâm nghiệp của hộ
nông dân điều tra năm 2007
Tổng CPSX | Trong đó | |||||||
Trồng trọt | Chăn nuôi | Lâm nghiệp | ||||||
SL (tr.đ) | Tỷ lệ (%) | SL (tr.đ) | Tỷ lệ (%) | SL ( tr.đ) | Tỷ lệ (%) | SL ( tr.đ) | Tỷ lệ (%) | |
Bình quân chung | 5,478 | 100 | 3,336 | 60,9 | 1,423 | 26 | 0,719 | 13,1 |
1. Theo vùng | ||||||||
- Xã Hoá Thượng | 4,618 | 100 | 3,137 | 67,9 | 1,220 | 26,4 | 0,261 | 5,7 |
- Xã Khe Mo | 5,636 | 100 | 3,515 | 62,4 | 1,421 | 25,2 | 0,700 | 12,4 |
- Xã Hoà Bình | 6,181 | 100 | 3,655 | 59,1 | 1,629 | 26,4 | 0,897 | 14,5 |
2. Theo hướng sản xuất | ||||||||
- Cây hàng năm | 6,595 | 100 | 4,504 | 68,3 | 1,562 | 23,7 | 0,529 | 8,0 |
- Cây ăn quả | 5,742 | 100 | 3,802 | 66,2 | 1,409 | 24,5 | 0,531 | 9,3 |
- Cây CN lâu năm | 5,596 | 100 | 3,376 | 60,3 | 1,630 | 29,1 | 0,590 | 10,6 |
- Chăn nuôi | 7,762 | 100 | 1.686 | 21,7 | 5,687 | 73,3 | 0,389 | 5,0 |
- Lâm nghiệp | 5,193 | 100 | 0,401 | 7,7 | 0,800 | 15,4 | 3.992 | 76,9 |
3. Theo tộc ng ười | ||||||||
- Người Kinh | 6,297 | 100 | 4,271 | 67,8 | 1,368 | 21,7 | 0,658 | 10,5 |
- Người Nùng | 5,964 | 100 | 4,198 | 70,4 | 1,208 | 20,2 | 0,558 | 9,4 |
- Người Sán dìu | 5,517 | 100 | 4,160 | 75,4 | 0,968 | 17,5 | 0,389 | 7,1 |
- Người Tày | 4,981 | 100 | 3,232 | 64,9 | 1,150 | 23,1 | 0,599 | 12,0 |
4. Theo quy mô sản xuất hàng hoá | ||||||||
- Hộ hàng hoá lớn | 8,609 | 100,0 | 5,184 | 60,2 | 2,692 | 31,3 | 0,733 | 8,5 |
- Hộ hàng hoá TB | 6,328 | 100,0 | 3,459 | 54,6 | 2,251 | 35,6 | 0,618 | 9,8 |
- Hộ hàng hoá nhỏ | 5,011 | 100,0 | 3,918 | 78,2 | 0,651 | 13,0 | 0,442 | 8,8 |
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Phân tích theo tộc người, cơ cấu chi phí giữa các ngành trồng trọt - chăn nuôi - lâm nghiệp là rất khác nhau. Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ
cấu về tổng chi phí của người Kinh và người Nùng là gần giống nhau, người Tày có cơ cấu chi phí cho ngành chăn nuôi và lâm nghiệp nhiều hơn.
Theo quy mô sản xuất hàng hoá thì nhóm hộ hàng hoá nhỏ có cơ cấu tổng chi phí từ ngành trồng trọt là 78,2% cao hơn nhóm hộ khác. Cơ cấu tổng chi phí ngành chăn nuôi cao nhất là ở nhóm hộ hàng hoá TB 35,6%.
Như vậy chi phí cho sản xuất của hộ hàng hoá lớn gấp 1,4 lần hộ hàng hoá trung bình, 1,7 lần hộ hàng hoá nhỏ. Hộ hàng hoá lớn họ mạnh dạn đầu tư phát triển các ngành nghề, chính ngành nghề nông thôn đã tạo công ăn việc làm, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và theo hướng sản xuất hàng hoá.
2.2.4. Kết quả sản xuất của hộ nông dân
2.2.4.1. Tổng thu của các hộ nông dân
Kinh tế hộ nông dân chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất ngoài lâm nghiệp (công nghiệp chế biến, dịch vụ nông nghiệp…). Vì vậy nguồn thu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nông lâm nghiệp.
- Thu nhập từ nông lâm nghiệp:
Qua bảng 2.15 ta thấy tổng thu bình quân từ nông - lâm nghiệp của 90 hộ nông dân điều tra là 17,876 triệu đồng trong đó thu nhập từ trồng trọt là 12,083 triệu đồng, chăn nuôi 4,370 triệu đồng, lâm nghiệp 1,423 triệu đồng
Theo vùng thì tổng thu nhập bình quân trên hộ cao nhất là xã Hoá Thượng 18,847 triệu đồng, Hoà Bình 17,522 triệu đồng trong đó thu từ trồng trọt là 11,987 triệu đồng, chăn nuôi là 3,560 triệu đồng, lâm nghiệp 1,975 triệu đồng; nhưng thấp nhất là xã Khe Mo 17,260 triệu đồng, trong đó thu từ trồng trọt là 11,589 triệu đồng, lâm nghiệp 0,891 triệu đồng.
Theo hướng sản xuất kinh doanh chính thì thu nhập bình quân cao nhất ở các nhóm hộ cây hàng năm 16,559 triệu đồng, trong đó thu nhập trồng trọt là 12,123 triệu đồng, chăn nuôi 3,679 triệu đồng, lâm nghiệp 0,757 triệu đồng; thấp nhất là nhóm hộ trồng cây lâm nghiệp 9,543 triệu đồng trong đó thu từ lâm nghiệp là 5,997 triệu đồng, trồng trọt 2,306 triệu đồng, chăn nuôi 1,240 triệu đồng.
Bảng 2.15. Tổng thu từ sản xuất nông - lâm nghiệp ở hộ điều tra
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng thu nông lâm nghiệp | Trong đó | |||
Trồng trọt | Chăn nuôi | Lâm nghiệp | ||
Bình quân chung | 17,876 | 12,083 | 4,370 | 1,423 |
1. Theo vùng | ||||
- Xã Hóa Thượng | 18,847 | 12,672 | 4,769 | 1,406 |
- Xã Khe Mo | 17,260 | 11,589 | 4,780 | 0,891 |
- Xã Hoà Bình | 17,522 | 11,987 | 3,560 | 1,975 |
2. Theo hướng sản xuất chính | ||||
- Cây hàng năm | 16,559 | 12,123 | 3,679 | 0,757 |
- Cây ăn quả | 15,859 | 11,618 | 3,565 | 0,676 |
- Cây CN lâu năm | 15,392 | 11,420 | 3,251 | 0,721 |
- Chăn nuôi | 15,826 | 6,543 | 8,839 | 0,444 |
- Lâm nghiệp | 9,543 | 2,306 | 1,240 | 5,997 |
3. Theo tộc người | ||||
- Người Kinh | 17,392 | 13,012 | 3,521 | 0,859 |
- Người Nùng | 15,812 | 12,500 | 2,548 | 0,764 |
- Người Sán dìu | 14,306 | 11,102 | 2,654 | 0,550 |
- Người Tày | 13,354 | 9,932 | 2,541 | 0,881 |
4. Theo quy mô sản xuất hàng hoá | ||||
- Hộ hàng hoá lớn | 25,340 | 17,425 | 5,391 | 2,524 |
- Hộ hàng hoá TB | 17,415 | 12,219 | 4,208 | 0,988 |
- Hộ hàng hoá nhỏ | 14,862 | 10,975 | 2,853 | 1,034 |
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Theo tộc người thì nhóm hộ có mức thu nhập cao nhất là người Kinh 17,392 triệu đồng trong đó trồng trọt 13,012 triệu đồng, chăn nuôi 3,521 triệu đồng, lâm nghiệp 0,859 triệu đồng; thấp nhất là người Tày 13,354 triệu đồng, trong đó từ trồng trọt 9,932 triệu đồng, chăn nuôi 2,541 triệu đồng, lâm nghiệp 0,881 triệu đồng. Có thể thấy đồng bào dân tộc thiểu số do trình độ văn hoá, điều kiện môi trường sống, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật còn hạn chế, điều kiện canh tác còn mang tính truyền thống, năng suất thấp, nên tổng thu nhập nông lâm nghiệp chưa cao.
Phân tích theo quy mô sản xuất hàng hoá ta thấy những hộ hàng hoá lớn có tổng thu bình quân là 25,340 triệu đồng trong đó thu từ trồng trọt 17,425 triệu đồng, chăn nuôi 5,391 triệu đồng, lâm nghiệp 2,524 triệu đồng. Thấp nhất là hộ hàng hoá nhỏ 14,862 triệu đồng, trong đó thu nhập từ trồng trọt là 10,975 triệu đồng, chăn nuôi là 2,853 triệu đồng, lâm nghiệp là 1,034 triệu đồng. Như vậy, nhóm hộ hàng hoá lớn có tổng thu nhập gấp 1,7 lần so với nhóm hộ hàng hoá nhỏ.
- Thu từ ngoài sản xuất nông lâm nghiệp
Qua điều tra các hộ nông dân cho thấy thu nhập ngoài sản xuất lâm nghiệp bình quân của các hộ là 5,327 triệu đồng, trong đó công nghiệp chế biến 0,747 triệu đồng, dịch vụ nông lâm nghiệp 1,904 triệu đồng, lao động làm thuê 0,561 triệu đồng, thu khác là 2,115 triệu đồng. Đối với các hộ có quy mô sản xuất hàng hoá lớn thì không chỉ có thu từ dịch vụ, công nghiệp chế biến mà họ còn chú ý đến các ngành nghề khác như: mộc, mây tre đan… nhằm đa dạng hoá nguồn thu của hộ.
2.2.4.2. Giá trị sản phẩm hàng hoá
Các sản phẩm hàng hoá của hộ nông dân chủ yếu là nông sản. Rừng ở đây đang trong thời kỳ tu bổ và trồng mới nên phần lớn là chưa khai thác, chỉ có khai thác phần nhỏ ở diện tích khoanh nuôi và bảo vệ song chưa
nhiều, cho nên sản phẩm hàng hoá còn rất ít. Qua bảng 2.16 ta thấy, quy mô giá trị sản phẩm hàng hoá bình quân của hộ điều tra là 12,514 trệu đồng, trong đó ngành trồng trọt 8,14 triệu đồng, chăn nuôi 3,954 triệu đồng, lâm nghiệp 0,42 triệu đồng.
Cơ cấu giá trị sản phẩm hàng hoá của các nhóm hộ rất đa dạng. Tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm 65%, chủ yếu là các sản phẩm cây hàng năm như lúa, ngô, lạc...; cây công nghiệp lâu năm như chè, na, bưởi...Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 31,6% chủ yếu là chăn nuôi lợn và gia cầm. Tỷ trọng hàng hoá của hộ có ngành lâm nghiệp rất thấp.
Phân tích giá trị sản phẩm hàng hoá theo vùng, cao nhất là xã Hoá Thượng 12,729 triệu đồng trong đó trồng trọt 8,753 triệu đồng, chăn nuôi 3,651 triệu đồng, lâm nghiệp 0,325 triệu đồng; thấp nhất là xã Khe Mo 12,293 triệu đồng, trong đó giá trị sản hẩm hàng hoá ngành trồng trọt là 7,845 triệu đồng, chăn nuôi 4,025 triệu đồng, lâm nghiệp 0,423 triệu đồng. Cơ cấu s ản phẩm hàng hoá ngành trồng trọt cao nhất là xã Hoá Thượng 68,8%, thấp nhất là xã Hoà Bình 62,5%; ngành chăn nuôi cao nhất là xã Hoà Bình 33,4%, thấp nhất là xã Hoá Thượng 28,7%; lâm nghiệp cao nhất là xã Hoà Bình 4,1%, thấp nhất là xã Hoá Thượng 2,5%.