2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ
2.2.2.1. Tình hình về chủ hộ nông dân
Bảng 2.5. Tình hình cơ bản của các chủ hộ được điều tra năm 2007
Xã Hóa Thượng | Xã Khe Mo | Xã Hòa Bình | Chung 3xã | |||||
SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | SL (hộ) | Tỷ lệ (%) | |
Tổng số hộ điều tra | 30 | 100 | 30 | 100 | 30 | 100 | 90 | 100 |
1. Chủ hộ theo giới tính | ||||||||
- Nam | 25 | 83,3 | 26 | 86,7 | 27 | 90,0 | 78 | 86,7 |
- Nữ | 5 | 16,7 | 4 | 13,3 | 3 | 10,0 | 12 | 13,3 |
2.Theo nguồn gốc chủ hộ | ||||||||
- Dân bản địa | 28 | 93,3 | 26 | 86,7 | 26 | 86,7 | 80 | 88,9 |
- Dân di dời | 2 | 6,67 | 4 | 13,3 | 3 | 10,0 | 9 | 10,0 |
- Dân khai hoang | 0 | 0,0 | 0 | 0,0 | 1 | 3,3 | 1 | 1,1 |
3. Theo dân tộc | ||||||||
- Người Kinh | 25 | 83,3 | 21 | 70,0 | 20 | 66,7 | 66 | 73,3 |
- Người Nùng | 1 | 3,3 | 6 | 20,0 | 4 | 13,3 | 11 | 12,2 |
- Người Sán dìu | 0 | 0,0 | 1 | 3,3 | 4 | 13,3 | 5 | 5,6 |
- Người Tày | 4 | 13,4 | 2 | 6,7 | 2 | 6,7 | 8 | 8,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thành Tựu Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Hộ Nông Dân Hướng Hàng Hoá Ở Việt Nam
- Tình Hình Đất Đai Và Sử Dụng Đất Đai Của Huyện Đồng Hỷ Năm 2007
- Kết Quả Sản Xuất Các Ngành Kinh Tế Huyện Đồng Hỷ Giai Đoạn (2005-2007)
- Tlsx Chủ Yếu Bình Quân Của Hộ Nông Dân Năm 2007 Theo Quy Mô Sản Xuất Hàng Hoá
- Quy Mô Và Cơ Cấu Giá Trị Sản Phẩm Hàng Hoá Bình Quân Ở Hộ Nông Dân Điều Tra Năm 2007
- Phân Tích Ảnh Hưởng Của Các Nguồn Lực Đến Sản Xuất Hàng Hoá Của Hộ Nông Dân Ở Huyện Đồng Hỷ
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 2.5 ta thấy tình hình về chủ hộ nông dân giữa các xã là rất khác nhau.
Trong tổng số 90 hộ điều tra có 86,7% chủ hộ là nam giới và 13,3% chủ hộ là nữ, xã Hoá Thượng có chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ cao nhất 16,7%, xã Hoà Bình có chủ hộ là nữ thấp nhất chiếm 10%.
Nguồn gốc của các chủ hộ cũng khác nhau, chủ hộ là người dân bản địa chiếm 88,9%, dân di dời lòng hồ 10%, dân khai hoang 1,1%. Dân bản địa chiếm tỷ lệ cao nhất ở xã Hoá Thượng 93,3%, dân khai hoang chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có ở xã Hoà Bình chiếm 3,3%.
Nếu phân theo dân tộc thì chủ hộ là người Kinh vẫn chiếm đa số, chiếm 73,3% thấp nhất là chủ hộ là người Sán dìu chiếm 5,6%.Chủ hộ là người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất ở xã Hoá Thượng 83,3%; thấp nhất là dân tộc Sán dìu cũng ở xã Hoá Thượng 0%. Như vậy là ở xã Hoà Bình xã vùng cao của huyện thì ở đây tỷ lệ chủ hộ là người dân tộc thiểu số cao hơn các xã khác, tỷ lệ chủ hộ là người Kinh ở xã này thấp nhất 66,7%.
2.2.2.2. Các yếu tố sản xuất của hộ nông dân
* Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được trong sản xuất nông, lâm nghiệp của hộ nông dân. Hộ nông dân muốn phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá thì trước hết phải dựa vào đất.
Nếu theo loại đất sử dụng thì đất nông nghiệp chung cho cả 3 xã là 42,2%. Trong đó, những hộ hàng hoá nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất 45,1%, thấp nhất là các hộ hàng hoá lớn 38,5%. Đất lâm nghiệp được phân bố tương đối đồng đều ở các nhóm hộ. Đất ở và làm vườn ở hộ hàng hoá lớn chiếm tỷ lệ cao nhất 21,4% và thấp nhất ở hộ hàng hoá nhỏ 16,3%.
Thực tế cho thấy, đất vườn của các hộ nông dân có điều kiện trồng những cây có giá trị kinh tế cao như các loại cây ăn quả, đặc sản, mặt khác vườn ở gần nhà có điều kiện thâm canh tốt hơn đã tạo ra những sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.
Về quy mô diện tích đất của hộ nông dân điều tra, các hộ hàng hoá lớn quy mô đất chủ yếu là từ 2 ha trở lên chiếm 58,3%, quy mô đất từ 1-2 ha chiếm 34,2%, các hộ hàng hoá trung bình quy mô đất đai chủ yếu từ 1-2 ha
chiếm 37,3%, từ 0,5-1ha chiếm 28,2%, các hộ hàng hoá nhỏ quy mô diện tích đất chủ yếu từ 0,5-1ha chiếm 43,2% và dưới 0,5 ha chiếm 32,3%.
Bảng 2.6: Cơ cấu đất đai của hộ điều tra năm 2007
Đơn vị tính:%
Chung 3 nhóm | Hộ hàng hóa lớn | Hộ hàng hóa TB | Hộ hàng hóa nhỏ | |
Tổng đất đai | 100 | 100 | 100 | 100 |
1. Theo loại đất sử dụng | ||||
- Đất nông nghiệp | 42,2 | 38,5 | 43,1 | 45,1 |
- Đất sản xuất lâm nghiệp | 38,7 | 40,1 | 37,3 | 38,6 |
- Đất ở và làm vườn | 19,1 | 21,4 | 19,6 | 16,3 |
2. Theo quy mô diện tích | ||||
- Dưới 0,5 ha | 14,6 | 0,0 | 11,5 | 32,3 |
- Từ 0,5- dưới 1 ha | 26,4 | 7,5 | 28,2 | 43,2 |
- Từ 1- dưới 2 ha | 30,2 | 34,2 | 37,3 | 19,2 |
- Từ 2 ha trở lên | 28,8 | 58,3 | 23,0 | 5,3 |
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
* Nhân khẩu và lao động của hộ
Nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân sản xuất hàng hoá đó là lao động, bao gồm số lượng và chất lượng lao động.
Qua bảng 2.7 cho thấy, chỉ tiêu bình quân khẩu / hộ cao nhất ở nhóm hộ hàng hoá nhỏ 4,81 ngưòi, thấp nhất ở nhóm hộ có hàng hoá lớn 3,67 người. Bình quân lao động / hộ cao nhất là nhóm hộ hàng hoá lớn 2,72 người và thấp nhất ở hộ hàng hoá nhỏ 2,20 người.
Số người tiêu dùng/ 1 lao động cao nhất là hộ hàng hoá nhỏ 2,27 người, thấp nhất là hàng hoá lớn 1,43 người. Như vậy nguyên nhân của sự đói nghèo là số người ăn chiếm tỷ lệ cao, lao động bình quân/ hộ thấp.
Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về hộ điều tra theo thu nhập năm 2007
Đơn vị tính: Người
Hộ hàng hóa lớn | Hộ hàng hóa TB | Hộ hàng hóa nhỏ | Chung nhóm hộ | |
Tổng số hộ điều tra | 19 | 32 | 39 | 90 |
- Bình quân số khẩu/hộ | 3,67 | 4,32 | 4,81 | 4,27 |
- Bình quân lao động/hộ | 2,72 | 2,34 | 2,20 | 2.42 |
- Số người tiêu dùng/1 LĐ | 1,43 | 1,84 | 2,27 | 1,85 |
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Về quy mô lao động, số lượng lao động qua 90 hộ điều tra cho thấy, có 56 hộ có từ 1-2 lao động chiếm 62 %, 32 hộ có từ 3-4 lao động chiếm 35,5% và 2 hộ có từ 5 lao động trở lên chiếm 2,5%.
Bảng 2.8. Cơ cấu lao động trong độ tuổi của các hộ nông dân năm 2007
Đơn vị tính: %
Quy mô lao động | Tổng số | |||
1-2 | 3-4 | 5 trở lên | ||
Tổng số hộ | 62 | 35,5 | 2,5 | 100,0 |
1. Theo xã điều tra | ||||
- Xã Hoá Thượng | 63,4 | 35,2 | 1,4 | 100,0 |
- Xã Khe Mo | 67,5 | 30,0 | 2,5 | 100,0 |
- Xã Hoà Bình | 55,1 | 41,2 | 3,7 | 100,0 |
2. Theo dân tộc | ||||
- Dân tộc Kinh | 56,6 | 42,0 | 1,4 | 100,0 |
- Dân tộc Tày | 57,0 | 38,1 | 4,9 | 100,0 |
- Dân tộc Nùng | 65,2 | 30,5 | 4,3 | 100,0 |
- Dân tộc Sán dìu | 63,2 | 36,8 | - | 100,0 |
3. Theo quy mô sản xuất hàng hoá | ||||
- Hộ hàng hoá lớn | - | 84,1 | 15,9 | 100,0 |
- Hộ hàng hoá trung bình | 34,8 | 64,0 | 1,2 | 100,0 |
- Hộ hàng hoá nhỏ | 94,0 | 6,0 | - | 100,0 |
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 2.8 nếu phân tích quy mô lao động theo các xã cho thấy, các xã có quy mô lao động chủ yếu từ 1-2 lao động (xã Hoá Thượng 63,4%, xã Khe Mo 67,5% và xã Hoà Bình 55,1%). Quy mô 3-4 lao động, cao nhất là xã Hoá Bình chiếm tỷ lệ 41,2%, thấp nhất là xã Khe Mo chiếm 30,0%.
Nếu xét theo dân tộc thì hộ nông dân là người Kinh có quy mô 1-2 lao động chiếm 56,6%, dân tộc Tày,Nùng, Sán dìu 57,0% đên 65,2%. Nhóm hộ có 5 lao động trở lên cao nhất là người Tày 4,9%, người Sán dìu không có hộ nào thuộc quy mô này.
Nếu theo quy mô sản xuất hàng hoá nhóm hộ hàng hoá lớn có quy mô lao động 3-4 người chiếm tỷ lệ cao nhất 84,1% từ 5 lao động trở lên chỉ chiếm 15,9%. Nhóm hộ hàng hoá trung bình quy mô 3-4 lao động chiếm 64,0% và từ 1-2 lao động chiếm 34,8%. Nhóm hộ hàng hoá nhỏ có quy mô 1-2 lao động chiếm 94 %, quy mô 3-4 lao động chỉ chiếm 6%. Có thể thấy, quy mô lao động đối với nhóm hộ hàng hoá lớn và trung bình chủ yếu là 3-4 lao động. Còn những nhóm hộ hàng hoá nhỏ chỉ chủ yếu từ 1-2 lao động.
Xét về chất lượng lao động, trong 90 hộ điều tra, chủ hộ có trình độ văn hoá lớp 1-5 là 22 người, lớp 6-9 là 49 người và lớp 10-12 là 19 người. Như vậy các chủ hộ đa phần là có trình độ từ lớp 6-9 (Bảng 2.9).
Bảng 2.9. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ở vùng nghiên cứu năm 2007
Tổng cộng | Lớp 10-12 | Lớp 6-9 | Lớp 1-5 | |||||
Số hộ (hộ) | Cơ cấu (%) | Số hộ (hộ) | Cơ cấu (%) | Số hộ (hộ) | Cơ cấu (%) | Số hộ (hộ) | Cơ cấu (%) | |
Tổng số hộ điều tra | 90 | 100,0 | 19 | 21,1 | 49 | 54,5 | 22 | 24,4 |
1. Theo xã điều tra | ||||||||
- Xã Hoá Thượng | 30 | 100,0 | 9 | 30,0 | 16 | 53,3 | 5 | 16,7 |
- Xã Khe Mo | 30 | 100,0 | 6 | 20,0 | 17 | 56,7 | 7 | 23,3 |
- Xã Hoà Bình | 30 | 100,0 | 4 | 13,3 | 16 | 53,3 | 10 | 33,3 |
2. Theo quy mô sản xuất hàng hoá | ||||||||
- Hộ hàng hoá lớn | 19 | 100,0 | 16 | 84,2 | 2 | 10,5 | 1 | 5,3 |
- Hộ hàng hoá TB | 32 | 100,0 | 3 | 9,4 | 24 | 75,0 | 5 | 15,6 |
- Hộ hàng hoá nhỏ | 39 | 100,0 | 0 | 0 | 23 | 59,0 | 16 | 41 |
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Nếu phân tích theo vùng điều tra cho thấy, xã Hoà Bình chủ hộ có trình độ học vấn từ lớp 1-5 chiếm tỷ lệ cao nhất 33,3%, ở Khe Mo là 23,3% và ở Hoá Thượng là 16,7%. Chủ hộ có trình độ từ lớp 10-12 ở xã Hoá Thượng là 30,0% chiếm tỷ lệ cao hơn 2 xã còn lại. Trình độ lớp 6-9 chiếm tỷ lệ cao nhất ở xã Khe Mo 56,7%.
Nếu phân tích quy mô sản xuất hàng hoá thì thấy rằng hộ hàng hoá lớn có trình độ học vấn chủ yếu từ lớp 10-12 chiếm 84,2%, chỉ có 10,5% từ lớp 6- 9 và 5,3% từ lớp 1-5. Nhóm hộ hàng hoá trung bình có trình độ học vấn chủ yếu từ lớp 6-9 chiếm 75,0%,. Nhóm hộ hàng hoá nhỏ có tỷ lệ chủ hộ trình độ học vấn từ 1-5 nhiều nhất chiếm 41,0 %.
Như vậy trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của các chủ hộ ở các xã là rất thấp, ít được học hành, đặc biệt là một số chủ hộ là người dân tộc ít người.
* Vốn sản xuất: Vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của hộ. Qua bảng 2.10 ta thấy lượng vốn bình quân cho hộ nông dân ở các xã là 15,903 triệu đồng, trong đó cao nhất là xã Hoá Thượng 17,577 triệu đồng thấp nhất là xã Hoà Bình 14,747 triệu đồng.
Đa số các hộ ở các xã đều có số vốn tích luỹ cao chiếm tỷ lệ khoảng 73,46% cơ cấu vốn của gia đình. Điều này cho thấy việc chủ động vốn của hộ đều phải dựa vào nguồn vốn tự có do tích luỹ đem lại qua các năm kinh doanh, sản xuất. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy các hộ cũng biết tận dụng các nguồn vốn như vay Nhà nước, vay tư nhân, vay qua dự án và các nguồn tài trợ khác, để giải quyết tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
Bảng 2.10. Vốn bình quân của nông hộ điều tra năm 2007 theo vùng nghiên cứu
Đơn vị tính: triệu đồng
Xã Hóa Thượng | Xã Khe Mo | Xã Hòa Bình | Chung các xã | |
Tổng nguồn vốn | 17,577 | 15,384 | 14,747 | 15,903 |
1. Vốn tự có | 12,435 | 11,156 | 11,459 | 11,683 |
2. Vốn vay | 4,232 | 3,248 | 2,948 | 3,476 |
3. Vốn khác | 0,910 | 0,980 | 0,340 | 0,743 |
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)
Phân tích quy mô vốn của hộ nông dân theo dân tộc cho thấy có sự chênh lệch giữa nhóm hộ người Kinh và nhóm hộ là người dân tộc thiểu số. Chủ hộ là người Kinh ở xã Hoá Thượng có vốn bình quân là 18,506 triệu đồng ở xã Khe Mo là 17,354 triệu đồng và ở xã Hoà Bình là 16,642 triệu đồng. Mức vốn bình quân của các hộ là dân tộc thiểu số thấp hơn (xem bảng 2.11).
Bảng 2.11. Quy mô vốn bình quân hộ nông dân tại thời điểm điều tra
Đơn vị tính: Triệu đồng
Xã Hóa Thượng | Xã Khe Mo | Xã Hòa Bình | BQ Chung 3 xã | |
Bình quân quy mô vốn | 17,577 | 15,384 | 14,747 | 15,903 |
1. Theo dân tộc | ||||
- Dân tộc Kinh | 18,506 | 17,354 | 16,642 | 17,380 |
- Dân tộc Tày | 17,344 | 15,935 | 14,203 | 16,181 |
- Dân tộc Nùng | 16,542 | 15,712 | 13,234 | 15,769 |
- Dân tộc Sán dìu | 16,403 | 11,254 | 12,956 | 13,789 |
2. Theo quy mô sản xuất hàng hoá | ||||
- Hộ hàng hoá lớn | 23,056 | 21,386 | 17,962 | 21,696 |
- Hộ hàng hoá TB | 16,335 | 15,630 | 13,562 | 15,730 |
- Hộ hàng hoá nhỏ | 14,176 | 13,897 | 11,507 | 13,579 |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Phân tích vốn đầu tư của các nhóm hộ theo quy sản xuất hàng hoá, các hộ có chênh lệch đáng kể về vốn đầu tư. Hộ hàng hoá lớn có mức vốn trung bình là 21,696 triệu đồng, hộ hàng hoá trung bình là 15,730 triệu đồng và hộ hàng hoá nhỏ là 13,579 triệu đồng.
Qua đây có thể thấy rằng vốn là yếu tố có hạn, cho nên chủ hộ phải tích luỹ một lượng vốn nhất định. Mức vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các chủ hộ nông dân rất khác nhau giữa các xã, các dân tộc có xu hướng giảm dần theo vùng sâu vùng xa của thị trấn.
* Tài sản và tư liệu sản xuất của các hộ nông dân
Tư liệu sản xuất là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong sản xuất. Khi mà hộ nông dân được coi là một đơn vị kinh tế tự chủ thì việc mua sắm trang bị thêm tư liệu sản xuất góp phần giải phóng sức lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm đã được hộ chú trọng tới. Công cụ sản xuất của hộ nông dân được xem là một trong những nguồn vốn cố định, mặt khác nó phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật, là thước đo trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.