Phân Tích Ảnh Hưởng Của Các Nguồn Lực Đến Sản Xuất Hàng Hoá Của Hộ Nông Dân Ở Huyện Đồng Hỷ


Nếu phân tích theo quy mô sản xuất hàng hoá, nhóm hộ hàng hoá lớn có mức thu nhập 5,554 triệu đồng gấp 1,74 lần so với hộ hàng hoá TB và gấp 2,2 lần nhóm hộ hàng hoá nhỏ.

- Tình hình chi tiêu của hộ:

Qua bảng phụ lục số 02 ta thấy, do thu nhập của các hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ chưa cao nên mức chi cho đời sống còn nhiều hạn chế. Mức chi tiêu bình quân chung của hộ điều tra là 6,964 triệu đồng. Chủ yếu là chi cho ăn uống, lương thực, thực phẩm, chất đốt, hút thuốc, rượu chè... chiếm 59,63%. Còn lại 40,37% là chi giáo dục, y tế, điện nước, đi lại, mua sắm thiết bị sản xuất, quần áo...

Nếu theo vùng thì xã Hoá Thượng có mức chi tiêu cao nhất là 7,170 triệu đồng, thấp nhất là xã Hoà Bình 6,788 triệu đồng. Theo cơ cấu chi tiêu cho thấy xã Hoà Bình mặc dù thu nhập thấp nhưng cơ cấu chi tiêu cho ăn uống chiếm tỷ trọng cao 59,66%, xã Hoá Thượng có thu nhập cao nhưng chi tiêu cho ăn uống chiếm tỷ trọng thấp 51,19% và chi cho đời sống khác cao 48,81%.

Phân tích mức chi tiêu theo quy mô sản xuất hàng hoá, hộ hàng hoá lớn có mức chi tiêu là 5,894 triệu đồng, hộ hàng hoá TB là 7,177 triệu đồng, hộ hàng hoá nhỏ là 6,642 triệu đồng. Theo cơ cấu chi tiêu thì hộ hàng hoá lớn có tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống, hút chiếm tỷ trọng thấp ( 51,7%), chi cho hoạt động khác chiếm tỷ trọng cao ( 48,3%). Nếu tính riêng cho ăn uống thì nhóm hộ hàng hoá nhỏ và trung bình gấp từ 1,36-1,40 lần hộ hàng hoá lớn, nếu tính chi cho các hoạt động khác thì hộ hàng hoá lớn chi gấp 1,1-1,3 lần hộ hàng hoá TB và nhỏ. Nguyên nhân nhóm hộ hàng hoá lớn chi tiêu cho đời sống thấp là do bình quân nhân khẩu của một hộ hàng hoá lớn thấp hơn so với các nhóm hộ khác. Do vậy, các hộ hàng hoá lớn để dành phần thu nhập chi cho sản xuất nhiều hơn.


2.2.6. Phân tích ảnh hưởng của các nguồn lực đến sản xuất hàng hoá của hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ

Kinh tế hộ và trang trại chỉ được hình thành và phát triển khi các yếu tố sản xuất của nó được tập trung với một quy mô phù hợp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các yếu tố này không những có mối quan hệ chặt chẽ với nhau mà còn tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất của hộ.

Các yếu tố sản xuất có thể phân thành 2 nhóm:

Nhóm các yếu tố chủ quan bên trong nội bộ hộ nông dân, nhóm này bao gồm: Đất đai, lao động, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ hiểu biết của chủ hộ.

Nhóm các yếu tố khách quan từ bên ngoài như: Cơ chế, chính sách của Nhà nước, thị trường.

Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất tới kết quả sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các hộ xác định sự tác động nhân tố nào là chủ yếu để đưa ra được những biện pháp giải quyết thật hợp lý.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế một số hộ nông dân ở một số xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, chúng tôi sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế, thông qua hàm sản xuất Cobb - Douglas để phân tích mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố nội lực của hộ nông dân, phân tích các nguồn lực cho thấy giữa các vùng cũng có sự khác nhau (Xem bảng 2.20).

Bảng 2.20. Kết quả phân tích hàm Cobb - Douglas ở vùng nghiên cứu


Tên biến

Chung 3 xã

Xã Hóa Thượng

Xã Khe Mo

Xã Hòa Bình

Hệ số

Gi á trị t

Hệ số

Gi á trị t

Hệ số

Gi á trị t

Hệ số

Gi á trị t

Hệ số chặn

1,677

11,88

1,346

9,76

1,875

8,10

1,763

6,22

Ln(Vốn)

0,311

5,52**

0,505

9,51**

0,211

2,31**

0,247

2,06**

Ln(lao động)

0,123

4,23**

0,079

2,43**

0,113

2,07**

0,144

2,61**

Ln(diện tích đất)

0,119

4,29**

0,054

2,26**

1,128

2,36**

0,153

3,20**

Ln(Trình độ VH)

0,251

7,62**

0,076

3,32**

0,348

5,75**

0,338

4,53**

Adjusted R2

0,771


0,902


0,767


0,789


Giá trị F

75,998


67,909


24,996


28,153


Mẫu quan sát

90


30


30


30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên - 14

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)

** Độ tin cậy 95%


-Về nguồn lực đất đai

Đất đai trong sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng. Độ phì của đất, đặc điểm tính chất của đất…đều ảnh hưởng tới kết quả sản xuất của hộ nông dân.

Nguồn lực đất đai có sự biến động khác nhau. Nếu thay đổi 1% đất đai toàn vùng sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm của hộ là 0,119% trong đó cao nhất là xã Hoà Bình 0,153%, xã Khe Mo 0,113%, thấp nhất là xã Hoá Thượng 0,054%. Như vậy là ở xã Hoá Bình sản xuất còn đang ở trong tình trạng quảng canh, đất trống đồi núi trọc còn nhiều thì vấn đề mở rộng thêm đất canh tác là quan trọng.

- Về nguồn lực lao động

Nếu thay đổi 1% lao động của toàn vùng sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ là 0,123%, trong đó cao nhất là xã Hoà Bình 0,144%, xã Khe Mo 0,113%, thấp nhất là xã Hoá Thượng 0,079%. Giải pháp cho xã Khe Mo về lao động để tiếp tục phát huy tiềm năng về đất và vốn. Các hộ phát triển sản xuất hàng hoá, đã bước đầu thu hút một bộ phận lao động sang ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp. Tuy vậy đó mới chỉ là về số lượng lao động, vấn đề quan trọng còn là năng suất, chất lượng lao động.

- Về nguồn lực vốn sản xuất

Mọi quá trình sản xuất đều cần có vốn đầu tư. Lượng vốn nhiều hay ít ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của hộ và tác động đến kết quả sản xuất. Những hộ không có điều kiện về vốn thì việc đầu tư cho sản xuất thấp, làm cho chất lượng sản xuất thấp và hiệu quả thu được cũng thấp. Những hộ có điều kiện thì đầu tư cho việc thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thêm các ngành nghề để mang lại thu nhập cao hơn. Họ có điều kiện để tích luỹ nhiều hơn lên phần lớn vốn đầu


tư cho sản xuất là vốn tự có, bên cạnh đó họ cũng lợi dụng triệt để các nguồn vốn khác vào mục đích sản xuất của mình. Những hộ nghèo thiếu vốn thì lại sợ vay vốn không trả được do hiệu quả sản xuất thấp. Đây là một vấn đề trong phát triển kinh tế hộ.

Tính chung toàn vùng, nếu thay đổi 1% vốn sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ là 0,311%. Vốn tác động manh nhất đến xã Hoá Thượng 0,505%, xã Hoà Bình 0,247%, thấp nhất là xã Khe Mo 0,211%. Như vậy là xã Khe Mo rất cần vốn để phát triển sản xuất hàng hoá. Việc tìm ra giải pháp nhằm tạo ra nguồn vốn cho các hộ nông dân có một ý nghĩa hết sức to lớn, nhằm khai thác những tiềm năng của vùng về lao động và đất đai để sản xuất theo hướng hàng hoá.

- Về trình độ văn hoá

Nếu thay đổi 1% trình độ văn hoá sẽ làm thay đổi giá trị sản phẩm hàng hoá của hộ là 0,251%. Trình độ văn hoá tác động mạnh nhất đến xã Khe Mo 0,348%, xã Hoà Bình 0,338 % thấp nhất là xã Hoá Thượng 0,076%.

Mỗi vùng, mỗi xã đều có thế mạnh và tiềm năng riêng. Vì vậy các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả sản xuất cũng khác nhau. Qua phân tích ở trên cho thấy.

Đối với xã Hoà Bình một xã vùng cao của huyện Đồng Hỷ hướng đầu tư hơn cho trình độ văn hoá của chủ hộ, vốn, đất đai, lao động.

Xã Hoá Thượng một xã nằm giáp với trung tâm huyện nên việc đầu tư vốn là vấn đề quan trọng hơn cả, sau đó mới đến đất đai và lao động, trình độ lao động của chủ hộ.

Xã Khe Mo thứ tự ưu tiên là trình độ văn hoá của chủ hộ, vốn, lao động, đất cần phát triển mạnh hơn nữa cây ăn quả đặc biệt là cây chè.


Qua kết quả phân tích trên cho chúng ta thấy các giải pháp về vốn, lao động, đất đai và nâng cao trình độ văn hoá có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao thu nhập cho hộ sản xuất hàng hoá.

2.2.7 Ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến sản xuất của hộ

Thị trường là nơi kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hoá, đồng thời tác động đến quyết định loại sản phẩm hàng hoá cũng như quy mô sản xuất lựa chọn của chủ hộ. Nơi nào tiêu thụ sản phẩm tốt, giá bán cao nơi đó sản xuất hàng hóa sẽ có cơ hội để phát triển.

Bảng 2.21 Phương thức tiêu thụ một số sản phẩm của hộ nông dân vùng nghiên cứu năm 2007

Đơn vị tính: %


Chỉ tiêu

Hộ có sản phẩm hàng hóa chủ yếu

Quả

Rau

Chè

Lợn

1. Bán cho các đối tượng

- Tư thương

69,0

70,1

48,3

95,2

94,5

- Nhóm hộ chế biến

27,1

25,8

30,1

4,8

5,0

- Nhà máy chế biến

4,0

5,0

22,0

0,0

0,0

2. Hình thức bán

- Tại nhà

55,2

10,5

22,7

87,7

42,5

- Tại chợ

15,8

27,2

14,5

11,1

41,1

- Tại điểm thu gom

22,4

18,1

52,2

1,2

16,4

- Tại vườn

6,6

45,0

10,6

0,0

0,0

3. Phương thức bán

- Bán buôn

84,4

56,3

28,3

18,6

24,6

- Bán lẻ

15,6

43,7

71,7

81,4

75,4

4. Thông tin giá cả

- Biết trước khi bán

55,6

58,7

60,3

68,6

62,6

- Biết sau khi bán

44,4

41,3

39,7

31,4

32,4

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)


Qua biểu 2.21 cho thấy sản phẩm của hộ bán cho tư thương cao nhất là sản phẩm thịt lợn hơi 95,2%, sản phẩm gà 94,5%; bán cho hộ thu gom chế biến chủ yếu là chè búp tươi 30,1%. Hình thức bán tại nhà chủ yếu là sản phẩm thịt lợn hơi 87,7%, quả tươi 55,2%; tại chợ chủ yếu là sản phẩm gà ngan, vịt 41,1%, rau xanh 27,2%; bán tại vuờn chủ yếu là rau xanh 45%, chè 10,6%, quả 6,6%.

Phương thức bán buôn chủ yếu tập trung chủ yếu là quả 84,4%,bán lẻ chủ yếu là sản phẩm thịt lợn hơi.

Thông tin về giá cả, các hộ nông dân biết trước giá cả cao nhất là sản phẩm lợn 68,6%, thấp nhất là các loại hoa quả 55,6%. Chính vì vậy mà người dân cần phải năm được thông tin về giá cả trên thị trường, để không bị các tư thương ép giá.

Các vùng cần phải tổ chức các đầu mối tiêu thụ sản phẩm, xây dựng các nhà máy chế biến vừa và nhỏ để thu hút các sản phẩm của các hộ nông dân sản xuất ra. Ở nơi nào tổ chức được công tác chế biến sản phẩm tốt thì nơi đó sản xuất hàng hoá phát triển. Như nông trường chè Sông Cầu. Một số nơi đường giao thông đi lại khó khăn, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ được dẫn đến giá thấp, thu không đủ chi phí, hàng hoá kém phát triển.

Để sản xuất hàng hoá phát triển, Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư về cơ sở vật chất, mở rộng và xây dựng các cơ sở chế biến, các chợ vừa và nhỏ để tiêu thị sản phẩm. Mặt khác cần có chí nh sách trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến tại chỗ, hướng dẫn việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển công nghiệp chế biến nông sản và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức mở rộng ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn miền núi.

2.2.8 Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến sản xuất của hộ


Qua khảo điều tra lấy ý kiến của các hộ nông dân ở các xã điều tra, những điều kiện tác động của các yếu tố ngoại lực đã thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất hàng hoá phát triển.

Ở bảng 2.22 cho thấy bình quân ở 3 xã có tới 99,1% các ý kiến cho rằng ổn định đất đai lâu dài cho hộ nông dân là vấn đề quan trọng, thị trường tiêu thụ sản phẩm 95,3%, sau đó đến vốn 94,7%,

Bảng 2.22. Ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài đến sản xuất hàng hoá của hộ nông dân ở vùng điều tra năm 2007

Đơn vị tính: % Các ý kiến được hỏi


Chỉ tiêu

BQ chung

3 xã

Hóa Thượng

Khe Mo

Hòa Bình

1. Vị trí địa lý thuận lợi

82,3

85,6

82,1

79,3

2. Đất đai ổn định lâu dài

99,1

98,7

99,1

99,5

3. Vốn sản xuất

94,7

95,8

91,1

97,4

4. Công cụ sản xuất

84,2

85,6

86,7

80,3

5. Kết cấu hạ tầng

67,8

67,8

76,9

58,9

6. Kỹ thuật canh tác

89,9

87,6

92,4

89,9

7.Thị trườngtiêu thụ sản phẩm

95,3

97,7

96,2

91,9

8. Ảnh hưởng của liên kết

60,9

62,3

55,7

64,9

9. Trợ giá nông nghiệp

50,8

45,7

51,0

55,7

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra)


Có nhiều yếu tố tác động đến sản xuất của hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ. Qua phân tích trên có thể thấy trình độ của các hộ nông dân còn hạn chế về chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản phẩm.

Tổng hợp ý kiến nguyện vọng của các hộ điều tra


Qua phụ bảng số 03 cho thấy về nhu cầu mở rộng quy mô đất đai để sản xuất có tới 20,1% các hộ điều tra có nguyện vọng. Nếu xét theo nhóm hộ thì nhóm hộ hàng hoá lớn có nhu cầu cao nhất 38,4%

Về vốn sản xuất đa số các hộ đều có nhu cầu về vốn chiếm 77,6% cao nhất là nhóm hộ hàng hoá nhỏ 94,6%, thấp nhất là hộ hàng hoá trung bình 58,3%.

Về lao động, số hộ đủ lao động chiếm 47,9% số thiếu lao động 22,9%, số thừa lao động 29,2%. Thiếu lao động nhiều nhất là ở nhóm hộ hàng hoá lớn 80,6%.

Thị trường tiêu thụ nông sản phẩm các ý kiến được hỏi có tới 64,8% là còn thiếu thông tin trong đó hộ hàng hoá nhỏ chiếm cao nhất 68,2%. Giá cả thấp và tiêu thụ sản phẩm khó khăn chủ yếu ý kiến ở nhóm hộ hàng hoá lớn.

Chính sách về hỗ trợ vốn ở các nhóm hộ đều có nhu cầu cao nhóm hộ hàng hoá nhỏ 75,9% và hộ hàng hoá lớn 62,7%, hộ hàng hoá nhỏ 56,9%. Đào tạo chuyên môn kỹ thuật 58,9%.

Như vậy vấn đề đất đai hạn chế, thiếu vốn, thiếu thông tin và hiểu biết về thị trường, thừa lao động…là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quy mô sản xuất hàng hoá của hộ nông dân chưa cao, chất lượng sản phẩm còn thấp.

2.2.9. Những nhận xét và đánh giá chung trong phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ

Qua quá trình khảo sát và phân tích thực trạng của 90 hộ nông dân ở 3 xã của huyện Đồng Hỷ có thể nhận thấy một số vấn đề sau:

Các chủ hộ nông dân là nhiều thành phần dân tộc khác nhau như: Kinh, Nùng, Sán Dìu, Tày..., xuất xứ khác nhau. Từ đó dẫn đến có sự chênh lệch khác nhau về trình độ hiểu biết về về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm kinh doanh buôn bán, đặc biệt là các dân tộc thiểu số còn rất nhiều hạn chế về vấn đề này.

Kinh tế hộ nông dân ở huyện Đồng Hỷ không ngừng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Trên cơ sở kết hợp đa dạng hoá và chuyên môn hoá sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Cơ cấu đất trồng cây công nghiệp và cây ăn quả có xu hướng tăng sản lượng cây ăn quả các loại năm 2007 đạt 5000 tấn, huyện tiếp tục chỉ đạo thâm canh tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022