Phân Tích Hộ Nghèo Theo Mức Độ Thiếu Hụt Tiếp Cận Các Dịch Vụ Xã Hội Cơ Bản

thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ

tái nghèo còn cao.

Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là không đầy đủ. Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ bản của con người, bị đẩy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp. Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng bằng tiền. Nhiều trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin. Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ. Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các chính sách giảm nghèo.

Giống như quá trình phát triển, nghèo đói là một khái niệm đa chiều. Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau, có thể là những khó khăn trong khám chữa bệnh, học hành, nhà ở, đất đai, nước sạch hoặc điện thắp sáng. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người. Đánh giá hộ nghèo theo mức tiếp cận đa chiều để có con số chính xác hơn cho công tác rà soát hộ nghèo.

Đánh giá hộ nghèo theo mức tiếp cận đa chiều của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Minh Hóa được thể hiện qua bảng 2.7.


Bảng 2.7: Phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

ĐVT: Hộ


TT

Xã, thị trấn

Tổng số hộ cận nghèo

Trong đó số hộ cận nghèo thiếu hụt các chỉ số về

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

I

Khu vực thành thị

908

0

908

288

0

375

375

0

301

326

0

1

TT Quy Đạt

908

0

908

288

0

375

375

0

301

326

0

II

Khu vực nông thôn

5,084

0

620

136

5

1,844

2,354

1,829

3,418

235

342

1

Hồng Hóa

465

0

0

9

0

174

465

465

465

0

60

2

Yên Hóa

400

0

0

18

2

32

27

90

282

18

0

3

Xuân Hóa

353

0

324

31

0

36

107

0

235

9

0

4

Quy Hóa

101

0

101

0

0

8

0

8

46

0

0

5

Minh Hóa

540

0

0

0

0

540

540

0

0

0

0

6

Tân Hóa

435

0

0

0

0

22

0

406

435

0

0

7

Trung Hóa

985

0

0

0

0

641

744

205

641

205

205

8

Thượng Hóa

331

0

0

20

0

11

31

8

307

0

10

9

Hóa Sơn

190

0

0

0

0

95

63

32

0

0

0

10

Hóa Hợp

726

0

0

38

0

99

209

176

500

0

40

11

Hóa Phúc

85

0

85

7

1

58

7

76

74

0

0

12

Hóa Tiến

337

0

0

5

2

102

135

337

337

3

1

13

Hóa Thanh

98

0

98

0

0

0

0

0

58

0

0

14

Trọng Hóa

26

0

0

8

0

26

26

26

26

0

26

15

Dân Hóa

12

0

12

0

0

0

0

0

12

0

0

III

Tổng cộng I + II

5.992

0

1.528

424

5

2.219

2.729

1.829

3.719

561

342

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 9

(Nguồn: Báo cáo công tác giảm nghèo của phòng LĐTB & XH huyện Minh Hóa năm 2017)

56

(Ghi chú: 1. Tiếp cận các dịch vụ y tế; 2. Bảo hiểm y tế; 3. trình độ giáo dục người lớn; 4. tình trạng đi học của trẻ em; 5: chất lượng nhà ở; 6: diện tích nhà ở; 7: nguồn nước sinh hoạt; 8: hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; 9: sử dụng dịch vụ viễn thông; 10: tài sản phục vụ tiếp cận thông tin).

Qua bảng phân tích hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt có thể thấy những điểm

nổi bật như sau:

+ Về y tế: Đa số hộ nghèo đều được tiếp cận các dịch vụ y tế, tất cả các xã đều đã có các trạm y tế và thực hiện khám chữa bệnh cho người dân khá đầy đủ. Tuy nhiên qua điều tra thực tế một vấn đề xảy ra đó là tại những xã biên giới mặc dù đã có trạm y tế xã có khả năng khám chữa bệnh cho người dân, nhưng bất cập ở các xã này là các bản xa và rất hẻo lánh cộng thêm thói quen của người dân ngại đến trạm xá và thường tự chữa bệnh ở nhà nên gây không ít khó khăn cho công tác phục vụ y tế. Tuy vậy về bảo hiểm y tế vẫn còn 1.528 hộ chưa được cấp phát thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

+ Về giáo dục: Hầu như trẻ em các hộ nghèo đều được đi học đầy đủ, đảm bảo đúng các chương trình phổ cập từ tiểu học đến phổ thông, không còn tình trạng trẻ em mù chữ.

+ Về các tiêu chí nhà ở, nước sạch nhà vệ sinh: Đại đa số các hộ nghèo đều chưa có nhà ở kiên cố, thiếu hệ thống nước sạch và nhà vệ sinh đạt yêu cầu. Như vậy có thể thấy mức độ nghèo của các hộ dân trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình không chỉ nghèo về tiêu chí thu nhập mà cả các tiêu chí tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Đại đa số các hộ gia đình đều thiếu thốn các dịch vụ xã hội về nhà ở nước và công trình vệ sinh.

2.2.2. Quá trình thực hiện các chương trình giảm nghèo ở huyện Minh Hóa

2.2.1.1. Khái quát các chương trình giảm nghèo của huyện Minh Hóa

Trong nhiều năm qua, được sự quan tâm của nhà nước và sự nỗ lực tự vươn lên của đồng bào, nhân dân các dân tộc của huyện Minh Hóa, nhiều chương trình, nội dung giảm nghèo trên địa bàn đã và đang được thực hiện có hiệu quả.

Với những chính sách và sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước đã góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, miền núi, đời sống của đồng bào được cải thiện đáng kể. Trình độ dân trí của nhân dân và năng lực của đội ngủ cán bộ xã được nâng lên, đặc biệt năng lực quản lý điều hành thông qua việc làm chủ đầu tư các dự án thuộc Chươnh trình 135, Quyết định 134/2004/QĐ-TTg.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án của Chính phủ, của địa phương và của các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giảm nghèo của huyện Minh Hóa. Có thể khái quát một số chương trình, dự án đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Minh Hóa như sau:

1) Chương trình 135:

Chương trình 135 là chương trình thực hiện theo quyết định 135/1998/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ . Thưc hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ; phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã hội.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:

+ Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;

+ Phát triển các công trình hạ tầng xã hội;

+ Phát triển các hàng hóa công cộng quốc gia và hàng hóa công cộng địa phương thiết yếu như điện, đường, trường học, trạm y tế, nước sạch:

+ Nâng cao đời sống văn hóa.

+ Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc chương

trình 135 giai đoạn 2

2) Chương trình 134

Chương trình 134 được thực hiện theo quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Kết thúc thời hiệu của CT 134 (2004-2008), tiếp tục phát huy thành quả của

CT 134 Thủ tướng đã ban hành quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 về tiếp tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Các chương trình hỗ trợ cũng được lồng ghép với chương trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2008.

3) Chương trình 167

Chương trình chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được thực hiện theo quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo điều kiện hỗ trợ hộ nghèo ở khu vực nông thôn chưa có nhà ở hoặc nhà tạm là đối tượng không thuộc đối tượng của chương trình 135, nhằm xoá nhà tạm dột nát và hỗ trợ cho hộ nghèo có nhà ở để ổn định cuộc sống (sau này gọi tắt là Chương trình 167 )

4) Chương trình 30a:

Chương trình 30a được thực hiện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2008 về việc thực hiện chương trình “Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững” cho 61 huyện nghèo. Chương trình 30a được triển khai tại huyện Minh Hóa tỉnh Quảng Bình bao gồm 4 nội dung chính đó là:

+ Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập;

+ Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí;

+ Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo;

+ Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản cả xã và huyện. Thực hiện Nghị quyết, trong 4 năm 2011-2014,

5) Vốn vay theo QĐ 54 đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn:

+ Số hộ vay trong năm qua có: 337 hộ, số tiền vay 1.684 triệu đồng.

+ Hiệu quả: Phần lớn hộ vay sử dụng đồng vốn để phát triển kinh tế gia đình có hiệu quả, tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo và vươn lên trở thành hộ khá.

+ Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số còn biểu hiện tự ty, phó mặc cho số phận, mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại vào đầu tư của nhà nước, thiếu ý chí và quyết tâm cao để thoát nghèo.

6) Các chương trình dự án khác

+ Chính sách theo QĐ 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009

+ Chính sách theo QĐ 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013

+ Chính sách hỗ trợ đầu tư các xã biên giới

Ngoài ra trên địa bàn huyện Minh Hóa đang thực hiện một số chương trình, dự án lồng ghép khác có cùng mục tiêu giảm nghèo, đó là:

+ Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo;

+ Chính sách hỗ trợ y tế cho hộ nghèo;

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh con hộ nghèo, dân tộc thiểu số;

+ Dự án tăng cường trí thức trẻ cho các xã nghèo;

+ Dự án 600 phó chủ tịch xã cho các xã nghèo;

+ Dự án trồng rừng 661 và một số chương trình, dự án khác.

2.2.1.2 . Tình hình đầu tư cho các chương trình giảm nghèo của huyện Minh Hóa

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Minh Hóa nói riêng đã sử dụng nhiều nguồn kinh phí cho công cuộc giảm nghèo của huyện từ các chương trình như: CT 134, CT 167, CT 30a,

Tổng vốn đã đầu tư của các chương trình, dự án cho giảm nghèo của huyện từ năm 2013 đến hết năm 2017 là 149.004,861 triệu đồng, trong đó nguồn vốn từ CT 30a là 34.632 triệu đồng, Chương trình 134 đã kết thúc năm 2008 nhưng đã được bổ sung bằng chương trình 1592 theo quyết định số 1592/QĐ-TTG ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Chương trình 134 với tổng số vốn 77.187,858 cao nhất chiếm tỷ lệ 51,8% trên tổng số vốn đầu tư, chi tiết trên bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tình hình đầu tư cho giảm nghèo giai đoạn 2013 – 2017

ĐVT: Triệu đồng


STT

Tên CT, DA

Tổng số

1

CT 30a

34.632

2

CT 134

14.997

3

CT 135

77.187,858

4

Các CT, DA khác

30.152,003

Tổng


156.968.861

(Nguồn: Báo cáo công tác giảm nghèo năm 2017 của phòng LĐTB & XH)

Tổng vốn đầu tư chương trình 30a trong thời gian qua là: 34.632 triệu đồng, đầu tư cho các hạng mục xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, trường trạm (chiếm 70% nguồn vốn), vốn hỗ trợ sản xuất (chiếm 10%), vốn hỗ trợ cho học sinh nghèo (5%), vốn dành hoạt động của Ban chỉ đạo (8%), kinh phí hỗ trợ cán bộ cắm bản (5%), kinh phí hỗ trợ, trợ giúp pháp lý (2%). Các chương trình hỗ trợ khác cũng tập trung đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất cho những hộ nghèo và địa bàn nghèo được thể hiện qua bảng 2.9.

Bảng 2.9: Phân bổ vốn theo các mục tiêu của huyện Minh Hóa ( 2013 – 2017)

ĐVT: Triệu đồng


STT

Tên CT,DA

Xây dựng

CSHT

Hỗ trợ sản

xuất

Hỗ trợ đào

tạo

MT khác

1

CT 30a

24.242,4

3.463,2


6.926,4

2

CT 134

3.315,3

1.525


10.472

3

CT 135

67.171,4

10.015,458



4

Các CT, DA khác

2.000

23.652

4.500


Tổng

96.729,1

38.655,658

4.500

17.398,4

(Nguồn: Báo cáo công tác giảm nghèo phòng LĐTB & XH năm 2017)

Qua bảng phân bố kinh phí các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2013 – 2017 có thể thấy các chương trình giảm nghèo tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng số vốn. 96.729,1 chiếm 61% tổng số vốn, hỗ trợ sản xuất chiếm 24,6 %, các mục tiêu khác như hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ kinh phí cho học sinh, riêng chi phí cho đào tạo lao động chỉ 4,5 tỷ đồng chiếm khoảng 15% tổng số vốn.

2.2.1.3. Kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo

Sau quá trình thực hiện các chính sách và sự đầu tư từ các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện, công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả nhất định. Một số các dự án đầu tư mang lại kết quả khá khả quan. Một số kết quả đạt được của các chương trình giảm nghèo đầu tư trên địa bàn huyện đã thực hiện như sau:

Chương trình 134:

+ Về nhà ở. Hỗ trợ cho 1.709 hộ làm nhà ở với tổng kinh phí 10.472 triệu đồng.

+Về nước sinh hoạt. Nguồn vốn chương trình đã đầu tư xây dựng 04 công trình nước tập trung. với tổng nguồn vốn trên 3 tỷ bao gồm: CT nước bản Hà Nông. Bản Ka ai xã Dân Hóa; CT nước bản Hưng xã Trọng Hóa.

Để tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn không có điều kiện dùng nước tự chảy tập trung Chương trình đã hỗ trợ cho 1.051 hộ với tổng kinh phí 315,3 triệu đồng mua dụng cụ chứa nước.

+ Về Đất sản xuất. Đã hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số khai hoang đất sản xuất với diện tích 508,3 ha với tổng kinh phí 1.525 triệu dồng. Đã cấp giấy quyền sử dụng đất sản xuất cho 886 hộ với tổng diện tích là 820.127 m2.

+ Về đất ở. Lồng ghép các nguồn vốn khác Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chức năng cấp giấy quyền sử dụng đất ở cho 231 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với tổng diện tích là 471.831 m2.

Chương trình 134 đã hỗ trợ đất sản xuất đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn là sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách phù hợp lòng dân đáp ứng nguyện vọng của đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai Chương trình được sự quan tâm của Thường vụ huyện ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân huyện, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành đoàn thể hai cấp đặc biệt sự đồng tình của đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy trong năm qua đạt được một số kết quả như:

Phòng TN và MT huyện đã hướng dẫn hoàn thành Công trình - Dự án: Dự án cấp nước thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa; Dự án sửa chữa nâng cấp đập Ba Nương, TT Quy Đạt

- Chương trình 135:

Số hộ được hưởng lợi giai đoạn 2013-2017 là 15.084 hộ. Tổng nguồn vốn thực hiện 10.015,458 triệu đồng; Trong đó:

+ Hỗ trợ giống con: 8.537con gia cầm, gia súc với số tiền 1.747.458 triệu đồng;

+ Hỗ trợ giống cây: Giống cây lương thực 34.247 kg, với số tiền 3.948 triệu đồng; giống cây lâm nghiệp với số tiền 2.270 triệu đồng. Hỗ trợ làm mô hình: 45

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí