Thành Tựu Phát Triển Kinh Tế Trang Trại, Hộ Nông Dân Hướng Hàng Hoá Ở Việt Nam


việc khoán đến hộ và khuyến khích làm giàu chính đáng. Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, kinh tế các thể và tư nhân trong nông nghiệp. Mở rộng thị trường nông sản, chấp nhận quyền tự chủ tiêu thụ nông sản của hộ nông dân. Sắp xếp đổi mới cơ chế quản lý hợp tác xã, các đơn vị kinh tế quốc doanh nông, lâm, ngư nghiệp...

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã đề ra một số chủ trương, chính sách lớn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá. Nghị quyết số 06 - NQ/TƯ ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn đã chỉ rò “... Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển mạnh mẽ để tạo ra lượng sản phẩm hàng hoá đa dạng có chất lượng, giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày từ kinh tế hộ” [4,tr.12].

Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn, nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã khẳng định “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản” [4,tr27]. Nghị quyết đã đề ra các biện pháp về kinh tế và tổ chức nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở nước ta trong những năm tới. Vì vậy, thực hiện đường lối đối với của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.


1.4.2.2. Thành tựu phát triển kinh tế trang trại, hộ nông dân hướng hàng hoá ở Việt nam

Thành tựu nổi bật của những năm đổi mới vừa qua là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, biến Việt Nam từ một nước thiếu lương thực triền miên thành nước xuất khẩu gạo lớn liên tục từ năm 1988 theo hướng năm sau cao hơn năm trước trong nhiều năm liền. Những sản phẩm hàng hoá về cây công nghiệp, cây ăn quả có nhiều khởi sắc và phần lớn là các sản phẩm sản xuất ở vùng đồi núi.

Tuy thời gian phát triển kinh tế trang trại chưa dài, nhưng những kết quả đạt được đã thể hiện là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Bình quân 10 năm 1990 - 2000 so với bình quân năm năm trước đó, sản lượng lạc tăng 34%, mía tăng 74%, cà phê tăng 2,8 lần, cao su tăng 87%, hồ tiêu tăng 68%, chè tăng 27,3%, bông tăng 2,38 lần [5]. Các loại cây ăn quả đặc sản có chất lượng cao phát triển mạnh, nhất là nho, vải thiều, nhãn, mận hậu, cam…đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội rò nét ở nhiều vùng trong cả nước.Bình quân 5 năm trước đó đàn trâu tăng 5%, đàn bò tăng 10%, đàn lợn tăng 20%, đàn gia cầm tăng 25%, sản lượng trứng tăng 33%. Đặc biệt đàn bò sữa tăng gấp 3 lần so với năm 1990 [5].

Sản lượng lâm nghiệp tiếp tục phát triển, trong khó khăn nhiều mặt những vẫn đạt được kết quả và tiến độ nhất định trong cả hai lĩnh vực trồng rừng và khai thác gỗ, lâm sản. Diện tích trồng rừng năm 1999 đạt 200 nghìn ha, góp phần quan trọng giảm bớt diện tích đất trống đồi núi trọc và tăng tỷ lệ che phủ đất rừng từ năm 1990 là 28,4% lên 33,2% năm 2000 [5].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Sau hơn sáu năm thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ về kinh tế trang trại (ngày 02-02-2000), kinh tế trang trại ở nước ta có bước phát triển


Nghiên cứu khả năng phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên - 8

nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất.Theo tiêu chí phân loại trang trại thống nhất chung cả nước, tốc độ tăng số lượng trang trại bình quân từ năm 2000 đến năm 2004, khoảng 6%. Hiện nay cả nước có gần 150 nghìn trang trại với hơn 900 nghìn ha (bình quân mỗi trang trại khoảng 6 ha). Lấy năm 2004 so với năm 2000, thì vùng Đông Nam Bộ, số lượng trang trại tăng khoảng 30,6%; Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng hơn 11,6%. Vùng Đồng Bằng sông Cửu Long có số trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng số trang trại của cả nước. Kinh tế trang trại thời gian qua phát triển với nhiều loại hình: Trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại nuôi trồng thuỷ sản, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2004, các trang trại đã sử dụng gần 500 nghìn ha đất và mặt nước. Trong đó diện tích cây trồng hàng năm chiếm khoảng 37,3%, diện tích trồng cây lâu năm chiếm 26%, đất lâm nghiệp 18,7%, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 18%. Đột phá lớn nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là nuôi trồng thuỷ sản với hiệu quả cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng, vật nuôi khác. Đến nay cả nước đã có khoảng 30 nghìn trang trại nuôi trông thuỷ sản, thu hút và giải quyết việc làm ổn định hàng trăm nghìn lao động. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là kinh tế mũi nhọn, chiếm khoảng 78% số trang trại nuôi trồng thuỷ sản của cả nước. Năm 2004 bình quân giá trị sản lượng/ha canh tác của trang trại từ 35 triệu đồng đến 50 triệu đồng, trong đó trang trại nuôi trồng thuỷ sản, hoặc cây trồng đặc sản đạt hơn 100 triệu đồng/ ha/ năm. Những kết quả trên đã mở ra khả năng và hướng đầu để phát triển kinh tế trang trại. Theo số lượng của 45 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong năm 2004, tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ của các trang trại đạt hơn 8500 tỷ đồng. Điều đáng nói là kinh tế trại đã mở ra hướng làm ăn mới, được hộ nông dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngủ nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm.


1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1. Câu hỏi nghiên cứu

Kinh tế hộ nông dân của nói chung và đặc biệt là vùng nông thôn của Huyện Đồng Hỷ có nhiều khó khăn, tụt hậu. Vấn đề phát triển kinh tế hộ nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá đang được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, các ngành và các nhà khoa học quan tâm. Những vấn đề đặt ra hay câu hỏi cần nghiên cứu của đề tài là: Khả năng phát triển hàng hoá của kinh tế hộ ở huyện Đồng Hỷ ra sao? Những giải pháp chủ yếu nào nhằm thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá?

1.5.2. Chọn điểm nghiên cứu

Với đặc điểm riêng của các vùng sinh thái trong huyện Đồng Hỷ, để đảm bảo tính đại diện và đáp ứng yêu cầu đề tài đặt ra huyện Đồng Hỷ có thể chia thành 3 vùng rò rệt.Về quy mô điều tra, ngoài việc nghiên cứu chung các hộ nông dân trong toàn huyện, để đi sâu vào chi tiết chúng tôi tiến hành điều tra mỗi vùng 1 xã, mỗi xã 30 hộ. Về cơ cấu điều tra như sau:

Vùng bằng phẳng (Trung tâm): xã Hóa Thượng Vùng đồi dốc (Phía Nam): xã Khe Mo

Vùng cao (Phía bắc): xã Hoà Bình

1.5.3. Phương pháp thu thập số liệu

Để đảm bảo tính chính xác của tài liệu, chúng tôi dùng các phương pháp sau để thu thập số liệu:

Thu thập các tài liệu sẵn có trong sách báo, số liệu của các phòng, ban chuyên ngành như phòng thống kê, phòng thuỷ lợi, phòng nông nghiệp, phòng tổng hợp... Các số liệu cơ bản: đất đai, lao động, một số chỉ tiêu kinh tế xã hội địa phương.

Tiến hành điều tra số liệu bằng các phương pháp chọn mẫu thông q ua điều tra trực tiếp các hộ đã chọn.


Trong quá trình điều tra chúng tôi thực hiện phỏng vấn hộ nông dân Việc thu thập số liệu được tiến hành qua các bước sau

Bước 1: Chọn mẫu điều tra

Phương pháp chọn mẫu điều tra là căn cứ vào danh sách các hộ trên địa bàn, tiến hành phân loại hộ theo tiêu chí hộ giàu, hộ trung bình, hộ nghèo .

Chọn mỗi xã 30 hộ nông dân, bằng phương pháp ngẫu nhiên dựa trên tỷ lệ các nhóm hộ của từng xã đã được người dân tham gia bình chọn.

Tính bước nhảy (Tính theo danh sách từng nhóm hộ của vùng điều tra)

Tổng số hộ trong diện điều tra

Bước nhảy (Kh) =

Số hộ được điều tra


Lấy ngẫu nhiên bất kỳ Nh trong khoảng 1. Kh, từ đó tính các giá trị: Nh, Nh+kh, Nh+2kh… Các hộ được chọn là hộ có thứ tự trùng với giá trị trên.

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra và thực hiện phỏng vấn điều tra về tình hình cơ bản của hộ như: tên, tuổi, trình độ văn hoá, chuyên môn, tình trạng kinh tế, tình hình đất đai, lao động, tiền vốn...

Bước 3: Tổng hợp số liệu trên cơ sở phân tổ thống kê

Để phản ánh và đánh giá thực trạng kinh tế hộ nông dân cần phải phân tổ thồng kê để so sánh và đánh giá. Các tiêu thức phân tổ như sau:

Theo xuất xứ của chủ hộ (hộ bản địa, hộ di dời, khai hoang); theo tộc người (Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu...); Theo xã điều tra (xã Hoá Thượng, Khe Mo, Hoà Bình); theo quy mô các nguồn lực sản xuất của hộ nông dân (như đất đai, lao động, vốn...); theo quy mô sản xuất hàng hoá của hộ (hộ hàng hoá lớn, hộ hàng hoá trung bình, hộ hàng hoá nhỏ). Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế của hộ sản xuất hàng hoá của huyện Đồng Hỷ, chúng tôi xây dựng tiêu chí về quy mô hộ sản xuất hàng hoá như sau: Hộ hàng hoá lớn có giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm từ 15 triệu đồng trở lên. Hộ hàng hoá trung bình có giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ bình quân bán ra khỏi hộ từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng. Hộ hàng hoá nhỏ có giá trị sản phẩm bán


ra khỏi hộ dưới 10 triệu đồng; theo hướng sản xuất kinh doanh chính (gồm cây hàng năm, cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi và lâm nghiệp). Hướng sản xuất kinh doanh chính là ngành có giá trị sản phẩm và sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao (thường trên 50%) của hộ.

1.5.4. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê kinh tế:

Phương pháp phân tổ thống kê bao gồm chủ yếu là thống kê mô tả và thống kê so sánh. Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và tối thiểu. Phương pháp thống kê so sánh bao gồm cả số tương đối và số tuyệt đối để đánh giá sự vật và hiện tượng theo không gian và thời gian.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho từng dạng hộ nông dân theo các dạng nhóm phân tổ, có thể so sánh các vùng khác nhau, giữa các năm với nhau và giữa các dân tộc khác nhau, nhằm rút ra những ưu điểm, những hạn chế của các đối tượng, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp triển phù hợp với các mô hình sản xuất của hộ trên vùng sinh thái.

Phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng so sánh có ý nghĩa nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân. Đồng thời phương pháp này được sử dụng chủ yếu là so sánh kinh tế hộ nông dân theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá ở những mô hình kinh tế trong các vùng ở các đồng bào dân tộc khác nhau.

- Phương pháp toán kinh tế, tiếp cận hàm sản xuất Cobb - Douglas Phương pháp này nhằm phân tích tác động cụ thể của các yếu tố ảnh

hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất hàng hoá. Thu nhập của hộ sản xuất hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Nhưng, thu nhập của hộ sản xuất nông lâm nghiệp lại trực tiếp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vốn, lao động, diện tích đất.

Xây dựng hàm sản xuất Cobb - Douglas

Y = a0. X a1. X a2.X a3X a4

1 2 3 4


Lôgarit 2 vế đưa hàm sản xuất về dạng tuyến tính ta có:

LnY = lna0+ a1LnX1 + a2LnX2 + a3LnX3 + a4LnX4 Trong đó: Y là thu nhập của nông hộ sản xuất (1.000đ).

a0: Hệ số tự do (hằng số); X1: Vốn của hộ (1.000đ);

X2: Lao động gia đình của hộ (người);

X3: Diện tích đất nông nghiệp của hộ (ha);

X4: Trình độ văn hoá của chủ hộ (Cấp 1,2,3);

a1, a2, a3, a4 Là hệ số tương quan ứng với biến thứ X1, X2, X3,X4

Hàm này được xây dựng và phân tích cho tất cả các hộ điều tra.

Hệ số a1, a2, a3,a4 cho biết khi tăng 1% các yếu tố đầu vào (Vốn, lao động, đất, trình độ văn hoá) sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng (Nếu a1, a2, a3 a4>0) hoặc giảm (Nếu a1, a2, a3,a4<0) tương ứng bằng a1, a2, a3,a 4 %.

1.5.5. Các chỉ tiêu phản ánh trình độ và hiệu quả sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ nông dân

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chủ hộ nông dân: Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm sản xuất, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, khả năng tiếp cận thị trường, độ tuổi bình quân, giới tính.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ nông dân: đất đai bình quân 1 hộ, 1 lao động, 1 nhân khẩu; vốn sản xuất bình quân 1 hộ và cơ cấu vốn theo tính chất vốn; lao động bình quân 1 hộ, lao động bình quân/ người tiêu dùng bình quân.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh phương hướng và kết quả sản xuất hàng hoá của hộ nông dân: giá trị sản xuất trong năm, cơ cấu giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất hàng hoá của hộ, tỷ trọng giá trị sản xuất hàng hoá, cơ cấu sản phẩm hàng hoá.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập và thu chi của hộ nông dân: tổng thu của hộ, tổng chi phí bình quân 1 hộ nông dân, thu nhập của hộ nông dân, mức thu nhập bình quân / khẩu, cân đối thu chi trong năm của hộ.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

SẢN XUẤT HÀNG HOÁ Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN


2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA B ÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Đồng Hỷ là một huyện trung du - miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 3 km theo quốc lộ 1B. Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp với huyện Phú Lương, phía Nam giáp với huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên, phía Bắc giáp huyện Vò Nhai và tỉnh Bắc Cạn (Phụ lục số 03).

Có toạ độ địa lý: 21032' - 21051' độ vĩ Bắc. 105046' - 1060 04 độ kinh Đông.

Với đặc trưng của vùng đất trung du miền núi, Đồng Hỷ có thế mạnh về nông nghiệp, địa bàn lại nằm tiếp giáp với thành phố Thái Nguyên có đường quốc lộ 1B đi qua, nên đây là điều kiện thuận lợi để huyện tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản của mình. Trên địa bàn huyện có sông Cầu chảy qua hàng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ con sông Cầu. Trên địa bàn huyện có nhiều khu vực đất bằng phẳng, các khu ruộng nối liền với nhau thành một cánh đồng lớn, có hệ thống tưới tiêu tốt rất thuận tiện cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Đồng Hỷ nằm gần thành phố Thái Nguyên, gần khu công nghiệp, gần các trung tâm văn hoá, khoa học, giáo dục của các tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ nên chịu sự tác động lớn về giao lưu trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ, phổ biến và quảng bá sản phẩm hàng hoá sản xuất ra của trang trại và hộ nông dân trong huyện.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2022