Kinh Nghiệm Giảm Nghèo Ở Một Số Địa Phương Của Việt Nam

thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện cải thiện mức sống dân cư, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Về mặt lý thuyết, mọi ý tưởng nằm ở vị trí chủ đạo của chiến lược phát triển và chương trình kế hoạch quản lý xã hội của Nhà nước. Về mặt thực tiễn xã hội, kinh nghiệm cho thấy tầm quan trọng thiết thực của các chính sách hỗ trợ phát triển cho người nghèo bằng cách tạo việc làm và tăng thu nhập thực tế cho họ, tạo cho họ cơ hội và trợ giúp các điều kiện để tự mình thoát ra khỏi nghèo đói.

Đây là phương thức cơ bản và lâu dài, vì không thể xoá đói giảm nghèo trên quy mô xã hội và cộng đồng dân cư chỉ bằng cách để người dân tự cứu và cứu tế đơn thuần. Cũng không thể đơn giản cắt bớt thu nhập của người giàu để phân phối cho người nghèo, vì biện pháp này có tính chất thụ động, gây hậu quả tiêu cực, tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và làm suy giảm nhân tố kích thích đối với người lao động, làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất, phát triển kinh tế của bản thân hộ nghèo. Tuy nhiên việc điều tiết an sinh xã hội qua thu nhập, qua phân phối để khắc phục những sự phân hoá giàu nghèo bằng những chính sách hợp lý (ví dụ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thu nhập bất thường), tăng quỹ phúc lợi xã hội là cần thiết và được coi trọng vì mục đích công bằng xã hội.

Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, nhà nước không nên can thiệp trực tiếp đến hộ nghèo, mà chỉ nên thông qua các chính sách, tạo môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi để hỗ trợ cho người nghèo. Cùng với Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, v.v., cần phối hợp và tham gia trực tiếp vào quá trình xã hội hoá chương trình xoá đói giảm nghèo. Các tổ chức này có thể làm được nhiều việc hữu ích, như cung cấp các tư vấn để phát triển sản xuất, kinh doanh, cho vay các món vay nhỏ để sản xuất kinh doanh, phát triển dịch vụ, dạy nghề và chuyển giao công nghệ mới phù hợp cho người nghèo. Vốn và công nghệ là hai yếu tố rất cơ bản mà các tổ chức này hướng tới, là các giải pháp quan trọng làm chuyển biến tình trạng nghèo đói của các hộ. Ngoài ra cần lựa chọn công nghệ thu hút nhiều lao động và phát triển doanh nghiệp tại vùng nghèo. Những kinh

nghiệm nêu trên cũng chính là những giải pháp cơ bản để góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững ở mỗi quốc gia trong thời gian qua.

Trong mấy thập kỷ gần đây, nhiều nước phát triển và đang phát triển rất chú trọng đến công tác xoá đói giảm nghèo. Các diễn đàn quốc tế và khu vực đều đưa vấn đề đói nghèo vào nội dung chính của chương trình nghị sự. Riêng ở các nước Đông Nam Á, đói nghèo đã được bàn bạc, tranh luận thường xuyên trong 2 thập kỷ nay. Một số quốc gia như Philippin, Inđônêxia đã xây dựng được chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo. Nhiều tổ chức quốc tế trong hoạt động của mình đã và đang quan tâm đến các nước nghèo và dân nghèo. Thậm chí nhiều trường hợp trong viện trợ, cho vay của các tổ chức quốc tế đã dành riêng cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Ngoài việc giúp đỡ vốn, Ngân hàng Thế giới có phân biệt trong chính sách dựa vào mức thu nhập của từng quốc gia. Nhiều nước có dân số đông như Trung quốc, Ấn Độ đã gắn phát triển kinh tế xã hội với xoá đói giảm nghèo và đã thành công trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, coi đó là yếu tố phát triển bền vững.

Các quốc gia và trên thế giới đã xuất hiện nhiều mô hình xóa đói giảm nghèo khác nhau. Vì không có điều kiện trao đổi về kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của tất cả các quốc gia, vì mỗi quốc gia có những kinh nghiệm đặc thù. Tuy nhiên, để xoá đói giảm nghèo bền vững thì cùng với nhà nước cần phải có sự nỗ lực từ phía bản thân người nghèo, hỗ trợ của cộng đồng, quốc gia và quốc tế.

1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

Ấn tượng mạnh ở huyện miền núi Sơn Hà là diện mạo nông thôn nơi đây ngày càng khởi sắc. Đô thị Di Lăng được đầu tư đồng bộ, xứng tầm giữ vai trò trung tâm kinh tế-văn hóa ở miền tây Quảng Ngãi. Nhiều công trình trọng điểm được tỉnh, huyện đầu tư đã tạo cơ sở hạ tầng ban đầu cho đô thị mới. Ngày nay, người dân di chuyển từ trung tâm huyện lỵ Sơn Hà đến các huyện miền núi Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long và Tây Trà với quãng đường không quá 30 km. Đây là điều kiện thuận lợi để liên kết vùng, tạo động lực phát triển kinh tế - văn hóa bền vững cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Có thể thấy, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững làm tiền đề xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Sản xuất nông-lâm-thủy sản đã đi vào chiều sâu với nhiều mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Nông dân được chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật một cách căn bản và ứng dụng trong sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng cao. Nhiều loại cây trồng chủ lực được thay đổi giống mới phù hợp với từng chân đất, đã tăng năng suất, chất lượng và trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị, góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân.

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 6

- Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức, cơ sở đảng; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng đảng viên, thực hiện có hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở cơ sở; đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, gắn với phát triển kinh tế rừng. Đây là bước đột phá căn bản, mở hướng giảm nghèo cho người dân.

- Huyện tiến hành quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và nông thôn phù hợp với từng vùng theo hướng tập trung sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và duy trì diện tích, tăng năng suất ba loại cây mũi nhọn của huyện, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020.

Ngoài những nhiệm vụ đột phá, trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, huyện tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.W4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...

- Chủ trương xã hội hóa chương trình hỗ trợ người nghèo thông qua huy động vốn trong dân và vốn đối ứng của Nhà nước để hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất. Chẳng hạn, khi được Nhà nước, doanh nghiệp hỗ trợ 10 triệu đồng để mua bò

thì hộ nghèo phải bỏ thêm 10 triệu đồng để mua giống bò lớn hơn và trồng cỏ, làm chuồng nuôi bò. Cách làm này đã gắn trách nhiệm của hộ nghèo với đồng vốn bỏ ra, cho nên việc đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt rất có hiệu quả. Phương thức hỗ trợ dần thay đổi theo hướng tăng cường hỗ trợ người nghèo, cận nghèo đã đạt nhiều hiệu quả trong sản xuất và giảm nhanh số hộ nghèo trên địa bàn.

Nhờ các chính sách trên, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh và bền vững, đến cuối năm 2017 chỉ còn 36,39% (giảm 5,54%) so với năm 2016. Đời sống người dân được cải thiện và bộ mặt nông thôn miền núi Quảng Ngãi ngày càng khởi sắc.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị

Đi dọc theo các xã nằm hai bên tuyến quốc lộ 9 và đường Trường Sơn như: Hướng Hiệp, thị trấn Krông Klang, A Ngo, Tà Rụt mới thấy hết được sự đổi thay trong đời sống của người dân nơi đây. Ấn tượng đầu tiên là màu xanh bạt ngàn của những vườn cây ăn quả như chuối, mít, xoài, tiêu và rừng trồng xanh mướt trải dài trên các triền đồi; cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, nhà đổ mái bằng, nhà xây lợp ngói của người dân mọc lên ngày càng nhiều.

Nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư của trung ương và tỉnh đã tập trung cho huyện miền núi Đa Krông, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế, giáo dục... Chỉ trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay, từ các chương trình, dự án, huyện Đa Krông đã đầu tư xây dựng 120 công trình phục vụ dân sinh như điện, đường, trường học, trạm y tế, công trình thủy lợi, nước sinh hoạt... với tổng kinh phí hơn 210 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các đơn vị và tổ chức đoàn thể trên địa bàn hỗ trợ người dân vay vốn và giải quyết tốt các chính sách xã hội. Nhờ vậy mà đời sống người dân từng bước được nâng lên.

- Chính sách hỗ trợ vốn, giống cây trồng và con nuôi của các tổ chức đoàn thể, Vẫn khai thác rừng nhưng không theo phương pháp truyền thống như săn bắt thú, khai thác gỗ mà phải trồng rừng để dựa vào đó thoát nghèo...

- Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng gắn với hỗ trợ về giống, phân bón, trợ cấp gạo... đến nay nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đa Krông có thu nhập hàng chục triệu đồng/năm từ trồng rừng kết hợp sản xuất nông - lâm nghiệp.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đa Krông được xây dựng phục vụ tốt đời sống sản xuất và dân sinh. Trình độ dân trí, kỹ năng canh tác trong sản xuất nông nghiệp, cơ hội mở mang ngành nghề dịch vụ của người dân được nâng lên. Nhiều thôn, bản được công nhận làng văn hóa, nhiều gia đình đạt chuẩn văn hóa...

1.2.1.3. Kinh nghiệm của huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Vũ Quang là địa phương được thành lập chưa lâu lấy từ một phần diện tích đất của các huyện Hương Sơn, Hương Khê và Đức Thọ, nhưng huyện Vũ Quang đã tận dụng được điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng, địa lý để hình thành nên các vùng trồng cây ăn quả có múi cho chất lượng tốt mà trong đó tiêu biểu là cam. Cam Vũ Quang chín mọng đều, tép mịn, hương vị rất thơm ngon, vị ngọt đặc trưng, đặc biệt người dân không sử dụng các chế phẩm sinh học để chăm sóc, bảo quản, chính vì vậy đã tạo được sự tin tưởng về chất lượng cũng như an toàn thực phẩm với người tiêu dùng.

Gắn với việc xây dựng nông thôn mới huyện Vũ Quang đã có đề án phát triển cây ăn quả có múi đến năm 2020. Đến nay thì toàn huyện Vũ Quang đã có trên 3.100 ha cây ăn quả; trong đó cây cam chiếm 2.300 ha. Huyện đã ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ nhân dân phát triển cây ăn quả, cụ thể: hỗ trợ phát triển khai hoang mới 0,2 ha cam thì hỗ trợ 10.000 đồng/cây giống, 0,5 ha cam thì hỗ trợ 15.000 đồng/cây giống và trồng mới 1 ha cam thì hỗ trợ 25.000 đồng/cây giống.

Từ những chính sách đó đã tạo động lực, nguồn khích lệ cho người dân tập trung phát triển cây ăn quả mà chủ yếu là cây cam. Cây cam trở thành cây đem lại lợi nhuận về kinh tế và cho thu nhập bền vững đối với người dân và cũng là cây xóa đói, giảm nghèo.

Với lợi thế là huyện có đất vườn đồi, đất rừng, đất lâm nghiệp lớn chiếm 80% diện tích đất toàn huyện, nên Vũ Quang đã quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả phù hợp; trong đó các loại cây ăn quả có múi như: cam, bưởi, chanh, quýt. Theo đó, các vùng quy hoạch trồng cây ăn quả có múi là cây cam chanh ở các xã Hương Minh, Hương Quang, Hương Thọ, Đức Lĩnh, Đức Bồng; cam bù ở các xã Sơn Thọ,

Hương Điền, Đức Lĩnh; cây chanh ở các xã Đức Lĩnh, Đức Bồng, Đức Giang, Sơn Thọ và cây bưởi bố trí trồng phân tán trong các vườn hộ thuộc các xã Hương Thọ, Hương Minh, Đức Hương, Đức Liên, Ân Phú, Hương Quang, thị trấn Vũ Quang.

Huyện Vũ Quang đã ra nghị quyết về phát triển cây ăn quả có múi, Hội đồng nhân dân huyện ra nghị quyết và ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Vũ Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới. Từ đó các cấp, ngành, các đơn vị, địa phương và nhân dân đồng lòng cùng tiến hành hình thành các tổ hợp, các hợp tác xã trồng cây ăn quả và tiêu thụ, thu mua, bao tiêu sản phẩm cho bà con nhân dân.

Theo đó, năm 2011 diện tích cây ăn quả có múi của huyện Vũ Quang mới chỉ có 984 ha, sản lượng 4.500 tấn; trong đó chủ yếu là cam thì đến năm 2015 diện tích và sản lượng cây ăn quả có múi vượt rất nhiều với 2.136 ha, sản lượng 9.000 tấn. Cây cam trở thành cây làm giàu cho nhiều hộ dân ở huyện Vũ Quang và cũng trở thành cây xóa đói, giảm nghèo; nhiều gia đình trồng cam cho thu nhập hàng tỷ đồng. Xã Đức Bồng là địa phương tiên phong trong phát triển cây ăn quả có múi mà đặc biệt là cây cam và cây chanh.

Với sự quyết tâm và hiệu quả về kinh tế do cây ăn quả mang lại thì mục tiêu đến năm 2020, Vũ Quang có 4.100 ha cây ăn quả, diện tích cho sản phẩm là 3.000 ha, với sản lượng trên 50.000 tấn, ước đạt trên 1.200 tỷ đồng là hiện hữu.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo rút ra cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước và địa phương trong nước có thể rút ra bài học cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình như sau:

- Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.

- Thứ hai, cần có những cơ chế chính sách đặc thù nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

- Thứ ba, quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động. Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

- Thứ tư, cần có cơ chế, chính sách và kinh phí hợp lý, nhằm phát huy hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm tăng cường nâng cao hiểu biết của người dân trong sản xuất nông lâm nghiệp.

- Thứ năm, cần có chính sách cụ thể để phát triển các loại hình dịch vụ giáo dục, y tế , văn hoá và các lĩnh vực khác. Cần mở rộng hình thức hỗ trợ trực tiếp cho người dân nhằm đảm bảo nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ đến được tận tay những người nghèo, tránh thất thoát lãng phí.

- Thứ sáu, trong công tác giảm nghèo Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên.

- Thứ bảy, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rõ vấn đề, hiểu rõ trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

Chương 2

THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH


2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội của huyện Minh Hóa ảnh hưởng đến giảm nghèo của các hộ nông dân

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Minh Hóa

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Minh Hóa có diện tích tự nhiên 1.410km2, dân số 54.822 người, có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, có 15 xã và 01 thị trấn với 135 thôn bản, trong đó có 116 thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Minh Hóa có 8 dân tộc thiểu số chính sinh sống, với dân số có hơn 11.000 người, chiếm 20,3% dân số toàn huyện. Bao gồm các dân tộc Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong với hơn 5.000 người (chiếm 45,5% dân số dân tộc thiểu số); dân tộc: Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng với dân số hơn 6.000 người (chiếm 54,5% dân số dân tộc thiểu số). Ngoài ra còn có gần 300 người thuộc các thành phần dân tộc thiểu số khác như: Mường, Thổ, Thái, Nùng, Pa Cô, Ê Đê, Tày, Khơ Me, Mông... cùng sinh sống đan xen. Đồng bào sinh sống thành cộng đồng ở 40 thôn, bản thuộc 4 xã biên gới của huyện Minh Hóa. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, đồng thời cũng là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của huyện.

Minh Hóa là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc của Quảng Bình, phía Tây giáp với Lào với 89 km đường biên giới, phía Bắc giáp với huyện Tuyên Hóa, phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Bố Trạch. Có tuyến giao thông quan trọng đường mòn Hồ Chí Minh nối thông với các huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), huyện Bố Trạch và đường Xuyên Á đi qua cửa khẩu Cha Lo nối với Lào. Có hệ thống hang động Tú Làn và một số di tích lịch sử như đèo Cha Quang, Khe Ve, Cổng trời, đường 12C lịch sử,.. Địa hình của huyện Minh Hóa chủ yếu là rừng núi cho phép phát triển nông – lâm nghiệp và phát triển du lịch sinh thái góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023