Sự Cần Thiết Của Việc Giảm Nghèo Cho Các Hộ Nông Dân

Sự thay đổi từ việc lấy mức chuẩn nghèo bằng hiện vật (gạo) sang chuẩn nghèo bằng giá trị (tiền) đã cho thấy công cuộc giảm nghèo của Việt Nam có một bước tiến mới, thể hiện sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo. Mặt khác, chuẩn nghèo Việt Nam thường xuyên được nâng lên nhằm tiếp cận với chuẩn nghèo thế giới khẳng định quyết tâm xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Gần đây, Chính phủ thường công bố thay đổi tăng mức chuẩn nghèo 5 năm một lần và trước kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và bầu cử Quốc hội là một căn cứ quan trọng cho các định hướng và giải pháp giảm nghèo trong từng giai đoạn của Việt Nam. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế Việt Nam cũng đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong chuẩn nghèo của Việt Nam.

1.1.4. Các nguyên nhân của đói nghèo

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đói nghèo có những nguyên nhân mang tính khách quan và cũng có những nguyên nhân mang tính chủ quan. Nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến sự đói nghèo này cho ta thấy được cái nhìn tổng thể hơn về nghèo đói của các hộ nông dân. Có thể phân chia các nguyên nhân của đói nghèo thành 2 nhóm sau:

- Nhóm nguyên nhân chủ quan:

Bao gồm trình độ học vấn, thu nhập, vốn, …

+ Về trình độ học vấn: Hầu hết người nghèo đều có trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết, vì thế khả năng tiếp cận cũng như tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất là không có hoặc bị hạn chế. Mức độ kiến thức hạn chế vì thế họ không có khả năng tiếp cận thị trường cũng như phân tích thị trường điều này cũng kéo theo việc sản xuất của họ không đạt hiệu quả và khả năng tiêu thụ khi có sản phẩm cũng rất kém. Đây chính là nguyên nhân khiến thu nhập của họ thấp và dẫn đến việc nghèo đói. Bên cạnh đó trình độ học vấn thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc nuôi dạy con cái làm ảnh hưởng đến chất lượng dân số không chỉ trong hiện tại mà cả thế hệ tương lai.

+ Về vốn: Đa số những người nghèo đều là những người có xuất phát điểm thấp, có nghĩa là họ đều là những người không có điều kiện về kinh tế, về vốn, tài sản cũng như những điều kiện tối thiểu khác cần để đảm bảo cho việc sản xuất được hiệu quả. Mức thu nhập của những người nghèo hầu như chỉ đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày và cũng có thể là chưa đủ để đảm bảo nhu cầu sống hàng ngày vì thế đây cũng là nguyên nhân gây ra sự nghèo đói của những người nông dân, hay các nông hộ.

+ Về lao động: họ hầu hết là lao động chân tay sản xuất thô sơ theo hướng tự cung tự cấp, là lao động nông nghiệp sản xuất thô là chủ yếu. Họ không áp dụng khoa học công nghệ cũng như sản xuất mang tính kỹ thuật. Vì thế năng suất lao động thường rất thấp. Và các hộ gia đình nghèo thường rất đông con số lượng lao động tính theo hộ đông nhưng lại không có chất lượng, tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo thường còn rất cao. Việc sinh nhiều con hạn chế sức lao động của người mẹ đồng thời cũng làm tăng các khoản sinh hoạt phí khác lên cao do việc nuôi con nhỏ. Như vậy việc sinh đẻ nhiều làm cho quy mô gia đình tăng lên và làm cho tỷ lệ người ăn theo cao hơn là người có khả năng lao động đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo của các hộ nông dân.

+ Về tệ nạn xã hội: Trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp cận cũng như vốn về xã hội hạn chế làm cho việc tiếp cận và nhận thức các tệ nạn xã hội bị hạn chế điều này cũng dẫn đến việc gia tăng các tệ nạn xã hội ở các hộ nghèo là rất cao. Dễ lây nhiễm hay sa đà vào các tệ nạn xã hội không tập trung và chú ý vào công việc sản xuất cũng như cải thiện thu nhập cho gia đình điều này làm gia tăng khả năng nghèo ngày càng cao.

Nhóm nguyên nhân khách quan:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Bao gồm những biến động về chính trị xã hội, chiến tranh, thiên tai,..

+ Biến động về chính trị, chiến tranh:

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 4

Nguyên nhân này có ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghèo đói của các hộ nông dân. Chiến tranh xảy ra không thể tránh khỏi sự tàn phá của nó trước hết là về sức người, tài sản, sau đó là đến đất đai làm ảnh hưởng đến công việc sản xuất kéo

theo rất nhiều hệ lụy, làm cho người nông dân trở nên thiếu thốn mọi thứ và dẫn đến nghèo là điều không thể tránh khỏi.

+ Các nguyên nhân về thời tiết, thiên tai:

Người nông dân chủ yếu sống bằng nghề nông, và sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn từ yếu tố thời tiết. Những vùng thời tiết khắc nghiệt thiên tai xảy ra thường xuyên như: hạn hán, bão lụt,... gây ra những hậu quả rất nặng nề. Những hộ nông dân với khả năng kinh tế thấp không có sự tích lũy về vốn cũng như kỹ thuật, khả năng chống chọi với sự tác động của thời tiết rất hạn chế. Vì thế rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, ảnh hưởng đến công việc sản xuất của họ nên rất dễ nghèo và tái nghèo nếu gặp những biến cố này vì họ không đủ khả năng để vực dậy sau thiên tai.

+ Rủi ro: Rủi ro ở đây là do các yếu tố như ốm đau, bệnh tật, tai nạn,.. Những người nghèo họ có mức sỗng thấp, khả năng phòng ngừa bệnh tật, tai nạn lao động rất thấp vì thế rất dễ bị ốm đau và tai nạn bất thường.

+ Những cơ chế, chính sách:

Các cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước có vai trò quyết định đến công tác giảm nghèo của người nông dân. Sự đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, các yếu tố khuyến khích sản xuất cho các hộ nông dân, như hỗ trợ vốn, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật sản xuất,.. còn hạn chế chưa đồng bộ của Đảng và nhà nước làm cho năng lực sản xuất của nông hộ chưa được nâng cao. Trước đây chính cơ chế quản lý và chính sách kinh tế không phù hợp là nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói kéo dài của các hộ nông dân. Thời kỳ sau giải phóng khi chiến tranh mới qua đi những tàn lụi nó để lại chưa thể khắc phục, nền kinh tế bị tụt hậu và nghèo đói. Chính sách kinh tế bao cấp, hạn chế tự do sản xuất của người dân đã làm nền kinh tế của nước ta bị trì trệ thêm và làm tăng thêm sự nghèo đói cho xã hội. Người nông dân sản xuất theo tập thể, theo chỉ tiêu đã hạn chế năng lực sản xuất của họ, không giải phóng được năng lực sản xuất. Từ sau Đại hội 6 của Đảng năm 1986 đánh dấu một bước ngoặt rất cơ bản trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa ở nước ta, với việc đưa ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước - từ đổi mới tư duy đến đổi mới tổ chức, cán bộ và phong cách lãnh đạo; từ đổi mới kinh tế đến đổi mới

hệ thống chính trị và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Đặc biệt là thực hiện đổi mới nền kinh tế xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế mới mở ra thời kỳ mới đã tăng được sức sản xuất và cải thiện nền kinh tế của nước ta. Như vậy có thể thấy cơ chế quản lý, các chính sách của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng nghèo của một quốc gia. Nên đây cũng là nguyên nhân chính của sự nghèo đói mà chúng ta cần phải quan tâm khi xem xét về vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân.

1.1.5. Nội dung của giảm nghèo

Trong chương trình và mục tiêu xóa đói giảm nghèo được xây dựng dựa trên mục tiêu cải thiện đời sống của người dân, nâng cao chất lượng đời sống phát triển kinh tế xã hội. Nội dung của giảm nghèo tập trung chủ yếu vào các hoạt động: xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo đời sống của nhân dân thông qua việc cải thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế chú trọng vào hoạt động cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục.

Ở nước ta công cuộc xóa đói giảm nghèo rất được Đảng và nước ta chú trọng xây dựng và thực hiện từ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay.

Quá trình xóa đói giảm nghèo ở nước ta được thực hiện qua từng giai đoạn phát triển của đất nước và đươc thể hiên qua một số nội dung sau:

- Thứ nhất, tăng thu nhập cho người nghèo, vùng nghèo:

Khi đánh giá vấn đề nghèo đói, các tổ chức quốc tế cũng như các nước khác nhau lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu đánh giá cơ bản giống nhau. Song cách xác định và mức độ cụ thể có những khía cạnh khác nhau.

Để làm căn cứ tính toán mức nghèo đói người ta đều thống nhất dựa vào hai loại chỉ tiêu sau:

+ Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân người/tháng hoặc năm và được đo

bằng chỉ tiêu giá trị hoặc hiện vật quy đổi.

+ Chỉ tiêu phụ: Dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc, y tế, giáo dục và các điều

kiện đi lại.

Như vậy, tăng thu nhập cho đối tượng nghèo là nội dung cần được quan tâm

nhất đối với công tác xoá đói giảm nghèo.

Phần lớn người nghèo ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng phụ thuộc vào thu nhập từ sức lao động, từ công việc trên mảnh đất của họ, từ tiền lương hay từ những hình thức lao động khác. Tình trạng thiếu việc làm và năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp là khá phổ biến đối với người nghèo. Vì vậy, để tăng thu nhập cho người nghèo phải có các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất…. để hỗ trợ tăng năng suất lao động và tạo việc làm cho người nghèo là cơ bản nhất.

+ Thứ hai, giải quyết việc làm cho người nghèo:

Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự phát triển toàn diện. Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và chính sách việc làm cũng chính là nội dung chính trong công tác xóa đói giảm nghèo của quốc gia.

Có thể nói đại bộ phận người nghèo chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Lao động chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp, trình độ lao động thấp do vậy thu nhập của họ rất thấp. Và một số lao động nghèo không tìm được việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp của người nghèo là khá cao.

Trong chương trình xóa đó giảm nghèo chính phủ đã chú trọng và thực hiện rất nhiều các chính sách giải quyết việc làm cho người nghèo như: : Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, thanh niên: hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo; Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Quyết định số 126/2008/QĐ-TTg ngày 15/9/2008 về vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020.

Hệ thống chính sách và giải pháp thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển thị trường lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn được xem là một trong những chính sách cơ bản nhất của quốc gia. Chính sách việc làm nhằm giải quyết thoả đáng nhu cầu việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm; góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội.

+ Thứ ba, tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người

nghèo, vùng nghèo

Phần lớn người nghèo tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những nơi này thường xa các trung tâm kinh tế và dịch vụ xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu và yếu hơn so với những vùng khác. Phổ biến là tình trạng thiếu điện, thiếu nước tưới, nước sinh hoạt, thiếu thông tin, thiếu chợ đầu mối, giao thông đi lại khó khăn vv… Do đó, năng suất lao động thấp, trong khi đó giá cả của sản phẩm do người sản xuất bán lại rẻ do vận chuyển khó khăn. Cơ hội tự vươn lên của người nghèo ở những vùng này lại càng khó khăn hơn. Điều đó cho thấy rằng: Nhà nước phải tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận hệ thống cơ sở hạ tầng tốt hơn là một nội dung quan trọng trong công tác XĐGN, nhất là ở nước ta hiện nay.

Một nội dung quan trọng nữa của công tác XĐGN là phải tạo điều kiện để giúp người nghèo tiếp cận có hiệu quả với các dịch vụ y tế, dịch vụ tài chính, tín dụng và tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ vv…

Hỗ trợ người nghèo về y tế để họ có điều kiện chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, hạn chế được bệnh tật, từ đó có điều kiện tái sản xuất sức lao động, đây là yếu tố quan trọng để tăng trưởng về phát triển.

+ Thứ tư, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân:

Nghèo thường gắn liền với dân trí thấp, do nghèo mà không có điều kiện đầu tư cho con cái học hành. Dân trí thấp thì không có khả năng để tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất và không có khả năng tiếp cận với những tiến bộ văn minh của nhân loại nên dẫn đến nghèo về mọi mặt (kinh tế và

tinh thần, chính trị). Vì vậy, để giảm nghèo cần phải nâng cao trình độ dân trí, nâng

cao sự hiểu biết cho người nghèo là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.

Người nghèo là những người có thu nhập thấp nên những lao động nghèo thường thiếu vốn để kinh doanh, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu thông tin thị trường và thiếu kiến thức về khoa học công nghệ. Do vậy, hoạt động XĐGN phải hỗ trợ cho người nghèo có được sự tiếp cận tốt hơn những yếu tố trên.

1.1.6. Sự cần thiết của việc giảm nghèo cho các hộ nông dân

Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang đổi thay mạnh mẽ, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, nhiều nước, nhiều quốc gia, dân tộc đang có nhiều cơ hội đổi thay và phát triển, có nhiều điều kiện để xây dựng một xã hội có nền kinh tế tăng trưởng cao và nhanh, tuy nhiên cũng có rất nhiều quốc gia, dân tộc đang gặp phải thách thức to lớn như bất ổn xã hội, thất nghiệp và đói nghèo…, nên đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm hàng đầu đến phát triển một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ. Đây chính là đòi hỏi khách quan của việc xây dựng một xã hội phồn vinh trong hiện tại và tương lai. Chính vì lẽ đó, nếu thiếu một trong hai mặt (kinh tế và xã hội) nêu trên thì xã hội đó khó có thể phát triển được hoặc phát triển không toàn diện, không bền vững. Xóa đói, giảm nghèo là chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia.

Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hóa giàu nghèo diễn ra rất nhanh, nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.

Do đó trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội thời kỳ 1996-2000 nhà nước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình xoá đói giảm nghèo quốc gia. Xoá đói giảm nghèo không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế -xã hội quan trọng, do đó phải có sự chỉ đạo thống nhất giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội.

Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo về văn hoá, xã hội .Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao đông ở nông thôn vào sản xuât tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn phải được xem như là 1 giải pháp hữu hiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nông thôn, nhằm xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay.

Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo. Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của chủ tịch Hồ Chí Minh:" Giúp đỡ người vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm". Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, mà xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn còn là nền tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước.

Hơn thế nữa xóa đói giảm nghèo còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội. Xoá đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lòng tin vào đường lối và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023