Kết Quả Giảm Nghèo Của Huyện Minh Hóa Giai Đoạn 2013 - 2017

mô hình với kinh phí trên 500 triệu đồng. Hỗ trợ phân bón các loại: 200 tấn, với số

tiền 1.550 triệu đồng.

+ Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng: Tổng kinh phí đầu tư xây dựng và duy tu bão dưỡng công trình giai đoạn 2013 - 2017 là: 67.171,4 triệu đồng. Trong đó: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 63.331,5 triệu đồng; Đầu tư duy tu bảo dưỡng công trình: 3.839,9 triệu đồng. 100% là vốn Ngân sách Trung ương : 67.171,4 triệu đồng;

+ Đối với Dự án hỗ trợ nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng thuộc chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 huyện Minh Hóa đã thực hiện được như sau:

• Năm 2013 -2017 tổ chức 48 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với 1.618 người tham gia. Trong đó, tập huấn về chăn nuôi 31 lớp có 696 người dân tham gia, tập huấn trồng trọt 14 lớp có 600 người tham gia và 03 lớp tập huấn về khuyến lâm với 150 người tham gia.

• Về phổ biến hỗ trợ nhân rộng mô hình: Năm 2016 có 495 người, trong đó: phổ biến hỗ trợ nhân rộng mô hình về trồng trọt 220 người, phổ biến hỗ trợ nhân rộng mô hình chăn nuôi 275 người.

- Chương trình 30a:

Đóng góp các doanh nghiệp và cộng đồng: Không. Chính phủ hỗ trợ trên 53 tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng; tỉnh hỗ trợ 37,6 tỷ đồng xây dựng 21 công trình hạ tầng cấp huyện; hỗ trợ trên 1,2 nghìn hộ nghèo làm nhà; trung bình mỗi năm cấp từ 5 đến gần 7 nghìn thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo. Tính từ năm 2016, số hộ nghèo 5.148 hộ, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện đã giảm từ 38,74% xuống còn 33,29% năm 2017; Đào tạo lao động làm việc tại chỗ sau dạy nghề = 289 lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương = 177 lao động, làm việc tại các nhà máy khu công nghiệp trong trong nước = 690 lao động; lao động đi XKLĐ = 46 lao động tại các thị trường Đài Loan, Malaysia, Nhật, Hàn Quốc...; Hiện nay, trên địa bàn huyện có tổng số trường học được giao quản lý là 50 trường. Trong đó: Mầm non 20 trường, Tiểu học 18 trường, THCS 9 trường, THPT 3 trường. Tổng số học sinh 13.926 em. Trong đó: Mầm non 4.571 em, Tiểu học 4.802 em, THCS 3.352 em. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 752 người; Cung ứng Ngô lai các loại: 62,4 tấn; Lúa: 25,1 tấn các loại (Lúa lai 3,8 tấn, Lúa thuần 21,3 tấn); phân bón trên 6.300 tấn các loại; Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y, BVTV được 128

lớp cho 6.456 lượt hộ nông dân tham gia; mở 7 lớp dạy nghề nông nghiệp với 210 học viên tham gia; Triển khai thực hiện 22 mô hình và 01 dự án về trồng trọt, chăn nuôi. Tổ chức thành công 13 cuộc hội thảo cho trên 700 lượt người tham dự; Bình quân lương thực đầu người năm 2017 là 792 kg/người.

2.2.3. Kết quả giảm nghèo của huyện Minh Hóa giai đoạn 2013 - 2017

Minh Hóa là một huyện miền núi nền cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất lĩnh vực nông, lâm nghiệp, sau thời gian thực hiện các chính sách giảm nghèo áp dụng cho toàn huyện hoạt động sản xuất kinh doanh của huyện Minh Hóa nói chung và các hộ nông dân nói riêng có sự phát triển tích cực. Nó tác động trực tiếp đến kết quả của sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản cụ thể đã có sự đã tăng lên rõ rệt trong lĩnh vực này cụ thể:

Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Minh Hóa qua các năm tăng lên, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 6% và năm 2014 tăng so với năm 2013 là 0,98%. Sự gia tăng được phản ánh trên tất cả các lĩnh vực như trồnsg trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, đặc biệt ở năm 2014 thì lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp tăng 98% so với năm 2013. Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp qua các năm được thể hiện qua bảng 2.11.

Bảng 2.11: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Minh Hóa (tính theo giá cố định 2010 )


Tổng số

Chia ra

Trồng trọt

Chăn nuôi

Dịch vụ

Triệu đồng

2013

199.226

138.398

60.615

213

2014

210.712

138.926

71.364

422

2015

198.666

118.600

79.531

535

2016

214.226

130.194

83.306

727

2017

217.967

136.310

80.760

897

Chỉ số phát triển năm trước = 100%

2013

108

115

94

62

2014

106

100

118

198

2015

98,7

85,4

111,4

126,8

2016

108

110,7

104,7

135,8

2017

101,7

104,7

96,94

123,3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 10

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa năm 2017)

* Kết quả sản xuất ngành lâm nghiệp

Qua 5 năm 2013 – 2017 trồng rừng mới tập trung có xu hướng tăng từ

199.226 triệu đồng năm 2013 lên 210.712 triệu đồng năm 2014 , việc trồng rừng và nuôi rừng có xu hướng giảm từ 8.472 triệu đồng 2016 đã giảm xuống còn 2.520 triệu đồng năm 2017. Trong khi đó việc khai thác gỗ và lâm sản lại tăng lên, năm 2016 là 29.218 triệu đồng tăng lên 40.921 triệu đồng năm 2017. Chăm sóc rừng cũng chưa được quan tâm lắm, từ chỗ 2.650 ha rừng được chăm sóc năm 2013 thì đến năm 2014 chỉ còn có 5 ha rừng được chăm sóc. Sản phẩm khai thác được tăng lên qua các năm. Số liệu chi tiết được phản ánh trên bảng 2.12.

Bảng 2.12. Một số chỉ tiêu, sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu của huyện Minh Hóa

ĐVT: Triệu đồng




Tổng số

Chia ra


Trồng và nuôi rừng


Khai thác gỗ và lâm sản

Dịch vụ và hoạt động lâm nghiệp khác

2013

60.998

9.705

49.501

1.792

2014

69.403

7.999

58.727

2.677

2015

41.490

8.157

31.803

1.530

2016

40.741

8.472

29.218

3.051

2017

46.831

2.520

40.921

3.390

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Minh Hóa năm 2017)

Qua bảng số liệu về một số tiêu chí của hoạt động lâm nghiệp có thể thấy sự tăng trưởng không đồng đều về giá trị lâm nghiệp hàng năm sản xuất và trồng rừng có xu hướng giảm các ngành khai thác lâm sản và các ngành dịch vụ lâm sản lại có xu hướng tăng lên. Nhưng xét về tổng thể giá trị của ngành lâm nghiệp không tăng ổn định mà có sự biến động không cố định qua các năm.

Tuy nhiên nhìn chung về kết quả giảm nghèo chung của toàn huyện từ khi thực hiện các chính sách giảm nghèo của chính phủ chủ yếu là kết quả sản xuất đã có sự tiến triển rõ rệt. Với sự nỗ lực của các cấp bộ đảng, chính quyền, các tổ chức

chính trị xã hội và nhân dân trong huyện đã thực hiện tốt công tác triển khai các chương trình, dự án đầu tư cho giảm nghèo từ các nguồn vốn. Tổng số hộ nghèo toàn huyện năm 2013 là 7.282 hộ, năm 2014 là 6.792 hộ và năm 2015 là 6.138 hộ, đến năm 2017 hộ nghèo giảm xuống còn 4.424 hộ. Giai đoạn 2013 - 2017 tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ 65,43% xuống còn 33,3%. Hộ thoát nghèo trong năm 2014 là 490, năm 2015 là 654 và năm 2016 là 556 hộ. Đặc biệt, một số xã tỷ lệ giảm nghèo cao như xã Xuân Hóa giảm 21,80%, Minh Hóa giảm 11,06%; Hóa Phúc giảm 12,57%... Đến nay, toàn huyện có 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 50% trở lên, 02 xã có tỷ lệ hộ nghèo 40% trở lên, 04 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30<40%, 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 20<30%, 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 10<20% và 01 thị trấn có tỷ lệ hộ nghèo dưới 05%.

Đây chính là kết quả khá khả quan cho sự nỗ lực của công tác giảm nghèo trên toàn huyện và là động lực cho sự phấn đấu trong những năm tiếp theo.

Bảng 2.13: Số liệu hộ nghèo, thoát nghèo và cận nghèo huyện Minh Hóa giai đoạn (2012 – 2017)

STT

Tiêu chí

2013

2014

2015

2016

2017

1

Hộ nghèo (hộ)

7.282

6.792

6.138

5.157

4.424

2

Tỉ lệ % hộ nghèo

65,43%

52,17%

47,15%

39,51%

33,3%

3

Hộ thoát nghèo (hộ)


490

654

556

1.091

4

Hộ cận nghèo (hộ)

1.894

3.423

4.477

5.123

5.992

5

Tỷ lệ % hộ cận nghèo

17,02%

18,61%

34,39%

39,54%

45,09%

(Nguồn: Báo cáo kết quả giảm nghèo của UBND huyện Minh Hóa năm 2017)

Từ bảng tổng hợp về tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2013 – 2017 có thể thấy kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện khá tốt, tuy nhiên điều đáng lo ngại là tỷ lệ hộ cận nghèo lại gia tăng. Điều này cho thấy một thực tế là số hộ nghèo thoát nghèo lại nằm trong danh sách hộ cận nghèo và sự khác biệt giữa hộ nghèo và hộ cận nghèo là không đáng kể, họ rất dễ tái nghèo nếu có sự bất lợi từ các yếu tố khách quan khác tác động. Đây chính là vấn đề quan trọng mà công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện luôn phải quan tâm.

2.2.4. Phân tích thực trạng giảm nghèo qua điều tra các hộ nông dân

2.2.4.1. Khái quát các xã điều tra

Tác giả chọn 3 xã đại diện chung nhất theo từng vùng nghèo và là 3 xã có số hộ nghèo khá cao đó là 3 xã Yên Hóa, Thượng Hóa và Trọng Hóa mỗi đơn vị đều có những thuận lợi và khó khăn riêng việc khảo sát và điều tra, đánh giá đúng thực tế về thực trạng nghèo sẽ giúp tìm ra được nguyên nhân dẫn đến việc đói nghèo của các hộ nông dân. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để khắc phục khó khăn và phát huy những thuận lợi để giúp các hộ nông dân thoát nghèo.

- Xã Yên Hóa: Có diện tích 31,86 km2 dân số 3.925 người với tổng số hộ

dân 1.098 hộ là xã có diện tích khá nhỏ trong huyện. Đất đai, địa hình không bằng phẳng chủ yếu là vùng đồi, đất sản xuất cây lương thực ít, phù hợp phát triển lâm nghiệp trồng rừng. Là xã có đường quốc lộ 12 chạy qua, gần với trung tâm huyện. Trình độ dân trí cũng khá cao, cơ sở hạ tầng khá đầy đủ giao thông đi lại thuận lợi các công trình trường học, trụ sở xã, điện thắp sáng, trạm xá được xây dựng kiên cố và tương đối tốt tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo ở xã này khá cao 394 hộ nghèo chiếm 35,89% trong tổng số hộ dân trong toàn xã.

- Xã Thượng Hóa: là xã có diện tích 354,74 km2 dân số 3.258 người với

tổng số hộ dân trên toàn xã là 788 hộ. Đây là xã có diện tích lớn nhất trên toàn huyện. Có trục đường mòn Hồ Chí Minh chạy ngang qua nối với huyện Bố Trạch, Quảng Bình, và nằm trên trục đường đi huyện Hương Khê của Hà Tĩnh. Địa bàn đất đai rộng dân cư phân bố khá đồng đều. Đây là xã có diện tích lớn và đất đai khá màu mỡ diện tích đất rừng khá rộng lớn. Tuy nhiên do địa hình đồi núi khá gồ ghề nên rất khó trong việc xây dựng đập thủy lợi phục vụ cho nhân dân trong việc tưới tiêu, xã vẫn chưa có hệ thống thủy lợi. Do vậy các hộ dân chủ yếu trồng rừng, sản xuất cây hoa màu theo mùa vụ, diện tích trồng lúa nước rất ít. Tỷ lệ hộ nghèo của xã Thượng Hóa khá cao 338 hộ chiếm 42,89% trên tổng số hộ của toàn xã.

- Xã Trọng Hóa: Đây là xã biên giới của huyện có diện tích tự nhiên 190,48 km2 với dân số là 3.832 người. Là xã có đại đa số dân cư là người dân tộc thiểu số với tộc người mày, khùa thuộc dân tộc Chứt và Bru – vân kiều. Đất tự nhiên là đất

đồi cao, địa hình dốc, các bản tập trung ở các khu đồi dọc hai bên các khe suối nhỏ. Người dân chủ yếu sống bằng nghề săn bắt, hái lượm, và làm nương rẫy. Tỷ lệ hộ nghèo của xã cao nhất huyện số hộ nghèo của xã 816 hộ chiếm 92,3% trong tổng số hộ dân toàn xã và chiếm 18,44% trên tổng số hộ nghèo toàn huyện. Cơ sở hạ tầng của xã mặc dù khá đầy đủ điện sáng, trường học, trạm xá, chợ được xây dựng đầy đủ mặc dù vẫn chưa được kiên cố nhưng vẫn đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân. Tuy nhiên do đặc thù của xã, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung, có những bản rất xa trung tâm xã, đường sá đi lại kho khăn. Do vậy cơ sở hạ tầng vẫn chưa cung ứng tốt cho người dân.

2.2.4.2. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

Kết quả điều tra các hộ cho thấy giữa các hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ khác ở các xã thực hiện điều tra có sự khác biệt như sự khác biệt về trình độ văn hóa của hộ, số nhân khẩu của hộ và những yếu tố khác,... trong đó đất đai điều kiện sản xuất là yếu tố rất quan trọng. Số liệu chi tiết về tình hình, cơ cấu của các hộ điều tra thể hiện qua bảng 2.14.

Bảng 2.14: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra

ĐVT: Hộ


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Hộ nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ TB -

Khá

1

Tuổi chủ hộ BQ

Tuổi

38,5

35,1

42,3

2

Văn hóa chủ hộ BQ

Lớp

7

9

9

3

Số nhân khẩu BQ

Người/hộ

5,3

5,1

4,7

4

Số lao động BQ

Người/hộ

2,3

2,5

2,2

5

Diện tích sản xuất

Ha/hộ

0,134

0,15

0,214


Diện tích đất bằng

Ha/hộ





Diện tích đất dốc

Ha/hộ




6

Đất rừng được giao

Ha/hộ

0,59

0,91

0,65

7

Vốn sản xuất của hộ

1.000đ

5.300

12.500

25.200

8

Tiền tiết kiệm của hộ

1.000đ/năm

0

1.500

10.500

9

Vốn vay của hộ

1.000đ

20.000

9.500

5.459

(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2018)

Qua bảng số liệu về tình hình cơ bản của các hộ điều tra có thể thấy những hộ nghèo đều có đặc điểm chung là có diện tích đất sản xuất thấp hơn, số lao động ăn theo nhiều hơn cụ thể, chỉ tiêu về trình độ văn hóa hộ nghèo có trình độ văn hóa thấp hơn những hộ khác. Bên cạnh đó diện tích sản xuất cũng ít hơn vì hộ nghèo hầu như không có vốn tiết kiệm mà sản xuất dựa vào nguồn vốn vay.

+ Tình hình về đời sống của các hộ nghèo

- Về thu nhập: Thu nhập chủ yếu của những hộ nghèo thuộc ba xã điều tra chủ yếu là từ nông, lâm nghiệp. Ở xã Yên Hóa là xã gần với trung tâm huyện thị hơn nên ngành nghề ở xã này có đa dạng hơn hai xã còn lại. Do đó thu nhập bình quân nếu tính riêng cho từng xã thì có cao hơn. Ngoài sản xuất nông nghiệp những hộ ở đây vẫn có thể tham gia vào ngành dịch vụ, sản phẩm nông nghiệp dễ dàng tiêu thụ hơn những xã còn lại góp phần tăng thu nhập cho các hộ dân.

Các xã điều tra đều chưa có chợ để buôn bán, việc mua bán hàng hóa chủ yếu tại các cửa hàng kinh doanh nhỏ người dân thực hiện việc trao đổi sản phẩm của mình thong qua thương lái. Đặc biệt là ở xã Trọng Hóa các bản nằm khá xa trung tâm xã không có chợ để giao thương, điều kiện đi lại khó khăn do địa hình phức tạp đồi dốc cao.

Bảng 2.15: Bảng thu nhập và cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra

ĐVT: Nghìn đồng


Chỉ tiêu

Yên Hóa

Thượng Hóa

Trọng Hóa

Bình quân

Tổng thu nhập

40.940,94

73.303,5

46.475,2

53.576

- Nông nghiệp

32.238

59.142

23.664

38.348

- Thủy sản

35,4

22,5

75,2

44,36

- Lâm nghiệp

6.026

10.044

20.016

12.028,6

-Từ các nguồn khác

2.650

4.095

2.720

3.155

Cơ cấu thu nhập(%)

100

100

100

100

- Nông nghiệp

78,8

80,7

50,93

70,14

- Thủy sản

0,09

0,03

0,17

0,096

- Lâm nghiệp

14,71

13,7

43,05

23,82

-Từ các nguồn khác

6,4

5,57

5,86

5,944

Nguồn: Từ điều tra thực tế hộ nghèo thuộc các xã điều tra

Qua điều tra thực tế thu nhập của hộ nghèo các xã có thể thấy thu nhập chủ yếu của hộ nghèo ở các xã điều tra chủ yếu là từ nông nghiệp chiếm đến 70% giá trị tổng thu nhập của các hộ điều tra. Thu nhập ở những lĩnh vực khác chiếm tỷ rất nhỏ.

Nguồn thu nhập của hộ chủ yếu từ nông nghiệp bao gồm chăn nuôi và VAC thu từ trồng trọt thu từ lâm nghiệp khoảng 13% ở xã thượng Hóa, riêng xã Trọng Hóa thu từ lĩnh vực lâm nghiệp khá cao khoảng 43%. Các nguồn thu như: tiền lương, tiền công, thu từ các hoạt động xây dựng, thương mại, dịch vụ chỉ chiếm dưới 10% - 15%. Đặc điểm này có ý nghĩa cho việc thực hiện các chương trình hỗ trợ các hộ nghèo, các tổ chức cần có sự quan tâm đến việc cân đối đầu tư cho các ngành, nghề của hộ nông dân.

Qua đây có thể thấy rõ cơ cấu kinh tế của các hộ có tỷ trọng nông nghiệp còn quá cao và chủ yếu dựa và nông nghiệp là chính, những ngành nghề khác chưa được quan tâm phát triển. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có những chính sách mới nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của hộ nghèo, hoặc có những chính sách đầu tư phát triển nhằm cải thiện được năng suất sản xuất của các hộ dân mới có thể cải thiện và phát triển kinh tế của hộ dân một cách ổn định được.

+ Tình hình nhà ở:

Về nhà ở của nhóm hộ điều tra đa số là nhà tạm, hoăc nhà bán kiên cố , không có nhà kiên cố. Mặc dù trong thời gian qua nhà nước đã tạo điều kiện và có các chính sách đầu tư nhằm xóa mái nhà tranh cho người nghèo, nên tỷ lệ nhà tranh không còn nhiều, nhà đã được ngói hóa, những vẫn được đóng bằng tường gỗ tạm chưa thực sự kiên cố, nhất là ở xã Trọng Hóa do tập tục sống bằng nhà sàn gỗ tạm rất không an toàn cho người dân nếu có thiên tai bão lũ xảy ra.

+ Về phương diện sinh hoạt hằng ngày: Nhóm hộ nghèo có mức sinh hoạt rất thấp, thiếu thốn. Các phương tiện đắt tiền hầu như không có do khả năng chi trả cho những phương tiện đắt tiền của nhóm hộ nghèo không có. Phương tiện đi lại hạn chế xe máy có hộ 6 khẩu chỉ có một chiếc xe điều này ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sinh hoạt của các hộ dân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023