tra
2.3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân được điều
2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra
Kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào
khả năng tổ chức, quản lý, bố chí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất cho mỗi mùa vụ, là người quyết định trồng cây gì? nuôi con gì? số lượng bao nhiêu... Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức và tiếp thu khác nhau điều này phụ thuộc vào tuổi, giới tính và đặc biệt là trình độ văn hoá của mỗi người. Những thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3 Thông tin cơ bản của các hộ điều tra
Cơ cấu (%) | |
Tổng số hộ điều tra | 100 |
1. Tuổi của chủ hộ | 100 |
- Tuổi chủ hộ từ 20 - 40 | 18,33 |
- Tuổi chủ hộ từ 40 - 60 | 53,33 |
- Tuổi chủ hộ trên 60 | 28,34 |
2. Giới tính của chủ hộ | 100 |
Nam | 52,5 |
Nữ | 47,5 |
3. Dân tộc | 100 |
- Dân tộc kinh | 100 |
- Dân tộc khác | 0 |
4. Trình độ văn hoá | 100 |
- Số chủ hộ học hết tiểu học | 18,33 |
- Số chủ hộ học hết THCS | 40,84 |
- Số chủ hộ học THPT | 38,33 |
- Số chủ hộ đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH...) | 2,5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Về Đô Thị Hóa Trên Thế Giới Và Việt
- Đặc Điểm Của Thành Phố Thái Nguyên
- Tình Hình Biến Động Dân Số Của Thành Phố Thái Nguyên Giai Đoạn 2005-2007
- Tình Hình Sử Dụng Tiền Đền Bù Đất Của Các Hộ Điều Tra
- Tác Động Của Đô Thị Hoá Đến Sản Xuất Phi Nông Nghiệp
- Đánh Giá Sự Ảnh Hưởng Của Đô Thị Hoá Tới Kinh Tế Hộ Thông Qua Các Câu Hỏi Định Tính
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)
Qua thống kê từ điều tra, cho thấy số chủ hộ tuổi từ 40 - 60 chiếm tỷ lệ khá cao 53,33%, ở độ tuổi này các chủ hộ đều đã có kinh nghiệm sản xuất, tuy nhiên có một hạn chế là không mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất cũng như thay đổi phương thức kiếm sống do họ sợ rủi ro hoặc họ đã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích luỹ từ lâu. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 - 40 chiếm 18,33%. Đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt thông tin, kĩ thuật sản xuất mới rất nhanh nhạy, độ tuổi này thường mạnh dạn, quyết đoán trong các quyết định đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, đây là độ tuổi mới bắt đầu có sự tích luỹ kinh nghiệm cho nên cần có những chính sách năng cao nhận thức, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho những đối tượng này để họ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Số chủ hộ có độ tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ khá cao 28,34%.
Qua điều tra chúng tôi thấy 100% chủ hộ là người dân tộc kinh với trình độ văn hoá của chủ hộ tại địa bàn nghiên cứu tương đối đều nhau, hầu hết là đã học đến hết THCS, chiếm 40,84%. Số chủ hộ học hết THPT chiếm 38,33%. Trình độ văn hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất nhằm năng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, vật nuôi do vậy rất cần có sự đầu tư của Nhà nước vào các khu vực nông thôn để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập của các hộ nông dân, tạo điều kiện cho con cái của hộ được đi học. Bởi lẽ, một trong những lý do chính khiến cho hiện tượng bỏ học ở nông thôn là kinh tế khó khăn, không có tiền cho con đi học cho nên việc phát triển kinh tế của các hộ có vai trò quyết định trong việc nâng cao trình độ văn hoá của người dân ở khu vực nông thôn ở thành phố. Những chủ hộ chỉ học hết tiểu học phần lớn là người già và người nghèo không có điều kiện học tập.
2.3.2. Tình hình biến động đất đai của các hộ điều tra
ĐTH là cả một quá trình trong một khoảng thời gian không xác định. Không ai có thể chỉ ra chính xác quá trình đó bắt đầu từ năm nào, kéo dài trong bao lâu (5 năm, 10 năm, hoặc lâu hơn nữa...). Do phạm vi giới hạn của đề tài nên chúng tôi lấy 2 mốc thời gian là năm 2004 và 2007 để nghiên cứu sự biến động đất đai, lao động, thu nhập. Đồng thời chúng tôi cũng giả định rằng sự biến động nhân khẩu trong hộ coi như là không đáng kể.
Quá trình ĐTH không chỉ ảnh hưởng đến việc làm giảm diện tích đất của từng hộ mà còn làm cho tình hình biến động đất đai ở các hộ trở nên sôi động hơn. Tình hình biến động đất đai ở các hộ điều tra bao gồm việc mua, bán; thuê, mượn; cho thuê, cho mượn đất của các hộ nông dân và việc thu hồi đất nông nghiệp của Nhà nước.
Khi tính toán các chỉ tiêu về đất thì chúng tôi sẽ phản ánh tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra. Điều đó có nghĩa là diện tích đất mà hộ mua hay thuê, mượn sẽ được tính vào diện tích đất canh tác hiện nay của hộ. Nếu hộ bán hay cho thuê thì diện tích đó sẽ không tính vào diện tích đất canh tác của hộ. Một giả định khác được đặt ra là những hộ sẽ thuê hoặc cho thuê đất trong khoảng thời gian tương đối dài để có thể coi diện tích đó thuộc hoặc không thuộc quyền sử dụng của hộ sau quá trình ĐTH.
Dưới tác động của quá trình ĐTH, tình hình phân bố và sử dụng đất đai ở các hộ điều tra đã có nhiều sự biến động. Xem xét tình hình này ở các hộ điều tra thể hiện qua bảng 2.4.
Bảng 2.4. Tình hình biến động đất đai của hộ trước và sau đô thị hoá
đvt: m2
Diện tích trước khi bị thu hồi | Diện tích sau khi bị thu hồi | Tăng (+) giảm (-) | Giá trị đền bù (1000đ) | ||||
m2 | % | m2 | % | m2 | % | ||
Tổng diện tích đất | 401.359,5 | 100 | 206.682,7 | 100 | -194.676,8 | 100 | 16.718.546,06 |
I/ Đất nông nghiệp | 350.886,9 | 87,42 | 178.887,5 | 86,55 | -171.999,4 | 88,35 | 9.661.370,26 |
1- Đất trồng cây hàng năm | 256.385,4 | 63,88 | 139.389,4 | 67,44 | -116.996 | 60,1 | 4.472.078,06 |
1.1 Đất lúa | 248.865,4 | 62,01 | 134.003,9 | 64,84 | -114.861,5 | 59 | 4.359.423,1 |
1.2 Đất trồng cây hoa màu khác | 7.520 | 1,87 | 5.385,5 | 2,61 | -2.134,5 | 1,1 | 112.655 |
2- Đất vườn tạp | 84.509,3 | 21,06 | 37.513,1 | 18,15 | -46.996,2 | 24,14 | 4.745.722 |
3- Đất trồng cây lâu năm | 3.680 | 0,92 | 0 | 0 | -3.680 | 1,89 | 170 |
4- Đất mặt nước | 6.312,2 | 1,57 | 1.985 | 0,96 | -4.327,2 | 2,22 | 188.336 |
II/ Đất ở | 39.072,6 | 9,74 | 27.548 | 13,33 | -11.524,6 | 5,92 | 7.046.510 |
III. Đất khác | 11.400 | 2,84 | 374,2 | 0,18 | -11.025,8 | 5,66 | 11.025,8 |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)
Qua bảng 2.4, chúng tôi thấy trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, diện tích đất của các hộ điều tra đã có sự biến động lớn. Sau khi ĐTH, tổng diện tích đất đã giảm 194.676,8m2 từ 401.395,5 m2 xuống còn 206.682,7m2. Trong đó diện tích đất nông nghiệp của các hộ giảm nhiều nhất, 88,35% tương ứng với 171.999,4m2. Diện tích đất ở, đất khác giảm không đáng kể, xấp xỉ 6%, do vậy phần đa các hộ không phải tái định cư ở khác mà vẫn có thể sinh sống tại nơi quy hoạch. Do diện tích đất chưa sử dụng của thành phố không nằm trong khu vực tiến hành ĐTH nên hầu như là không bị ảnh hưởng.
Diện tích trồng lúa của các hộ giảm mạnh, chủ yếu ở khu vực mất đất của các hộ điều tra, giảm 114.861,5m2. Phần nhiều đất vườn tạp và đất mặt nước có sự thay đổi tương đối nhiều. Đất vườn tạp giảm 55,61%, đất mặt nước giảm 68,55% diện tích.
Theo điều tra của chúng tôi, giá đất thổ cư đã tăng từ 300.000 đồng/m2 (năm 2004) lên 1 triệu - 1,5 triệu đồng/m2 (năm 2007) và đạt tới đỉnh điểm là 2 triệu đồng/m2 nên đã tạo ra cơn sốt mua bán đất trong thời gian này. Vào năm 2007, giá đất tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao nên nhiều hộ nông dân đã cắt một phần đất thổ cư của mình để bán, đa số là cho những người từ nơi khác đến mua. Phần đất mà họ bán chủ yếu thuộc vào diện tích đất vườn và khu chăn nuôi.
2.3.3. Tình hình chung và nghề nghiệp của hộ
Khi nghiên cứu tác động của ĐTH đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 120 hộ nông dân, những thông tin cơ bản về các hộ được thể hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Tình hình chung của hộ trước và sau ĐTH
đvt: %
Trước đô thị hoá | Sau khi đô thị hoá | Tăng (+) giảm (-) (%) | |
1. Tổng số hộ điều tra | |||
- Hộ thu nhập cao | 0 | 0 | 0 |
- Hộ thu nhập trung bình | 96,67 | 98,33 | 1,66 |
- Hộ thu nhập thấp | 3,33 | 1.67 | - 1,66 |
2. Nghề nghiệp của hộ | |||
1. Nông nghiệp | 50,83 | 43,33 | -7,5 |
2. Kinh doanh TM-DV | 6,67 | 10 | 3,33 |
3. Cán bộ | 9,17 | 9,17 | 0 |
4. Khác | 30,83 | 34,17 | 3,34 |
5. Hộ kiêm | 2,5 | 3,33 | 0,83 |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)
Qua thực tế cho thấy các hộ được điều tra đều là những hộ có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp không có hộ thu nhập cao. Sau ĐTH, số hộ có
thu nhập trung bình tăng thêm 1,66% so với trước ĐTH. Trước ĐTH, họ sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp: trồng lúa, chăn lợn... với một cuộc sống không ổn định. Sau khi bị mất đất, nhận một khoản tiền đền bù cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trường họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, ngành nghề. Tận dụng lợi thế gần các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: nhà trọ sinh viên, bán tạp phẩm.. (VD: hộ ông Nguyễn Ngọc Đức, hộ bà Vũ Thị Quân...). Cũng có hộ chỉ chuyển đổi một phần, vừa tiếp tục sản xuất, vừa kinh doanh thêm. Sau ĐTH, số hộ có thu nhập thấp giảm 1,66%; một phần là vì họ có thêm một khoản tiền từ việc đền bù đất, một phần cũng là do sự thay đổi tích cực trong nhận thức của từng người dân. Cơ hội tiếp xúc với thị trường nhiều hơn nên người dân có nhiều điều kiện trao đổi, học hỏi nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, người lao động cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi bị mất đất sản xuất. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận hộ nông dân có thu nhập thấp. Họ chưa nhận thức những thuận lợi về thị trường, về kinh nghiệm sản xuất, về tiến bộ KHKT... do quá trình ĐTH tạo ra. Họ không thay đổi phương thức sản xuất của minh mà vẫn tiếp tục sản xuất theo phương thức sản xuất cũ. Do đó, thu nhập của họ thay đổi không đáng kể.
Về nghề nghiệp, khi quá trình ĐTH diễn ra, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhiều nhất. Do đó, chỉ cần ít lao động cũng có thể sản xuất trên diện tích đất còn lại. Những lao động nhàn rỗi phải chuyển sang các ngành nghề khác, số chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chính, nhưng cũng giảm đáng kể sau khi tiến hành thu đất, giải phóng mặt bằng. Trước ĐTH, phần lớn các hộ là những hộ làm nông nghiệp với 50,83% số hộ được điều tra. Tỷ lệ này lần lượt ở các hộ kinh doanh TM-DV là 6,67%, các hộ cán bộ là 9,17%. Các hộ vừa tham gia sản xuất nông nghiêp, vừa buôn bán nhỏ lẻ
chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 2,5% trên tổng số hộ điều tra. Những hộ này có điều kiện tiếp xúc với thị trường nhưng do không đủ vốn để kinh doanh nên họ chỉ buôn bán nhỏ lẻ nhằm mang lại thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Sau ĐTH, sự thay đổi môi trường sống đã tác động rất lớn tới tâm lý hộ nông dân. Một phần đất dùng cho sản xuất bị mất đi, phương tiện sản xuất không còn cộng với một khoản tiền đền bù từ việc mất đất nên hộ nông dân thay đổi cách sống của mình. Số hộ nông nghiệp giảm đáng kể, giảm 7,5% từ 50,83% trước ĐTH xuống còn 43,33% trên tổng số hộ điều tra. Thay đổi đó đồng nghĩa với sự gia tăng số hộ kinh doanh TM-DV, họ thay đổi hoàn toàn phương thức kiếm sống của mình, không làm nông nghiệp mà chuyển sang kinh doanh dịch vụ (VD: xây nhà trọ cho thuê, bán hàng tạp phẩm, mở của hàng sửa chữa xe máy...). Họ nhận thấy kinh doanh mang lại nguồn thu nhập cao hơn so với làm nông nghiệp. Một số hộ là những người công tác tại các cơ quan, đơn vị sản xuất trên địa bàn thường xuyên thì không có sự thay đổi vì nguồn thu nhập của họ chủ yếu là do lương mang lại. Số còn lại trong tổng số các hộ điều tra là những hộ khác, những hộ này là có phần lớn là hộ nghèo, thu nhập thấp.
2.3.4. Nguồn lực của hộ
Đối với một nông hộ thì điều kiện thiết yếu để họ có thể sản xuất, kinh doanh chính là nguồn lực của hộ (đất đai, vốn, lao động, phương tiện tài sản). Trong đó yếu tố đất đai và con người đóng vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của hộ. Đất đai gồm đất nông nghiệp (là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp) và đất thổ cư (là không gian mà con người sinh sống, là mặt bằng để kinh doanh buôn bán hoặc là nơi để chăn nuôi). Con người là nguồn nhân lực hiện tại và tương lai của mỗi nông hộ. Nguồn lực của hộ được thể hiện qua Bảng 2.6.
Bảng 2.6. Nguồn lực của hộ
Trước đô thị hoá | Sau đô thị hoá | Tăng (+) giảm (-) (%) | |
Nguồn lực | |||
- Đất (m2)/hộ | 3.344,66 | 1.722,35 | -48,5 |
- Vốn (trđ)/hộ | 0,93 | 1,3 | 39,29 |
- Lao động (người)/hộ | 2,55 | 2,57 | 0,65 |
- Phương tiện, tài sản (trđ)/hộ | 30,43 | 29,24 | -3,91 |
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)
Sau ĐHT, nguồn lực của tổng hộ nông dân được điều tra có sự thay đổi rất lớn. Bình quân diện tích đất trên hộ dạt 3.344,96m2 trước khi ĐTH nhưng sau khi tiến hành ĐTH con số này chỉ đạt 1.722,35m2/hộ (tức là giảm 48,5%). Đất đai bị thu hồi, người nông dân bị mất đi công cụ kiếm sống của mình. Ngay lúc đó họ sẽ cảm thấy lúng túng trong việc lựa chọn phương thức kiếm sống mới, ngành nghề mới. Do vậy, người nông dân rất cần sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương, ban quản lý dự án về vốn, kiến thức, kinh nghiệm... để tìm một công việc phù hợp với khả năng, nguồn lực của hộ.
Trước ĐTH, trung bình vốn của hộ khoảng 0,93trđ/hộ nhưng sau ĐTH nguồn vốn tăng lên 1,3trđ/hộ. Nguồn vốn tăng lên khoảng 39,29% phần lớn là do các hộ nhận được nguồn tiền từ việc đền bù đất đai. Tuy nhiên, việc xác định đúng mục đích trong việc sử dụng đồng tiền là điều rất cần thiết đối với hộ. Nếu không xác định đúng hướng sẽ gây lãng phí nguồn lực, còn ngược lại sẽ mang lại thu nhập cho nông hộ. Do vậy, Nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm tới việc mở rộng thị trường, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân, tăng cường việc bảo hộ cho sản phẩm do người nông dân sản xuất ra.