Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Giảm Nghèo Của Các Hộ Nông Dân

Ngoài ra còn có thể nói rằng không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá và do vậy sẽ đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng XHCN của sự phát triển kinh tế -xã hội. Không giải quyết thành công các chương ttrình xoá đói giảm nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được. Không tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới ttrình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.

1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo của các hộ nông dân

1.1.7.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội

Có thể thấy quy luật phát triển không đồng đều làm cho đời sống kinh tế - xã hội có sự phân chia rõ rệt giữa vùng nông thôn và thành thị, giữa vùng đồng bằng và vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Khi nền kinh tế phát triển một số bộ phận dân cư sẽ nắm bắt được cơ hội sẽ phát triển, giàu lên do thích nghi được với môi trường mới nhưng ngược lại một số bộ phận không nhỏ sẽ không theo kịp sự phát triển và có thể bị tụt hậu, mất đất đai mất cơ hội sản xuất. Khi nhà nước ta thực hiện đổi mới xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền sản xuất hàng hóa các thành phần kinh tế hoạt động mở cửa và hội nhập, thực hiện CNH, HĐH trong sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.

Việc phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường khiến cho đại bộ phận các hộ nông dân ở nông thôn và vùng dân tộc thiểu số chưa thể thích nghi kịp thời, mặc dù nhà nước đã có các chính sách hỗ trợ như: trợ giá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, vốn,… Sản xuất của các hộ nông dân vẫn còn nhiều hạn chế do tư liệu sản xuất còn mang tính thủ công lạc hậu, cơ chế thị trường còn nhiều bất cập vì thế sự phát triển kinh tế xã hội mặc dù là cơ hội nhưng cũng là thách thức và là yếu tố có tác động

mạnh đến công tác giảm nghèo cho các hộ nông dân. Bên cạnh đó chính sách phát triển kinh tế đặt nặng phát triển công nghiệp nặng trong một thời gian dài cũng có mặt phiến diện của nó là làm ảnh hưởng lớn đến môi trường như: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên cũng chính là nguyên nhân gây ra sự nghèo đói cho hộ nông dân.

1.1.7.2. Chất lượng nguồn nhân lực

Hộ nông dân nghèo và người nghèo nói chung vừa là chủ thể và là khách thể của quá trình giảm nghèo. Tuy nhiên đại bộ phận người nghèo đều ở vùng nông thôn, có trình độ dân trí thấp. Bản thân hộ nghèo và cộng đồng người nghèo chưa ý thức được ý nghĩa then chốt, tầm quan trọng cũng như nội dung của việc thoát nghèo. Họ là những người lao động bằng chân tay, lao động thô, lao động có trình độ thấp vì thế ý thức vươn lên để thoát nghèo của họ chưa có.

Để đạt được mục tiêu xóa đói giảm nghèo cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng cần phải có sự chủ động, tính tích cực của hộ nghèo được thể hiện thông qua ý thức vươn lên tự thoát nghèo của họ. Nếu không có sự chủ động này thì mọi sự hỗ trợ từ bên ngoài cho giảm nghèo sẽ không đạt hiệu quả, thậm chí còn có tác dụng tiêu cực đó là tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, thụ động trong vươn lên thoát nghèo.

Do đặc điểm các hộ nông dân nghèo thường tập trung ở những vùng sâu, vùng khó khăn, lại mang nhiều tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, không thích đổi mới nên để họ tự giác ý thức trong việc giảm nghèo là rất khó khăn và lâu dài. Do vậy, cần phải có những chính sách phù hợp, kết hợp với việc tuyên truyền, vận động các hộ nông dân nghèo tập trung các nguồn lực của bản thân bao gồm đất đai, lao động, tiền vốn và các yếu tố khác như các phong tục, tập quán, bản sắc văn hoá, v.v., chủ động tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để tạo ra nội lực vươn lên thoát nghèo, không bị tái nghèo. Và để công tác xóa đói giảm nghèo đạt được hiệu quả ổn định và lâu dài thì cần phải nâng cao trình độ cũng như nhận thức cho các hộ nông dân thông qua giáo dục như cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động, ….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

1.1.7.3. Trình độ khoa học – công nghệ, kết cấu hạ tầng

Trình độ khoa học – công nghệ cũng như kết cấu hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm nghèo của một quốc gia trong đó kết cấu hạ tầng có vai trò quyết định.

Nghiên cứu giảm nghèo của các hộ nông dân ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - 5

Kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, nó đảm bảo những điều kiện chung cho sản xuất và tái sản xuất của xã hội. Nó là nền tảng vật chất trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, quyết định đến trình độ phát triển của đất nước. Kết cấu hạ tầng phát triển cao thì sự bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm vì thế trình độ phát triển kết cấu hạ tầng có tác động mạnh đến công tác xóa đói giảm nghèo của quốc gia. Ngược lại kết cấu hạ tầng thiếu và yếu sẽ gây sự ứ đọng trong luân chuyển các nguồn lực khó hấp thu vốn đầu tư ảnh hưởng hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Chính vì vậy việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đang là ưu tiên của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.

Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã đầu tư khoảng 9- 10% GDP hàng năm để đầu tư vào giao thông, viễn thông, nước, vệ sinh,.. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông nông thôn đem đến tác động cao nhất đối với giảm nghèo ở Việt Nam. Như vậy có thể thấy yếu tố về kết cấu hạ tầng, trình độ khoa học là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến công tác xóa đói giảm nghèo.

1.1.7.4. Các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giảm nghèo

Để đạt được mục tiêu thực hiện giảm nghèo một cách hiệu quả và ổn định nhất thì vấn đề cần được quan tâm hàng đầu đó chính là các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao và tích cực, mà trong đó Nhà nước là nhân tố quan trọng, quyết định.

Đảng và Nhà nước đóng vai trò chủ đạo từ việc xây dựng chủ trương, ban hành các chính sách, xây dựng cơ chế điều hành, tạo nguồn vốn, và tổ chức thực hiện. Nhà nước sử dụng nguồn lực của đất nước như: các chính sách thuế, phát triển

công nghiệp, thương mại, dịch vụ để hỗ trợ giảm nghèo cho các hộ nông dân. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước quyết định đến kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo của quốc gia.

1.2. Kinh nghiệm giảm nghèo cho các hộ nông dân ở một số nước, địa phương trong nước và bài học rút ra cho huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau khi cách mạng thành công (1949), có thể chia quá trình phát triển kinh tế ở Trung Quốc làm hai giai đoạn: từ năm 1949 - 1977 là thời kỳ xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và từ năm 1977 đến nay thực thiện cải cách kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy ở Trung Quốc sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm giàu nghèo không lớn nhưng số dân đói nghèo rất cao. Từ năm 1985 - 1988, chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất với nhóm dân cư nghèo nhất chỉ 6,5 lần và hệ số Gini chỉ là 0,3.

Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương, Trung Quốc là nước có thu nhập 100 nhân dân tệ/người/ năm, thì số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân số), đến năm 1985 chỉ còn 125 triệu người và năm 1998 chỉ còn 43 triệu người. Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế phân hoá giàu nghèo và thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Có thể phân loại các biện pháp được thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc thành 2 nhóm: nhóm các biện pháp chung và nhóm các biện pháp trực tiếp XĐGN.

- Nhóm các biện pháp chung ở Trung Quốc đã được thực hiện rất phong phú và thay đổi từng thời kỳ, cụ thể như: duy trì sự ổn định về chính trị xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho mọi người; điều tiết hợp lý giữa thu nhập và phân phối; tạo việc làm thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn, chú ý thích đáng đến phát triển đều ở các vùng.

- Nhóm các biện pháp trực tiếp như là: xây dựng các mô hình, chỉ đạo làm

điểm cho từng vùng, từng địa phương để làm hình mẫu, làm đầu tàu “lan toả”, huy

động mọi nguồn lực cho XĐGN; chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tập trung sang sản xuất tư nhân với mô hình kinh tế hộ gia đình và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn; hỗ trợ tích cực về truyền thông, giáo dục, y tế, nhà ở cho các hộ nghèo và vùng khó khăn. Hiện nay Trung Quốc lại là nước có tỉ lệ số người ở mức nghèo khổ rất thấp.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan đã xác định tầm quan trọng của việc chiếm hữu đất và việc chuyển dịch tỉ lệ diện tích đất theo hướng có lợi và cơ hội kiếm được việc làm tăng lên, đặc biệt là trong khu vực phi nông nghiệp.

Thái Lan đã áp dụng chính sách giảm nghèo ở từng vùng trọng điểm thông qua chính sách đất đai, giải quyết việc làm, ưu tiên ở những vùng không có đất đai và đạt được kết quả cao, giảm mức đói nghèo từ 59% năm 1962 xuống còn 26% năm 1986. Sau này, Thái Lan đã áp dụng mô hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với chính sách phát triển nông thôn qua việc phát triển các xí nghiệp ở làng quê nghèo, phát triển doanh nghiệp nhỏ, mở rộng các trung tâm dạy nghề ở nông thôn nhằm giảm nghèo. Nhờ vậy tỉ lệ đói nghèo của Thái Lan đã giảm từ 30% ở thập kỷ 80 xuống còn 23% vào năm 1990.

Trong báo cáo trình Chính phủ tháng 6-2003, Ủy ban Quốc gia Phát triển Kinh tế - xã hội (NESDB) thừa nhận vẫn còn chênh lệch rất lớn về thu nhập ở Thái Lan. Hơn một nửa thu nhập toàn quốc của Thái Lan đang thuộc quyền kiểm soát của xấp xỉ 20% dân số. Theo số liệu của một cơ quan nghiên cứu Thái Lan, năm 2001 vẫn còn khoảng 8,2 triệu người Thái (xấp xỉ 13% dân số) thuộc diện nghèo đói, 80% số này sống ở nông thôn.

Tháng 11 năm 2004, Chính phủ Thái Lan chính thức công bố kế hoạch sáu năm xóa đói nghèo. Bước đầu, tám trong số 76 tỉnh của Thái Lan được chọn để thực hiện thí điểm từ 5-1-2004. Người dân tại tỉnh này được yêu cầu đăng ký và trình bày hoàn cảnh để các cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ. Tạm thời, việc giải quyết dự kiến phân theo bảy nhóm: nông dân không có đất, người không có nhà ở, người

làm ăn bất chính, nạn nhân từ những vụ lừa đi lao động nước ngoài, sinh viên hoàn cảnh khó khăn, người bị vỡ nợ và người thu nhập thấp thiếu nhà ở.

Nông dân Thái Lan, thiếu điều kiện tiếp xúc với các nguồn tài nguyên và chưa thể đưa sản phẩm, kiến thức của mình hoà nhập vào hoạt động của thị trường. Do đó, với chương trình "Mỗi làng một sản phẩm", chính phủ Thái Lan đang giúp tìm các kênh phân phối, lưu thông hàng để hỗ trợ cho người nông dân tiêu thụ sản phẩm của họ.

Các nhà soạn thảo chiến lược kinh tế trước đây của Thái Lan tập trung vào thúc đẩy công nghiệp, thành thị chứ không chú trọng tới nông nghiệp và nông thôn. Chính vì vậy, ở Thái Lan nảy sinh tình trạng bộ phận khá lớn dân số bị đặt ngoài quá trình công nghiệp hóa, thương mại hóa. Thái Lan nhận thấy rằng thành quả của công nghiệp hóa gắn liền tình trạng lệ thuộc quá mức vào thị trường thế giới. Bởi lẽ, hầu như toàn bộ lĩnh vực công nghiệp Thái Lan phát triển nhờ vào đầu tư nước ngoài và sản xuất để xuất khẩu.

Chính cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 đã cho Thái Lan bài học kinh nghiệm rằng chớ phụ thuộc quá nhiều vào thị trường ngoài nước. Bài học ấy cũng là một trong những động lực thúc đẩy Chính phủ đương nhiệm ở Thái Lan hướng quan tâm vào nông thôn, nông nghiệp và thị trường nội địa.

Vừa qua, Thái Lan đã tuyên bố khởi động Quy hoạch phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, Quy hoạch này nằm trong dự án Hoàng gia mang tên "Anh hùng vô danh", nhằm tích cực tìm kiếm hợp tác với các trường đại học, cao đẳng và doanh nghiệp tư nhân, đồng thời khuyến khích tổ chức xã hội và cá nhân tham gia sự nghiệp xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Theo người phụ trách dự án này, trong 5 năm tới, dự án này dự định sẽ giúp giải quyết vấn đề đói nghèo cho hơn 20 triệu người trong khoảng 24.000 thôn làng Thái Lan.

Những năm qua, Chính phủ Thái Lan đã đẩy mạnh hỗ trợ tài chính cho nông thôn và nông nghiệp, đặc biệt là tháng 9 năm nay Nội các Thái Lan đã phê chuẩn gói kích thích kinh tế trị giá 136 tỉ Bạt Thái Lan, ủng hộ mạnh mẽ việc phát triển sự

nghiệp xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn Thái Lan. Điều đáng chú ý là, dự án Hoàng gia bắt đầu từ thập kỷ 60 thế kỷ trước đã phát huy vai trò quan trọng. Dự án Hoàng gia do Nhà vua Thái Lan đưa ra năm 1969, nhằm giải quyết vấn đề thoái hóa rừng, đói nghèo ở nông thôn cùng nạn trồng cây thuốc phiện nghiêm trọng ở vùng miền Bắc Thái Lan lúc đó. Trong phát triển sau này, dự án này dần trở thành một trong những trụ cột then chốt phát triển nông thôn và nông nghiệp Thái Lan, dẫn dắt nông dân vùng rộng lớn hơn thoát nghèo.

Trong quá trình giúp tăng thu nhập cho người nông dân, dự án Hoàng gia đã du nhập cơ chế thị trường, đưa hàng nông sản nằm trong diện che phủ của dự án vào thương hiệu thống nhất, giúp nông dân kết nối với thị trường bằng hình thức hợp tác xã, đảm bảo kênh tiêu thụ sản phẩm. Tại tỉnh Chiang Mai, người phụ trách Văn phòng dự án Hoàng gia ở địa phương cho biết, nơi đây độ cao tuyệt đối hơn 800 mét, vấn đề đói nghèo của nông dân khá nghiêm trọng. Từ thập kỷ 80 thế kỷ trước đến nay, dự án này dốc sức mở rộng trồng cây cà phê, giúp nông dân thoát nghèo. Để mở rộng kênh tiêu thụ, họ tổ chức nông dân thành lập hợp tác xã, tập trung sản phẩm vào một thương hiệu của dự án Hoàng gia, vừa tăng thêm thu nhập cho nông dân, lại bảo đảm chất lượng sản phẩm. Hiện nay, thu nhập trung bình đầu người của nông dân tham gia dự án trồng cây cà phê đã đạt 50.000 Bạt Thái Lan/năm, mức sống đã được nâng cao về chất lượng.

1.2.1.3. Kinh nghiệm của Malaysia

Kinh nghiệm của Malaysia về XĐGN là áp dụng các biện pháp nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng về thu nhập, đó là kết hợp tăng trưởng kinh tế nhanh với phân phối thu nhập công bằng, nâng cao mức sống của nhân dân. Chính phủ Malaysia rất chú trọng đến việc phát triển nền nông nghiệp, coi nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu. Lấy mục tiêu phát triển nông nghiệp để tạo nền tảng cho việc phát triển nền công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giải quyết những vấn đề xã hội.

Mục tiêu tổng thể của chính sách xóa đói giảm nghèo của Malaysia là xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói trên toàn quốc.

Để đạt được mục tiêu đó chính phủ Malaysia đã lựa chọn các chiến lược

nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tham gia tự tạo việc làm và các hoạt động có thu nhập cao hơn. Đa số người nghèo sống ở vùng nông thôn nên chính phủ dành nhiều ưu tiên thực hiện các chương trình và dự án nhằm tạo điều kiện cho người dân nông thôn hiện đại hóa phương thức canh tác, chuyển dịch cơ cấu sản xuất và cơ cấu sản phẩm để nâng cao thu nhập. Các chương trình giảm nghèo mà chính phủ Malaysia đã thực hiện gồm các chương trình sau:

- Chương trình tái định cư: đưa những người không có đất hoặc có ruộng đất nhưng sản xuất không hiệu quả đến những vùng đất mới nhằm tạo điều kiện nâng cao sản xuất tăng thu nhập cho người dân.

- Chương trình cải tạo đất nông nghiệp thông qua việc dồn điền đổi thửa chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại.

- Chương trình kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn với những hoạt động chế biến nông sản, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ở nông thôn để tạo thêm nguồn thu nhập.

- Chương trình cải tạo tăng vụ, liên canh, xen canh trên cùng một thửa đất nhằm tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân.

- Thành lập các chợ ở nông thôn nhằm giúp người dân thuận tiện trong việc bán các hàng hóa của mình mà không qua các trung gian giảm thiểu chi phí cho người dân tạo điều kiện tăng thu nhập.

- Chương trình hỗ trợ đào tạo, tín dụng, khoa học kỹ thuật,….

Kết quả là Malaysia đã giảm tỷ lệ nghèo từ 50% năm 1970 xuống còn 20,7% người nghèo đói năm 1986 và xuống còn 17,1% năm 1990 và đến năm 2002 tỷ lệ nghèo của Malaysia còn 4%. Đến năm 2012 tỷ lệ nghèo của Malaysia chỉ còn 1,7%.

1.2.1.4. Khái quát kinh nghiệm giảm nghèo của các nước trên thế giới

Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới và khu vực đã thực hiện có hiệu quả công cuộc xoá đói giảm nghèo đó là áp dụng sự “can thiệp vĩ mô thuộc về vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước để chống đói nghèo” vào việc xoá đói giảm nghèo từng bước có hiệu quả. Điểm mấu chốt trong kinh nghiệm của các nước này là Nhà nước kịp thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí