Giải Pháp Để Phát Triển Tín Dụng Đối Với Dnnvv Của Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Quảng Bình



hàng năm tăng hơn năm trước. Trong đó, dư nợ trung, dài hạn DNVVN phấn đấu

chiếm trên 30% tổng dư nợ.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh đạt lợi nhuận từ 30 - 40 tỷ đồng/năm. Duy trì và phát triển các sản phẩm dịch vụ truyền thống, phát triển và mở rộng các dịch vụ mới. Phấn đấu tăng trưởng thu nhập dịch vụ tăng trên 30% so với năm năm trước. Cụ thể đi đầu là dịch vụ bảo lãnh, chuyển tiền và đặc biệt là phải phát triển các dịch vụ về thẻ.

Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động

quản trị điều hành và phát triển các dịch vụ ngân hàng

3.2. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

Qua phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng của Vietcombank Quảng Bình đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, mặc dù kết quả có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó còn không ít những vấn đề tồn tại. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía: từ chính ngân hàng, từ bản thân các DNNVV và từ phía các cơ quan hữu quan cũng như chính sách của Nhà nước. Để phát triển dịch vụ tín dụng đối với DNNVV, luận văn đề xuất một số giải pháp theo cả chiều rộng và chiều sâu, nghĩa là vừa mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Vietcombank Quảng Bình đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Những giải pháp này được thực hiện đối với ngân hàng VCB Quảng Bình, DNNVV và khuyến nghị với các cơ quan hữu quan như sau:

3.2.1. Giải pháp mở rộng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình đối với DNNVV

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

3.2.1.1. Các giải pháp gia tăng nguồn vốn

Như ở phần trên của luận văn đã phân tích và đánh giá quy mô tín dụng của Vietcombank Quảng Bình đối với các DNNVV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm qua tuy có tăng trưởng nhưng không ổn định. Một trong những nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng là do khó khăn về nguồn vốn.

Phát triển dịch vụ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình - 12



Vì vậy trong thời gian tới, muốn gia tăng quy mô tín dụng (trong giới hạn chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng qui định hàng năm của Ngân hàng Nhà nước), điều đầu tiên Vietcombank Quảng Bình cần nghĩ tới, đó là biện pháp gia tăng nguồn vốn, kể cả nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch khả thi và các biện pháp cụ thể đối với việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu

Tuy không phải là nguồn vốn chủ lực để cho vay, song việc gia tăng nguồn vốn này, một mặt trực tiếp làm gia tăng nguồn vốn kinh doanh tiền tệ, mặt khác nó lại gắn bó trực tiếp tới khả năng nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Để hình thành nguồn vốn này, thông thường sử dụng biện pháp kích thích người gửi tiền bằng công cụ lãi suất được coi là biện pháp rất quan trọng và có hiệu lực nhanh chóng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng nhà nước đang thực hiện chủ trương “lập lại trật tự” trên thị trường huy động vốn, với những quy định nghiêm ngặt về trần lãi suất huy động thì biện pháp nâng lãi suất tiền gửi là khó thực hiện. Vì vậy, Vietcombank Quảng Bình cần nghiên cứu, triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ huy động vốn mới, đa dạng và có tính linh hoạt cao để có thể khởi tăng nguồn vốn huy động cho mình. Cụ thể là:

+ Mở rộng hoạt động và nâng cao chất lượng thanh toán thẻ

Thẻ ngân hàng (thẻ thanh toán, thẻ tín dụng) là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại. Thực hiện dịch vụ này mang lại nhiều tiện ích đối với cả khách hàng và ngân hàng. Trên giác độ ngân hàng, một trong những lợi ích đáng kể là tạo ra nguồn vốn huy động “giá rẻ” với khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu tín dụng của mình.

Tuy nhiên, để gia tăng khối lượng khách hàng tham gia dịch vụ thẻ, ngân

hàng cần chú trọng một số vấn đề sau đây:

Tăng cường tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị với khách hàng.

Áp dụng mức phí thích hợp, đảm bảo tính cạnh tranh

Mở rộng mạng lưới các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ.

Mở rộng mạng lưới máy rút tiền tự động và phân bổ hợp lý, chú trọng những nơi trường hợp, bệnh viện, khách sạn, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, khu vui chơi giải trí, khu chế xuất, khu công nghiệp và khu dân cư đông đúc.



Nâng cao chất lượng máy, hạn chế tối đa hiện tượng trục trặc và rủi ro sử dụng.

Giải quyết nhanh những trường hợp khách hàng gặp những vấn đề như

quên mật khẩu, bị giữ thẻ, bị mất thẻ, thẻ hư hỏng khi sử dụng thẻ.

+ Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ gửi tiền:

Trong điều kiện lãi suất đã bị hạn chế trần như hiện nay, ngân hàng cần đặc biệt quan tâm nghiên cứu áp dụng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ gửi tiền đối với khách hàng để góp phần mở rộng nguồn vốn huy động.

Để thu hút được vốn huy động, ngân hàng cần áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hơn, ví dụ như nếu khách hàng gửi tiền đang gặp khó khăn về tài chính nhất thời thì cho phép người gửi rút tiền nhưng vẫn hưỡng lãi suất nếu khách hàng nộp lại trong ngày hoặc qua ngày hôm sau. Việc làm này chỉ áp dụng cho các khách hàng có uy tín, có quan hệ giao dịch thường xuyên với ngân hàng và khách hàng phải trình bày được phương án khả thi, hợp lý về việc sử dụng và nộp lại cho ngân hàng.

Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, những doanh nghiệp bán lẻ, trường hợp, bệnh viện để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho người lao động, học sinh, sinh viên và các bệnh nhân thông qua các hình thức thanh toán bằng thẻ ATM với chế độ ưu đãi giảm giá hàng bán, giảm học phí viện phí... như vậy sẽ kích thích hoạt động sử dụng thẻ thanh toán ATM và ngân hàng sẽ huy động được vốn tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng mở thẻ.

+ Phát triển dịch vụ thanh toán trực tuyến đối với khách hàng

Các dịch vụ ngân hàng hiện đại (homebanking, phonebanking, internetbanking...) đem đến rất nhiều tiện lợi cho khách hàng, đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng nguồn lợi đáng kể. Không chỉ thu được dịch vụ phí mà thông qua các dịch vụ này ngân hàng huy động được một lượng vốn nhất định trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tham gia dịch vụ.

3.2.1.2.Tăng cường liên kết, hợp tác với các hiệp hội, các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước trong việc cho vay hỗ trợ DNNVV.

Liên kết với các Hội doanh nhân, Hiệp hội doanh nghiệp, Quỹ hỗ trợ tín

dụng và các Tổ chức tài chính tín dụng khác như Hội doanh nhân trẻ tỉnh Quảng



Bình, Quỹ bảo lãnh tín dụng thành phố Đồng Hới... trong việc cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ điều kiện vay theo quy chế của ngân hàng. Các Hội, hiệp hội và tổ chức tài chính tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó làm tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của ngân hàng đối với DNNVV.

3.2.1.3. Xây dựng mục tiêu tín dụng và chính sách lãi suất đối với DNNVV

* Về mục tiêu tín dụng:

- Về thị phần: Hiện nay, thị phần cho vay của Vietcombank Quảng Bình chưa tới 50%. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn về thị phần cho vay đối với DNNVV. Để làm được điều này, ngân hàng cần xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn, nghiên cứu cung cấp các sản phẩm hữu ích và tiện lợi cho các DNNVV.

- Về dự nợ cho vay: Tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay các DNNVV

- Về loại hình doanh nghiệp: Ưu tiên cho vay các công ty cổ phần, công ty

TNHH từ 2 đến 50 thành viên.

* Về chính sách lãi suất:

Hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở đảm bảo ba mặt lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng dưới hình thức thuận mua vừa bán thông qua giá cả cho vay hay lãi suất cho vay. Vậy để hấp dẫn khách hàng là các DNNVV, mức lãi suất cho vay phải linh hoạt, tùy vào từng thời kỳ hay từng đối tượng mà chính sách lãi suất cũng có những ưu tiên khác nhau.

Đối với các DNNVV, lãi suất càng được quan tâm hơn do vốn đầu tư của họ thường không lớn, nếu chi phí đầu vào quá cao, lợi nhuận họ thu được không bù đắp đủ chi phí sẽ dẫn đến tình trạng không trả được nợ, xuất hiện nợ quá hạn, nợ xấu làm cho chất lượng tín dụng giảm sút sẽ là nguyên nhân của việc hạn chế mở rộng tín dụng, vì vậy ngân hàng cần theo kịp những thông tin thị trường về cung cầu vốn nhằm xây dựng bài toán lãi suất hợp lý đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng nhưng cũng không loại trừ lợi ích của doanh nghiệp và được thị trường chấp nhận.



Tùy vào từng tiêu chuẩn của các DNNVV mà ngân hàng đưa ra mức lãi suất ưu đãi khác nhau. Những doanh nghiệp có quan hệ lâu năm với ngân hàng, vay trả đúng hạn, có tín nhiệm thì ngân hàng có thể cho vay với lãi suất ưu đãi hơn, hoặc thời hạn trả nợ không hạn chế, có thể phụ thuộc vào thời gian thu hồi của Doanh nghiệp... Những ưu tiên này sẽ thúc đẩy các DNNVV sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo chất lượng trong quan hệ tín dụng để mối quan hệ này tiếp tục được mở rộng. Với những doanh nghiệp mới vay vốn lần đầu, nếu dự án khả thi thì ngân hàng có thể tạo điều kiện để việc giải ngân được nhanh chóng với những ưu đãi về lãi suất thấp hơp và vốn vay cao hơn các món vay thông thường.

3.2.1.4. Hoàn thiện điều kiện cho vay một số sản phẩm tín dụng đối với doanh

nghiệp nhỏ và vừa

- Đối với sản phẩm Bao thanh toán:

Bao thanh toán là sản phẩm dịch vụ kết hợp thanh toán và tín dụng. Thực hiện dịch vụ này, hiện nay các ngân hàng TMCP thường xây dựng danh mục đối tượng khách hàng có nhu cầu và có đủ điều kiện tham gia sản phẩm dịch vụ thường xuyên và cố định danh sách. Như vậy đã xảy ra hiện tượng đối với những khách hàng ngoài danh sách, có nhu cầu và đủ điều kiện tham gia dịch vụ này lại bị ngân hàng từ chối. Vì vậy, để mở rộng sản phẩm dịch vụ này đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là các DNNVV và góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng, Vietcombank Quảng Bình nên nghiên cứu áp dụng biện pháp:

+ Từng định kỳ hàng quý, ban lãnh đạo ngân hàng nên soát xét lại để bổ sung vào danh mục khách hàng có nhu cầu và đáp ứng các điều kiện theo tiêu chí của ngân hàng để bổ sung vào danh sách khách hàng.

+ Ngoài những đối tượng trong danh sách khách hàng đăng ký trước, trong từng trường hợp những khách hàng có nhu cầu đột xuất và xét thấy đủ điều kiện để cung cấp sản phẩm dịch vụ này, ngân hàng cũng nên sẵn sàng xem xét để cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu hai bên cùng có lợi.

+ Đối với sản phẩm dịch vụ này, ngân hàng không cần yêu cầu tài sản đảm bảo hay cầm cố, chỉ cần yêu cầu phía doanh nghiệp đề nghị cấp hạn mức thanh toán chuyển toàn bộ các giao dịch thanh toán về ngân hàng mình.



- Đối với sản phẩm cho vay tín chấp

Khi giải quyết cho vay tín chấp, ngân hàng cần đặc biệt quan tâm việc thẩm định hồ sở tín dụng và chỉ giải quyết cho vay khi DNNVV đáp ứng tối thiếu các điều kiện sau đây:

+ Đối tượng vay bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh, các khoản

chi hợp lý và phải có chứng từ rò ràng, minh bạch.

+ Nguyên nhân làm nảy sinh các khoản vay là khách quan.

+ Doanh nghiệp phải có biện pháp, phương án khắc phục khả thi.

+ Doanh nghiệp phải có uy tín trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng.

+ Doanh nghiệp phải có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng.

+ Doanh nghiệp có năng lực tốt về tài chính, về quản lý.

+ Doanh nghiệp đã mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng và có giao dịch thường xuyên.

+ Sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp đang trong thời kỳ phát triển.

3.2.1.5. Tăng cường công tác tiếp thị, giới thiếu sản phẩm cho vay đối với các

doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và huấn luyến các kỹ năng cho các cán bộ

chuyên phụ trách công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ.

- Ngân hàng nên thành lập trung tâm tư vấn, tuyên truyền và hổ trợ khách hàng trực thuộc chi nhánh trên toàn tỉnh thành nhằm hổ trợ, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Trong đó phải có bộ phận chuyên trách về khách hàng DNNVV.

- Định kỳ (ba tháng, sáu tháng hoặc một năm) tổ chức hội thảo giới thiệu

sản phẩm dịch vụ với khách hàng, trong đó chú trọng khách hàng là DNNVV.

- Bộ phận chuyên trách công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ phải thường xuyên cập nhật thông tin về các doanh nghiệp mới thành lập để thực hiện công tác tiếp thị, giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp.

- Tăng cường quảng bá hình ảnh của mình ra công chúng thông qua các

phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình, bảng hiệu..



3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình.

3.2.2.1. Hoàn thiện công tác quản trị nội bộ trong Ngân hàng

Như đã đề cập ở trên, tuy chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng bên cạnh đó chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản trị điều hành. Do đó chi nhánh cần: Tập trung tổng kết công tác đạt được năm 2015, đánh giá những mặt được và chưa được, đề ra công việc cụ thể phải làm trong năm 2016 và thời gian tới. Từng bộ phận đặc biệt là phòng kế hoạch nguồn vốn phải đánh giá, dự báo tình hình kinh tế - xã hội, thị trường tiền tệ trong, ngoài nước và điều kiện cụ thể của mình để đề ra các giải pháp, phương hướng hoạt động của đơn vị mình thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh được giao trong năm 2016 và các năm tới. Bên cạnh đó cần tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, xây dựng các quy trình hướng dẫn quản trị nội bộ từ đó tạo hành lang cho hoạt động đảm bảo đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế, triển khai các biện pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm bảo cho các hoạt động đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế.

Thực hiện tốt việc xây dựng chiến lược con người, công nghệ, tài chính và Marketing. Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, trên cơ sở có giải pháp cụ thể để tăng trưởng nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ theo kế hoạch và có tính ổn định. Tập trung đầu tư mở rộng tín dụng, đảm bảo chất lượng, có nhiều giải pháp để ngăn chặn nợ xấu phát sinh, đảm bảo khả năng thanh khoản cao bền vững, hiệu quả. Đồng thời tăng cường năng lực tài chính tăng thu, tiết kiệm chi tạo thuận lợi ngày càng tăng và có đủ sức để trích lập dự phòng rủi ro và tăng nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.

3.2.2.2. Hoàn thiện công tác tín dụng DNVVN

a. Có chính sách chăm sóc đối với đối tượng khách hàng DNVVN

Hàng quý tiến hành phân loại khách hàng DNVVN theo những tiêu thức cụ thể của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, phân tích tài chính doanh nghiệp, xác định lợi ích doanh nghiệp mang lại để đánh giá khách hàng đúng thực chất để từ đó có những chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng.



+Khách hàng tiềm năng:

Đối với nhóm khách hàng DNVVN chưa sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng của ngân hàng mà đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác hoặc chưa từng sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng của ngân hàng nào. Ngân hàng căn cứ vào đặc điểm của mỗi sản phẩm dịch vụ, kết hợp với khảo sát thị trường và đánh giá kết quả đó, từ đó ngân hàng xây dựng thị trường mục tiêu, lên kế hoạch chương trình tuyên truyền và quảng bá sản phẩm dịch vụ phù hợp. Các phương thức tuyên truyền có thể thông qua các phương tiện truyền thông, các biển, bảng tại các điểm giao dịch của ngân hàng, tiếp thị và tư vấn trực tiếp qua điện thoại, tài liệu, tổ chức hội nghị…

Đối với khách hàng DNVVN ngừng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng: Ngân hàng theo dòi biến động trong hoạt động của khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân khách hàng ngừng giao dịch với ngân hàng, sau đó thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng, thuyết phục khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

+Khách hàng chủ yếu:

Ngân hàng thường xuyên quan tâm và chăm sóc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện tại, nhằm tạo mối quan hệ tốt, lâu bền để kích thích gia tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng thông qua các hoạt động như: Cập nhật và phân tích các thông tin của khách hàng về số lượng và đối tượng khách hàng, về doanh số và số dư của từng loại sản phẩm, dịch vụ. Tổ chức điều tra, khảo sát lấy ý kiến của doanh nghiệp về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng.

+Khách hàng mục tiêu:

Đây là nhóm khách hàng DNVVN có tầm quan trọng lớn tới ngân hàng trong sự duy trì tính ổn định về nguồn thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng cần thực hiện các hình thức khuyến mãi đặc biệt, tặng quà nhân dịp các sự kiện lớn, ưu tiên giải quyết các yêu cầu và ý kiến của doanh nghiệp. Đồng thời chủ động trong việc tìm hiểu sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng…

b. Tăng cường công tác quản lý tín dụng DNVVN

*Xử lý hiệu quả các khoản nợ DNVVN

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí