Đánh Giá Hoạt Động Khuyến Nông Của Tỉnh Đăk Nông


Nguyên nhân của vấn đề này có lẽ là do trải nghiệm thất bại của mô hình hợp tác nông nghiệp kiểu cũ trong thập niên 80 ở Tây Nguyên; tình trạng làm ăn chộp giật của một số phần tử trong cơ chế thị trường và niềm tin về chính sách, pháp luật nhà nước tồn tại ở khu vực dân cư nông thôn Đăk Nông rất nặng nề.

Tình hình trên cho thấy cần phải đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai thực chất các mô hình liên kết sản xuất trong cộng đồng hộ sản xuất cà phê, nếu muốn ngành cà phê trở thành ngành sản xuất lớn.

3.3.3 Ảnh hưởng của cung cấp dịch vụ công

3.3.3.1 Khuyến nông

Công tác khuyến nông có tác động không nhỏ đối với hiệu quả sản xuất của hộ nông dân. Thực hiện tốt công tác khuyến nông, hộ sản xuất cà phê bổ sung được kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm sản xuất và đối với hộ sản xuất cà phê có vay vốn thì chất lượng tín dụng vốn vay ngân hàng sẽ được đảm bảo an toàn hơn.

Kết quả điều tra thông tin về công tác khuyến nông từ lãnh đạo 64 xã, phường cho thấy công tác khuyến nông của Đăk Nông trong thời gian qua còn hạn chế (Phụ lục 8). Chưa tính đến chất lượng công tác khuyến nông, so với sự quan tâm của hộ sản xuất cà phê, chỉ riêng số lượng các buổi hướng dẫn kỹ thuật canh tác nông nghiệp, thông tin cho hộ nông dân được đánh giá là quá ít trong điều kiện Đăk Nông là một tỉnh thuần nông (Bảng 3.27).

Bảng 3.27 Đánh giá hoạt động khuyến nông của tỉnh Đăk Nông



Nội dung


Ý kiến đánh giá của 64 lãnh đạo xã, phường

- Sự quan tâm của hộ sản xuất cà phê đối với khuyến nông (53 ý kiến)

- Tổ chức tập huấn, hội thảo không thường xuyên, không tổ chức (46 ý kiến)

- Do cơ quan khuyến nông nhà nước tổ chức (43 ý kiến)

- Do doanh nghiệp tổ chức (1 ý kiến)

Đánh giá (%)


86,9

75,4

76,8

23,2


Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra


3.3.3.2 Thủy lợi

Theo kết quả điều tra lãnh đạo 64 xã, phường về tình hình thủy lợi phục vụ nước tưới cho cây cà phê của Đăk Nông (Phụ lục 8), kết quả diện tích cà phê có đủ nước tưới bằng hồ tự nhiên và thủy lợi tương đối thấp (Bảng 3.28).

Bảng 3.28 Đánh giá năng lực nước tưới cho cà phê của tỉnh Đăk Nông


Nội dung Đánh giá (%)


Ý kiến của 64 lãnh đạo xã, phường diện tích cà phê tưới bằng các nguồn


- Hồ đập thủy lợi (44.256 ha)

- Nước ngầm do dân tự khoan giếng (9.100 ha)

- Không đủ nước tưới (7.138 ha)

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

35,9

15,0

11,8

Tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho mùa khô trở nên khắc nghiệt, hạn hán cục bộ thường xuyên xảy ra, sản xuất cà phê đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng trong những năm gần đây, cho thấy việc phát triển thủy lợi, nâng cao năng lực nguồn nước tưới cho cà phê trở nên cấp bách.

Cần tiếp tục nghiên cứu để cân bằng giữa diện tích cà phê và năng lực nước tưới để ổn định và phát triển bền vững ngành cà phê của Đăk Nông trong thời gian tới; bên cạnh đó, cần phải nâng cao năng lực quản lý thủy nông và tăng cường kiểm tra, giám sát việc khoan giếng khai thác nước ngầm bừa bãi, tự phát.

Đối với ngân hàng, trong công tác cho vay hộ sản xuất cà phê, cần quan tâm vấn đề nguồn nước tưới cho cà phê phải đảm bảo, để tránh rủi ro khi đầu tư vốn tín dụng vào các diện tích canh tác không đủ nước tưới cho cà phê.

3.3.3.3 Bảo vệ thực vật

Thông thường, nếu xảy ra dịch bệnh bình thường cho cây cà phê, hộ sản xuất cà phê tự tổ chức xử lý bảo vệ là chính, các khoản chi phí về nông dược bảo vệ thực vật đã được lường trước, thể hiện trong phương án sản xuất cà phê. Nhưng nếu tình hình dịch bệnh lan rộng, cần phải có sự hỗ trợ của hệ thống bảo vệ thực vật, nhằm hỗ trợ, bảo vệ thành quả lao động của người nông dân.


Bảng 3.29 Đánh giá tình hình bảo vệ thực vật của tỉnh Đăk Nông


Nội dung Đánh giá (%)


Ý kiến đánh giá của 64 lãnh đạo xã, phường

- Tình hình sâu bệnh ít xảy ra trong những năm gần đây (49 ý kiến)

- Nếu xảy ra sâu bệnh, dân tự xử lý (20 ý kiến)

- Cử cán bộ can thiệp (13 ý kiến)

76,6

31,3

20,3


Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Kết quả điều tra lãnh đạo 64 xã, phường về tình hình bảo vệ thực vật cho cây cà phê cho thấy tình hình sâu bệnh những năm gần đây, thì phần lớn là dân tự xử lý (Phụ lục 8). Cụ thể là: Có đến 31,3 % ý kiến đánh giá khi xảy ra tình trạng sâu bệnh thì do hộ sản xuất cà phê tự xử lý, chỉ có 20,3% ý kiến cho rằng có sự can thiệp của chính quyền địa phương (Bảng 3.29).

Với 76,6% ý kiến lãnh đạo xã phường cho rằng ít xảy ra tình trạng sâu bệnh đối với cà phê, cho thấy mức độ quan tâm của của chính quyền địa phương như trên là chưa phù hợp với tình hình diễn biến trên sâu, bệnh xảy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn cho hộ sản xuất cà phê trong những năm 2010, 2012 vừa qua.

3.3.3.4 An ninh đồng ruộng

Những năm gần đây, tình hình an ninh trật tự vùng chuyên canh cà phê ngày càng phức tạp, rất nhiều trường hợp quả cà phê trên cành bị mất cắp khi chủ vườn cà phê chưa kịp thu hoạch. Tình trạng mất trộm cà phê xảy ra ngày càng nhiều và với quy mô lớn.

Bảng 3.30 Đánh giá tình hình tổ chức an ninh đồng ruộng của tỉnh Đăk Nông


Nội dung Đánh giá (%)

1. Ý kiến đánh giá của 64 lãnh đạo xã, phường về an ninh đồng ruộng

- Xảy ra tình trạng hái trộm cà phê: Dưới 10 vụ/năm (32 ý kiến)

- Xảy ra tình trạng hái trộm cà phê: Trên 10 vụ/năm (6 ý kiến)

2. Đối phó của chính quyền

- Tuyên truyền, nhắc nhở (17 ý kiến)

- Thành lập tổ tuần tra, dân quân tự vệ (10 ý kiến)

- Người dân tự bảo vệ (34 ý kiến)

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

52,5

9,8


27,9

16,4

55,7


Kết quả điều tra 64 cán bộ lãnh đạo xã, phường cho thấy trách nhiệm của chính quyền địa phương trong vấn đề này còn buông lỏng (Phụ lục 8). Phần lớn ý kiến đều cho rằng người dân tự tổ chức bảo vệ thành quả lao động của mình với tỷ lệ 55,7%, chỉ có 16,4% ý kiến cho rằng có thành lập tổ tuần tra, dân quân tự vệ. Có lẽ do địa bàn canh tác vùng cà phê quá rộng, nên chính quyền địa phương không thể quán xuyến được đầy đủ (Bảng 3.30).

Do đó, với tư tưởng xanh nhà hơn già đồng, để bảo vệ thành quả lao động, hộ sản xuất cà phê chấp nhận thu hoạch khi quả cà phê chưa chín kỹ, dẫn đến chất lượng cà phê nguyên liệu suy giảm, giá thành thấp, hiệu quả kinh tế không cao, giảm sút thu nhập. Đối với hộ sản xuất cà phê có vay vốn, điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

3.3.4 Ảnh hưởng của chính sách nhà nước

3.3.4.1 Chính sách về điều hành lãi suất

Trong giai đoạn 2008 - 2011, nền kinh tế nước ta trong thời kỳ khủng hoảng, lạm phát, suy giảm kinh tế liên tục diễn ra. Buộc nhà nước phải thường xuyên thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: Năm 2008, nhà nước thay đổi điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất thị trường chuyển sang điều hành theo cơ chế lãi suất cơ bản. Năm 2009, áp dụng cơ chế trần lãi suất cho vay với mức thấp, nhằm kích cầu nền kinh tế. Năm 2010, khi nền kinh tế vĩ mô tạm ổn định, nhà nước chuyển sang điều hành theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Năm 2012, chuyển sang áp dụng cơ chế điều hành theo lãi suất trần huy động.

Tuy liên tục thay đổi cơ chế điều hành, nhưng kể từ năm 2010, mục tiêu ưu đãi nông nghiệp, nông dân và nông thôn được xác định cụ thể trong chính sách điều hành lãi suất.

Trong năm 2010, chính sách lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay hộ sản xuất cà phê có sự thay đổi quan trọng, có thể nói là có sự chuyển biến sâu sắc với mốc thời điểm ban hành Nghị quyết 18 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô (Chính phủ, 2010 a). Trước Nghị quyết 18, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn được áp dụng theo lãi suất cho vay cùng với các đối tượng khác


trong nền kinh tế. Sau Nghị quyết 18, NHNo & PTNT Việt Nam quy định lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất nông nghiệp 13%/năm, thấp hơn cho vay các đối tượng khác 1,5% /năm (NHNo & PTNT Việt Nam, 2010 a), đây là kết quả thực hiện theo hướng dẫn áp dụng lãi suất thỏa thuận của NHNN (2010).

Và kể từ đó về sau, lãi suất cho vay các đối tượng sản xuất nông nghiệp, trong đó có hộ sản xuất cà phê, luôn thấp hơn lãi suất cho vay áp dụng cho các đối tượng khác từ 1% đến 2%/năm, có thời kỳ đến 3%/năm.

Biểu đồ 3.6 cho thấy xu hướng diễn biến số dư vốn vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê và mức lãi suất cho vay của ngân hàng cũng có mối liên hệ nhất định.

Biểu hiện rõ nét nhất là trong năm 2009 (năm 2008, chưa cập nhật vào IPCAS), khi lãi suất cho vay hạ thấp còn 10,5%/năm, được hỗ trợ lãi suất 4%/năm theo chính sách kích cầu nền kinh tế, hộ sản xuất cà phê chỉ còn trả theo lãi suất 6,5%/năm thì dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tăng lên mạnh mẽ.

Năm 2010, khi lãi suất tăng lên từ 13% đến 16%/năm, thì số dư vốn vay của hộ sản xuất cà phê diễn biến theo chiều hướng giảm.

Tuy nhiên, năm 2011, khi lãi suất tăng mạnh đến 20%/năm nhưng dư nợ vốn vay của hộ sản xuất cà phê lại cũng biến động tăng rất lớn, hơn 1,9 lần số dư đầu năm. Điều này cho thấy, lãi suất cho vay không phải là nhân tố duy nhất tác động đến dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê.


(tỷ đồng)


(%/năm)


thời gian Nguồn Báo cáo của NHNo PTNT Đăk Nông Biểu đồ 3 6 Diễn biến lãi 3

(thời gian)


Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông


Biểu đồ 3.6 Diễn biến lãi suất và dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê


Qua nội dung trên, cho thấy phản ứng về cầu tín dụng của hộ sản xuất cà phê đối với lãi suất rất nhiều chiều hướng: Trong tình hình nhu cầu vay vốn cho sản xuất cà phê rất lớn như ở địa bàn tỉnh Đăk Nông, có thể người nông dân sẽ phản ứng mạnh về cầu vốn tín dụng khi lãi suất có sự tăng giảm lớn, đột biến như trong năm 2009; còn nếu lãi suất cho vay biến động chỉ từ 2 đến 3%/năm thì hầu như cầu vốn tín dụng không có biến động gì đáng kể.

3.3.4.2 Chính sách về phát triển cà phê

Tại địa bàn Đăk Nông, chính sách về phát triển ngành cà phê tồn tại trong các chính sách chung về phát triển kinh tế xã hội của chính quyền tỉnh. Nói chung, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đều xác định cà phê là cây trồng chủ lực của Đăk Nông; tuy nhiên có những bất cập cần được điều chỉnh như:

(1) Diện tích trồng cà phê phát triển một cách tự phát, nguyên nhân gây ra nạn phá rừng trái phép ảnh hưởng xấu đến môi trường; (2) Phát triển diện tích cà phê cả trên những vùng đất không thích hợp dẫn đến năng suất chất lượng cà phê giảm thấp;

(3) Phát triển cà phê trên những vùng đất không đủ nguồn nước tưới, nên đã khai thác nước ngầm bừa bãi; (4) Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác chưa đáp ứng theo các tiêu chuẩn phát triển bền vững như sử dụng phân bón hóa học quá nhiều;

(5) Sử dụng giống cây cà phê trôi nổi, lai tạp và (6) Tình hình diện tích cà phê già cỗi có năng suất cà phê thấp tương đối lớn.

Do đó, sản xuất cà phê của tỉnh Đăk Nông cần được quy hoạch lại một cách cụ thể, chi tiết, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, năng suất, hiệu quả và đảm bảo môi trường. Dự án Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 (Ủy ban Nhân dân tỉnh Đăk Nông, 2009) đặt ra mục tiêu: Giữ nguyên diện tích cà phê 66.000 ha, nhưng tăng sản lượng 132.000 tấn năm 2010 lên

150.000 tấn năm 2020. Nghĩa là không tăng diện tích canh tác cà phê, nhưng tăng sản lượng cà phê, trên cơ sở diện tích hiện có đẩy mạnh sản xuất bền vững, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Chính sách phát triển cà phê tỉnh Đăk Nông ảnh hưởng đến chính sách cho vay hộ sản xuất cà phê, nhất là những thay đổi liên quan đến các đối tượng vay vốn cụ thể. Chính vì thế, giai đoạn 2008 - 2011, NHNo & PTNT Đăk Nông tập trung ưu


tiên cho vay chăm sóc cà phê, cho vay mua sắm máy móc thiết bị, cho vay xây dựng cơ bản. Riêng cho vay trồng mới, ngân hàng chỉ chấp nhận cho vay để cải tạo, tái canh vườn cà phê già cỗi, năng suất thấp.

3.3.4.3 Chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân

Trong giai đoạn 2008 - 2011, chính sách của nhà nước hỗ trợ nông thôn và nông dân, hỗ trợ hộ sản xuất cà phê có những nội dung chủ yếu như sau:

1- Chính phủ ban hành Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 41 (Chính phủ, 2010 b), quy định hộ sản xuất cà phê được vay các NHTM không thông qua giao dịch đảm bảo đến 50 triệu đồng, chỉ cần nộp vào ngân hàng các Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ chứng minh không có tranh chấp đất.

Về việc triển khai thực hiện cho vay hộ sản xuất cà phê không cần thủ tục công chứng tài sản đảm bảo theo nghị định 41 (Chính phủ, 2010): Tại NHNo & PTNT Đăk Nông, tỷ trọng số hộ sản xuất cà phê được vay không cần tài sản thế chấp ở mức 8,7% (xem Bảng 3.8); trong khi đó, tổng số hộ sản xuất cà phê có diện tích dưới 1 ha cà phê ở Đăk Nông có tỷ trọng đến 38,3% trong tổng số 74.789 hộ sản xuất cà phê ở Đăk Nông (Cục Thống kê Đăk Nông, 2011). Nhìn chung, tỷ lệ thực hiện như trên là quá thấp, không tương xứng với phần lớn hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác nhỏ.

Nguyên nhân của vấn đề này là, trong giai đoạn 2008 - 2011, cầu về vốn tín dụng rất cao, lớn hơn nhiều lần khả năng đáp ứng của ngân hàng, dẫn đến tâm lý cán bộ ngân hàng ngại cho vay món nhỏ. Đa số các ý kiến của cán bộ ngân hàng trả lời phỏng vấn đều không ưu tiên giải quyết đối với hộ sản xuất cà phê có diện tích cà phê dưới 1 ha (Phụ lục 10).

Trong tình hình cầu vốn tín dụng rất cao, cung vốn tín dụng hạn chế, dẫn đến xuất hiện hiện tượng ngân hàng lựa chọn và ưu tiên giải quyết cho vay hộ sản xuất cà phê có diện tích canh tác cà phê lớn, đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.

2- Trong năm 2009, với mục tiêu chống suy giảm kinh tế, nhà nước ban hành chính sánh hỗ trợ lãi suất, ngân sách nhà nước cấp bù phần chênh lệch.


Chính sách này đã giúp cho hộ sản xuất cà phê được hưởng mức lãi suất vay vốn rất thấp: Lãi suất cho vay 10,5 % năm (lãi suất ưu đãi), cùng với hỗ trợ lãi suất 4%, người nông dân sản xuất cà phê chỉ chịu mức lãi suất 6,5% năm khi vay vốn ngân hàng (Chính phủ, 2009). Thông qua việc thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất, ngoài hiệu quả tài chính mang lại từ sản xuất cà phê, hộ sản xuất cà phê được tăng thêm thu nhập trực tiếp từ sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước (Bảng 3.31).

Bảng 3.31 Tình hình hỗ trợ lãi suất cho hộ sản xuất cà phê vay vốn


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2009

Năm 2010

Cộng 2 năm

- Doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất

tr.đ

271.825

28.575

300.400

- Số hộ sản xuất cà phê được hỗ trợ

hộ

6.274

822

7.096

- Số tiền hỗ trợ lãi suất

tr.đ

6.479

504

6.983

- Bình quân mỗi hộ sản xuất cà phê

tr.đ/hộ

1,0

1,6

1,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 15

Nguồn: Báo cáo của NHNo & PTNT Đăk Nông

Nói chung, chính sách hỗ trợ lãi suất tác động mạnh đến tình hình cho vay hộ sản xuất cà phê, làm cho dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê tăng cao và nâng cao chất lượng vốn tín dụng ngân hàng: (1) Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê năm 2008 là 255.898 triệu đồng, năm 2009 là 388.315 triệu đồng, tăng 51,7% (xem Bảng 3.14); (2) Nợ xấu cho vay hộ sản xuất cà phê năm 2008 là 3,2%, năm 2009 nợ xấu chỉ còn 2,5% (xem Bảng 3.12).

3- Trước tình hình giá thu mua cà phê thị trường trong nước có xu hướng giám thấp, có khả năng gây thiệt hại cho hộ sản xuất cà phê, nhà nước đã ban hành chính sách mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê sản xuất niên vụ 2009 - 2010, với mục đích nâng cao giá cà phê trong nước, không để giá cà phê giảm thấp ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất cà phê (Chính phủ, 2010 c). Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê theo danh sách chỉ định thu mua, thực hiện nhiệm vụ tạm trữ cà phê lại không họat động kinh doanh trực tiếp tại địa bàn Đăk Nông.

Đến nay, nhà nước chưa có tổng kết đánh giá tác động của chính sách này đối với giá cà phê trong nước. Tuy nhiên, nghiên cứu tình hình giá cà phê trên thực tế, có thể khẳng định sự tác động gián tiếp của chính sách mua tạm trữ cà phê, ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường cà phê Đăk Nông. Theo biểu đồ 3.7, có thể nhận thấy sau thời điểm chính sách mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê ban hành, giá thu

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí