Tình Hình Triển Khai Thực Hiện Các Giải Pháp Tín Dụng


xuất cà phê, số lượng 242 mẫu điều tra hộ sản xuất cà phê đã vay vốn đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của luận án.

(2) Điều tra theo quy mô diện tích canh tác cà phê: Để phục vụ cho mục đích phân tích tính hiệu quả khi thực hiện phương án vay vốn, trong 242 hộ sản xuất cà phê đã vay vốn, tiến hành điều tra theo 2 tiêu chí: (a) Hộ sản xuất cà phê có dưới 3 ha: 224 hộ, tỷ lệ 92,5% và (b) hộ sản xuất cà phê có từ 3 ha trở lên: 18 hộ, tỷ lệ 7,5%. Tỷ lệ phân chia theo tiêu chí như trên tương đối phù hợp với số liệu thống kê về quy mô diện tích canh tác của hộ sản xuất cà phê tại Đăk Nông (Cục thống kê Đăk Nông, 2012).

(3) Điều tra theo đa dạng hóa thu nhập: Để phục vụ cho mục đích phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay, trong 242 hộ sản xuất cà phê đã vay vốn, chúng tôi tiến hành điều tra theo 2 tiêu chí: (a) Hộ sản xuất cà phê thuần: 204 hộ, tỷ lệ 84,3% và

(b) hộ sản xuất cà phê kiêm thêm ngành nghề phụ như chăn nuôi, kinh doanh buôn bán nhỏ: 38 hộ, tỷ lệ 15,7%. Tỷ lệ phân chia theo tiêu chí như trên tương đối phù hợp với số liệu báo cáo về tình hình thực trạng cho vay hộ sản xuất cà phê của NHNo & PTNT Đăk Nông.

Việc điều tra cơ bản hộ sản xuất cà phê được thực hiện trong tháng Năm 2010.

b. Cán bộ lãnh đạo xã, phường

Cán bộ lãnh đạo xã, phường là người nắm sâu sát tình hình sản xuất, kinh doanh, nắm bắt nguyện vọng, nhu cầu thực tiễn thông qua tiếp xúc thực tế hộ dân, biết rất rõ thế mạnh, điểm yếu của địa phương mình, không chỉ về mặt định tính, mà nhiều trường hợp còn đánh giá về mặt định lượng (Phụ lục 7).

Các thông tin đánh giá về tình hình cung cấp dịch vụ công tại địa phương cơ sở như tình hình khuyến nông, bảo vệ thực vật, thủy lợi và an ninh đồng ruộng chủ yếu ghi nhận từ thông tin lãnh đạo xã phường. Theo phương pháp điều tra toàn bộ và theo tình hình chọn điểm nghiên cứu nói trên, số lượng mẫu điều tra thông tin lãnh đạo xã, phường là 64/71 đơn vị, tỷ lệ 90,1% so với tổng số xã, phường toàn tỉnh Đăk Nông.


c. Cán bộ lãnh đạo đoàn thể

Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ là hai đoàn thể chính trị - xã hội có hoạt động tích cực trong vấn đề phát triển kinh tế của hội viên, đây là hai tổ chức đã có thỏa thuận liên kết phối hợp với hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam để cho vay các hội viên.

Với phương pháp phỏng vấn sâu, mục đích của việc điều tra thu thập thông tin từ lãnh đạo của các tổ chức chính trị - xã hội là để tìm hiểu thực trạng trong việc phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh với NHNo & PTNT Đăk Nông trong thời gian qua, định hướng phối hợp trong thời gian tới.

d. Cán bộ ngân hàng

Theo phương pháp điều tra toàn bộ, chúng tôi tiến hành điều tra thu thập thông tin 77 cán bộ ngân hàng (Phụ lục 9), trong đó bao gồm 32 cán bộ lãnh đạo các cấp ngân hàng và 45 cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay hộ sản xuất cà phê bằng phiếu câu hỏi chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng ngân hàng.

Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức Hội thảo chuyên đề Tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê” vào ngày 12 tháng Tám 2011 với thành phần tham dự là lãnh đạo các cấp ngân hàng và một số cán bộ tín dụng.

2.5 Phương pháp phân tích

2.5.1 Xử lý số liệu

Tất cả các số liệu thông tin sơ cấp và thứ cấp đều được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm bảng tính Microsoft Excel. Dữ liệu điều tra được kiểm định, loại bỏ những thông tin số liệu kém tin cậy hoặc không có ý nghĩa thống kê. Riêng dữ liệu trích xuất từ hệ thống thông tin dữ liệu Giao dịch khách hàng IPCAS của NHNo & PTNT có độ chính xác cao, tin cậy, gắn với thực tế hoạt động của ngân hàng.

2.5.2 Phương pháp thống kê

Quá trình thực hiện phân tích, tổng hợp dữ liệu, thông tin, luận án sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh; sử dụng các chỉ số, số tương đối, tuyệt đối để phân tích, diễn đạt sự tăng giảm, tốc độ tăng giảm, tỷ trọng... để phân tích hầu hết các nội dung trong luận án.


Mục đích của phương pháp này là để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập từ cơ sở dữ liệu và các báo cáo của ngân hàng; dữ liệu thu thập từ các tổ chức thống kê; thông tin điều tra từ các đối tượng thu thập thông tin như hộ sản xuất cà phê, thông tin từ lãnh đạo xã phường.

2.5.3 Phương pháp hàm tài chính

Luận án sử dụng hàm FV - Future Value, để tính giá trị tương lai của dòng tiền. Mục đích vận dụng hàm FV là để tính toán xác định chính xác thời giá tiền tệ trong quan hệ vay vốn, trả lãi ngân hàng; đặc biệt là việc trả lãi theo từng kỳ hạn.

Giá trị tương lai tính theo lãi kép hay còn gọi là giá trị kép, được xác định theo công thức tổng quát: FVn = ∑ Pt(1 + i)n-t . Với FVn là giá trị tương lai sau n giai đoạn thời gian; P là giá trị đầu tư hiện tại; i là lãi suất; n là giai đoạn thời gian tính lãi; t là tổng các giai đoạn tính lãi. Nếu có một dãy đầu tư P1, P2, P3,…, Pn thì:

FVn = P1(1 + i)n-1 + P2(1 + i)n-2 + … + Pn-1(1 + i)n-(n-1) + Pn(1 + i)0

2.6 Hệ thống chỉ tiêu phân tích

a. Chỉ tiêu phản ánh tình hình huy động vốn 1- Tỷ trọng vốn huy động theo lãi suất 2- Vốn huy động tính trên thẻ ATM

b. Chỉ tiêu phản ánh tình hình cho vay của ngân hàng

1- Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng 2- Lãi suất cho vay của ngân hàng

3- Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê so với tổng dư nợ

4- Mức cho vay của ngân hàng = Tổng chi phí của phương án vay vốn - Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê

5- Vốn tự có của hộ sản xuất cà phê = Tổng chi phí - Mức cho vay

6- Tỷ lệ vốn tự có của hộ sản xuất cà phê so với tổng chi phí của phương án vay vốn


c. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tiếp cận và giải ngân

Hệ số đơn vị giao dịch ngân hàng trên đơn vị hành chính cấp huyện

d. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý vốn vay, thu hồi nợ và xử lý rủi ro

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

e. Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả đối với ngân hàng

1- Dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê bình quân

2- “Độ phủ” vốn tín dụng cho vay sản xuất cà phê đối với diện tích cà phê 3- Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ sản xuất cà phê so với tổng dư nợ

4- Tỷ trọng thu lãi cho vay hộ sản xuất cà phê so với tổng thu lãi

f. Chỉ tiêu phản ánh kết quả, hiệu quả đối với hộ sản xuất cà phê

1- Chỉ tiêu về lợi nhuận

2- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 3- Chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời từ vốn vay

4- Chỉ tiêu về chi phí cơ hội

5. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn tính trên vốn vay


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

1- Đăk Nông là một tỉnh thuần nông, kinh tế của tỉnh phụ thuộc vào hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn. Giá trị sản xuất của cà phê có tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp Đăk Nông, chiếm gần 45,1% so với giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy, cây cà phê ở Đăk Nông là cây trồng thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó, lực lượng lao động sản xuất cà phê Đăk Nông chủ yếu thành phần cá thể, hộ gia đình, so với tổng số hộ sản xuất nông nghiệp thì hộ sản xuất cà phê chiếm 84,6%. Do đó, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của tỉnh là góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông.

2- Phương pháp nghiên cứu đáp ứng yêu cầu phản ánh toàn diện tình hình tín dụng đối với hộ sản xuất cà phê tại NHNo & PTNT Đăk Nông. Thông qua việc đa


dạng các hình thức tiếp cận như tiếp cận theo hộ sản xuất cà phê, tiếp cận theo vùng sinh thái, tiếp cận theo thị trường tín dụng mở và tiếp cận theo kinh tế thể chế, đã phản ánh được nhiều góc độ đối với việc cung ứng vốn tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông trên thực tiễn.

3- Cùng với chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin các chủ thể tham gia gián tiếp và trực tiếp vào hoạt động cho vay của ngân hàng bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng hộ sản xuất cà phê, cán bộ lãnh chính quyền địa phương, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ ngân hàng, đảm bảo độ tin cậy vì kết quả đánh giá có tính khách quan.

Bên cạnh đó, phương pháp tính toán xử lý thông tin bằng phương pháp thống kê, bằng hàm tài chính, xử lý dữ liệu giao dịch của ngân hàng trên cơ sở các chỉ tiêu nghiên cứu về hoạt động cho vay của ngân hàng, tình hình tiếp cận và giải ngân, tình hình quản lý vốn vay, thu nợ và xử lý rủi ro cho phép xác định đầy đủ, bản chất các nội dung cần nghiên cứu về giải pháp tín dụng của NHNo & PTNT Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐĂK NÔNG

ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ


3.1 Tình hình triển khai thực hiện các giải pháp tín dụng

3.1.1 Xác định nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất cà phê

Thu nhập và hoạt động sản xuất chủ yếu của hộ sản xuất cà phê là chăm sóc cà phê kinh doanh; do đó, xác định nhu cầu vốn tín dụng chính là xác định vốn tín dụng cần vay để chăm sóc cà phê của hộ. Xác định nhu cầu tín dụng của hộ sản xuất cà phê chính là việc xác định mức cầu về vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê trong không gian và thời gian cụ thể.

3.1.1.1 Xác định nhu cầu vốn tín dụng của tổng thể hộ sản xuất cà phê trên địa bàn

Tổng hợp kết quả điều tra 185 hộ sản xuất cà phê chưa vay vốn ngân hàng, cho thấy có 80,5% hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Trong đó, hộ sản xuất cà phê cần vay vốn ngân hàng ở vùng sinh thái phù hợp phát triển cà phê là 92,9%, ở vùng sinh thái tương đối phù hợp phát triển cà phê là 73,0% (Bảng 3.1).

Bảng 3.1 Nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất cà phê




Tổng số

Nhu cầu vay vốn tại địa phương (N=185)


nhu cầu vay

cầu vay

nhu cầu vay

(hộ)

(hộ)

(%)

1. Vùng sinh thái phù hợp phát 70

5

65

92,9

2. Vùng sinh thái tương đối phù 115

31

84

73,0

Toàn tỉnh 185

36

149

80,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Nghiên cứu giải pháp tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Nông đối với hộ sản xuất cà phê - 9

Thị xã, huyện, phường, xã

hộ điều tra


Hộ không có Hộ có nhu Tỷ lệ hộ có



triển cà phê


hợp phát triển cà phê


Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

Tổng hợp kết quả điều tra thông tin từ lãnh đạo xã, phường trong toàn tỉnh

Đăk Nông thì có đến 82,2% hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Đây


là thông tin tham khảo, khẳng định một lần nữa, cầu vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê tại địa bàn tỉnh Đăk Nông là rất cao (Phụ lục 8).

NHNo & PTNT Đăk Nông chưa thực hiện xác định nhu cầu vốn tín dụng của tổng thể hộ sản xuất cà phê trên địa bàn Đăk Nông.

3.1.1.2 Xác định nhu cầu về mức vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của hộ

Thực hiện phân tích phương sai bằng hàm ANOVA của Excel với số liệu điều tra từ 149 hộ sản xuất cà phê có nhu cầu vay vốn ngân hàng, kết quả cho thấy: Mức vốn tín dụng cần vay ngân hàng bình quân của hộ sản xuất cà phê ở Đăk Nông là 58,5%. Trong đó, mức vốn tín dụng cần vay ngân hàng của hộ sản xuất cà phê ở vùng sinh thái phù hợp phát triển cà phê là 66,3%, ở vùng sinh thái tương đối phù hợp phát triển cà phê là 54,2% (Phụ lục 5).

NHNo & PTNT Đăk Nông chưa thực hiện xác định tổng thể nhu cầu về mức vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của hộ sản xuất cà phê trên địa bàn Đăk Nông.

3.1.1.3 Xác định nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của hộ theo thời vụ

Xác định nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất cà phê của hộ theo thời vụ là xác định lúc nào hộ cần bổ sung vốn tín dụng cho sản xuất, lúc nào hộ cần hoàn trả vốn tín dụng, tức là xác định nhu cầu tín dụng của từng hộ sản xuất cà phê trong quãng thời gian một năm theo mùa vụ sản xuất cà phê.

Để thực hiện nội dung này, chúng tôi tiến hành xác định dòng tiền ròng trong kinh tế hộ gia đình nông dân sản xuất cà phê thuần điển hình có quy mô sản xuất 1 ha, vào thời điểm cuối năm 2010 với giả định rủi ro không tác động đến quá trình sản xuất cà phê của hộ.

Kết quả cho thấy như sau: (1) Vào tháng 11, 12 hàng năm: Dòng tiền ròng có giá trị lớn vì hộ sản xuất cà phê bán sản phẩm tạo ra nguồn thu nhập tập trung; (2) Từ tháng 1 năm trước đến tháng 10 năm sau: Dòng tiền ròng có giá trị giảm dần và giảm thấp nhất vào tháng 10, do giai đoạn mùa vụ, cần tập trung vốn để chăm sóc cà phê, hộ sản xuất cà phê phải chi phí để tưới nước, bón phân, mua vật tư, nông dược, chi phí vận chuyển, thuê nhân công… (Phụ lục 6).


Như vậy, theo kết quả nghiên cứu về dòng tiền ròng gắn với chu kỳ sản xuất cà phê: Nhu cầu về vốn để sản xuất cà phê của hộ bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 10 và hộ sản xuất cà phê có thu nhập trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm (Biểu đồ 3.1).

(tr.đ)











(tháng)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra


Biểu đồ 3.1 Diễn biến dòng tiền ròng của hộ sản xuất cà phê theo thời vụ

Rà soát dữ liệu giao dịch trên hệ thống IPCAS thì hầu hết việc hoàn trả nợ vay của hộ sản xuất cà phê vay vốn tập trung vào một số tháng trong năm, điều đó cho thấy có thể đánh giá chung là NHNo & PTNT Đăk Nông có thực hiện xác định nhu cầu vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê theo thời vụ.

Từ những vấn đề trên, có thể khẳng định nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng của hộ sản xuất cà phê như sau: Tại địa bàn Đăk Nông có 80,5% hộ sản xuất cà phê cần vay ngân hàng, với nhu cầu vốn cần vay là 58,5% chi phí sản xuất cà phê. Trong đó, hộ sản xuất cà phê cần vay vốn từ tháng 1 đến tháng 10, hoàn trả vốn vay từ tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.

Tuy nhiên, NHNo & PTNT Đăk Nông chưa xác định nhu cầu vốn tín dụng của hộ sản xuất cà phê về mặt tổng thể trên địa bàn và tổng thể mức vốn cần vay của hộ

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí